điểm sách
Hai nhà văn nữ,
hai cách nhìn Việt
Nam đương đại
Jean-Claude Pomonti
Những ngày đầu năm 2009 tại Pháp, chúng ta đã nhận được hai món quà văn chương bất ngờ : đó là hai tiểu thuyết Việt Nam, Đỉnh cao chói lọi của Dương Thu Hương (NXB Sabine Wespieser) và Chinatown của Thuận (NXB Seuil, tủ sách Cadre Vert). Hai phụ nữ, hai thế hệ, hai lối viết và, nhất là, hai cách nhìn khác nhau. Hai tác phẩm thể hiện sự phong phú và đa dạng của nền một văn chương Việt dồi dào, đặc biệt từ hai thập kỷ nay. Truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn … dồn dập trong một xã hội vừa thoát khỏi bi kịch chiến tranh, chưa đủ thời gian để hướng về phía trước lẫn ngoái lại sau lưng.
Jean-Claude Pomonti
là nhà báo kỳ cựu về Đông Nam Á, hiện thường trú ở Bangkok. Giáo sư Pháp văn ở Lycée Jean-Jacques Rousseau (Sài Gòn), ông bắt đầu viết cho báo Le Monde từ cuối những năm 1960. Tác phẩm đã xuất bản :Un Vietnamien bien tranquille (viết về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn, Les Equateurs, 2006), ACEH, L'histoire inachevée (Aux Lieux d'Etre, 2005), Vietnam, quand l'aube se lève (Philippe Picquier, 1998), Vietnam, Communistes et Dragons (viết chung với Hugues Tertrais, Le Monde, 1994), Poussières de vie (2 tập, Fayard, 1993 và 1994), La rage d'être Vietnamien (le Seuil, 1974), Des courtisans aux partisans (về Campuchia, viết chung với Serge Thion, Gallimard, 1971).
Dương Thu Hương thì không cần phải giới thiệu. Nhà xuất bản Robert Laffont năm ngoái đã tập hợp bốn trong số tám tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp của bà (Œuvres, Tủ sách « Bouquins » bao gồm Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Tiểu thuyết vô đề, và Chốn vắng). Chiến sĩ từ trong máu, trong cuộc chiến Mỹ-Việt, Hương từng gia nhập một đội văn công « tuyến lửa ». Nhiệm vụ cực kì nguy hiểm : đội văn công của bà đã có mặt khá lâu tại vĩ tuyến mười bảy, một vùng bị đánh bom nhiều nhất bởi pháo binh và không quân của địch. Chiến tranh kết thúc, Hương lại tiếp tục chiến đấu, nhưng lần này là để chống lại những bất công của chế độ, vì thế bà đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản ngay từ năm 1990, bị đi tù và từ đó trở thành một nhân vật ly khai nổi tiếng. Ngòi bút đã phục vụ bà trong cuộc chiến đấu còn lâu mới kết thúc, khi bà quyết định lưu vong tại Pháp từ năm 2006.
Thuộc
về thế hệ tiếp theo,
Thuận lại là một khuôn mặt hoàn
toàn khác. Từ nhiều năm nay, cô
sống ở Paris, tại nhiều khu phố khác
nhau, sau những năm theo học đại học
tại Liên Xô và (cũng có dịp)
sống ở Warsaw, Berlin, New York. Các tác
phẩm của cô được xuất bản
ở Việt Nam và ngày càng gặt
hái nhiều thành công. Không là
chiến sĩ, cựu chiến binh, hay thuyền
nhân, Thuận thuộc về một thế hệ
những người ít bị dấu ấn
của bi kịch chiến tranh, tóm bắt cuộc
sống – và thế giới – trong một
cách nhìn không phải của những
kẻ từng tham gia trực tiếp vào thảm
kịch mặc dù họ cũng phải chịu
hậu quả chiến tranh trong cuộc đời
và trong máu thịt.
Hồi phục danh nghĩa Hồ Chí Minh
Đỉnh cao chói lọi được xây dựng xung quanh một mối tình của « chủ tịch », – một cách phiếm chỉ Hồ Chí Minh – từ lâu đã lưu truyền trong giới thạo tin của Hà Nội. « Chủ tịch » đã có hai con với một thiếu nữ Việt Nam rất xinh đẹp (vụ này xảy ra vào khoảng những năm 50). « Lí do Nhà nước » bắt buộc « chủ tịch » không được cưới nàng, vì ông là hiện thân của đất nước và dân tộc mà ông đã hy sinh cả cuộc đời. Hiểu một cách khác, « chủ tịch » đã tạo ra một con quỷ để rồi chẳng mấy lúc bị chính nó nuốt chửng. Bộ trưởng nội vụ cuối cùng đã thủ tiêu cô gái sau khi cưỡng hiếp nàng. Bị cách ly, vì lý do (hay lấy cớ) kém sức khoẻ, từ « nhà tù được đúc bằng vàng » nằm trên núi cao, « chủ tịch » già nua thương khóc số phận, giằng xé giữa tình yêu và nghĩa vụ, giữa tình cảm gia đình và số phận lịch sử. Những kẻ trung thành với ông đã giấu và nuôi nấng hai đứa trẻ.
Không ngần ngại, Dương Thu Hương đã phục hồi danh dự cho Hồ Chí Minh. Và có thể là một ngày nào đó, các nhà sử học sẽ giải đáp vấn đề này, vì nhân vật « chủ tịch », mất năm 1969, từng theo cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa dân tộc đến bây giờ vẫn còn là một con người « nước đôi ». Và Dương Thu Hương không nói gì – đó không phải là chủ đích của bà – về nguyên nhân và diễn biến của quá trình chuyển giao quyền lực ở cấp lãnh đạo quốc gia. Bà nói chuyện người nhưng đã bỏ nhiều máu thịt của mình trong cuốn sách này : những « kẻ thừa kế » của « chủ tịch » chính là những người mà bà quyết đấu. Bà nói với tôi tại Paris năm 2006 vào lần gặp duy nhất giữa chúng tôi : « Cuộc nổi dậy của tôi, vừa là nhà tù giam lấy tôi, lại vừa là nguồn năng lượng cho chính tôi ».
Đỉnh cao chói lọi có những đoạn miêu tả rất đẹp, đặc biệt là đoạn về xóm tiều phu, đúng là một tiểu thuyết lồng tiểu thuyết. Nhưng Dương Thu Hương có lẽ bị giam hãm bởi chính cuộc đấu tranh mà bà tiến hành từ vài thập kỉ nay với, bên cạnh đấy, tài năng của một nhà tiểu thuyết cổ điển và nổi tiếng ? Giống như mọi xã hội, các thế lực chính trị thay đổi, nhưng chậm hơn, vì cuối cùng chúng chỉ còn là cuộc tranh giành quyền chức. Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết lẽ ra nên rút bớt vài trang – nó gồm gần tám trăm trang – để tránh lặp lại các tình huống và suy nghĩ.
Mối tình bất khả
Thuận, mà tôi chưa từng gặp mặt, lại đưa độc giả vào cõi phổ quát. Chinatown khởi hứng từ thảm kịch ít được biết của những người Việt gốc Hoa cuối những năm 70 đầu 80, có nguyên nhân là cuộc đoạn tuyệt giữa Bắc Kinh và Hà Nội được đánh dấu bằng cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu. Hoa kiều (tên chung của những người Hoa sống ở Việt Nam) bị gạt ra ngoài lề. Nhân vật chính kể lại tình yêu mà cô mãi dành cho Thuỵ, một trong số Hoa kiều ấy. Hai người quen nhau ở ghế trường trung học, tại Hà Nội. Trong những năm khủng khiếp đó, giống như tất cả những Hoa kiều còn ở lại, anh bị tách ra khỏi tập thể. Tất cả đều tham dự vào công tác « cách ly kiểm dịch » này, từ học sinh tới giáo viên và Đoàn thanh niên cộng sản… Hai người yêu nhau trong đau khổ. Bố mẹ cô phản đối mối tình này, họ đã đầu tư tất cả vào cô, họ không hiểu, họ thù ghét Hoa kiều. Sau đó, cô phải đi học đại học ở Nga. Nhưng những năm dài ấy không khiến tình cảm nơi cô thay đổi. Cuối cùng họ cũng cưới được nhau, có chung một con trai. Chuyện hai người dần khép lại ngay sau khi Vĩnh ra đời. Quá tủi nhục, Thuỵ bỏ Hà Nội ra đi. Buồn chán, vì những lí do bí ẩn. Thế giới của họ tan vỡ. Cô chứng kiến anh xa dần mà không cách nào giữ được anh, nói với anh, tìm lại anh. Sau đó, cô cũng ra đi, mang theo Vĩnh như chứng nhân của chính mình. Vĩnh lớn lên ở khu Tàu Belleville. Cô không muốn quên Thuỵ, không một giây phút nào. Chấp nhận không gặp lại anh, không viết cho anh, không nói với anh, để không quên anh.
Không dấu chấm xuống hàng, không phân chương đoạn, nhưng câu chuyện lai trong trẻo một cách kinh ngạc, nhờ những câu mạnh được lặp đi lặp lại và hai trích đoạn của một tiểu thuyết khác, có tên là I’m yellow, do nhân vật chính đang viết. Cuộc phiêu lãng dài được kể bằng một vẻ tươi mới kì lạ, và qua đó tác giả cho nhân vật chính quan sát nước Pháp, nước Nga, Hà Nội, và các khu Tàu như Belleville, quận 13, Chợ Lớn. Thuận miêu tả sự tiến triển của những nơi chốn ấy, kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh cho tới những năm 2000. Những gì nối chúng với nhau, những gì làm chúng khác nhau. Từ cuộc sống « ngày nào biết ngày ấy » của Hà Nội xã hội chủ nghĩa tới thời Gorbachev, hay ba tiếng ngồi tàu điện ngầm hàng ngày đi dạy tại ngoại ô Paris. Những cách nhìn khác nhau của nhân vật – khi thì là một phụ nữ Việt, khi thì là một cô sinh viên, khi thì là một kẻ nhập cư. Trong tàu điện ngầm, Vĩnh mười hai tuổi, mơ về một nước Trung Hoa « lớn nhất thế giới », không biên giới, gồm tất cả các Chinatown gộp lại. Nó ngả đầu lên vai mẹ ngủ, cùng lúc đó nhân vật chính tự hỏi : giờ này Thuỵ đang làm gì ở Chợ Lớn. Và anh có còn yêu cô nữa không ?
Jean-Claude Pomonti
bản dịch của Đ. Thiên Hương
NGUỒN : Tuần báo Cambodge Soir, số 67, ngày 22-28.1.2009
Nguyên tác : Deux écrivaines, deux regards vietnamiens contemporains
Các thao tác trên Tài liệu