Bạn đang ở: Trang chủ / Đời sống / Tin buồn / Vĩnh Sính (1944 - 2014)

Vĩnh Sính (1944 - 2014)

- Diễn Đàn — published 04/01/2014 01:05, cập nhật lần cuối 07/01/2014 17:13

Tin buồn



Vĩnh Sính
(1944-2014)



VS

Chúng tôi đau đớn báo tin, anh Vĩnh Sính, giáo sư danh dự Đại học Alberta, Canada, đã từ trần vào ngày 1.1.2014 sau một cơn bạo bệnh, thọ 70 tuổi.

Vĩnh Sính là một nhà sử học, một nhà nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Nhật Bản, về giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và các nước Đông Á, đặc biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam, với nhiều tác phẩm có giá trị đã đưa anh tới vị trí giáo sư sử học chuyên về Đông Á tại đại học Alberta, như:

Overturned Chariot: The Autobiography of Phan-Boi-Chau (VS chủ biên và là đồng dịch giả, University of Hawai’i Press, 1999); Hyôden Tokutomi Sohô [Tokutomi Soho: A Critical Biography] (Iwanami Shoten, 1994); The Future Japan (VS chủ biên và là đồng dịch giả của cuốn sách tiếng Nhật Shorai no Nihon của Tokutomi Soho, University of Alberta, 1989), cuốn này được giải thưởng sách Canada-Japan của Canada Council’s 1990 ; Phan Bội Châu and the Đông Du Movement (Yale Center for International and Area Studies, 1987). 

Cùng với những bài nghiên cứu đăng trên các tập san chuyên ngành, anh cũng viết nhiều cho báo chí tiếng Việt. Riêng Diễn Đàn được anh ưu ái gửi khoảng 50 bài về các vấn đề lịch sử quan hệ Việt - Nhật, Việt - Trung, hay những vấn đề thơ văn mà anh quan tâm. Một số bài viết này đã được tập hợp trong cuốn sách "Việt Nam và Nhật Bản - Giao lưu Văn hoá", nxb Văn Nghệ TP.HCM xuất bản năm 2000.

Đặc biệt, vào tháng 11.2011, anh đã cùng 13 trí thức Việt Nam ở nước ngoài (Canada, Mỹ, Nhật, Úc, Pháp, Bỉ, Singapore) soạn thảo một Bản Ý kiến "Cải cách toàn diện để phát triển đất nước", nhằm "chia sẻ suy nghĩ về một cuộc cải cách toàn diện cần thiết - cải cách thể chế -, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để phát triển đất nước". 

Diễn Đàn xin thành thật chia buồn với chị Kyōko, Bảo Tấn cùng toàn thể gia đình. Theo ý muốn của người đã khuất, gia đình không tổ chức lễ tang. Sau khi hỏa thiêu, một phần di cốt lưu lại ở nhà, phần kia sẽ được trải theo dòng sông Hương.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us