Bạn đang ở: Trang chủ / Giọt mực, ... / Tại sao không cổ phần hoá nhân dân ?

Tại sao không cổ phần hoá nhân dân ?

- Bát Thạch Kiều — published 09/05/2009 15:19, cập nhật lần cuối 09/05/2009 17:09


Tại sao không
cổ phần hoá nhân dân ?



Mấy ngày hôm nay được đọc những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về " ...cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp... ", và nhất là những lời cổ vũ của :

  • Một bậc đã từng là quan to chức trọng, như Tiến sỹ Trần Thị Thu Hà – nguyên Vụ trưởng Chính sách công (Bộ Tài chính), nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu và hiện nay là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình – : 'Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một ngành kinh tế.... Vì vậy, nó phải có tính kinh tế và tính chuyên nghiệp như các ngành kinh tế khác.
    (http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/05/846148/)

  • Một người tuổi trẻ tài cao đã đỗ tiến sĩ ở Nhật, như Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội : Giáo dục là khoản đầu tư chứ không ai cho không tri thức cả. Cổ phần hoá sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho giáo dục ... Con người muốn có giáo dục thì phải mua dịch vụ bởi hấp thụ giáo dục làm tăng vốn con người.
    (http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/05/845559/)

  • Một nhà báo, nhà bỉnh bút lừng danh như ông Hoàng Hải Vân – nguyên tổng thư ký toà soạn báo Thanh Niên – : "Cổ phần hóa" các trường đại học công không có gì sai hoặc khó hiểu cả, nếu như nó là một bước của quá trình tư nhân hóa. Nếu coi giáo dục là việc cung cấp kiến thức và kỹ năng làm việc cho con người thì Nhà nước làm hay tư nhân làm có gì khác nhau đâu.
    (http://everywhereland.blogspot.com/2009/05/co-phan-hoa-ai-hoc-cong.html#comments)

Bát Thạch Kiều tôi, tuy có nhiều điều chưa hiểu, chẳng hạn như không biết chữ "vốn con người" trong ngữ cảnh của tiến sĩ Thành nó là cái quái quỷ gì... tại sao "cổ phần hoá" lại là bước đầu của "tư nhân hoá", tại sao cứ phải cổ phần hoá mới có tính chuyên nghiệp, vân vân... nhưng đại thể cũng nắm được rõ nguyên tắc : cứ hoạt động kinh tế là phải cổ phần hoá mới tốt. Mà dịch vụ cũng là hàng hoá, giáo dục là dịch vụ, cho nên giáo dục là hàng hoá, cho nên phải cổ phần hoá... Đúng, đúng, đúng quá ! Lý luận chặt chẽ không chê vào đâu được.

Đã hiểu nguyên lý ấy rồi thì, thừa thắng xông lên, Bát Thạch Kiều tôi lại tự hỏi : Bộ Giáo Dục thì cũng là để quản lý giáo dục, mà quản lý thì cũng là dịch vụ chứ gì nữa, sao không cổ phần hoá Bộ Giáo Dục luôn thể...

Nhưng, hượm đã, còn các bộ khác thì sao ??? cũng là quản lý đất nước mà, đó chẳng phải là những dịch vụ cần tính chuyên nghiệp rất cao đấy ư ??? Vậy ta nên cổ phần hoá Chính Phủ luôn cho rồi, như thế mới rốt ráo. Cứ cho là gọi vốn vài trăm tỷ đô đi nữa, thiếu gì người nước ngoài hay các công ty nước ngoài có thể hùn vốn để mua (mà hình như một công ty lớn bên nước bạn vĩ đại đã đặt cọc rồi thì phải). Sau đó tuyển chọn hiền tài, săn những cái đầu tinh tuý tốt nghiệp Harvard, MIT, Thanh Hoa... thiếu gì, ối chà ! tương lai đất nước sẽ được quản lý tốt mười mươi hơn hẳn hiện nay ấy chứ ?

Tiến thêm một bước nữa, bàn về Đảng. Trong châm ngôn "Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ" thì rõ ràng lãnh đạo là một dịch vụ chứ còn gì, cũng như osin ... Đảng là đầy tớ của Nhân Dân mà, vậy cũng phải có giá thị trường như osin. Thế thì phải cổ phần hoá cả Đảng luôn mới là cơ bản. Trung Quốc đang dư vài ngàn tỷ đô trong ngân khố chưa biết làm gì, ta chỉ việc khéo léo chào hàng... Mời ông Lý Quang Diệu làm chủ tịch hội đồng quản trị đi, cả thế giới sẽ phải khâm phục đấy.

Hà hà ! Rõ ràng giải pháp cơ bản, thần diệu, cho đất nước Việt Nam không ngoài ba chữ Cổ phần hoá.

Trở lại cái tựa của bài này, sao không cổ phần hoá nhân dân luôn thể ? Ối giời ! Bạn bảo tư bản thế giới nó có mà ngu cả đám à ? Sau khi cổ phần hoá bộ phận lãnh đạo và bộ phận quản lý rồi thì các công ty đó sẽ có lời, dĩ nhiên, vì chỉ một ngài chủ tịch công ty lô can thôi cũng biết nói : " dự án nếu không hiệu quả, làm sao chúng tôi đầu tư? " Mà các công ty lãnh đạo và quản lý đó có lời thì tự nhiên nhân dân nước này sẽ khố rách áo ôm nghèo mạt rệp đến mười tám đời (vua Hùng) nữa không ngóc đầu lên nổi, còn ai thèm mua cái nhân dân như thế ?

Bạn nói chi ? Thế có khác gì hiện nay ư ? Này ! Đừng có mà ... (chỗ còn lại nhạy cảm quá, xin tự ý đục bỏ).


Bát Thạch Kiều



Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
MCFV: Lettre d’information – Newsletter Rentrée 2024 08/09/2024 - 29/11/2024
Indochine: 70 ans après les Accords de Genève 21/11/2024 16:00 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand, Quai François Mauriac, 75706 Paris Cedex 13 | Zoom
Yda: Un court-métrage Hanoi - Warszawa 29/11/2024 19:00 - 21:00 — Médiathèque Jean-Pierre Melville, 79 rue Nationale, Paris 75013, M° Olympiades
Les Accords de Genève, espoirs et désillusions au cœur de la guerre froide. De l’indépendance à la division du Vietnam 11/12/2024 16:30 - 18:00 — Bibliothèque François-Mitterrand, Quai François Mauriac - 75706 Paris Cedex 13
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us