Bạn đang ở: Trang chủ / Giọt mực, ... / Thôi! Bỏ đi Tám

Thôi! Bỏ đi Tám

- NV Cali — published 24/10/2009 22:31, cập nhật lần cuối 24/10/2009 22:31


Thôi! Bỏ đi Tám.



Năm 1954 di cư vào Nam, mặc dầu đi học ở trường Chu Văn An nơi đại đa số là học trò bắc di cư, nhưng chúng tôi cũng tiêm nhiễm vài cách ăn nói của người miền Nam. Câu nói “thôi bỏ đi Tám” không biết từ đâu tới, được chúng tôi dùng nhiều lần, dùng mà thật ra không hiểu hết ý nghĩa của câu nói mà chúng tôi cho là của người miền Nam. Cho tới ngày hôm nay thật ra tôi cũng không biết chắc là câu nói đó xuất phát từ đâu, từ miền Bắc miền Trung hay miền Nam, và cũng không nắm vững ý nghĩa của nó; chỉ biết học sinh trung học CVA thời sau 1954 hay dùng câu nói đó mỗi khi có truyện khó giải quyết. Cãi nhau đến hồi kịch liệt sắp sửa đánh nhau thì bỗng nghe có người nói: Thôi bỏ đi Tám. Một anh đang làm việc gì đó không đúng, không hợp đạo lý... thì lại có anh nói: Thôi bỏ đi Tám.

*

Theo nghĩa đó, "Thôi bỏ đi Tám" là câu nói có tính cách khuyên can giữa những người bạn. Ý nghĩa đó và câu nói đó mãi theo tôi tới nay cũng đã trên 40 năm. Đến nay đọc bài của Giáo Sư Phan Huy Lê về người anh hùng tên Lê Văn Tám tôi chợt nghĩ rằng câu nói "Thôi bỏ đi Tám" vẫn giữ nguyên ý nghĩa sơ khởi của nó, thêm một phần kính trọng, lại có thể dùng trong nhiều trường hợp.

Xin cho tôi giải thích:

Sau khi đưa ra các bằng chứng rằng vụ đốt kho xăng ở Nhà Bè là có thật, rằng anh hùng mang tên Lê Văn Tám là không có thật mà chỉ là nhân cách hóa một lòng yêu nước có thật, một sự hy sinh có thật, GS PHL viết: “ Biểu tượng ngọn đuốc sống Lê Văn Tám thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hy sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ảnh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì tổ quốc có thật. ”

Nhân vật LVT là do GS Trần Huy Liệu tạo dựng lên để làm lợi khí cổ võ cho tinh thần yêu nước, sau đó ủy thác cho GS PHL về sau đính chính lại. GS PHL đã làm việc ấy. Qua đó tôi nghĩ uy tín của GS THL chỉ có tăng chứ không có giảm, nhưng chắc nhiều người không chịu hiểu nên GS PHL phải nói thêm lần thứ hai. Lần nầy để cho chắc ăn GS Lê đưa ra các dẫn chứng lịch sử về các huyền thoại, Thánh Dóng, Nỏ Thần, Con rùa trao gươm... để biện minh cho việc giải mã huyền thoại LVT. Với tư cách là nhà sử học, GS PHL đã nói đủ, nhưng thấy GS phải nói tới hai lần nên tôi đọc kỹ, đọc giữa hai dòng chữ và thêm thắt chút ít cho tròn trịa.

*

Thôi bỏ đi Tám: nhân dân ta vì lòng yêu nước, và chỉ lòng yêu nước thôi không có chủ nghĩa xã hội, xã tung gì cả. Tám à, bỏ đi xã hội chủ nghĩa mọi người sẽ khen là Tám thông minh biết theo ý dân.

Thôi bỏ đi Tám: dân VN vốn sống trong không khí bao dung, văn hóa hòa đồng, tam giáo đồng hành, đừng chủ quan mong Phật giáo hóa xã hội VN. Người theo Đạo Phật phải luôn luôn xét lại tính tham sân si của mình đó đạo hữu ạ.

Thôi bỏ đi Tám: Nhân dân VN yêu nước VN, đừng bắt chúng tôi yêu nước Tàu, đừng dâng nước tôi cho Vua, cho Chúa nào cả. Người theo đạo nào cũng cần trước hết là người yêu nước, mà yêu nước là phải lo bảo toàn lãnh thổ; độc lập quốc gia và tôn trọng nền tảng tâm linh của quốc gia đó. Nam Quốc Sơn Hà.

Thôi bỏ đi Tám: Chiến tranh đã chấm dứt lâu rồi, mọi việc phải trở lại bình thường: phải quên đau thương, phải bớt hận thù, phải thật thà, đừng bẻ cong lịch sử, đừng thêm bớt, đừng ngụy tạo, đừng vu khống, đừng chụp mũ dầu là mũ anh hùng.

Tám à, Tám có nhớ câu thơ:

Xin giã từ vũ khi với huy chương
Xin trở về như một kẻ hoàn lương.

Nguyễn Bắc Sơn

Hay:

Ngọt bùi thì nổi, đắng cay thì chìm

Nguyễn Duy

Tám à, không có nước nào phá nát được đất nước mình nếu chúng ta nhũn nhặn, thương yêu nhau...

Thôi! Bỏ đi Tám.

NV Cali.



Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Sân khấu Hồng Hạc - Nếu anh còn được sống 07/01/2025 19:30 - 22:25 — Nhà Hát Thanh Niên
Dang Thai Son en concert 08/01/2025 - 17/01/2025 — Paris, Nantes, Lyon, Aix-en-Provence, Genève
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Histoire des employés vietnamiens et indochinois de la BnF à travers les archives (1942-1965) 16/01/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us