Anh Duy Quang ơi, thiệt là đắng lòng!
Anh Duy Quang ơi, thiệt là đắng lòng!
Ngân Hà
Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Duy Quang, người con trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy và cố danh ca Thái Hằng, đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Orange Coast (California, Mỹ) vào trưa ngày 19/12, hưởng thọ 62 tuổi.
Tôi viết bài này như một lời tạ từ giọng ca đã từng làm tôi thức tỉnh trái tim, ý thức và cả cảm xúc là một người chân thật. Thật đáng tiếc, báo chí ở đây họ không đưa những bài viết mà theo họ “ca sĩ Duy Quang à? Có gì mà viết?”. Những con người nói ra điều này đều không có ký ức. Hoặc là họ có ký ức khác người Sài Gòn, vì vậy không trách chi họ. Nhưng lạ thay, tôi đâu có phải người Sài Gòn mà vẫn nghe Duy Quang hát và luôn thầm cảm ơn anh đã đem lại cho tôi những giây phút đầy xúc cảm nhất, cảm nhận ra tinh thần nhân văn của đồng loại nhất: sự rung động từ trái tim chứ không phải bằng một giọng thù hận và khinh bỉ. Tôi vừa đọc một vài dòng về cái ác như thế này: kẻ nào gieo rắc thù hận và sự khinh bỉ (cho dù chỉ là bắt chước hoặc hùa theo kẻ khác) thì đó chính là hiện thân của cái ÁC XẤU.
Dưới đây là những tâm tình của các những người nổi tiếng trong làng văn nghệ Sài Gòn, về Duy Quang, người cất tiếng ca để xua tan mọi cái ác xấu đó, dù anh không đủ sức xóa đi thù hận ngu ngốc và tồi tệ của con người, hiện còn đầy dẫy nhiều hơn.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh- Lắng nghe lại “Thà như giọt mưa”
Như một dòng sông nhỏ,
người đã về với hư không.
Nghe trong cuộc đời, đi ở dường
như là lẽ thường không tránh
khỏi. Ấy vậy tin về ca sĩ Duy Quang cũng
đã làm nên nhưng khoảng thảng
thốt lặng im trong đời người, với
không ít người.
Trong một bữa
mừng sinh nhật cuối cùng vào đầu
tháng 11, ca sĩ Duy Quang xuất hiện với
hình ảnh đã ít nhiều mỏi
mệt. Nét mặt ông gầy đi, lạ
thay, lại giống như những hình ảnh
thời niên thiếu, khi ông bắt đầu
bước vào âm nhạc từ những
bài thiếu niên ca của Trầm Tử
Thiêng, cho đến nhũng bài hát nằm
lòng của giới trẻ Saigon, từ Bố
già Phạm Duy như Em hiền như masoeur,
Thà như giọt mưa...
Giọng hát
của Duy Quang có thể ví như một
vị ngọt hiếm thấy của dòng nhạc
trẻ Saigon, đặc biệt nổi bật với
các tác phẩm của Phạm Duy. Từ
nhũng bài tình ca dễ thương như
Cô Bắc kỳ nho nhỏ, cho đến những
trường ca chất ngất Con đường
Cái Quan, Bầy chim bỏ xứ... Thậm chí
đến những bài hát đầy chất
thiền như Nắng chiều rực rỡ, Duy
Quang vẫn tải đến người nghe với
sự đơn giản và gần gũi, đủ
để thấm sâu trong sự cảm mến
của khán giả.
Nếu để ý
quan sát, người ta nhìn thấy sức
khoẻ và sự truyền cảm của giọng
hát Duy Quang phai nhè nhẹ theo những bản
ghi âm cuối đời, căn bệnh đã
âm thầm cướp đi sức sống của
ông, âm thầm cướp đi một điểm
tựa của người hâm mộ. Từ hơn
một năm nay, Duy Quang hát rất ít, và
cuối cùng thì ngừng mãi mãi.
Như một định mệnh luôn an bài,
con chim khi thôi không thể hót nữa,
thì nó sẽ chọn cách ra đi để
không sống thừa trong duyên nghiệp.
Vài
người bạn thân của ca sĩ Duy Quang
nói rằng họ đã có cảm
giác bất an từ đó, chuyến tàu
đưa ai đó đi xa chưa rõ đến,
nhưng tiếng còi và ánh đèn
vàng sân ga của tiễn đưa đã
chớm thấy.
Sự ra đi của ca sĩ
Duy Quang không chỉ là nỗi buồn của
người hâm mộ, mà còn là
một chỉ dấu thời gian, báo rằng
nhũng gì đẹp nhất trong ký ức
một thế hệ Việt Nam đang ra đi, sẽ
để lại một khoảng trống bao
la.
Tận thế có thể là điều
có thật, khi cái đẹp và những
giấc mơ đã mất. Hãy ngồi
lại và lắng nghe một bài hát
nào đó của giọng ca Duy Quang để
tìm thấy một điều tận cùng
trong lòng mình
Nhà thơ Đỗ Trung Quân- Người ca sĩ thủ thỉ
Nhớ
lại Duy Quang là nhớ về dấu ấn
của cả một thế hệ trẻ giờ
đã tóc điểm sương. Thập
niên 70, nhạc sĩ Phạm Duy viết một
loại bài dành cho tuổi mới lớn,
cho con mình đang ở độ tuổi 20.
Thái hiền lúc đó mới 14 tuổi,
nhỏ nhất trong ban nhạc. Lúc đó
tôi đồng lứa với họ. Khuynh hướng
viết của ông là trữ tình cho
tuổi hồng, tuổi hoa. Khi đó Phạm
Duy đã hơn 55 tuổi và ông viết
cho thế hệ 14 tuổi, viết như không.
Bên cạnh một thế hệ nghe nhạc
phản chiến, vẫn có thế hệ thơ
mộng. Bây giờ nghe lại Con đường
tình ta đi, khung trời đại học, là
thấy toàn bộ đời học sinh, sinh
viên sống lại, là thấy cả một
thời trẻ của sài gòn mà Duy
Quang được xem là giọng ca chính
cho thể loại âm nhạc này. Sự
đóng góp của Duy Quang cho âm nhạc
là tiếng hát của một thế hệ,
và cả thế hệ sau cũng vẫn còn
nghe anh thủ thỉ. Người ca sĩ, chính
giọng hát của họ là quà tặng
cho đời rồi. Ai ở Sài Gòn lớn
lên, dẫu gì cũng có ký ức
một thời với giọng hát như vậy,
thì phải cảm ơn anh và những ca
sĩ cùng thời đã cho mình một
thời tuổi trẻ đẹp đẽ, thơ
mộng. Chưa kể bản thân nhạc sĩ
sáng tác cũng đã viết những
lời ca có ý thức giáo dục rất
cao: kính trọng thầy cô, cám ơn
bạn bè, cám ơn cả chiếc áo
dài, chiếc xe đạp “xin cho em một
chiếc áo dài…
Văn hóa nền
của một ca sĩ, thưở ấy, những
người như Tuấn Ngọc, Duy Quang…
được thừa hưởng văn hóa
trong những gia đình nghệ sĩ lớn,
đấy là những gia đình sở
hữu cái tinh tế, thanh thoát của
những người Hà Nội xưa. Văn
hóa vùng miền, văn hóa Hà Nội
ảnh hưởng đến tính cách của
họ, Duy Quang vì vậy cũng là người
kín đáo, nhã nhặn, chừng mực,
không lấy lòng, giữ mức độ
vừa phải trong giao tiếp… không bao
giờ làm gì xúc phạm đến
khán giả và cũng không lấy lòng
khan giả quá đáng, khác hẳn như
ca sĩ bây giờ vừa giả dối khi cố
lấy lòng họ dù không coi họ ra
gì.
Khi tôi gặp lại Duy Quang ở Sài
Gòn những năm hai ngàn, tôi nghĩ
ai cũng vậy thôi, anh đâu có đi,
anh về mà. Do biến động của lịch
sử mà anh phải tha hương, giờ thì
anh trở về nhà của mình. Tôi
coi điều đó bình thường vì
với người Việt thì đây là
nhà của mình. Đêm qua tôi với
Mai, vợ tôi, mình nghe lại Thà như
giọt mưa, Cô bắc kỳ nho nhỏ…
đó là cách tiễn đưa bạn
mình hay nhất. Khi tôi lên facebook, nhận
ra còn có rất nhiều người giống
tôi, họ nghe lại tiếng hat Duy Quang đêm
qua và coi đó là cách tiễn đưa
đẹp nhất cho anh. Giờ coi như chào
tạm biệt một người quen cũ.
Nhạc sĩ Bảo Chấn : Duy Quang đã hoàn tất trách nhiệm của người nghệ sĩ
Từ nhỏ, bố Duy đã rèn
Duy Quang bằng một kỷ luật gắt gao hơn
cả trong số những người con đều
theo nghiệp cầm ca. Có lẽ Quang lớn
lên trong một gia đình mà bố mẹ
đã hướng nghiệp- và là tấm
gương cho con cái ngay từ thưở ấu
thơ. Vì vậy, nền ca nhạc nhẹ Sài
Gòn mới có được những Duy
Quang, Thái Hiền, Thái Thảo… Chúng
tôi cùng thế hệ, hát với tâm
thế của người tự do, nhưng lựa
chọn một thứ tự do thật ngây thơ
và hồn nhiên của tuổi trẻ: được
yêu, được hát. Khán giả
thời đó cũng khác, phản cảm
một chút là họ phản đối,
tẩy chay ngay. Mọi người đều sống
vậy cả, thế kỷ đó, thập
niên đó, ca sĩ đi hát, phần
lớn không phải miếng cơm manh áo,
họ hát vì họ xem đó là
nghiệp, là “kiếp đam mê”,
và Duy Quang là giọng ca trong trẻo, thanh
thoát, dịu dàng, đúng như anh:
bài hát đó, con người đó
và những chuyện đã qua. Giờ
chúng tôi cũng chỉ nghe lại, ngắm
nhìn như những ký ức đẹp.
Với tôi, Duy Quang đã làm đủ
và rất hiệu quả, làm hết, và
đã hoàn tất trách nhiệm của
một người nghệ sĩ: hát cho đời
nghe, hát cho người nghe. Đem cho người
những khoảnh khắc đẹp trong đời
sống vốn chật hẹp và đau thương,
âm nhạc là sự chia sẻ, ca sĩ là
người thực hiện sự chia sẻ ấy.
Tôi từng nghĩ, tôi sẽ hỏi Duy
Quang câu này:
- Hát để làm
gì?
- Không để làm gì, chỉ
để được chia sẻ, vậy thôi!
Ngân Hà
Bạn có thể nối mạng tại
đây để nghe
Duy Quang hát.
Các thao tác trên Tài liệu