Kỷ yếu mừng giáo sư Hoàng Tuỵ 80 tuổi
Sĩ phu thời nay
Hà Dương Tường
Cuốn sách dày 740 trang, do Nhà xuất bản Tri Thức và Công ty văn hoá Phương Nam xuất bản, là một tập hợp những bài viết của hơn 40 tác giả về một số vấn đề văn hoá, xã hội, khoa học, cùng với một số bài viết khác về ông, được nhà văn Nguyên Ngọc thay mặt nhóm chủ biên giới thiệu như "một món quà nhỏ" mừng thọ giáo sư Hoàng Tuỵ nhân dịp kỉ niệm ngày sinh thứ 80 của ông (7.12.2007).
Với
những ai theo dõi tình hình xã hội,
giáo dục Việt Nam, hiển nhiên Hoàng
Tuỵ là khuôn mặt trí thức
lỗi lạc hàng đầu của nước ta hiện nay, cả
về sự nghiệp khoa học cũng như về
nhân cách, một "bậc sĩ
phu của
thời nay", theo cách nói của giáo
sư Nguyễn Văn Chiển.
Về khoa học, ông
là một nhà toán học lớn. Được
coi là cha đẻ của một ngành toán
vẫn còn đang phát triển rất năng
động - ngành tối ưu toàn cục
(global optimization), ông có vị thế được
tôn kính trên thế giới : ông là
Tiến sĩ danh dự (docteur honoris causa) của
các trường đại học Linkoping (Thuỵ
Điển) và Rouen (Pháp), và từng
là giáo sư thỉnh giảng của nhiều
trường đại học nổi tiếng trên
thế giới. Ông cũng là thành viên
của ban biên tập nhiều tạp chí
quốc tế có tên tuổi như
Mathematical Programming, Optimization hay Journal of Global
Optimization.
Song, như nhà
văn Nguyên Ngọc viết trong Lời nói
đầu cuốn sách, "con người
đó không chỉ biết có toán
học", và "Đúng như một
nhà khoa học chân chính, ông còn
là một nhà văn hoá lớn".
Những mối quan tâm rộng lớn của
ông "trong nhiều lĩnh vực xã
hội rộng lớn và nóng bỏng nhất
của đất nước trong trào lưu
chuyển động mạnh mẽ và phức
tạp của thế giới ngày nay",
"những ý kiến và hoạt động
của ông trong lĩnh vực giáo dục
suốt gần ba phần tư thế kỷ qua",
chính là cảm hứng và đề
tài của những bài viết trong Kỷ
yếu.
Sách gồm 4 phần,
trong đó phần I và phần IV, về
tiểu sử, cuộc đời của Hoàng
Tuỵ (một cuộc đời không hề
dễ dãi : xem những mẩu chuyện về
việc ông và giáo sư Lê Văn
Thiêm bị đấu tố hàng trăm
buổi về các tội tày đình
như "trù dập công nông",
"chuyên môn thuần tuý", "chủ
nghĩa thiên tài"..., trong những năm
1963-70, chẳng hạn qua lời Tự thuật của
ông hay trong bài viết của giáo sư Bùi Trọng
Liễu) và những suy nghĩ, kỉ niệm
của nhiều tác giả về ông (Đặng
Đình Áng, Việt Phương, Phan Đình
Diệu, Hoàng Xuân Phú, Lê Văn
Cường...), vẽ nên một chân dung đa
dạng của con người xuất chúng
này, với nhiều bài học đáng
để nhiều thế hệ Việt Nam học
hỏi và suy ngẫm. Đặc biệt, bài
« Chuyện kể từ
ngoài nước... »
của Bùi Trọng Liễu, và bài
phỏng vấn Hoàng Tuỵ
dài gần 50
trang của giáo sư Neal Koblitz, một chuyên
gia nổi tiếng về ngành số học,
đăng trên tạp chí The
Mathematical Intelligencer năm 1990 (bản dịch đăng
trong Kỷ yếu là của GS Ngô Việt
Trung), là những tư liệu quý không
chỉ về HT mà còn cho người đọc
nhiều thông tin lý thú cả về
tình hình toán học và khung cảnh
xã hội trong kháng chiến chống Pháp,
rồi ở miền Bắc trước năm 1975
và ở cả nước một thời gian
sau đó.
Phần II của Kỷ yếu gồm những bài viết về « Khoa học và giáo dục », bao gồm bản Kiến nghị nổi tiếng của Hội thảo về chấn hưng, cải cách và hiện đại hoá giáo dục do ông chủ trì trong năm 2004, và hơn 40 trang trích dẫn những phát biểu của ông đăng rải rác trên nhiều báo chí trong và ngoài nước những năm gần đây. Ngoài ra, còn có 13 bài của các tác giả khác, đề cập tới những khía cạnh rất khác nhau nhưng cùng chia sẻ mối quan tâm mà ông không ngừng bày tỏ về những yêu cầu và hướng đi của cuộc « chấn hưng, cải cách và hiện đại hoá giáo dục ». Đó là những bài về triết lý giáo dục (Nguyên Ngọc), quản lý khoa học (Phạm Duy Hiển), về góc nhìn kinh tế trong giáo dục (Trần Nam Bình), hay về những tương quan giữa nghiên cứu và giáo dục đại học, những bất cập trong đào tạo tiến sĩ ở nước ta và các hướng giải quyết (Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Phạm Xuân Yêm...), hoặc về văn hoá và giáo dục, phương pháp sư phạm v.v. Đây là những vấn đề mà mặt báo này đã thường xuyên đề cập đến, nên bài giới thiệu này xin dành nhiều chỗ hơn cho phần còn lại của Kỷ yếu.
Phần III gồm 12 bài viết được tập hợp chung quanh chủ đề « Tri Thức và phát triển ». Hiển nhiên, đây là một chủ đề không kém phần quan trọng và bổ trợ cho chủ đề chấn hưng giáo dục. Nhất là, khi rất nhiều chính sách phản tri thức vẫn tiếp tục ngự trị, làm kềm hãm rất nhiều sức sáng tạo của xã hội, của người dân. Như sự áp đặt một triết thuyết duy nhất trong các chương trình học, sự hạn chế nặng nề (nếu không muốn nói là bóp nghẹt) tự do ngôn luận của người dân trên các phương tiện truyền thông mà Đảng kiểm soát hoàn toàn - trái với những điều đã được ghi trong Hiến Pháp-, sự duy trì những phương cách quản lý giáo dục đã tạo ra không biết bao nhiêu học hàm, học vị rởm, bao nhiêu tiến sĩ, viện sĩ giấy v.v.
Tác giả Vũ Quang Việt khi khảo sát về kết quả đo lường những đóng góp của tri thức trong kinh tế đã nhận xét : « nền kinh tế không thể nhảy vọt nếu những nhu cầu cần thiết cho đời sống của nó chưa được đáp ứng. Khả năng đáp ứng tuỳ thuộc vào khả năng nhanh chóng làm chủ được tri thức hiện đại và không chỉ là tri thức kỹ thuật... » (tr. 377). Và, để tri thức phát huy được tác dụng thì lại « cần môi trường xã hội và pháp lý bảo vệ quyền tự do và tự chủ của công dân trong tư tưởng, sinh hoạt tri thức và kinh doanh. Đó là những gì cần tái lập và phát huy ở Việt Nam ».
Đó mới chỉ là nói về phát triển dưới góc độ kinh tế. Dưới các góc độ văn hoá, xã hội, sự phát triển càng đòi hỏi nhiều hơn cái môi trường xã hội và pháp lý đó. Báo chí những năm gần đây dù sao cũng đưa ra được những bài phóng sự, điều tra về những « hiện tượng tiêu cực » trong xã hội, cho thấy nhiều mặt trái của sự phát triển « thuần kinh tế », mất cân đối về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá : tham nhũng và lợi dụng quyền thế nảy nở như chưa từng thấy, khoảng cách giàu nghèo đào sâu, đạo lý xã hội xuống cấp, môi trường bị đe doạ v.v. Nguy cơ mất ổn định tiềm ẩn trong những mặt trái đó. Song, những nghiên cứu xã hội học chỉ có thể đáp ứng yêu cầu dự báo về mọi nguy cơ cho đất nước, yêu cầu dự phóng những sửa đổi cần thiết trong chính sách của nhà cầm quyền, nếu tính khoa học của nó (bao gồm tính chính xác và tính khách quan) được bảo đảm. Điều đó chưa là hiện thực, theo nhận xét của Lê Ngọc Trà trong bài Khoa học xã hội và Nhân văn Việt Nam – Gánh nặng đường xa: « một trong những vấn đề tồn tại trong giới khoa học xã hội và nhân văn nước ta lâu nay là vấn đề tính Đảng và tính khoa học ». Một bên, như ông nhấn mạnh, « yêu cầu tính khuynh hướng, tức là cái có lợi về phương diện chính trị đối với Đảng hay chính quyền » (thực ra, chỉ là cái « lợi » trước mắt, ngắn hạn, nhưng đây lại là một vấn đề khác), trong khi đối với bên kia, « quan trọng là sự chính xác, trung thực và khách quan » (tr. 367)...
Trong số báo Tết này, được sự đồng ý của các tác giả, Diễn Đàn xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc các bài viết của Lê Ngọc Trà, Hồ Tú Bảo, Phạm Xuân Yêm và Hà Dương Tuấn. Và, để thay lời kết, xin trích lại dưới đây một ý kiến của giáo sư Hoàng Tuỵ về cải cách giáo dục, trong bài trả lời phỏng vấn của báo Tia Sáng số ra ngày 8.8.2006, được đăng lại trong Kỷ yếu.
Ai
cũng biết ba mươi năm qua giáo dục
trên thế giới biến chuyển sâu sắc
như chưa hề thấy, trong lúc đó
giáo dục nước nhà lâm vào
tình trạng khủng hoảng triền miên.
Quá bức xúc trước tình hình
trì trệ đó nên vì trách
nhiệm chung, chúng tôi buộc phải bày
tỏ ý kiến với cấp lãnh đạo
cao nhất trước khi quá muộn. Chứ
thật tình không ai trong chúng tôi
đặt quá nhiều kỳ vọng vào
tác dụng của bản kiến nghị. Bởi
chúng tôi biết đổi mới là
một quá trình đấu tranh nhọc
nhằn để từ bỏ những thói
quen, cách sống, cách suy nghĩ, làm
việc, thì ở đâu cũng khó,
mà ở nước ta, trong lĩnh vực giáo
dục càng khó hơn vì tùy thuộc
quá nhiều yếu tố phi giáo dục.
Thiếu quyết tâm từ cấp cao thì cải cách giáo dục khó thành công. Trong ý nghĩa đó, tôi đánh giá cao ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã can đảm nhìn nhận sự không thành công trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học, công nghệ thời gian qua.
Nếu tới đây giáo dục tiếp tục không thành công thì đó sẽ là điều bất hạnh lớn cho dân tộc, vì không ai lường hết được hậu quả của nó đối với mọi mặt đời sống của đất nước khi hội nhập. Thực tế ngày càng xác nhận, đúng như chúng tôi đã nêu trong bản kiến nghị: chấn hưng giáo dục là mệnh lệnh cuộc sống. Hy vọng giờ đây, với nhận thức đó, ông Bộ trưởng mới sẽ có điều kiện thuận lợi hơn người tiền nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, giáo dục của ta đã tụt hậu ở mức không bình thường và trong thời gian quá dài. Do đó, muốn khắc phục nhanh sự lạc hậu, giáo dục phải được cải cách, xây dựng lại từ gốc, tức là từ nhận thức, quan niệm, tư duy cơ bản về mục tiêu, phương hướng, nội dung, phương pháp, tổ chức, quản lý, để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới. Không thể làm tùy tiện, gặp đâu làm đó, nay sửa, mai sửa, gây bất ổn liên miên như đã làm trong hai chục năm qua, mà phải nghiên cứu nghiêm túc, có một kế hoạch chu đáo và chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện từng bước chắc chắn, theo một lộ trình thống nhất được Quốc hội thông qua trước khi thực hiện.
Đó là hai điều cơ bản chúng tôi đã kiên trì thuyết phục các cơ quan hữu trách trong nhiều năm, và đã nói lại một lần nữa trong bản kiến nghị.
Sẽ là may mắn nếu với người lãnh đạo mới, giáo dục sẽ có một quyết tâm mới, một tư duy mới và một tầm nhìn chiến lược về cải cách và phát triển để không đi theo vết xe đổ hai mươi năm qua.
Các bài viết của Cao Huy Thuần (Nhà nước pháp quyền), Nguyễn Văn Trọng (giới thiệu quyển « Chính thể đại diện » của J.S. Mill) hay của Tôn Thất Nguyễn Thiêm (về Vốn xã hội trong tương quan giữa Nhà nước, thị trường và xã hội dân chính), hay cả các bài của Bùi Văn Nam Sơn, Hà Dương Tuấn, Nguyễn Tùng, Bùi Văn Tiếng (về những vấn đề triết học, khoa học, lịch sử đặc thù hơn – tuy nhiên, khung về « Nền dân chủ tham vấn » trong bài của Bùi Văn Nam Sơn soi sáng không ít các phạm trù "xã hội dân sự", "xã hội công dân" mà nhiều người nói tới.), cho thấy tầm quan trọng của tri thức trên con đường phát triển của xã hội, bằng cách soi rọi vào những vấn đề vốn bị che lấp nhiều năm qua dưới sự ngự trị thống soái (và nhiều khi thô thiển) của chính trị, và gần đây hơn, của chủ nghĩa thực dụng kinh tế.
Nói tri thức dĩ nhiên phải nói tới tác nhân chủ yếu của nó, người trí thức, và nói tới vị thế và vai trò của trí thức trong xã hội. Gương mặt sáng láng của Phan Châu Trinh, linh hồn của Phong trào Duy Tân cách đây đúng một thế kỷ, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, người đề ra khẩu hiệu « khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh » chưa mất tính thời sự một thế kỷ sau, được dựng lại qua hai bài viết nhiều thông tin và cảm hứng của Nguyễn Huệ Chi (về bài Tỉnh quốc hồn ca) và Vĩnh Sính (Phan Châu Trinh và « Hồn tinh vệ »). Trong khi đó, bài viết ngắn của Chu Hảo (Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay) đặt ra nhiều câu hỏi hơn là trả lời, về tính cách của trí thức Việt Nam, về vai trò và trách nhiệm của tầng lớp trí thức hiện nay, khi đất nước đang bước vào « thời kỳ tiếp tục đổi mới toàn diện, hội nhập vào nền kinh tế tri thức toàn cầu ». Chu Hảo không ngần ngại nêu ra các ý kiến của nhiều người phê phán tính « thích được chính quyền sử dụng », nói thẳng ra là « hèn », của trí thức nước ta. Nhưng ông không đi sâu vào cuộc tranh luận đó, mà chỉ nói ngắn ý kiến của mình (« như vậy có lẽ chưa được công bằng cho lắm »), và đề nghị xem xét « một thực tế khác » : tính cách uyển chuyển, kết hợp « hành » và « tàng » của sỹ phu, khi « điều kiện cho phép thì bung ra hoạt động, lúc khó khăn thì ẩn dật chờ thời... ». Đây là một vấn đề đã (và chắc hẳn sẽ còn) gây ra nhiều tranh cãi trên những diễn đàn khác nhau, và các bên đều có những lập luận, chứng cớ đanh thép của mình...
Hiển nhiên, không một bài điểm sách nào có thể giới thiệu đầy đủ nội dung của một cuốn sách dày 740 trang, với hơn 40 tác giả ! Với vài hàng phác họa trên đây, người viết không mong gì hơn là gợi được cho bạn đọc ý muốn tìm đọc cuốn sách vô cùng phong phú này, để cảm nhận phần nào lòng yêu mến và sự kính trọng của các tác giả đối với giáo sư Hoàng Tuỵ, và để cùng các tác giả suy ngẫm (dù chia sẻ hay khác ý) về những vấn đề khoa học, văn hoá, xã hội mà ông luôn luôn quan tâm. Những trang viết về ông cũng sẽ gợi cho người đọc (trong đó, rất mong là có nhiều người đọc trẻ) lòng cảm phục về « sự đam mê và ý thức lao động » của ông trong khoa học, sự dấn thân « kiên định » và « khảng khái » của ông trong « các vấn nạn khó khăn và trọng yếu nhất của đất nước », như nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét trong Lời giới thiệu Kỷ yếu.
Hà Dương Tường
Mục Lục
|
|
Lời nói đầu PHẦN I: GIÁO SƯ HOÀNG TỤY
|
Nguyên Ngọc |
PHẦN II: KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Kiến nghị
của Hội thảo về Chấn hưng, Một số ý kiến về giáo dục Về triết lý giáo dục Hoàng Tụy, nhà cải cách giáo dục Thử đi tìm một mô hình quản lý khoa học khác Lẽ sống và sức sống của nền giáo dục hiện đại Triết học của Giáo dục
nằm ngay trong Vài suy nghĩ về nghiên cứu và giáo dục ở Việt Nam Tản mạn về giáo dục và văn hóa Những con đường nghiên cứu sinh Giáo dục và những tham số bên ngoài Một vài đóng góp vào đại
học đẳng cấp quốc tế Kế hoạch đào tạo tiến sĩ:
Cần có Ôn cố tri tân qua những bước thăng trầm Ôn cố tri tân
|
|
PHẦN III: Tri thức và phát triển
Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay Khoa học xã hội và nhân văn VN:
Gánh nặng Tri thức trong phát triển
kinh tế: lý thuyết và Nhà nước pháp quyền Giới thiệu quyển “Chính
thể đại diện” “m.E” và đối thoại triết học Tiếng nói Công dân: Vốn
Xã hội nhìn từ Tương
quan Không Hư vô Chân không trong khoa học tự nhiên Chuyện học hành và thi cử ở Quảng Nam thời xưa Bàn về chuyện chảy chất
xám Nhìn từ thực tế Phan Châu Trinh và « Hồn Tinh Vệ » “Tỉnh Quốc Hồn Ca” và ngữ
khí |
|
PHẦN IV: Mừng Giáo sư Hoàng Tuỵ
|
|
Các thao tác trên Tài liệu