Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / Raymond AUBRAC và Việt Nam

Raymond AUBRAC và Việt Nam

- Đặng Tiến — published 22/03/2011 00:00, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:22


Aubrac và Việt Nam


ĐẶNG TIẾN



Raymond Aubrac là bậc đại lão trong giới cựu kháng chiến Pháp chống Đức Quốc Xã. Năm nay 96 tuổi là bạn thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân dịp một số sách của ông và về ông mới xuất bản, tạp chí Le Monde Magazine, ngày 5.3.2011, đã mở cuộc phỏng vấn, Raymond Aubrac đã trả lời minh mẫn và sắc cạnh.


jacqueline

Hình bên : ảnh chụp mùa hè năm 1946 tại nhà ông bà Aubrac ở Soisy-sous-Montmorency. Trong ảnh, ngồi quanh chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể nhận ra : Raymond Aubrac (người đầu tiên, từ trái sang phải), Vũ Đình Huỳnh (người đầu tiên, từ phải sang trái). Cô bé ngồi giữa là Jacqueline Nguyễn Thanh Nhã.

Năm 1946 phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau, Hồ chủ tịch và một phần đoàn tùy tùng đã tá túc tại tư gia, ngoại ô Paris, của ông bà Raymond và Lucie Aubrac, là những chính khách tiến bộ. Do đó mà hai bên trở nên thân thiện : Hồ chủ tịch là bố đỡ đầu cho con gái út của chủ nhân, sinh 1946. Cũng vào thời điểm này ông Aubrac với tư cách Ủy Viên Cộng Hòa của nước Pháp mới được giải phóng đã lành mạnh hóa những trại Lính Thợ Việt Nam tại vùng Marseille, tạo điều kiện cho một trong những phong trào Việt kiều yêu nước đầu tiên tại Pháp. Ngày nay trong văn phòng ông tiếp ký giả, còn treo bức tranh « Mẹ Con » mà Hồ chủ tịch đã tặng vợ chồng ông lúc đó. Bức tranh đã già hơn nửa thế kỷ, trong một giai đoạn mà hai nước Việt-Pháp đều đã xảy ra nhiều dâu biển.

babette   giap

Hình trái : Hồ Chí Minh, Lucie Aubrac và con gái Elisabeth (Babette),
1946 tại Soisy-sous-Montmorency
Hình phải : 60 năm sau ở Hà Nội,
từ phải sang trái Babette và Raymond Aubrac, Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà

Bài này chỉ chọn trích dịch những vấn đáp ngắn có liên quan nhiều ít đến Việt Nam.

Hỏi : Trong sách Pascal Convert vừa xuất bản, có tiểu sử của ông. Ông có cảm giác gì ?

Trả lời : Tôi học hỏi được nhiều điều. Ví dụ một giai đoạn trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, tôi được nhờ cậy mang một số thông điệp giữa hai bên Việt-Mỹ. Tôi không biết rằng lúc đó Tổng thống Johnson đã có thành lập tiểu ban theo dõi kết quả của sứ bộ. Nhờ sưu tầm tư liệu trong văn khố Mỹ, Pascal đã tái dựng lại giai đoạn này của lịch sử. Anh bổ sung thông tin nhiều người đã biết về vai trò McNamara, bộ trưởng quốc phòng trong chính sách mở thương lượng với Bắc Việt, mà có người gọi là con đường « Pennsylvania ». Nhiều năm sau, McNamara đã biếu tôi cuốn sách của ông về chiến cuộc Việt Nam với lời đề tặng « nếu họ biết nghe chúng ta, thì đã cứu được hằng triệu sinh linh ».

(Ghi chú của người dịch : trong hồi ký « Nơi hồi ức Nấn Ná » 1996, ông Aubrac đã có đề cập đến sứ mệnh này và cho biết lúc đó, trên đường sang Hà Nội, ông chỉ mới dừng lại tại Miến Điện. Tôi đã có viết bài giới thiệu hồi ký này trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, Hà Nội, thời điểm hồi ký mới xuất bản)

Hỏi : Tư tưởng mác-xít có còn giúp ông suy tưởng về thế sự ?

Trả lời : Tư tưởng mác-xít nói chung thì không. Nhưng một số quan điểm thì còn. Ví dụ như việc phân chia giá trị thặng dư do thành quả của sản xuất vật dụng và dịch vụ. Việc phân chia lợi tức cho lương công nhân, đầu tư cho xí nghiệp và lợi nhuận của cổ phần, vẫn còn thời sự. Về điểm này, theo tôi những phân tích mác-xít vẫn đúng đắn.

Được hỏi về thời sự và tuổi trẻ ngày nay. Ông trả lời, đại khái : Cuộc kháng chiến chống Quốc Xã nhiều lúc cũng gian nguy lắm. Nhưng (chúng tôi) lạc quan và tin tưởng rằng tranh đấu có thể thay đổi thời cơ. Vậy thì tôi nói với tuổi trẻ hôm nay, tinh thần chủ bại (trước tình hình thất nghiệp chẳng hạn) sẽ không đưa đến đâu. Nhưng phấn đấu thì các bạn có thể có cơ may đạt tới điều gì đó.

Cuối cùng được hỏi : điều gì làm ông hãnh diện nhất ?

Trả lời : Là gặp được người vợ tâm đầu và bà ấy (mất cách đây 4 năm) cũng đồng tình như vậy. Trong một đời, chỉ có ba bốn chọn lựa cơ bản. Phần còn lại là may rủi.

*

Raymond Aubrac là một chính khách lỗi lạc, một chiến sĩ gan dạ, một người bạn thủy chung của Việt Nam. Cuổi đời là một nhà hiền triết.

Một chính khách có thể chìm trôi theo lịch sử. Bậc hiền nhân quân tử sống cao hơn thời đại. Tình bạn cũng vậy.


Đặng Tiến

Clinique La Reine Blanche
6.3.2011




Phụ chú :

Tên Aubrac lẫy lừng, là một bí danh. Ông tên thật là Raymond Samuel, sinh 1914 tại Vesoul, Pháp, gốc Do Thái, tốt nghiệp kỹ sư cầu đường, tại Paris và học kinh tế tại Harvard. Bà tên thật là Lucie Bernard, họ cưới nhau 1939, và cùng tham gia kháng chiến chống Quốc Xã. Cuộc đời huyền thoại của đôi vợ chồng đã là đề tài cho một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng « Lucie Aubrac » của Claude Berri (Carole Bouquet thủ vai Lucie) : Bà Lucie tổ chức tấn công vào xe chở tù binh để giải phóng chồng và những đồng chí của bà khỏi bọn Gestapo.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Black Movie - Festival international de films indépendants Genève 17/01/2025 - 26/01/2025 — Maison des arts du Grütli | 16, rue du Général-Dufour | 1204 Genève
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us