Các nguyên lý của Triết học Pháp quyền
Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch tác phẩm của Hegel
CÁC
NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP
QUYỀN :
từ pháp quyền tự nhiên - lý tính
đến pháp quyền tự nhiên - tư biện
Bùi Văn Nam Sơn
“ Vòng
nguyệt quế của sự mong muốn đơn
thuần
là những chiếc lá khô đã
không bao giờ biết tới màu xanh ”(i)
1. Triết học pháp quyền là tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề : Các nguyên lý của triết học pháp quyền (Grundlinien der Philosophie des Rechts) và Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của Hegel sau khi tác giả của nó đã qua đời (ii). Từ đó, tên gọi ngắn gọn ấy mặc nhiên trở thành danh xưng cho một trong số không nhiều lắm những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử của triết học chính trị. Nó nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ những tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này, bên cạnh (Cộng hòaPoliteia) của Platon, Chính trị học của Aristoteles, Leviathan của Thomas Hobbes, Siêu hình học về đức lý (Metaphysik der Sitten) của Immanuel Kant… Có thể nói, đây là nỗ lực sau cùng của một thứ Philosophia practica universalis trong lịch sử triết học, thực sự bao trùm hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành của con người.

G.W.F. Hegel : Các nguyên lý của triết học pháp quyền
(Grundlinien der Philosophie des Rechts)
Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2010.
Hơn
thế nữa, tên gọi “ triết
học
pháp quyền ” còn trở thành “ sở
hữu ” riêng của Hegel, đánh dấu
sự thắng lợi của ông về mặt
thuật ngữ khi nó thay thế và bao hàm
cả hai môn học truyền thống ở
phương Tây : học thuyết về pháp
quyền tự nhiên và học thuyết về
Nhà nước. Chữ “ pháp
quyền ”,
trong trường hợp này, là thích
hợp, vì nó không chỉ bao hàm
“ pháp luật
” theo nghĩa hẹp mà
cả “ hiện thực Nhà nước
”,
tức các định chế chính trị,
xã hội. Với sự ra đời của
thuật ngữ này, trong hơn một trăm
năm qua, người ta có cơ sở để
phân biệt các lĩnh vực nghiên cứu
khác nhau liên quan đến chủ đề
“ pháp quyền ” hay “ pháp luật ” :
- pháp
quyền hay pháp luật thực định
(positives Recht/positiv
right): pháp quyền được
minh định và áp dụng trong những
điều luật và những quy tắc có
giá trị hiệu lực hiện hành
(chẳng hạn, trong các bộ luật dân
sự, hình sự hay thương mãi…).
- triết
học pháp quyền : đứng ở trung tâm
sự xung đột có thể có giữa
pháp quyền thực định và pháp
quyền lý tính. Ta chờ đợi ở
pháp quyền thực định rằng nó
tốt lành và công chính. Khi sự
chờ đợi này không được
thỏa ứng, việc nghiên cứu pháp
quyền thực định trở thành sự
phê phán pháp quyền thực định
dựa vào khái niệm về pháp
quyền công chính hay “ đúng
thật ”. Pháp quyền thực định
là đối tượng của chuyên
ngành pháp lý, còn pháp quyền
lý tính làm việc với những
phương tiện của triết học pháp
quyền, do đó, đối tượng của
triết học pháp quyền chính là
pháp quyền “ đúng thật ”.
- một
khi phủ nhận khả thể của một môn
triết học pháp quyền khoa học, thì
các vấn đề của nó không
biến mất mà tái hiện trong “ chính
sách pháp luật ”, chẳng hạn
trong cương lĩnh của những đảng
phái chính trị : những cương lĩnh
ấy chứa đựng những khẳng quyết
mang tính triết học pháp quyền, nhưng
được trình bày theo giác độ
của mỗi chính đảng, từ đó
có thể nảy sinh sự xung đột giữa
triết học pháp quyền và chính
sách pháp luật.
- Việc
nhấn mạnh đến tính khoa học của
một học thuyết về pháp quyền dẫn
đến môn xã hội học về pháp
quyền. Lĩnh vực này có tham vọng
lý giải câu hỏi : “ pháp
quyền / hay sự công chính là gì ”
bằng những phương tiện của các
môn khoa học hiện đại. Phải chăng
triết học pháp quyền là thừa
thãi hoặc không thể có được ?
Nếu thế, không tránh khỏi có
một quan hệ tranh chấp cần làm sáng
tỏ giữa triết học pháp quyền và
xã hội học pháp quyền.
- bối
cảnh ấy tạo nên khái niệm khó
khăn nhất hiện nay : khái niệm về
lý thuyết pháp quyền. Nếu nhìn
nhận rằng tính công lý hay tính
đúng thật của pháp quyền là
không thể bàn cãi được một
cách khoa học, nhưng đồng thời
không muốn nhường mọi vấn đề
triết học pháp quyền cho chính sách
pháp luật, ắt sẽ rơi vào những
khó khăn nghiêm trọng. Vậy phải
tiếp cận những đối tượng
nghiên cứu truyền thống của một
“ pháp quyền đúng thật ” như
thế nào bằng những phương tiện
khoa học hiện đại ? Sự đối lập
giữa pháp quyền đúng thật và
chủ nghĩa tương đối về pháp
quyền đang trở nên gay gắt hơn bao
giờ hết.
Với tư cách là triết học pháp quyền, Hegel tự đặt ra cho mình nhiệm vụ thiết lập và biện minh cơ sở triết học cho nó. Điều này không gì khác hơn là chứng minh rằng lĩnh vực của Tinh thần khách quan này cũng tuân theo diễn trình của những quy định lôgíc, hay nói cách khác, là áp dụng những quy định lôgíc vào trong thế giới pháp quyền. Yêu cầu này làm cho việc đọc quyển GPR không dễ dàng : Hegel tiền-giảđịnh rằng mọi người nghe ông giảng hay đọc sách ông đều đã thành thạo Lôgíc học của ông ! (Ta nhớ đến lưu ý nổi tiếng của Lenin : ta không thể đọc được bộ Tư bản của K. Marx mà không đọc trọn vẹn Khoa học Lôgíc của Hegel !). Việc tiếp thu nội dung quyển sách sẽ hời hợt nếu chỉ đọc nó đơn thuần như một công trình luật học hay chính trị học, vì thế, trong phần Chú giải dẫn nhập của người dịch sau mỗi chương sách, chúng tôi cố gắng lần theo mạch ngầm phương pháp luận ấy, tuy chỉ trong mức độ cần thiết để không làm cho vấn đề trở nên quá rối rắm, trừu tượng. Thế nhưng, mặt khác, ta cũng dễ dàng nhận thấy nỗ lực ấy của Hegel không tránh khỏi gượng ép ở rất nhiều chỗ, bởi sự phong phú về chất liệu và chủ đề của quyển sách thường vượt ra khỏi những gì có thể diễn dịch một cách thuần túy nội tại từ những tiền đề của hệ thống Hegel ! Người đọc không khỏi có cảm tưởng rằng triết học thực hành của Hegel chỉ gắn kết một cách khá lỏng lẻo với cấu trúc của toàn hệ thống. Lý do là ở chỗ : những ý tưởng cơ bản của GPR đã định hình trước khi hệ thống được xác lập. Thật thế, ngay trong các công trình đầu tay thời trẻ, băn khoăn lớn nhất của Hegel – và của thế hệ nhiều mơ mộng của những Schelling, Hölderlin… là liệu có thể khôi phục trở lại “ đời sống đạo đức ” (Sittlichkeit) mang nặng tính bản thể được lý tưởng hóa của cổ đại Hy Lạp dưới các điều kiện mới khi tính chủ thể đã lên ngôi : Kitô giáo và thời đại khai minh ? Các ý tưởng ấy được nêu trong NR (“ Về các phương thức xử lý khoa học đối với pháp quyền tự nhiên, vị trí của nó trong triết học thực hành và quan hệ của nó với các khoa học thực định ” (1802/1803), dẫn đến các phác thảo lý thuyết đầu tiên có tham vọng đề ra một triết học mới mẻ về “ đời sống đạo đức ” trong SS (Hệ thống đời sống đạo đức) (1802) và JR1 (1803/04), JR2 (1805/06) (Triết học về Tinh thần thời kỳ ở Jena). Quyển GPR (1821) này là công trình chín muồi, đúc kết những suy nghĩ, tìm tòi của Hegel suốt một thời gian dài, vừa kế tục, vừa có nhiều thay đổi, chỉnh sửa so với các phác thảo đầu tiên, do tiếp thu các công trình triết học thực hành cổ điển lẫn cận đại cũng như các kiến thức khoa học xã hội bắt nguồn từ môn kinh tế chính trị học đương thời và nhiều thông tin thời sự. Do đó, khi đọc GPR, ta cần đặt nó trong mối quan hệ với ba công trình thời trẻ nói trên, và đồng thời cần nhận ra rằng triết học thực hành của Hegel phát triển tương đối độc lập với số phận của các phần còn lại trong hệ thống của ông. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao lĩnh vực Tinh thần khách quan nói chung và quyển GPR nói riêng thu hút sự chú ý đặc biệt của hậu thế với sự bất đồng và chia rẽ sâu sắc đến thế trong các đánh giá, nhận định. Thật vậy, WL (Khoa học Lôgíc) của Hegel thì quá khó đọc, vì thế thật không dễ có những công trình biên khảo hay tranh luận nào thực sự gây được tiếng vang rộng rãi trong dư luận. Triết học về tự nhiên (EN, Bách khoa thư II) hầu như bị lãng quên trước những thành công ngoạn mục của khoa học tự nhiên. Triết học về Tinh thần chủ quan (EG/EPW, Bách khoa thư III) lại không phải là môn tâm lý học thường nghiệm mà là một môn tâm lý học tư biện, “ được diễn dịch ra từ khái niệm ”, ít còn lôi cuốn được ai. Lĩnh vực Tinh thần tuyệt đối (nghệ thuật, tôn giáo, khoa học = triết học) – vương quốc của Logos, của trí tuệ hay lý tính tuyệt đối – vẫn còn hấp dẫn, thậm chí “ vuốt ve ” những ai quan tâm đến mỹ học, tôn giáo và triết học, nhưng cũng không buộc ai phải nhất trí với ai về bất kỳ điều gì cả ! Vậy, chỉ còn lĩnh vực “ hiện thực ” của pháp lý, luân lý, chính trị, xã hội, lịch sử… là đòi hỏi phải được kiểm nghiệm, chứng minh một cách thuyết phục bằng thực tế. Tuy hơi cực đoan nhưng không phải không có lý khi nhận định rằng “ số phận văn hóa của triết học Hegel đã hoàn toàn được định đoạt với quyển GPR này ” (Schndelbach, 1999, 127).
2. Chưa
đi vào lịch sử tiếp thu đầy
“ âm thanh và cuồng nộ
” đối
với GPR (Xem : 7), ta dễ hiểu tại sao chính
lĩnh vực này đã thu hút rất
nhiều nhà phê bình gay gắt nhất,
và có thể nói, trong lịch sử
triết học hiện đại, hiếm có
tác phẩm nào được quan tâm
và bị phê phán từ đủ mọi
hướng như quyển GPR. Bản thân Hegel
không phải không có lỗi trong việc
này khi ông dành cho tác phẩm một
Lời Tựa khét tiếng ! Câu viết nổi
danh “ Cái gì hợp lý
tính thì
hiện thực, và cái gì là hiện
thực thì hợp lý tính ” (Lời
Tựa, 17) trong Lời Tựa này luôn bị
trích dẫn để chế nhạo, chê
trách, thậm chí lên án Hegel đã
biện hộ và ngợi ca mọi cái hiện
tồn. Nhiều nỗ lực cải chính của
Hegel trước cách hiểu thô thiển
ấy đều không làm thay đổi
được định kiến ấy. Lời
Tựa kém may mắn này thực tế đã
phủ một bức màn che khuất nội
dung phong phú và phức tạp của tác
phẩm.
Do đó,
ta cần đặt tác phẩm vào trong
bối cảnh ra đời khá nhiêu khê
của nó(iii).
Khi chuyển từ Heidelberg lên Berlin vào năm
1818, quyển GPR hầu như đã hoàn
tất và Hegel lấy nó làm cơ sở
cho hàng loạt các khóa giảng của
mình, đồng thời chuẩn bị cho việc
công bố. Nhưng, một biến cố chính
trị nghiêm trọng đã xảy ra buộc
Hegel dời lại ý định này và
phải bắt tay vào điều chỉnh một
số nội dung. Phong trào sinh viên năm
1819 (ám sát thi sĩ Kotzebue, điệp viên
của Nga Hoàng ; Lễ hội đòi cải
cách chính trị ở Wartburg…) là
cơ hội bằng vàng để liên
minh thần thánh gồm các thế lực
phản động Phổ, Áo và Nga ban
hành “ các chỉ thị Karlsbad ”
nhằm kiểm duyệt nghiêm ngặt mọi
ấn phẩm đòi cải cách và
truy bức những “ kẻ mị dân ”,
chủ yếu là giới trí thức, giáo
sư… Nhiều đồng nghiệp và
môn sinh của Hegel trở thành nạn nhân
của cao trào đàn áp, còn bản
thân Hegel cũng có đủ lý do để
e ngại. Ông được bổ nhiệm
giáo sư ở Berlin là nhờ vào
quyết tâm cá nhân của bộ trưởng
Altenstein, trong khi bị đại đa số thành
viên trong hội đồng giảng huấn và
giới bảo thủ Phổ chống lại. Xuất
thân từ miền Nam nước Đức –
tức cựu công dân của khu vực liên
bang sông Rhein –, Hegel biết rằng mình
luôn bị nghi ngờ là cảm tình
viên của phong trào cộng hòa khi đang
ở trên đất Phổ. Đối chiếu
nhiều bản ghi chép lời giảng của
Hegel qua nhiều khóa giảng với văn bản
chính thức của GPR (qua nỗ lực của
Karl-Heinz Ilting)(iv),
ta biết rằng Hegel đã sửa chữa
khá nhiều phần, bất chấp việc
chúng mâu thuẫn hiển nhiên với
nhiều luận điểm mang tính hệ
thống của chính ông. Là người
suốt đời ca tụng Đại Cách
mạng Pháp, nhưng Hegel, trong GPR, lại đề
xướng chính thể quân chủ lập
hiến, và vi phạm trực diện cả sơ
đồ lôgíc của chính mình
khi đặt vị trí của quốc vương
(“ tính cá biệt ”) lên trên
quyền lập pháp (“ tính phổ
biến ”) và quyền hành pháp
(“ tính đặc thù ”). Dường
như ông cố làm tất cả để
không bị xem là người ủng hộ
những tư tưởng của Cách mạng
1789 !
Trong cao
trào đàn áp này, Hegel hoàn
toàn không phải là một khuôn
mặt “ anh hùng ”. Ông tỏ ra nhát
sợ, thậm chí còn có hành động
không mấy cao thượng khi nhân cơ
hội này để trả thù cá
nhân : đả kích và tố cáo
Fries, một đồng nghiệp đã mất
ghế giáo sư và đang bị truy tố.
Hegel nghi ngờ tất cả những ai còn dám
đặt câu hỏi “ Tôi phải
làm
gì ? ” kiểu Kant và Fichte là những
kẻ “ phản đạo đức ”, vì
theo ông, mọi ý đồ phê phán
đối với hiện thực đều là
chủ quan, “ bởi cái gì
đang là,
là lý tính ” và triết học
vừa lòng với việc lý giải cái
“ đang là
” hay đúng hơn, cái
“ đã là ”
: “ con chim cú của
nữ thần Minerva [nữ thần của sự
minh triết] chỉ bắt đầu
cất cánh
lúc hoàng hôn ” (Lời Tựa, 22).
Tuy
nhiên, nếu Lời Tựa dường như
muốn giới hạn không gian phê phán
của triết học thì nội dung các
chương sách lại cho ta một hình
ảnh khác, đa dạng và tích cực
hơn nhiều. Nhìn chung, so với tình
hình thực tế của nước Đức
hậu-Napoléon đương thời, triết
học chính trị của Hegel tỏ ra “ tiến
bộ ” hơn khá nhiều. Trong học
thuyết về tư pháp, Hegel đề xướng
và bảo vệ một hành lang pháp
lý rành mạch cho những quyền nhân
thân : quyền tư hữu tự do và toàn
vẹn. Trong học thuyết về xã hội,
Hegel không chỉ xuất phát từ một
nền kinh tế thị trường tự do chưa
được thực thi trọn vẹn lúc
bấy giờ mà còn mô tả bằng
những phân tích sắc bén “ vấn
đề xã hội ” được đặt
ra như là hậu quả của cuộc cách
mạng công nghiệp : sự song hành giữa
việc tích luỹ sự giàu có và
sự bần cùng hoá trên quy mô
lớn, một vấn đề mà các nhà
lý luận xã hội về sau chỉ cần
tiếp thu và phát triển. Trong học
thuyết về Nhà nước, tuy chủ
trương một nền quân chủ lập
hiến nhưng ông lại dành vai trò
rất ít ỏi cho quốc vương (không
khác mấy vai trò tượng trưng của
một tổng thống liên bang Đức ngày
nay) và bị giới bảo hoàng đả
kích mạnh. Một định chế phân
quyền tuy thụt lùi so với Montesquieu (phân
công trong sự thống nhất thay vì tam
quyền phân lập), nhưng dù sao cũng
là điều chưa từng được
thực hiện từ lời hứa (năm 1813)
cải cách hiến pháp của nước
Phổ.
Tóm lại, GPR là một công trình phức hợp về đề tài và về nhiều cách tiếp cận khác nhau, không cho phép có một cách đọc hay một cách đánh giá giản đơn, chung quyết nào cả. Phần Chú giải dẫn nhập khá cặn kẽ của người dịch sau mỗi chương sách cố gắng thể hiện phần nào tính phức hợp ấy, nên ở đây chỉ xin lược qua một vài điểm quan trọng mà thôi.
3. Khái niệm “ pháp quyền ”
Hegel đặt toàn bộ triết học thực hành của mình dưới khái niệm “ pháp quyền ” (das Recht) theo nghĩa rất rộng. Theo một trình tự từ thấp lên cao, ta có một “ pháp quyền ” (hay “ quyền hạn ” / “ quyền lực ”, “ lẽ phải ”) của pháp quyền trừu tượng, của luân lý, của đời sống đạo đức (gia đình, xã hội dân sự, Nhà nước), và, sau cùng, của lịch sử thế giới (được ông gọi là pháp quyền “ tối cao ”) (§33). Pháp quyền được Hegel định nghĩa như sau : “ Khi một sự tồn tại - hiện có nói chung là tồn tại - hiện có của ý chí tự do, thì đó là pháp quyền. Nó là sự Tự do, với tư cách là Ý niệm ” (§29).
Pháp quyền đặt cơ sở trên ý chí nguyên là một tư tưởng thần học, theo đó quyền uy của mọi luật lệ chính đáng – xác định cái gì là công chính – kỳ cùng dựa trên ý chí của Thượng đế, thể hiện trong “ Mười điều răn ” cũng như trong quyền lực của nhà cầm quyền (v). Việc thế tục hoá quan hệ này giữa ý chí và pháp quyền diễn ra trong các học thuyết về pháp quyền tự nhiên thời cận đại (vi), theo đó pháp quyền phải bắt nguồn từ ý chí hợp nhất của những người tự nguyện ký kết khế ước xã hội và rời bỏ trạng thái tự nhiên.
Tiến
trình thế tục hoá này có lịch
sử lâu dài, xoay quanh ba mối quan hệ :
Thượng đế – Tự nhiên –
Lý tính. Thiết tưởng nên ôn
lại ngắn gọn các chặng đường
lịch sử lý thú này :
- Để
hiểu tại sao “ pháp
quyền tự
nhiên ” lại quan trọng đến thế
ở thời Cận đại, ta cần tìm
hiểu nội dung của chữ “ Tự nhiên ”
(Natur). Từ
xa xưa, ở phương Tây, nó
là ẩn dụ cho bản chất của sự
vật. Các triết gia trước Socrate xác
định bản chất của mọi vật từ
Tự nhiên (chẳng hạn : nơi Thales là
nước, nơi
Anaximenes là khí,
nơi
Empedokles là bốn yếu tố : lửa,
nước,
đất, khí). Nơi Platon, Phusis cũng là
biểu hiện của bản chất đúng
thật. Rồi theo Aristoteles, vì bản chất
chỉ xuất hiện gắn liền với chất
liệu, nên Phusis
trở thành cái gắn
liền chất liệu (hyle)
và hình thức
(eidos),
hay nói cách khác, phusis
mang lại
hình thức cho chất liệu. Đến thời
các giáo phụ Trung cổ (Albertus Magnus và
Thomas Aquino), Tự nhiên là mẫu mực
đạođức-chínhtrị.
Trong Tự
nhiên, ta nhận ra tác động của
Thiên Chúa sáng tạo. Các nhà
thần học nói về “ natura
Deus ”:
Thượng đế vừa đồng nhất
với Tự nhiên, vừa là cái gì
cao hơn Tự nhiên : mang lại cơ sở và
sự tồn tại cho nó.
- Bước
tiếp theo của tiến trình thế tục
hoá là sự đồng nhất giữa
Tự nhiên và lý tính : cái gì
là tự nhiên thì cũng là hợp
lý và ngược lại. Việc thay thế
Tự nhiên và Thượng đế bằng
lý tính diễn ra âm thầm vào
hậu kỳ Trung cổ, nhất là ở Tây
Ban Nha thế kỷ XVI và XVII. Tính quy luật
bất biến của Tự nhiên – mà
ngay cả Thượng đế cũng không
thể vi phạm – có thể được
lý tính (ratio)
phát hiện ra (Thomas
Hobbes : “ quy luật tự
nhiên là một
điều lệnh hay quy tắc phổ biến do
lý tính tìm ra ”, Leviathan
(1851), Ch. 14
và John Locke nói về “lý tính
tự nhiên” trong Hai
khảo luận về
chính quyền, 1689). Tư tưởng này
ảnh hưởng sâu đậm đến
các thế hệ sau (Schelling : Tinh
thần và
Tự nhiên là đồng nhất ; Hegel : Tự
nhiên là Tinh thần ở trong sự tồntại-khác của nó).
Lý do hình thành khái niệm “ pháp quyền lý tính ” : sự khác biệt giữa nhận thức về Tự nhiên ở thời cổ đại và cận đại là ở chỗ trong khi Aristoteles đi tìm bản chất của Tự nhiên, thì thời cận đại đi tìm những định luật tự nhiên. Thời cổ đại sử dụng sự quan sát để không làm biến đổi và xuyên tạc Tự nhiên ; thời cận đại dùng thí nghiệm để buộc Tự nhiên phải “ trả lờ i” : các phản ứng giống nhau trong những tình huống giống nhau có thể được so sánh để xác định quy luật. Tự nhiên trở nên có thể lèo lái được và không còn hoàn toàn đáng tin cậy, trong khi lý tính thì không lừa dối. Tuy nhiên, Tự nhiên cũng mang lại những định luật phổ biến, có thể áp dụng vào mọi trường hợp tương tự. Vì thế, pháp quyền lý tính cũng cần phải có tính phổ biến và tính bình đẳng như thế : nguyên tắc pháp quyền tự nhiên dần dần chuyển thành pháp quyền lý tính. Mọi pháp quyền không còn dựa vào một quy luật tự nhiên mà vào một quy luật của lý tính. Song, pháp quyền tự nhiên vẫn là mẫu mực cho pháp quyền lý tính và đồng thời cũng là chỗ dựa để kiểm tra và phê phán pháp quyền thực định : những diễn trình nào không tương ứng với chuẩn mực của một quy luật thì bị xem là lệch lạc, hư hỏng. Đến Kant thì pháp quyền lý tính mới đạt đến cao điểm. Xem ý chí tự do là cơ sở duy nhất cho pháp quyền và pháp luật là luận điểm cơ bản của Kant và sẽ được Fichte và Hegel tiếp thu. Khác với Hobbes và Locke, Kant không chịu dừng lại ở nguyên tắc về sự tự do hành động đơn thuần, trái lại, xem sự tự do ý chí – theo nghĩa mạnh mẽ của năng lực quyết định vô-điềukiện của ý chí – mới là cơ sở cho mọi quy phạm pháp luật. Hegel tán đồng Kant trong việc xem pháp quyền không phải là một sự kiện tự nhiên mà là một sự kiện được ý chí tự do thiết định nên. Nhưng, theo Hegel, là “ tồntại-hiệncó của ý chí tự do ”, bản thân pháp quyền còn là hiện thân của sự tự do nữa. Khi Hegel viết ngay trong tiểu đoạn mở đầu sách (§1) : “ Khoa học triết học về pháp quyền lấy Ý niệm về pháp quyền, [tức] Khái niệm về pháp quyền và việc hiện thực hoá nó [Khái niệm ấy] làm đối tượng ”, ông không hiểu Ý niệm như cái gì thuộc “ thế giới siêu-cảmtính ” của Platon hay như Ý niệm có tính điều hành như một lý tưởng để vươn tới của Kant, trái lại, xem Ý niệm là sự thống nhất giữa khái niệm và hiện thực, còn hiện thực thì không gì khác hơn là việc hiện thực hoá khái niệm bằng bản thân khái niệm. Cách nói có vẻ “ thần bí ” ấy thực ra là mô hình tư biện cơ bản của Hegel : pháp quyền là sự đồng nhất của sự đồng nhất và sự không-đồngnhất, nghĩa là, trong pháp quyền, ý chí chủ quan đứng đối lập lại với một tính khách quan, nhưng nó có thể trải nghiệm tính khách quan này như là tính khách quan của chính nó, như là sự tự hiện thực hoá của chính mình, và, do đó, là tự do, theo đúng nghĩa của việc “ tồntại-nơi-chính-mình trong cái tồntại-khác ”. Phê phán quan niệm “ tiêu cực, phủ định ” về Tự do của Kant và Fichte vì đã xem tự do là nỗ lực giới hạn sự tuỳ tiện của nhau, (thậm chí trong GPR cũng như trong Hiện tượng học Tinh thần trước đây, Hegel còn xem quan niệm này phải trực tiếp chịu trách nhiệm về cao trào khủng bố của phái Jacobin trong Cách mạng Pháp !), Hegel cho rằng chỉ có khái niệm Tự do như cách hiểu của ông mới là “ tích cực ” hay “ cụ thể ”. Quan niệm này rút cục dẫn đến điều gì ? Theo ông, sẽ dẫn đến sự tương ứng giữa những quyền hạn và nghĩa vụ ở trên mọi cấp độ của sự tự do được hiện thực hoá. Trong ý thức về nghĩa vụ, con người trải nghiệm chính mình như là hữu thể tự do, đó là điều mà Kant cũng đã từng nói. Nhưng, với Hegel, đấy vẫn chỉ là quan niệm “ tiêu cực, phủ định ” về nghĩa vụ như là sự giới hạn, chế ước, trong khi đúng ra, “ trong nghĩa vụ, con người có sự giải phóng của mình ”, “ trong nghĩa vụ, cá nhân tự giải phóng để trở thành sự tự do thực thể ” (§149). Vì thế, Hegel viết ngay ở §4 : “ Nói chung, miếng đất [hay cơ sở] của pháp luật là [lĩnh vực của] cái Tinh thần, còn vị trí chính xác và điểm xuất phát của nó là ý chí. Ý chí là tự do, nên sự tự do tạo nên bản thể và đích đến của ý chí, còn hệ thống của pháp luật là vương quốc của sự tự do đã được hiện thực hoá, là thế giới của Tinh thần do Tinh thần tạo ra từ chính mình như một giới tự nhiên thứ hai ” [BVNS nhấn mạnh].
Khẳng định pháp quyền là “ giới Tự nhiên thứ hai ” trong đoạn văn nổi tiếng này mang lại nhiều hệ quả cho khái niệm về “ pháp quyền tự nhiên ” :
- dù
thuật ngữ “ pháp quyền
tự nhiên ”
vẫn còn được Hegel sử dụng
(và sẽ được thay thế bằng
thuật ngữ “ triết học
pháp
quyền ”), nhưng theo ông, sẽ là
sai lầm nếu hiểu “ pháp
quyền tự
nhiên ” là pháp quyền của Tự
nhiên hay pháp quyền về Tự nhiên,
trái lại, trong pháp quyền tự nhiên,
vấn đề không phải là bàn
về “ quyền của Tự nhiên ” mà
là về bản tính tự nhiên
của
pháp quyền, nghĩa là, về bản
chất hay khái niệm của nó.
- lý
lẽ của ông là : ít ra từ Thomas
Hobbes cho đến Kant và Fichte, pháp quyền
tự nhiên trong quan niệm thời cận đại
bao giờ cũng mới chỉ được hiểu
như là pháp quyền lý tính,
tức, như là học thuyết triết học
về pháp quyền dựa trên cơ sở
những nguyên tắc thuần lý. Ngược
lại, nếu hiểu nó như là “ giới
Tự nhiên thứ hai ”, tức, tương
tự với giới Tự nhiên như là
một hiện thực sui
genesis, thì nó quả
là một cái gì có vẻ như
là tự nhiên, chỉ có điều,
đó là “ thế giới của
Tinh
thần tự sản sinh từ chính mình ”
[sui genesis].
Và, theo cách hiểu này, ắt
ta hoàn toàn có thể dùng chữ
“ văn hoá
” để biểu thị
nó (Schndelbach, 1999, 130).
Khái niệm này về pháp quyền cũng giải thích tại sao Hegel cũng còn đặt cho tác phẩm GPR một tên gọi thứ hai Đại cương pháp quyền tự nhiên và Khoa học về Nhà nước (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) : pháp quyền tự nhiên – với tư cách là triết học về pháp quyền – cũng đồng thời có tham vọng là khoa học về Nhà nước, tức một môn khoa học xã hội về những định chế hiện tồn. Hegel thừa biết rằng pháp quyền tự nhiên – ngay từ thời Trung cổ và nhất là cận đại – luôn là một chỗ dựa để phê phán pháp quyền thực định, và chính sự khác biệt giữa pháp quyền tự nhiên và pháp quyền thực định là cơ sở cho tính chính đáng của mọi sự phê phán đối với trật tự phong kiến, cho dù không nhất thiết dẫn đến yêu sách cách mạng, chẳng hạn nơi Kant (vii). Tuy nhiên, khi ông viết : “ Pháp quyền tự nhiên hay pháp quyền triết học đúng là có khác với pháp quyền thực định, nhưng ắt sẽ là một ngộ nhận lớn nếu biến sự khác nhau này thành một sự đối lập hay đối kháng ” (§3, Nhận xét), rõ ràng Hegel tự đặt mình vào một thế lưỡng nan : vừa muốn bảo vệ một không gian phê phán, vừa nhận thấy điều ấy là quá nguy hiểm trong hoàn cảnh trước mắt ! Toàn bộ quyển GPR bị chi phối bởi thế lưỡng nan ấy. Nhưng, kỳ cùng, chính tham vọng lý thuyết của một môn “ pháp quyền tự nhiên tư biện ” muốn bao hàm cả sự đồng nhất và sự không đồng nhất của pháp quyền tự nhiên và pháp quyền thực định, tức có yêu sách đồng thời là Khoa học về Nhà nước –, theo nghĩa một khoa học về định chế, và bản thân định chế là cái duy nhất có quyền xác lập pháp quyền và ban bố pháp luật – đã ít nhiều giới hạn và ngăn cản mọi nỗ lực phê phán đích thực (viii).
Diễn trình “ tư biện ” này tự nó có tính khép kín như một vòng tròn đồng tâm, với khởi điểm là “ ý chí tự do ” như là cấp độ tối cao đã đạt được của “ Tinh thần chủ quan ”. Do đó, hình thức đầu tiên, còn hoàn toàn trừu tượng của việc hiện thực hoá ý chí tự do này (tức “ sự tự do được hiện thực hoá ”) trong Tinh thần khách quan chính là pháp quyền trừu tượng, trên đó lần lượt xây dựng nên những hình thái ngày càng cụ thể hơn : luân lý, gia đình, xã hội dân sự, Nhà nước và lịch sử thế giới. Tiến trình “ tự phát triển ” này của Tinh thần khách quan mang hai đặc điểm, đồng thời cũng là hai hệ quả khá nguy hiểm :
- cấp
độ phát triển cao hơn, cụ thể
hơn luôn có quyền hạn hay lẽ phải
(Recht) cao
hơn đối với cấp độ
thấp hơn ;
- không
thể có sự xung đột giữa các
cấp độ mà chỉ có thể có
sự xung đột bên trong một cấp độ.
Pháp quyền ở cấp độ thấp
luôn phải nhường bước cho cấp
độ cao hơn. Hệ quả : pháp quyền
hay quyền hạn của Nhà nước (ở
cấp độ cao hơn) sẽ không bị
luân lý (thuộc cấp độ thấp
hơn) giới hạn, mà phải nhường
công việc “ phán xử ” ấy cho
“ quyền hạn tuyệt đối ” của
“ Tinh thần thế giới ” ở trong lịch
sử thế giới hiểu như “ tòa
án thế giới ”.
Sau đây chỉ xin lược qua mấy nét chủ yếu (và sẽ được tìm hiểu cặn kẽ hơn trong các phần Chú giải dẫn nhập có liên quan, Xem : Chú giải dẫn nhập : 3-10).
4. Pháp quyền trừu tượng
Phần
I của tác phẩm, pháp quyền trừu
tượng, trình bày các cơ sở
khái niệm và quy phạm của luật
dân sự và hình sự. Chúng là
trừu tượng, vì ở đây không
xét đến các đặc điểm
lịch sử và thường nghiệm của
những bộ luật nhất định mà
chỉ xét đơn thuần về mặt
khái niệm. “ Pháp quyền
trừu
tượng ” chính là chủ đề
của Pháp quyền tự nhiên “ thuần
tuý ” như là pháp quyền lý
tính trước đây, nhưng chính
phương pháp tư biện của Khoa học
Lôgíc được triển khai ở đây
làm cho việc theo dõi tiến trình
“ tự-pháttriển ” của quy định
khái niệm của pháp quyền trừu
tượng không dễ dàng :
- trong
lĩnh vực này, phương diện chủ
thể của ý chí tự do là nhân
thân (Person),
tức là con người theo
nghĩa hoàn toàn trừu tượng với
thuộc tính duy nhất là chủ nhân
của những quyền hạn và nghĩa vụ
pháp lý trừu tượng. Ở phương
diện này, Hegel tiếp thu gần như trọn
vẹn truyền thống Luật La Mã và
pháp quyền tự nhiên thời cận
đại, về năng lực pháp lý
của tính nhân thân.
- ở phương diện khách thể của ý chí tự do, không phải lúc nào cũng dễ hiểu và dễ đồng tình với Hegel khi ông áp dụng “ phương pháp tuyệt đối ” của Khoa học Lôgíc (sự phủ định nhất định và sự phủ định của phủ định…) vào lĩnh vực pháp quyền trừu tượng : luận điểm về sự tự triển khai tất yếu của các hình thức và định chế pháp lý “ thuần tuý ” như sở hữu và hợp đồng ; sự quá độ tất yếu về mặt khái niệm từ các mối quan hệ hợp đồng sang sự phi pháp hay sai trái (sự phi pháp ngay tình, sự lừa đảo, sự cưỡng bách và tội ác), cũng như quan niệm và học thuyết về hình phạt như là sự phủ định của phủ định (phủ định bằng pháp luật đối với sự vi phạm pháp quyền hay là việc khôi phục pháp quyền, công lý)(ix).
5. Luân lý
Phần II (Luân lý) càng dễ gây ngộ nhận và thất vọng nếu ta chờ đợi ở đây một “ đạo đức học ” của Hegel theo nghĩa thông thường và quen thuộc của những quy phạm luân lý. Hegel hiểu chữ “ luân lý ” (Moralitt) theo nghĩa khác. Ngay từ trong EPW (Bách khoa thư III) : “ Cái luân lý (das Moralische) phải được nắm lấy trong nghĩa rộng hơn, trong đó nó không chỉ đơn thuần có nghĩa là cái Thiện luân lý. Trong tiếng Pháp, chữ “ Le Moral ” là đối lập lại với chữ “ Physique ”, và có nghĩa là cái Tinh thần, cái Trí tuệ nói chung ” (EPW, §503, Nhận xét). Theo Hegel, ở cấp độ của luân lý, ý chí phản tư vào trong mình, là ý chí biết chính mình như là ý chí tự do, qua đó nhân thân trừu tượng (của cấp độ pháp quyền trừu tượng) phát triển thành chủ thể. Như thế, luân lý nơi Hegel chính là yếu tố chủ quan của việc quy định ý chí và là “ pháp quyền ” của ý chí chủ quan. Trong chừng mực đó, luân lý là một hình thái của pháp quyền nói chung, là một “ hiện tượng ” của Tinh thần khách quan, giống như các hiện tượng khác, nghĩa là, có thể mô tả được bằng lý thuyết, và, do đó, về cơ bản, chứa đựng một lý thuyết về hành động dưới các tiểu mục “ Chủ ý và trách nhiệm ”, “ Ý định và sự an lạc ” và “ Cái Thiện và Lương tâm ”. Trong khi Kant xem luân lý thuộc về lĩnh vực triết học thực hành, tuân theo quy luật riêng, khác hẳn với lĩnh vực triết học và khoa học lý thuyết, thì việc Hegel xoá nhoà sự phân biệt ấy sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng(x).
Điểm xuất phát và cũng là luận điểm xuyên suốt của Hegel ngay từ 1802 là phê phán đạo đức học của Kant : theo Hegel, từ một nguyên tắc luân lý trừu tượng như “ mệnh lệnh nhất quyết ” (Kant), ta không thể rút ra được điều gì nhất định cả, ngoài việc phải luôn mong muốn điều Thiện, nhưng lại không thể xác định được điều Thiện cụ thể là gì. Việc phê phán “ chủ nghĩa hình thức ” ấy càng được nâng lên đến cao độ khi Hegel khẳng định rằng : dựa vào mệnh lệnh nhất quyết, ta có thể đề ra bất kỳ nghĩa vụ luân lý nào cũng được. Đó cũng là cơ sở cho luận điểm khét tiếng trong Lời Tựa đã nêu của GPR : ai còn đặt câu hỏi “ Tôi phải làm gì ? ” như Kant thì chỉ là kẻ “ thấy cây không thấy rừng ” và chỉ bộc lộ sự “ vô-đạođức của chính mình ” (Lời Tựa, 7). Hegel khẳng định : “ Vả chăng, chân lý liên quan đến pháp quyền, đời sống đạo đức và Nhà nước cũng cũ xưa không khác gì việc trình bày và ban bố nó một cách công khai trong luật pháp, luân lý công cộng và tôn giáo ” (Lời Tựa, 6). Việc Hegel cho in nghiêng dòng chữ ấy cho thấy lập trường kiên quyết của ông như thế nào ! Điều này có nghĩa : những quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý, luân lý và đạo đức của ta không chỉ đến được với ta bằng kiến thức pháp lý hay sự giáo dục luân lý và tín ngưỡng mà trực tiếp từ các quan hệ đạo đức sống thật ở trong xã hội. Vì thế, ông trả lời câu hỏi “ Tôi phải làm gì ? ” của Kant như sau : “ Con người phải làm gì, đâu là những nghĩa vụ mà con người phải thực hiện để trở nên có đức hạnh là điều dễ dàng trả lời ở trong một cộng đồng đạo đức : con người không phải làm điều gì khác hơn ngoài những gì đã được quy định, đã được ban bố ” (§150, Nhận xét). Vậy, không phải Hegel không có một “ đạo đức học ” theo nghĩa những quy phạm và nghĩa vụ, chỉ có điều, ông đặt nó vào trong một nền đạo đức học định chế (ở phần III : “ Đời sống đạo đức ”, các tiểu đoạn §§142-157). Là đại biểu của một “ đạo đức học định chế ” – theo đó sự đúng đắn và bổn phận ràng buộc do chính bản thân cấu trúc của các định chế mang lại mà kỳ cùng là định chế nhà nước (§§260 và tiếp) –, Hegel phải tiền giả định rằng các định chế là những “ quyền lực đạo đức ” (§145), trong đó có sự hài hoà giữa đời sống cộng đồng (Aristoteles) và tính chủ thể tự do (Kant).
Sau hơn
một thế kỷ không ngừng trao đổi
và tranh luận, ngày nay phần đông
các nhà nghiên cứu và chú
giải ngày càng nhận rõ rằng
một nền đạo đức học định
chế đầy tham vọng như thế không
chỉ tỏ ra bất khả thi mà còn
ngầm chứa nhiều hiểm hoạ. Không
thể phủ nhận tầm quan trọng của
định chế trong việc quy định những
nghĩa vụ và quyền hạn, nhưng thật
nguy hiểm nếu muốn quy giản luân lý
thành pháp lý, bởi giữa chúng
mãi mãi có những sự khác biệt
về nguyên tắc mà ai cũng dễ nhận
thấy (Kant đã mô tả sự phân
biệt của Christian Thomasius giữa cái iustum
có thể cưỡng chế và cái
honestum
không thể cưỡng chế ngay trong
Lời dẫn nhập cho MS (Metaphysik
der Sitten / Siêu
hình học về đức lý). Theo đó,
luân lý là quy luật cho con người
và có chức năng của một sự
cưỡng chế từ bên trong. Khi vi phạm
các quy luật luân lý, lương tâm
giữ vai trò của một quan toà nội
tâm. Ngược lại, pháp lý cưỡng
chế con người từ bên ngoài mà
không nhất thiết đi kèm với một
động cơ nội tâm nào cả. Bên
cạnh đó, có thể tóm lược
sự khác biệt giữa luân lý và
pháp lý như sau : – pháp luật được
hình thành bằng quyết định của
định chế, chẳng hạn của quyền
lập pháp, khác hẳn với quy tắc
luân lý ; – pháp luật có và
mất hiệu lực ở một thời điểm
nhất định ; các quy tắc luân lý
thì không phải như thế ; và, –
pháp luật quy định rành mạch
quyền ưu tiên của điều luật
này so với điều luật kia, ngược
lại, các giá trị luân lý tồn
tại đồng đẳng bên cạnh nhau,
đòi hỏi sự quyết định và
chọn lựa của mỗi cá nhân(xi).
Sự phê phán của Hegel đối với “ chủ nghĩa hình thức ” của đạo đức học Kant cũng không thực sự thuyết phục, vì bản thân Kant, trong Siêu hình học về đức lý, đã xuất phát từ mệnh lệnh nhất quyết để xây dựng một học thuyết về pháp quyền và một học thuyết về đức hạnh không kém phong phú về nội dung. Học thuyết đạo đức học của Kant có thể còn thiếu sót, nhưng rõ ràng Hegel không thể cho rằng mình đã trả lời trọn vẹn câu hỏi của Kant, bởi hai người tiếp cận vấn đề từ hai cách khác nhau : những gì với Kant còn là “ vấn đề ” (phải đi tìm một tiêu chuẩn cho khả thể của một đời sống đạo đức trong thế giới hiện tại) thì Hegel xem như đã được giải quyết. Không thể bảo tất cả những ai luôn băn khoăn trước câu hỏi “ Tôi phải làm gì ? ” đều là những người không biết… phải làm gì với tư cách là pháp nhân, là chủ thể luân lý và là người công dân !
6. Đời sống đạo đức
Với một “ bước chuyển ” không kém khó hiểu từ luân lý (Moralitt) sang đời sống đạo đức (Sittlichkeit) như trước đây từ pháp quyền trừu tượng sang luân lý, Hegel hiểu “ đời sống đạo đức ” là sự thống nhất của hai cấp độ trước, tức giữa pháp quyền trừu tượng và luân lý, đồng thời như là cơ sở chung của chúng. Như đã thấy, Hegel muốn đi tìm một nguyên tắc thống nhất (mà ông cho rằng Kant và Fichte đã không làm được) giữa học thuyết về pháp quyền và học thuyết về đức hạnh, giữa tính luân lý (Moralitt) và tính hợp pháp (Legalitt), giữa pháp quyền tự nhiên và học thuyết về Nhà nước. Ông biết rõ sự phân biệt cơ bản của Kant giữa luân lý và pháp quyền (hay “ cái đạo đức ”), và ông muốn “ vượt bỏ ” nó khi viết : “ Cái đạo đức (das Sittliche) là tâm thế chủ quan, nhưng là tâm thế chủ quan của pháp quyền tồntại-tự-mình ” (§141, Nhận xét). Chữ “ nhưng ” này, một lần nữa, nhằm công kích sự “ vô-nộidung ” của luân lý “ đơn thuần ” kiểu Kant, vì thế, theo Hegel, ý chí chủ quan chỉ trở thành “ đạo đức ” khi nó muốn cái pháp quyền hay sự công chính “ tự-mình ” hay “ khách quan ”, tức, muốn những gì được quy định trong các định chế. Mọi tính chủ thể đi lệch khỏi những quy định ấy là “ huênh hoang chủ quan ”, là “ vô-đạođức ”. Một nền “ đạo đức học định chế ” được thể hiện rõ ràng khi Hegel tán đồng câu trả lời của một hiền triết Hy Lạp “ trước câu hỏi của một người cha về phương thức tốt nhất để dạy con trở thành đạo đức […], đó là hãy biến nó thành công dân của một Nhà nước có luật pháp tốt đẹp ” (§153, Nhận xét).
“ Đời sống đạo đức ”, theo cách hiểu ấy, cũng được kiến tạo theo công thức tư biện-biện chứng “ nhịp ba ”, “ tam vị nhất thể ” : sự đồng nhất của sự đồng nhất và sự không-đồngnhất. Đó là sự đồng nhất nguyên thuỷ của đời sống đạo đức trong gia đình, rồi sự không-đồngnhất ở trong xã hội dân sự, và sau cùng, sự đồng nhất giữa sự đồng nhất và sự không-đồngnhất – tức gia đình và xã hội dân sự – được hiện thân trong Nhà nước, đồng thời, Nhà nước cũng là cơ sở chung của gia đình và xã hội dân sự.
6.1. Gia đình
Gia đình là đời sống đạo đức tự nhiên, nhưng không có nghĩa là cái gì đơn thuần tự nhiên mà là Tự nhiên thứ hai, trong đó tính chất sinh vật của quan hệ giới tính bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu. Gia đình ở cấp độ cao hơn pháp quyền trừu tượng nên nó không dựa vào quan hệ “ hợp đồng ” giữa hai nhân thân mà phải là một định chế xã hội mang tính “ tinh thần ” khi biến hai nhân thân trở thành một nhân thân duy nhất. Nhưng, gia đình, trong cấu trúc của Hegel, là gia đình “ hiện đại ”, “ dân sự ”, bởi nó vừa khác với gia đình thị tộc hay thân tộc ở thời cổ đại và phương đông, vừa khác với các đại gia đình quý tộc hay hoàng tộc : gia đình hiện đại dựa trên hôn nhân tự do và tự nguyện, hướng đến mô hình gia đình hạt nhân thường xuyên “ tự giải thể ” với nhiệm vụ “ đạo đức ” là giáo dục con cái thành những cá nhân trưởng thành có năng lực hình thành những gia đình mới (xii).
6.2. Xã hội dân sự
Chương
về Xã hội dân sự – bao gồm
những cá nhân trưởng thành thoát
thai từ sự giải thể của gia đình
– là chương nổi tiếng nhất
và cũng gây nhiều ảnh hưởng
nhất của GPR. Lần đầu tiên những
gì đã được hình thành
trong thời cận đại về mặt lịch
sử xã hội đã được
Hegel xử lý bằng khái niệm : sự
ra đời của một hình thức xã
hội hoá được phân biệt với
hệ thống chính trị của Nhà
nước, chủ yếu dựa trên sự
phân công lao động của nền kinh tế
thị trường cạnh tranh. Thuật ngữ
truyền thống : societas
civilis vốn chỉ được
dành để định nghĩa Nhà nước
một cách mơ hồ, lẫn lộn đã
được Hegel phiên dịch sang tiếng
Đức một cách chính xác hơn
nhiều : bây giờ nó là “ xã
hội ” trong chừng mực gắn liền với
nguyên tắc nền tảng của Hiện đại :
tính chủ thể tự do, không chỉ
nơi tầng lớp “ tư sản
công
thương nghiệp thành thị ” mà
cho toàn bộ xã hội gồm mọi tầng
lớp (nông dân có ruộng đất,
tầng lớp công thương nghiệp, tầng
lớp viên chức) và xuyên thấm mọi
định chế xã hội (gia đình,
xã hội và cả Nhà nước).
Việc chuyển dịch ấy về thuật ngữ
nói lên cả một sự biến đổi
sâu sắc về xã hội của cả
một thời đại. Qua đó, Hegel trở
thành một trong những nhà lý luận
tiên phong xây dựng nên lĩnh vực
lý thuyết xã hội và triết học
xã hội, phân biệt với chính trị
học và triết học chính trị.
- Về cấu trúc bên trong của xã hội dân sự như là khu vực xã hội trung gian giữa gia đình và Nhà nước, sở dĩ Hegel có cái nhìn tỉnh táo và ít ảo tưởng một phần cũng là nhờ vào mô hình tư biện của ông. Là cấp độ lôgíc của sự không-đồngnhất, Hegel không ngại ngùng khi gọi xã hội dân sự là sự “ mất mát của đời sống đạo đức ” : về mặt khái niệm, sự mất mát ấy ra đời một cách tất yếu từ sự giải thể của gia đình như là hình thức đầu tiên của đời sống đạo đức. Lý do dễ hiểu : nếu đời sống đạo đức là sự thống nhất giữa pháp quyền và luân lý thì việc nó bị mất mát trong xã hội dân sự là điều tất nhiên, bởi gia đình tuy cho ra đời những nhân thân hay những chủ thể trưởng thành, nhưng thoạt đầu chỉ hướng đến những lợi ích vị kỷ của mình. Đối với họ, cái phổ biến xã hội là một hiện thực xa lạ ; họ đối diện với hiện thực ấy như với một cái đối lập ngoại tại, và mỗi người tìm mọi cách để “ công cụ hoá ” cái phổ biến này thành phương tiện để thoả mãn những mục đích vị kỷ của mình. Hegel gọi cái phổ biến bị tha hoá ấy là “ Nhà nước bên ngoài, Nhà nước của sự cấp thiết, của giác tính ” (§183), ở đây, đời sống đạo đức bị phân hoá thành hai đối cực : cái phổbiến-trừutượng và cái cá nhân đơn thuần. Hegel rút ra nhận định sắc bén không khác gì những nhà phê phán cấp tiến về sau này đối với xã hội dân sự : “ Vướng vào những sự đối lập ấy, xã hội dân sự phơi bày quang cảnh của sự giàu có vô độ, của sự bần cùng và sự đồi bại chung của cả hai về thể lý lẫn đạo đức ” (§185).
- Thế
nhưng, mục đích của chương
sách phong phú và thú vị này
về xã hội dân sự (xiii)
không dừng lại ở sự mô tả
mômen của sự tha hoá, của sự
không-đồngnhất, trái lại, thông
qua sự không-đồngnhất ấy, Hegel
muốn chứng minh một cách nội tại,
nghĩa là, không cần thêm thắt
những giả định lý thuyết nào
khác, rằng nó sẽ tất yếu dẫn
đến mômen của sự đồng nhất
giữa sự đồng nhất và sự
không-đồngnhất của đời sống
đạo đức, tức đến Nhà
nước. Điều này là khả hữu,
bởi theo ông, bản thân “ sự
mất
mát của đời sống đạo đức ”
diễn ra ngay trong mảnh đất của đời
sống đạo đức, nói khác đi,
đúng theo mô hình tư biện, sự
tha hoá khỏi đời sống đạo
đức phải được hiểu là
tự-thahoá của bản thân đời
sống đạo đức như là mômen
tất yếu dẫn đến sự “ hoà
giải ”. Bước đầu tiên theo
hướng này chính là tiểu mục
về “ Hệ thống những nhu cầu ”
(§§190-195). Hệ thống này cho thấy :
bất chấp sự vị kỷ phổ biến
của những lợi ích cá nhân riêng
tư, một hình thái của sự xã
hội hoá đã được hình
thành, đó là sự phân công
lao động và sự trao đổi hàng
hoá trên thị trường, buộc mọi
thành viên phải tiếp thu và thi thố
những năng lực cần thiết để
tồn tại trong lĩnh vực này, và,
ít ra có thể thực hiện một phần
những lợi ích riêng tư của chính
mình. Hegel đánh giá cao môn kinh tế
chính trị học còn non trẻ ở
chính cống hiến lý thuyết ấy,
và vì thế, Hegel là người đầu
tiên thực sự biết quan tâm đúng
mức đến môn học mơí mẻ
này về mặt triết học qua việc
tiếp thu những kết quả của môn
“ kinh tế quốc dân ” cổ điển
(Smith, Say và Ricardo). Hegel còn có một
đóng góp đáng kể vào việc
lý giải xã hội dân sự : việc
xã hội hoá thông qua hoạt động
kinh tế khách quan còn có một cái
đối ứng về phía chủ quan : đó
là sự đào luyện / giáo dục
(Bildung)
(§187) mà xã hội dân sự
chờ đợi và đòi hỏi nơi
mọi người. Chính nhiệt tâm đầy
hào hứng đối với lý tưởng
tân-nhânvănchủnghĩa trong việc
đào luyện / giáo dục của thế
hệ ông đã mang lại sự cân
đối cho cách lý giải “ duy vật
chủ nghĩa ” (hay ít ra là “ duy
thực chủ nghĩa ”) về xã hội
dân sự. Với Hegel, quá trình đào
luyện / giáo dục cũng chính là
một sự trở về lại với chính
mình từ sự tha hoá, tức nhận ra
chính mình trong cái khác, cái xa
lạ với mình (xiv).
- Từ
sự kết hợp tưởng như khó ăn
nhập với nhau giữa cách nhìn “ duy
thực ” và “ tân-nhânvăn ”
này, Hegel chuyển sang phần lý luận
về việc quản trị và thực thi
công lý (Rechtspflege/administration of justice)
(§§209-229) mà ta có thể gọi theo
kiểu ngày nay là “ xã hội học
về pháp luật ”. Trong phần này,
ông cho thấy : từ sự nối kết phổbiến-kháchquan của những cá nhân
trong lao động và trao đổi cũng như
từ sự nối kết phổbiến-chủquan của việc đào luyện / giáo dục
sẽ hình thành nên những định
chế, qua đó sự đồng nhất của
đời sống đạo đức được
tái lập ở ngay bên trong sự không-đồngnhất của nó, tức, ngay bên trong
sự
vô-đạođức hiển nhiên (sự
phi pháp và tội ác). Không khác
gì một nhà duy vật lịch sử xem
pháp quyền chỉ là một kiến trúc
thượng tầng của từng mỗi quan hệ
sản xuất, Hegel đã diễn dịch –
tất nhiên về mặt khái niệm –
việc quản trị và thực thi công
lý và các định chế của nó
(toà án, quy trình và thủ tục
tố tụng v.v…) từ chính hệ thống
kinh tế của xã hội dân sự. Đây
chính là chỗ để “ thực định
hoá ” những quy phạm pháp lý
của pháp quyền trừu tượng trước
đây, nhưng Hegel không đi vào liệt
kê và suy diễn những điều luật
nhất định, mà tập trung xác định
những điều kiện cho phép tạo ra
sự an toàn pháp lý trong khuôn khổ
của xã hội dân sự : – tính pháp
quy của luật pháp; – điển chế
hoá luật pháp thành những “ bộ
luật ” ; và – quyền tài phán
(tương đối độc lập) của
toà án với quy trình tố tụng
và thủ tục tố tụng nghiêm
chỉnh (xv).
Nhìn chung, quan niệm của Hegel về quản
trị và thực thi công lý là
tiến bộ, hiện đại và có
nhiều điểm đi trước cả thời
đại.
- Cơ quan thứ ba góp phần “ đạo đức hoá ” nội tại cho xã hội dân sự là cảnh sát và hiệp hội (xvi), trong đó “ cảnh sát ” được hiểu theo nghĩa rộng hơn ngày nay để chỉ việc quản trị hành chính và trị an công cộng, còn “ hiệp hội ” là các tổ chức nghề nghiệp hiện đại thay thế cho các phường hội trước đây. “ Cảnh sát ” được Hegel giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có cả các chức năng can thiệp cần thiết của xã hội và Nhà nước trước tình trạng đầy xung đột giữa việc tích lũy sự giàu có và sự bần cùng hoá ở quy mô lớn. Điều này cho thấy năng lực dự báo xã hội khá sắc bén của Hegel cũng như việc ông không hoàn toàn tin vào “ bàn tay vô hình ” (Adam Smith) như là sức mạnh duy nhất có thể điều hoà mọi xung đột lợi ích trong xã hội của chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển. Chỗ khác biệt giữa Hegel và Marx / Engels là ông vẫn tin rằng những khủng hoảng của xã hội dân sự kỳ cùng vẫn có thể chế ngự được và không nhất thiết phải dẫn đến một cuộc cách mạng chính trị, xã hội lần thứ hai sau Cách mạng 1789. Trong khi đó, Hegel xem các hiệp hội là kết quả của năng lực tự tổ chức của các tầng lớp trong xã hội dân sự, qua đó “ cái đạo đức quay trở về lại như một cái gì nội tại ở trong xã hội dân sự ” (§249), thậm chí như một “ gia đình thứ hai ”, khác với gia đình tự nhiên thứ nhất vốn thường trực tự giải thể trong xã hội dân sự.
6.3.
Nhà
nước
Với
103 tiểu đoạn, Chương “ Nhà
nước ” là chương dài nhất
trong GPR và cũng là cao điểm của
quyển sách. Ở đây, mọi đầu
mối đều tập trung về : gia đình
và xã hội dân sự, đời sống
đạo đức mang tính bản thể và
chủ thể đều tìm thấy sự
thống nhất cụ thể trong Nhà nước,
đồng thời Nhà nước là cơ
sở đúng thật của pháp quyền,
luân lý và đời sống đạo
đức. Học thuyết của Hegel về Nhà
nước muốn giải quyết “ một
lần cho xong ” tất cả những gì mà
triết học chính trị từ Platon,
Aristoteles cho đến Rousseau, Kant, Fichte… đặt
ra : đó là giải quyết trọn vẹn
Ý niệm về đời sống đạo
đức, nhưng trong bối cảnh của xã
hội hiện đại. Vì thế, ở đây
Hegel không bàn về một Nhà nước
nhất định nào, mà bàn về
Ý niệm về Nhà nước. “ Ý
niệm về Nhà nước ”, theo cách
hiểu của Hegel về chữ “ Ý niệm ”,
không phải là Ý niệm của Platon
như cái gì đơn thuần được
suy tưởng, cũng không phải của Kant
như cái gì “ phải là ” theo
nghĩa luân lý, mà là “ hiện
thực của Ý niệm đạo đức ”
(§257). Như thế, học thuyết về Nhà
nước của Hegel nhắm đến cái
lĩnh vực trung gian hết sức khó khăn
giữa Nhà nước [đúng thật]
và những nhà nước trong thực
tại. Một mặt, phải có sự xuất
hiện của một cấu trúc Nhà nước
được hiện thực hoá ít ra ở
những nét chủ yếu trong những nhà
nước hiện đại, để nó
không chỉ là một Ý niệm “ đơn
thuần ”, nhưng mặt khác, triết học
về Nhà nước phải là cái
gì nhiều hơn một sự mô tả
những thể chế của môn sử học
hay chính trị học.
Vì
cho rằng gia đình và xã hội dân
sự chỉ có thể tồn tại trong
khuôn khổ của một Nhà nước,
nên Hegel không bao giờ hình dung đến
khả thể của một sự xã hội
hoá phi-nhànước như ước mơ
của những người theo phái vô-chínhphủ, và cũng không thể chấp nhận
một loại hình nhà nước “ tối
thiểu ” như chủ trương của phái
tự do chủ nghĩa sơ kỳ. Điều
này có thể được giải thích
bằng truyền thống “ Nhà nước
chủ nghĩa ” của Châu Âu lục
địa, nhất là ở nước Đức,
luôn xem các cấu trúc xã hội
kỳ cùng là các cấu trúc mang
tính nhà nước, khác hẳn với
truyền thống Anh-Mỹ. Và cũng chính
các lý lẽ tư biện cùng với
cách tu từ quá hùng hồn khi viết
về Nhà nước đã khiến Hegel
luôn bị công kích là “ thần
thánh hoá Nhà nước ” (xvii).
Là người đọc, chúng ta vừa
cần tỉnh táo để điều chỉnh
lại những cách hiểu cực đoan về
Hegel, vừa không khỏi ngạc nhiên tại
sao bây giờ Hegel lại rời bỏ giọng
điệu tỉnh táo ở các phần
trước, trong khi ta biết rằng dù sao
Nhà nước cũng tuyệt nhiên không
phải là cơ quan thẩm quyền cao nhất
của đời sống đạo đức.
Trong quan niệm của Hegel, thẩm quyền tối
cao ấy được dành cho lịch sử
thế giới hiểu như toà án thế
giới (§340) (xviii).
- Tiểu
mục “ luật công pháp nội bộ
của Nhà nước ” (§§260-329) là
học thuyết của Hegel về hiến pháp
hay chính thể. Như đã biết, theo
Hegel, Nhà nước đạo đức là
chính thể quân chủ lập hiến, vì
nó hợp nhất mọi đặc điểm
ưu việt của cả ba chính thể
truyền thống : quân chủ [chuyên chế],
quý tộc và dân chủ. Chính thể
này có sự phân quyền, nhưng
không theo mô hình tam quyền phân lập
của Montesquieu hay “ checks
and balances ” (kiểm
soát và cân bằng) của hiến pháp
Hoa Kỳ (bị Hegel xem là “ phá hoại
Nhà nước ” và là “ tâm
thế của đám dân đen ” !), trái
lại theo mô hình phân công trong sự
thống nhất hữu cơ của Nhà nước
(§272).
Đi
vào cụ thể, quyền lực của quốc
vương – trái với những lời
tán tụng nặng tính tu từ – bị
Hegel giới hạn ở vai trò “ đặt
dấu chấm lên chữ I ” không hơn
gì vai trò tượng trưng của một
Tổng thống liên bang Đức ngày
nay. Quyền hành pháp được thực
thi bởi một nội các chỉ chịu
trách nhiệm trước quốc vương
(như thực tế ở nước Phổ cho
tới 1916) và bao hàm cả quyền tư
pháp (không độc lập như nơi
Montesquieu). Sau cùng, quyền lập pháp gồm
một hệ thống lưỡng viện : Thượng
viện dành cho giới quý tộc (nông
thôn) không qua bầu cử ; Hạ viện
gồm đại biểu của xã hội dân
sự trên cơ sở đề cử của
những hiệp hội. Nổi bật ở đây
là sự thiếu vắng của toà án
hiến pháp, toà án hành chính
và việc điển chế hoá những
nhân quyền và dân quyền cơ bản
để bảo vệ nhân dân trước
sự lạm quyền của các cơ quan Nhà
nước. Dường như Hegel không thể
tưởng tượng rằng có thể có
một sự lạm quyền đến mức
nhân dân cần phải tự vệ trong Nhà
nước “ đạo đức ” của
ông ! Tuy còn nhiều hạn chế, ngay cả
khi so sánh chẳng hạn với mô hình
chính thể đại diện trong khuôn
khổ chế độ quân chủ lập hiến
của John Stuart Mill (xix),
nhưng nhìn chung, không thể phủ nhận
rằng “ Nhà nước ” của Hegel
nhất thiết phải là một Nhà nước
pháp quyền, một Nhà nước hiến
định theo nghĩa hiện đại và
không phải là một Nhà nước
chuyên chế hay toàn trị như các
cách lý giải nhiều thiên kiến (xx).
- “ Chủ
quyền đối ngoại ” (§321 và
tiếp, thuộc phần Công pháp nội
bộ) chỉ thuộc về quốc vương,
qua đó chính sách đối ngoại
và quân sự không được quyền
lập pháp kiểm soát. Ở đây,
điều đáng chú ý là một
thứ “ siêu hình học về chiến
tranh ” khó có thể được
người đọc ngày nay đồng tình
có từ những năm 1802 trong NR và được
lặp lại trong GPR. Theo đó, chiến tranh
là cần thiết về mặt đạo đức
để chống lại sự suy nhược và
trì trệ của cộng đồng, giống
như bão tố làm cho nước không
bị tù đọng (§324). Đây cũng
là quan niệm khá phổ biến đương
thời và có mặt cả nơi Kant (K.
d. U / Phê phán năng
lực phán đoán,
§28).
- Quan
niệm này càng triệt để hơn
trong phần Công pháp quốc tế
(§§330-340) về quan hệ giữa các
Nhà nước với nhau. Trong lĩnh vực
này, khác với chủ quyền nội bộ,
không có một quyền uy nào đứng
lên trên các Nhà nước có
chủ quyền để phán xử và
dàn xếp. Vì thế, theo Hegel, những
quốc gia riêng lẻ tất yếu ở trong
trạng thái tự nhiên của Hobbes (bellum
omnium contra omnes / chiến tranh của tất cả
chống lại tất cả), và vì thế,
với Hegel, ý tưởng của Kant về
một “ nền hoà bình vĩnh cửu ”
là trống rỗng và không tưởng
(§333, Nhận xét). Thực tế ngày
nay, nhất là sau Thế chiến thứ nhất,
sự ra đời của Hội Quốc Liên
rồi Liên Hiệp Quốc cho thấy Kant đã
có lý, nhất là trước hiểm
hoạ huỷ diệt toàn bộ của kỷ
nguyên vũ khí hạt nhân.
- GPR kết thúc với mấy tiểu đoạn liên quan đến triết học về lịch sử thế giới sẽ được Hegel triển khai trong loạt bài giảng chuyên đề về lĩnh vực này (xxi). Trong phạm vi triết học pháp quyền, Hegel nhấn mạnh rằng lịch sử thế giới có thẩm quyền tối cao như là Toà án thế giới, vì nó là “ tính phổ biến tuyệt đối ” của mọi “ Tinhthần-dântộc ”, tức, là “ Tinhthần-thếgiới ” như là “ kẻ thực thi đồng thời là chứng nhân cho sự vinh quang của mình ”. Rút cục, chính Tinhthần-thếgiới là “ vị nhạc trưởng ” của tất cả mọi Nhà nước riêng lẻ và sử dụng những cá nhân kiệt xuất mang tầm vóc lịch sử thế giới để thực hiện mục đích tối hậu và tuyệt đối của mình, đó là “ nhận biết về chính mình một cách tuyệt đối, qua đó giải phóng ý thức của mình ra khỏi tính trực tiếp tự nhiên và trở về lại với chính mình ” (§352). Trong Các bài giảng về triết học lịch sử, Hegel sẽ gọi lịch sử thế giới là “ sự tiến bộ trong ý thức về tự do ”, được thúc đẩy bởi “ mẹo lừa của lý tính ”. “ Mẹo lừa ” ranh mãnh ấy là ở chỗ : lý tính tuyệt đối – với tư cách là Tinhthần-thếgiới – để cho những Nhà nước và “ những vĩ nhân ” tận lực theo đuổi những lợi ích riêng của mình, nhưng vô tình hoàn thành một mục tiêu tối hậu ở đằng sau lưng chính mình ! Hegel liệt kê bốn “ thế giới ” từng thay nhau đảm nhận sứ mệnh “ lịch sử thế giới ” theo diễn trình lôgíc tất yếu : thế giới phương Đông, thế giới Hy Lạp, thế giới La Mã và thế giới Géc-manh ; mỗi “ thế giới ” ngự trị một thời đại với “ quyền hạn tuyệt đối ” so với sự vô quyền của những Tinhthần-dântộc khác, và khi thời đại ấy đã qua, “ thế giới ” ấy không còn được tính đến trong lịch sử thế giới nữa (§347). Hạ thấp toàn bộ những nền văn hoá và những quốc gia trong lịch sử thành phương tiện đơn thuần cho cứu cánh tối hậu được gọi là sự “ tiến bộ ” của lịch sử thế giới; giao phó việc lựa chọn giữa chiến tranh và hoà bình cho Lịch sử thế giới xét như Toàán-thếgiới, dễ hiểu tại sao Hegel vừa hấp dẫn người đọc vừa dễ làm cho họ sợ hãi ! (xxii)
7. “ Triết học pháp quyền ” dưới mắt người đọc
Lịch
sử tác động của GPR, như cách
nói đúc kết thật cô đọng
của Schndelbach (2000, 333), hầu như là lịch
sử của những phản ứng đối
với mệnh đề lừng danh của Hegel :
“ Cái gì hợp-lýtính thì
hiện thực ; và
cái gì là hiện
thực, thì hợp-lýtính ” (Lời
Tựa, 17) (Xem: Chú giải
dẫn nhập :
1.4). Tuy nhiên, do sự phong phú của các
chủ đề trong GPR, lịch sử tiếp thu
và bàn luận chung quanh GPR không chỉ
lâu dài mà còn hết sức phức
tạp, đa dạng, nhất là còn tuỳ
theo cách đọc từ phía “ hữu ”
hoặc từ phía “ tả ”. Dưới
đây chỉ có thể nêu một bản
lược đồ :
- Nhìn
chung, có thể nói rằng khi Hegel còn
sống, chưa có một sự bàn thảo
thật căn cơ về quyển sách. Ngoại
trừ một vài sự lên tiếng dựa
trên tinh thần của thời Khai minh hay pháp
quyền tự nhiên của Kant và Fichte
(Riedel, I, tr. 81 và tiếp), sự phê phán
chủ yếu đến từ phía hữu,
tức từ những thành viên của
trường phái duy sử, các môn đệ
của Schelling và các nhà bảo thủ
của nước Phổ, công kích thái
độ thiện cảm của Hegel đối
với Cách mạng Pháp và chủ
trương khá miễn cưỡng của ông
về chế độ quân chủ lập hiến
(với quyền lực rất giới hạn dành
cho quốc vương như đã nói ở
trên) (xxiii).
Nổi bật là phê phán của
Schubarth (1829), quy chụp Hegel đã đi ngược
lại nguyên tắc quân chủ của nước
Phổ (Riedel, I, 209 và 249).
- Việc
nghiên cứu có chất lượng hơn
bắt đầu từ thập niên 30 của
thế kỷ XIX (nhất là sau khi Eduard Gans –
môn đệ hàng đầu của Hegel –
ấn hành và viết Lời
giới thiệu
dài cho ấn bản lần thứ hai của
GPR trong khuôn khổ toàn tập đầu
tiên của Hegel) và kéo dài một
thập niên cho đến khi “ trường
phái Hegel ” bị phân hoá thành
ba phái : hữu, trung và tả. Cuộc tranh
luận gây chia rẽ xoay quanh mối quan hệ
giữa Nhà nước và xã hội
dân sự (Riedel I, 24 và tiếp). Trong khi
“ những nhà Hegel cánh hữu ” nhấn
mạnh sự cần thiết của một Nhà
nước mạnh, có năng lực giải
quyết xung đột trước các vấn
đề xã hội hiện đại, và
“ những nhà Hegel trung phái ” muốn
tiếp tục phát triển một cách ôn
hoà các định chế do Hegel đề
nghị để cân bằng giữa Nhà
nước và xã hội thì “ những
nhà Hegel cánh tả ” muốn đảo
ngược mối quan hệ giữa Nhà nước
và xã hội, xem Nhà nước của
Hegel chỉ là sản phẩm và dấu
hiệu của một tình trạng xã hội
cần phải phê phán và cải biến.
Tiêu biểu nhất là Karl Marx trong Kritik der
Hegelschen Staatsphilosophie / Phê phán
triết học
về Nhà nước của Hegel (1841/42). Marx
lưu ý đến nhận xét của
Arnold Ruge về sự trộn lẫn các phạm
trù lôgíc và lịch sử nơi
Hegel, đồng thời được gợi hứng
từ phong cách phê phán của Ludwig
Feuerbach. Theo Feuerbach, con người nhìn thấy
trong tôn giáo bản chất của chính
mình như một cái gì khách
quan, xa lạ mà không tự nhận biết,
thì ở đây cũng thế, theo Marx,
việc Hegel trình bày một cái có
tính lịch sử như là một cái
lôgíc phi-thờigian qua luận điểm
về tính thứ nhất (Primat)
của Nhà
nước so với xã hội chính là
một dạng tự-thahoá về mặt xã
hội của con người. Trong Kritik der
Hegelschen Rechtsphilosophie / Phê phán triết
học
pháp quyền Hegel (1843), Marx viết : “ Chúng
ta là những người sống đồng
thời với hiện tại về mặt triết
học, nhưng không phải là những
người sống đồng thời về mặt
lịch sử. Triết học Đức là
sự nối dài về tư tưởng của
lịch sử Đức… ” (Marx, Các
tác phẩm thời trẻ, tiếng Đức,
tr. 20 và tiếp). Marx nhìn ra nguyên nhân
ở trong sự lạc hậu của nước
Đức, và, vì thế, triết học
pháp quyền của Hegel là một biểu
hiện tư tưởng nhưng đồng thời
cũng tất yếu là hình ảnh phản
chiếu xuyên tạc của tình trạng
hiện thực. Mô hình phê phán ý
hệ : “hạt nhân hợp lý – lớp
vỏ thần bí ” (Marx, Tư bản
I,
tiếng Đức, tr. 18) từ đó được
thông dụng trong việc phê phán triết
học Hegel cho tới ngày nay (Lenin, Lukács,
Bloch, Horkheimer, Adorno, Marcuse…).
- Sau thất
bại của Cách mạng 1848, cuộc tranh cãi
giữa các “ phái ” Hegel lùi vào
hậu trường, vì tình hình tư
tưởng sau 1850 có vẻ đã đổi
chiều. Số phận của triết học pháp
quyền Hegel bây giờ lại bị quy định
nặng nề bởi công trình phê phán
gây nhiều ảnh hưởng của Rudolf
Haym : Hegel
und seine Zeit / Hegel và thời
đại
ông (1857) từ phía chủ nghĩa tự
do. Lần này Hegel lại bị công kích
là triết gia quan phương của Nhà
nước Phổ. Hình ảnh này kéo
dài suốt cả 100 năm với nhận định
gay gắt của R. Haym : “ Theo
chỗ tôi
thấy, so với câu nói khét tiếng
về tính hợp lý tính của hiện
thực theo kiểu của Hegel trong Lời Tựa
[GPR] thì những gì
Hobbes, Filmer, Haller hay
Stahl đã nói đều có tinh thần
tự do hơn nhiều. Lý luận về “ ơn
Thiên Chúa ” và về
obedientia absoluta
[sự vâng lời tuyệt đối] là
hồn nhiên và không nguy hiểm bằng
học thuyết kinh khủng đã phong thánh
cho cái hiện tồn như là hiện
tồn ” (dẫn theo Riedel, I, 374). Tác phẩm
đáp lại của Karl Rosenkranz, môn đồ
của Hegel (Apologie
Hegels gegen Dr. R. Haym / Biện hộ
cho Hegel chống lại TS R. Haym (1858) (Riedel I, 395 và
tiếp)) không đủ sức để thay
đổi hình ảnh ấy trước dư
luận.
- Vào
nửa đầu thế kỷ XX, trước hiểm
hoạ phát xít, phái tự do càng
thấy có nhu cầu phê phán Hegel. Họ
vạch ra cả một “ truyền thống toàn
trị ” của những nhà Hegel cánh
hữu (phái “ Hegel già ”) từ
Johann Eduard Erdmann, Karl Rưler và Adolf Lasson cho đến
Georg Lasson, Julius Binder, Gerhard Dulckeit và Karl Larenz ở
thời kỳ Thế chiến I (Riedel I, 31), theo đó,
Hegel là triết gia kinh điển của Nhànước-quyềnlực. Hình ảnh Hegel bị
cực đoan hoá từ cả hai phía :
những nhà Hegel cánh hữu (chủ nghĩa
Hegel-mới) đã “ Nhà nước
hoá ” toàn bộ “ đời sống
đạo đức ” bao hàm cả gia đình
và xã hội dân sự, không lưu
ý đầy đủ đến “ pháp
quyền vô hạn ” của tính chủ
thể tự do trong tư tưởng Hegel. Trong khi
đó, các nhà tư tưởng phát
xít “ chính hiệu ” (Alfred Baeumler,
Alfred Rosenberg, Carl Schmitt…) lại bác bỏ
hoàn toàn triết học Hegel, xem nó
còn quá “ tự do ” và không
đủ tính “ dân tộc ”
(völkisch).
Thậm chí, Carl Schmitt còn cho
rằng “ Hegel đã chết
” vào
đúng thời điểm Hitler nắm được
quyền lực ! (Riedel, I, 47).
- Hegel chỉ bắt đầu được “ giải oan ” khỏi tai tiếng là nhà tư tưởng tiền phong của chủ nghĩa toàn trị là nhờ sự tiếp thu mới mẻ đối với GPR sau Thế chiến thứ II. Ngay từ 1941, Herbert Marcuse đã công bố quyển Reason and Revolution : Hegel and the Rise of Social Theory bằng tiếng Anh. Nó thực sự gây tác động nhờ lần tái bản năm 1954 và được dịch sang tiếng Đức vào năm 1962. Marcuse đã chứng minh một cách thuyết phục sự đối lập không khoan nhượng giữa Hegel và chủ nghĩa (Đức) quốc xã. Bên cạnh đó là loạt bài giảng nổi tiếng của Alexandre Kojève vào những năm 30 ở Paris tập trung vào quyển PhG (Hiện tượng học Tinh thần) trước cử toạ là một thế hệ những triết gia trẻ sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ sau này : Sartre, Aron, Merleau-Ponty, Fessard, Hippolite v.v… Kết quả là một hình ảnh Hegel tươi trẻ, năng động, mang sắc thái mác-xít lẫn hiện sinh, lưu lại dấu ấn đậm nét nơi nhóm “ Praxis ” (Kosik, Markovic, Patrovic, Schnied-Kowarzik…) và trường phái Frankfurt. Thêm vào đó là công trình nhiều ảnh hưởng của Georg Lukács (Der junge Hegel und die Probleme der kapitalistischen Gesellschaft / Hegel trẻ và các vấn đề của xã hội tư bản chủ nghĩa (1948)) bác bỏ “ truyền thuyết phản động ” về một “ thời kỳ thần học ” của Hegel, trong khi thật ra là một “ thời kỳ cộng hoà ” dự báo cho công cuộc phê phán xã hội mácxít về sau. Đáng lưu ý nữa là quyển Subjekt-Objekt. Erluterungen zu Hegel / Chủ thể-khách thể. Những giải thích về Hegel của Ernst Bloch năm 1951 với cái nhìn vừa thiện cảm vừa phê phán hướng đến một “ chủ nghĩa Marx cởi mở ” của tương lai với một “ không tưởng cụ thể ”. Công trình của Eric Weil (Hegel et l’État / Hegel và Nhà nước, 1950) và nhất là của nhóm nghiên cứu chung quanh Joachim Ritter phá bỏ nhiều định kiến của phái tự do và điều chỉnh lại nhiều nhận thức về quyển GPR. Triết học thực hành của Hegel cũng đã gợi hứng cho quan niệm của Hans-Georg Gadamer về một “ thông diễn học như là triết học thực hành ”. Khẩu hiệu của Hegel : “ triết học nắm bắt thời đại của mình bằng tư tưởng ” trở thành khẩu hiệu cho một phong cách triết lý về đạo đức và chính trị mang tinh thần “ tân-Aristoteles ”, chống lại “ sự trừu tượng đơn thuần ” kiểu Kant và Fichte. Ở khu vực Anh Mỹ, sự thận trọng trước tư tưởng Hegel đã bị phá vỡ nhờ công trình nghiên cứu và giới thiệu khá đồ sộ của Charles Taylor (Hegel, 1975), góp phần đẩy lùi hình ảnh khá méo mó về Hegel còn khá phổ biến ở khu vực này của Karl Popper (K. Popper : The Open Society and its Enemies II).
8. “ Triết học pháp quyền ” và một số vấn đề của xã hội hiện đại
Tham vọng
của Hegel muốn hợp nhất triết học
thực hành, triết học chính trị
và triết học về Nhà nước
đặt ra hàng loạt vấn đề lý
thú vẫn còn mang đầy đủ
tính thời sự. Chúng tôi chỉ xin
điểm qua vài nét thật ngắn gọn
sau đây :
- “ Nhà nước ” của Hegel là “ Nhà nước hiện đại ” ?
Ta đứng trước một sự đối lập khá triệt để trong các cách nhìn : Rudolf Haym và các nhà theo phái tự do xem Nhà nước của Hegel là hoàn toàn tiền-hiệnđại và có âm mưu phục hồi những gì đã bị lịch sử vượt qua. Erich Weil (Hegel et l’État, 1950) bác lại khi cho thấy chế độ nước Phổ đương thời thực ra đã không thực hiện nổi những gì được Hegel xem là “ hợp-lýtính ” và “ hiện thực ”. Joachim Ritter (Hegel und die französische Revolution / Hegel và Cách mạng Pháp, 1957) xem Nhà nước của Hegel là nhà nước hậu-cáchmạng, mong muốn thực hiện những nguyên tắc mang ý nghĩa lịch sử thế giới của Cách mạng Pháp : nguyên tắc hiện đại về tính chủ thể và sự tự do chủ quan. Hegel làm mọi cách để vừa là triết gia của Cách mạng Pháp vừa ngăn ngừa những cuộc cách mạng trong tương lai, vì, theo ý ông, chúng có thể gây tổn hại cho những gì đã đạt được về mặt lịch sử thế giới. Để xét xem Nhà nước của Hegel có phải là một Nhà nước hiện đại hay không, cần phải xét ở hai điểm mấu chốt : Nhà nước pháp quyền và việc bảo vệ nhân quyền và dân quyền. Ở điểm trước, khó có thể bảo Nhà nước của Hegel là nhà nước chuyên chế hay toàn trị, bởi, tuy không có sự độc lập của quyền tư pháp và hệ thống tam quyền phân lập, nhưng nó vẫn là một Nhà nước pháp quyền và Nhà nước hiến định, ít nhất ở ba phương diện : - Nhà nước không phải là bộ máy quyền lực đơn thuần mà được cai quản bởi pháp luật như là tồntại-hiệncó của ý chí tự do; - là Nhà nước hiến định theo nghĩa của công pháp đối nội và đối ngoại ; - và sau cùng, là Nhà nước áp dụng luật dân sự và hình sự với quy trình và thủ tục tố tụng minh bạch. Về điểm thứ hai, Hegel luôn xem việc bảo đảm bằng định chế cho những quyền hạn cá nhân cụ thể trong gia đình, nghề nghiệp, sự quản trị và thực thi công lý, hiệp hội và sự đại diện chính trị là ưu tiên hơn những quyền hạn danh nghĩa – chẳng hạn trong “ Tuyên ngôn nhân quyền ” (1793)(xxiv). Việc không nhấn mạnh đủ đến cơ chế bảo vệ những quyền cá nhân, kể cả quyền của thiểu số (so với J. S. Mill, Sđd) trước sự lạm quyền có thể có của Nhà nước đúng là một chỗ yếu trong phác đồ của Hegel. Nhưng cũng không vì thế mà có thể tước bỏ tính hiện đại trong mô hình của Hegel, khi ông nhấn mạnh yêu cầu khá quen thuộc ngày nay về một sự kết hợp giữa Nhà nước pháp quyền và Nhà nước xã hội. Trong chừng mực đó, có thể nói triết học chính trị của ông đã dự đoán được phần tham gia ngày càng nhiều hơn của Nhà nước trong đời sống chính trị và xã hội hiện đại, không còn hoàn toàn giống với hình dung của một chủ nghĩa tự do “ thuần tuý ” theo kiểu của Hayek, Nozick v.v…
- Hegel –
khác với chủ nghĩa tự do chính
trị – luôn đòi hỏi phải có
một “ đời sống đạo đức ”
(Sittlichkeit).
Tất nhiên, nó không chỉ
đơn thuần là sự hoài niệm
về một polis
cổ Hy Lạp. Trái lại,
Hegel chia sẻ với Rousseau về “ thân
phận ” của con người chủ thể
hiện đại là phải sống một
lúc hai tư cách : citoyen
và bourgeois
và,
cũng như Rousseau, tìm cách “ hoà
giải ” sự đối lập này trong
một nhất thể cao hơn. “ Citoyen
” –
như là người công dân – là
hình ảnh hiện đại của polítes
cổ đại, tức người sở hữu
những quyền chính trị ; trái lại,
bourgeois,
như là con người chủ thể
hiện đại của quyền dân sự.
Hegel muốn điều chỉnh lại mô hình
quá cực đoan của Rousseau : ông không
xoá bỏ tư cách bourgeois
như trong khế
ước xã hội của Rousseau, mà muốn
trung giới giữa hai bên, với tính thứ
nhất (Primat)
dành cho citoyen.
Kant và
Fichte cũng đòi hỏi một “ tính
đạo đức ” của Nhà nước
khi rút Nhà nước ra từ mệnh lệnh
nhất quyết như là từ nguyên tắc
cho mọi đời sống đạo đức.
Nhưng, khi Hegel nuôi tham vọng vượt qua
Kant và Fichte bằng một sự thống nhất
cụ thể giữa cái công cộng và
cái riêng tư, giữa nền đạo
đức chínhtrị-pháplý với
luân lý cá nhân, được hiểu
như nỗ lực khắc phục triệt để
sự đối lập giữa citoyen
và
bourgeois
trong một đời sống đạo
đức “ đúng thật ”, không
ít người nhìn thấy Hegel đã
buộc phải trả một giá rất đắt :
- đồng nhất hoá pháp quyền và luân lý, luật pháp và đức hạnh ;
- quy giản đạo đức học (triết học về luân lý) thành một lý thuyết đơn thuần về hành động ;
- đồng nhất hoá tính chất mô tả (của khoa học lý thuyết) với tính chất quy phạm (của triết học thực hành) ;
- và,
sau cùng, đề xướng một chủ
nghĩa duy sử vừa có tính quy phạm
vừa có tính tư biện: sự đúng
đắn của hành động không còn
là công việc và quyết định
của cá nhân luân lý tự giác
mà là quyền lực vô hạn và
tối cao của “ Lịch sử thế giới
như là Toà án thế giới ”,
một hình thức thế tục hoá của
sự sùng tín rất khó biện minh
và thuyết phục.
“ Hồ
sơ ” về triết học pháp quyền
của Hegel tưởng như đã có
thể khép lại với những nhận định
ấy ! Tuy nhiên, vấn đề không hoàn
toàn đơn giản như mới thoạt
nhìn. Còn hàng loạt câu hỏi
còn cần được tiếp tục đào
sâu và tranh luận. Chẳng hạn, ngay với
điểm sau cùng về vai trò của
“ Lịch sử thế giới ” như là
đỉnh cao trong kiến trúc học
(Architektonik)
của triết học pháp quyền
Hegel vẫn còn nhiều điểm cần tiếp
tục làm rõ :
- Bốn “ thế giới mang tầm vóc lịch sử ” (Phương đông, Hy Lạp, La Mã, Gécmanh) (§354) được Hegel nhắc đến có phải chỉ vì chúng là những đế quốc hùng mạnh trong lịch sử hay chính là vì vai trò của chúng trong sự phát triển ngày càng cụ thể hơn Tinh thần phổ biến của sự tự do ? Như thế, lịch sử thế giới trong quan niệm Hegel là lịch sử của “ sự tiến bộ trong ý thức về tự do ” chứ không phải là lịch sử của những đế chế dựa trên sức mạnh bạo lực ?
- Lý
luận khét tiếng của Hegel về chiến
tranh bắt nguồn từ một chủ nghĩa
“ hiếu chiến ” hay thực ra là hệ
luận của sự phân tích về xã
hội dân sự xét như một xãhội-thếgiới về mặt kinh tế ? Do
bản tính của nó, xã hội dân
sự trên phạm vi thế giới là
không đủ năng lực chính trị ?
- Đáng chú ý là sự đứt gãy của con đường thẳng từ trừu tượng đến cụ thể, từ thấp đến cao trong kiến trúc học của Triết học pháp quyền Hegel. Thật thế, trong lĩnh vực của đời sống đạo đức (Sittlichkeit), sự vận động của khái niệm từ gia đình thông qua xã hội dân sự đến Nhà nước là con đường đi từ một định chế đạo đức cụ thể nhưng chưa phát triển (gia đình) thông qua một lĩnh vực trừu tượng của pháp quyền hình thức (xã hội dân sự) để khôi phục một lĩnh vực đạo đức thực sự cụ thể (Nhà nước). Nhưng, sau khi đạt được cấp độ này, lại có một tiến trình “ đi xuống ” khá lạ lùng. Lĩnh vực công pháp quốc tế chỉ còn là một lĩnh vực của sự “ Phải là ” (§330) (“ các hiệp ước cần phải được tôn trọng ”, “ cần thừa nhận các Nhà nước khác ” v.v…), không khác gì quay trở lại chỗ xuất phát của “ pháp quyền trừu tượng ”. Sau cùng, Lịch sử thế giới cũng không khôi phục cấp độ của đời sống đạo đức và không dẫn đến sự hoà giải thực sự giữa Tự nhiên và Tự do. Thoạt đầu, Tự nhiên ngày càng được đạo đức hoá (pháp quyền trừu tượng đạo đức hoá Tự nhiên bên ngoài thành sở hữu và hợp đồng ; rồi luân lý đạo đức hoá bản tính bên trong của bản năng và xu hướng bằng lương tâm ; Nhà nước đạo đức hoá những tàn dư của “ trạng thái tự nhiên ” trong xã hội dân sự bằng “ lòng tôn trọng luật pháp ” và “ chủ nghĩa yêu nước ” cùng với những định chế tương ứng). Nhưng sau cùng, tại sao ở cấp độ công pháp quốc tế, quan hệ giữa các nhà nước với nhau không chỉ không tiếp tục khắc phục tàn dư của “ trạng thái tự nhiên ”, chẳng hạn bằng một “ Nhà nước toàn cầu ” hay một “ siêu-Nhànước ” mà trái lại, dường như trở lại với bản thân trạng thái tự nhiên của “ chiến tranh của tất cả chống lại tất cả ” ? Sơ đồ lôgíc cũng không giúp giải thích thoả đáng được điều này (người ta thường cố gắng đọc “ pháp quyền trừu tượng ” như là Lôgíc học về tồn tại (Seinslogik), “ luân lý ” như là Lôgíc học về bản chất (Wesenslogik) và “ đời sống đạo đức ” như là Lôgíc học về khái niệm (chủ quan) (subjektive Logik), nhưng GPR lại có quá nhiều bước “ thăng trầm ” và luôn dao động giữa Lôgíc học khách quan và Lôgíc học chủ quan khiến sơ đồ này không bao quát hết được ! Vậy, phải chăng “ chỗ kết thúc này của triết học pháp quyền Hegel không phải là một dấu hiệu của sự ngạo mạn thường bị lên án cho bằng một biểu hiện của sự khiêm tốn về triết học. Thay vì thần thánh hoá lịch sử, Hegel dường như đã suy tưởng về lịch sử như một thế giới của sự hoà giải bất toàn, xem lịch sử thế giới như một “histoire mondaine” (Weil), một lịch sử trần gian kỳ cùng không thể nào dẫn đến một sự hoà giải giữa Tự nhiên và Tự do ” (xxv). Trong thời đại lên ngôi của “ tính phổ biến cụ thể ” ngày nay (nói theo ngôn ngữ “ bình dân ” là xã hội dân sự toàn cầu hoá !), có lẽ càng cần hơn bao giờ hết một “ sự khiêm tốn triết học ” như thế.
Hegel rất gần gũi với chúng ta trong những cảm thức về thế giới hiện đại. Ở những chỗ tưởng như ông đẩy chúng ta ra xa ông, thì, từ một cách nhìn khác, ông vẫn còn nguyên vẹn sự thanh tân và quyến rũ của một đại triết gia. “ Thỉnh thoảng được gặp mặt Ông Già cũng thú / Ta cố giữ đừng tuyệt giao với Cụ ! ”(xxvi).
Bùi Văn Nam Sơn
Nguyên đán Canh Dần, 2010
i() Hegel: GPR (Các nguyên lý của triết học pháp quyền), §124, Giảng thêm.
ii() Xem : Chú giải dẫn nhập 1.2: Về ý nghĩa hai nhan đề của tác phẩm.
iii() Xem : Chú giải dẫn nhập : 1.3.
iv() Karl-Heinz Ilting, Vorwort des Herausgebers / Lời Tựa của người ấn hành, trong G. W. F. Hegel. Die Philosophie des Rechts. Vorlesungen ber Rechtsphilosophie 1818-1831 / Hegel, Triết học pháp quyền. Các khoá giảng về triết học pháp quyền 1818-1831, Stuttgart-Bad Cannstadt, 1974.
v() Kinh Thánh, Rô Ma 13.1 : “ Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập ”. NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2007, tr. 1961. Ta nhớ rằng công thức Deo gratias (Do ơn Thiên Chúa) luôn gắn liền với tước vị vua chúa Âu Châu.
vi() Karl-Heinz Itling, Naturrecht und Sittlichkeit. Begriffsgeschichtliche Studien / Pháp quyền tự nhiên và đời sống đạo đức. Các nghiên cứu về lịch sử khái niệm, Stuttgart 1983, tr. 73 và tiếp (dẫn theo Schndelbach, 1999, 180).
vii() Trong “ ber den Gemeinspruch : Das mag in der Theorie richtig sein, taugt aber nicht fr die Praxis ” / “ Về câu tục ngữ : có thể đúng trong lý thuyết nhưng vô dụng cho thực hành ” (1793), Kant đã loại trừ quyền nổi loạn hay cách mạng, ngay cả đối với một chính quyền bạo ngược.
viii() Xem : Chú giải dẫn nhập 2.2 : “ Pháp quyền tự nhiên ” và “ pháp quyền thực định ”; 2.3: Đi tìm một định nghĩa cho “ pháp quyền ”; 2.4: “ Ý chí tự do ”.
ix() Xem : Chú giải dẫn nhập: 3, 4 và 5.
x() Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.
xi() Xem:
- Herbert Hart : The Concept of Law, New York 1994
- Jrgen Habermas: Faktizitt und Geltung, Frankfurt/M 1992.
- Detlef Horster: Rechtsphilosophie, Junius, Hamburg 2002, tr. 12 và tiếp.
xii() Xem : Chú giải dẫn nhập: 8.
xiii() Xem : Chú giải dẫn nhập: 9.
xiv() Hans-Georg-Gadamer tiếp thu tư tưởng này vào thông diễn học khi viết : “ Mỗi cá nhân riêng lẻ, khi tự nâng mình lên thành hữu thể tinh thần từ sự tồn tại tự nhiên của mình, tìm thấy trong ngôn ngữ, tập tục, những thiết chế của dân tộc mình một bản thể có sẵn để biến thành bản thể của chính mình, chẳng hạn trong việc học nói. Do đó, cá nhân riêng lẻ bao giờ cũng đã ở trên con đường của sự đào luyện/giáo dục và luôn vượt bỏ tính tự nhiên của mình, trong chừng mực thế giới – trong đó mình lớn lên – là một thế giới được con ngươì đào luyện trong ngôn ngữ và tập tục ” (Gesammelte Werke / Tập hợp tác phẩm, 10 tập, tập I, Chân lý và Phương pháp, tr. 20, Tbingen 1985-1995).
xv() Xem : Chú giải dẫn nhập: 9.3.2.
xvi() Xem : Chú giải dẫn nhập: 9.3.3.
xvii() Chẳng hạn, theo Hegel, bản chất của tự do là sự thống nhất của Tinh thần bao gồm cả tính khách thể, tính bản thể và tính chủ thể của sự tự do. Ông gọi nhất thể ấy là “ sức mạnh độclập-tựtồn, trong đó những cá nhân riêng lẻ chỉ là những mômen mà thôi ”, và “chính [nhờ có] hành trình [ấy] của Thượng đế trong thế giới mà Nhà nước tồn tại ”. “ Hành trình của Thượng đế ở trong thế giới ” là hình tượng quá bóng bẩy và mạnh mẽ rất dễ gây ngộ nhận, nhưng ta nên lưu ý : ông không bảo Nhà nước là “ hành trình của Thượng đế ở trong thế giới ”, trái lại, chính “ sức mạnh của lý tính tự hiện thực hoá như là ý chí ” ở trong Nhà nước mới là “ hành trình của Thượng đế ở trong thế giới ”. Xem : Chú giải dẫn nhập 10.2: Khái niệm về Nhà nước.
xviii() Xem : Chú giải dẫn nhập: 10.5.
xix() John Stuart Mill: Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và giới thiệu, NXB Tri thức 2008.
xx() - §262, Giảng thêm : “ Trong nước Cộng hoà của Platon, sự tự do chủ quan chưa được thừa nhận, vì những cá nhân vẫn còn bị các cơ quan quyền lực của Nhà nước chỉ định những nhiệm vụ phải làm(). Trong nhiều Nhà nước ở phương Đông, việc chỉ định này được căn cứ trên nguồn gốc xuất thân. Nhưng, sự tự do chủ quan – là cái phải được tôn trọng –, đòi hỏi phải có sự tự do lựa chọn về phía những cá nhân ”.
- §270, Giảng thêm : “ Nếu cái toàn bộ này muốn bao trùm hết mọi mối quan hệ của Nhà nước, thì nó là chủ nghĩa cuồng tín [Nhà nước] ; nó muốn nhìn thấy cái toàn bộ ở trong mỗi cái đặc thù, và, để làm như thế, không có cách nào khác là huỷ diệt cái đặc thù, vì chủ nghĩa cuồng tín [Nhà nước] chỉ là thứ chủ nghĩa không dung tha những sự khác biệt đặc thù ”.
xxi() VPG (Vorlesungen ber die Philosophie der Geschichte / Các bài giảng về triết học lịch sử), Werke XII/Tác phẩm, tập XII.
xxii() Xem : Chú giải dẫn nhập: 10.5.
xxiii() Ta nhớ đến nhận xét của Vua Phổ Friedrich Wilhelm III rằng Eduard Gans, môn đệ xuất sắc của Hegel, cùng với Leopold von Henning liên tục đảm nhận các khoá giảng về pháp quyền Tự nhiên thay thế cho Hegel, “ rõ ràng đã biến tất cả mọi sinh viên thành những nhà cộng hoà ”. Hegel lo ngại – và cũng vì có bất đồng với các môn đệ – đã lại trực tiếp giảng dạy (học kỳ mùa đông 1831/32), nhưng chỉ sau hai buổi dạy, Hegel đột ngột qua đời. Sau khi Hegel mất, vua Phổ triệu Schelling về giảng dạy để “ quét sạch mầm mống phản loạn do Hegel đã gieo rắc ! ”.
xxiv() Đáng chú ý là nhận xét sau đây của Hegel : cái cụ thể của biểu tượng được ta gọi là “con người” (§190, Nhận xét) là thuộc về hệ thống những nhu cầu, cũng như biểu tượng nhân thân thuộc về pháp quyền trừu tượng, chủ thể thuộc về luân lý, thành viên gia đình thuộc về gia đình, và Brger/bourgeois thuộc về xã hội dân sự. Nói cách khác, theo Hegel, chữ “con người” (và “quyền con người”) là hoàn toàn trừu tượng và khả nghi, bởi nó chỉ thuộc về “ hệ thống những nhu cầu ”. Hegel đã cung cấp lập luận cho việc “phê phán ý hệ tư sản”, sau này khi nói đến những quan niệm về “quyền con người” (K. Marx đã dùng luận cứ này trong Zur Judenfrage / Về vấn đề người Do Thái (1843)). Xem: Chú giải dẫn nhập: 9.3.1: Hệ thống những nhu cầu.
xxv() Henning Ottmann, Die Weltgeschichte / Lịch sử thế giới, trong Klassiker auslegen, Ludwig Siep chủ biên, Akademie Verlag, Berlin, 2005, tr. 283.
Các thao tác trên Tài liệu