Bạn đang ở: Trang chủ / Biên khảo / Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

- Phùng Học Vinh / Bản dịch của Hồ Bạch Thảo — published 06/12/2016 00:15, cập nhật lần cuối 06/12/2016 14:20
Một học giả Trung Quốc vạch ra những ngộ nhận lịch sử của người Trung Quốc.


Mấy điều đáng cười về
cách nhìn lịch sử
của người Trung Quốc


Phùng Học Vinh

Người dịch : Hồ Bạch Thảo


Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng,  cũng là tác giả các sách về lịch sử như  Tại sao Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, Trắc diện về Lịch sử Trung Quốc, Tìm hiểu Lịch sử Bắc Dương.



Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử ; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từ tiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói ; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa.


Cười thứ nhất : “ Ta có thể chống đế quốc, nhưng ngươi không thể độc lập.”


Tại Trung Quốc không thiếu những người được gọi là nhà văn hoá, yêu lịch sử, mỗi khi bàn đến đoạn lịch sử về việc Ngoại Mông Cổ được độc lập, thường không hẹn nhưng đều phát biểu với 2 ý : 1. Quốc Dân Chính Phủ (1) không có khả năng, đã bỏ Ngoại Mông Cổ ; 2. Chính phủ tân Trung Quốc thật phản động, thản nhiên chi trì cho Ngoại Mông Cổ độc lập. Những người được gọi là “ nhà văn hoá ” này, lúc tuyên bố những câu nêu trên, hiển nhiên trong đầu óc họ đã có sẵn giả thiết : Ngoại Mông Cổ từ xưa đến nay thuộc Trung Quốc ; nhân dân Ngoại Mông Cổ độc lập là phi pháp.

Sự thực ra làm sao ? Sự thực là Ngoại Mông Cổ từ đời Minh trở về trước không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, từ thời đầu Thanh, Ngoại Mông Cổ quy thuận đế quốc Đại Thanh vì khiếp sợ vũ lực của Đại Thanh. Năm 1912 qua chiếu thư “Thanh Đế Thoái Vị” đem Ngoại Mông Cổ “chuyển nhường” cho Trung Hoa Dân Quốc. Sự việc này không trưng cầu ý kiến của dân Mông Cổ, nhân dân Ngoại Mông Cổ có quyền không công nhận. Lập luận này có sức nặng chứ ?

Lịch sử Trung Quốc cận đại hô hào phản Đế cứu quốc, độc lập tự chủ. Trung Quốc cần phản đối thực dân, cần tranh thủ độc lập. Như vậy có đúng không ? Rất đúng. Nhưng một khi bàn đến nhân dân Ngoại Mông Cổ cần tranh thủ độc lập, thì các vị thanh niên “ái quốc” của nước ta bèn trở mặt. Bởi các vị thanh niên “ái quốc” nước ta nhận thức rằng : Chỉ có người Trung Quốc mới có thể độc lập, còn các ngươi Ngoại Mông Cổ lại muốn độc lập ư ! Chỉ là mộng ảo !

Ta có thể phản đế, nhưng ngươi thì không thể độc lập ! Nhà quan thì lửa sáng rực, nhưng các hộ dân thì không được thắp đèn ! Đó là miệng lưỡi của các nhà “ái quốc” yêu lịch sử.

Dân Ngoại Mông Cổ trước kia là người Ngoại Mông Cổ, sau đó là người Thanh, nhưng họ từ trước tới nay chưa hề là người Trung Quốc ; dân nước này cũng có quyền chọn không làm người Trung Quốc. Người Trung Quốc có quyền tranh thủ độc lập, nhân dân Ngoại Mông Cổ cũng có quyền tranh thủ độc lập ; chúng ta đều là người, người người đều bình đẳng. Ta có thể phản đế, nhưng ngươi thì không thể độc lập, cùng một trường hợp cư xử theo 2 tiêu chuẩn khác nhau, tước đoạt lẽ phải. Vấn đề này cần phải phân tích cho rõ, nếu người Trung Quốc không cẩn thận, thì cũng như những người được coi là “nhà văn hoá ái quốc” kia, nhưng đem gương ra soi thì mặt mũi của họ [cũng hung dữ xâm lăng] chẳng khác gì con quỷ Nhật Bản trước kia ; cả hai [cùng đồng loại] nhưng kẻ chạy 50 bước, cười người chạy 100 bước (2).


Cười thứ hai : “Ta có thể giết địch, nhưng ngươi thì không thể đánh lại”


Nghiên cứu về Chiến Tranh Nha Phiến không khỏi phải bàn đến việc Lâm Tắc Từ cấm thuốc phiện, xem hành động có điều gì thất đáng không. Nhưng bàn đến chỗ này, thường thường có những kẻ yêu lịch sử “yêu nước”, nhảy lên với lửa giận tràn ngực, chống đối : “Cần phải bàn làm gì nữa ! Người Anh mang quân đánh giết tại lãnh thổ ta, đều là phi nghĩa. Dù bất cứ lý do gì cũng không được đánh vào lãnh thổ ta, một khi đánh vào, thì bọn chúng là kẻ xâm lăng.” Nói một cách khác, “Bất cứ nguyên nhân gì, nước A không được mang quân đánh nước B, nếu không tuân, nước A sẽ trở thành kẻ xâm lược.” Nhưng có kẻ phản bác rằng : “ Theo đạo lý của anh nêu ra, năm 1979, Trung Quốc mang quân đánh Việt Nam ; vậy xin hỏi Trung Quốc có phải là kẻ xâm lược không ? ” Lúc này anh sẽ toát mồ hôi, không biết trả lời sao, tay chân ngượng nghịu, như kiến bò quanh nồi rang, sượng sùng trăm thứ.

Tuy nhiên cái luận điệu “ái quốc” mới nghe qua, tựa hồ đúng ; nhưng xét trên thực tế thì sai. Vì nếu như không kể nguyên nhân gì, nước A đều không được mang quân đánh nước B, nếu không tuân, thì nước A sẽ thành nước xâm lược ; như vậy xét qua quá trình lịch sử Trung Quốc đã có N lần là kẻ xâm lược. Năm 1918, chính phủ Bắc Dương mang binh đánh nước Nga (3), đánh phá vào lãnh thổ nước khác, có phải là xâm lược không ? Năm 1950 Vương sư (4) vượt qua sông Áp Lục [Triều Tiên], làm cho dân tộc người bị phân cách, thì gọi là cái gì đây ? Năm 1979, gọi là tự vệ phản kích, đánh Việt Nam xung quanh biên giới gần thủ đô ; cái này gọi là gì ? Cũng không nên quên rằng, các năm 1950, 1979, hai lần ra quân ngoài biên giới, đã bị quốc tế khiển trách. Nếu không tin, hãy tra tư liệu đi !

Bạn có biết không ? Năm 1992 Trung Quốc, Hàn Quốc giao thiệp, Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại Hán Thành mở tiệc chiêu đãi báo chí ; báo chí Hàn Quốc bèn làm khó – Ký giả Hàn Quốc yêu cầu Đại sứ Trung Quốc tiến hành xin lỗi về cuộc xâm lăng Hàn Quốc năm 1950 – Như vậy thử hỏi với nhãn quan của nhân dân Hàn Quốc, thì hành vi của Trung Quốc năm 1950 được đánh giá như thế nào ?

Năm 1979 quân ta đánh vào Việt Nam, cho dù quân kỷ dạy về 3 điều chú ý, 8 hạng kỷ luật [tam đại chú ý, bát hạng kỷ luật], giúp cho ông già Việt Nam kéo nước [giếng], gặt lúa ; nhưng đổi lại được gì ? Đổi được việc ông già Việt Nam lén cầm súng bắn ! Tại làm sao vậy ? Vì rằng trong nhãn quan nhân dân Việt Nam, chúng ta là “kẻ xâm lược”. Lại hãy xem vào năm đó chính phủ Việt Nam đã tuyên truyền “Trung Quốc xâm lược” như thế nào :

Giặc phương Bắc [Trung Quốc] cuồng võng xâm chiếm lãnh thổ lân bang, để thoả mãn dã tâm bá quyền châu Á. Trung ương cùng chính phủ hiệu triệu toàn thể quân dân một lần nữa hăng hái đánh ngoại tộc xâm lược.”

Bạn đã thấy rõ chưa, tại năm 1979 nước Trung Quốc ta là “Bắc khấu” [giặc phương Bắc] ; chúng ta bị người Việt Nam gọi là kẻ xâm lược. Không tại gì hết, ngoài việc chúng ta đã tiến đánh vào lãnh thổ nước khác.

Trung Quốc trong lịch sử cận đại chủ yếu đóng vai trò bị áp bức ; nhưng cũng có lúc Trung Quốc đóng vai trò xâm hại người ; chỉ vì anh không hiểu rõ, hoặc không thừa nhận, không dám đối diện với sự thực mà thôi. Lúc chúng ta đàm luận về lịch sử, thường khiển trách Đế quốc chủ nghĩa xâm lược ; nhưng cái thuyết “Nước A mang binh đánh nước B, A là kẻ xâm lược” không thể đứng vững được, vì chúng ta đã từng mang quân đến nước người, đánh phá nhà người. Cái tảng đá kể tội người một khi ném xuống, không khéo lại va vào chân !

Nói như vậy không phải bảo anh đừng đề cập đến, nhưng muốn bảo anh nên đề cập một cách thông minh ; trên thế giới này không phải luôn luôn đều yên ổn, trăm vạn lần chớ đổ riết cho người là xâm lăng, còn tự mình là Thiên sứ !


Cười thứ ba : “Cái của anh là của tôi, từ xưa đến nay là của tôi.”


Người Trung Quốc “ái quốc” văn hoá, mỗi khi bàn đến vấn đề lãnh thổ, thường dùng câu sau đây “Từ cổ đến nay vốn thuộc Trung Quốc”. Năm nào thì gọi là cổ ? Lâu bao nhiêu mới gọi là cổ ? Khái niệm này xuất hiện từ lúc nào? Vấn đề cần phải bàn nhiều.

Tôi xin đưa Đài Loan ra làm ví dụ ; thanh niên “ái quốc” chúng ta thích nói rằng : “Đài Loan từ xưa đến nay thuộc Trung Quốc.” Vấn đề ở chỗ đây là câu nói bậy ; đảo Đài Loan từ xưa không thuộc Trung Quốc. Có thuyết nói rằng thời Tam Quốc, quân Ngô Tôn Quyền đã đi qua Đài Loan ; cho dù vậy cũng không chứng minh được Đài Loan thuộc Trung Quốc (5), Marco Polo từng đến Trung Quốc, nhưng lẽ nào chứng minh được Trung Quốc thuộc Ý Đại Lợi ?

Ngoài ra, dưới triều Minh thiết lập ty tuần kiểm Bành Hồ, thì chỉ phụ trách Bành Hồ mà thôi, không thể lấn ra đến Đài Loan. Kỳ thực từ thời Khang Hy mới bắt đầu, trước đó Trung Quốc chưa hề quản trị đảo Đài Loan.

Sự việc trước kia như thế nào ? Lịch sử đảo Đài Loan nguyên thuộc dân địa phương làm chủ, với một nước thuộc loại bộ lạc gọi là Đại Đỗ Vương quốc ; sau đó người Hà Lan đến, thiết lập chính phủ thực dân Hà Lan. Tiếp đến Trịnh Thành Công dùng vũ lực đánh bại người Hà Lan, lấy Đài Loan từ tay người Hà. Rồi sau đó nước Đại Thanh đánh bại Trịnh Thành Công, mới chính thức mang đảo Đài Loan vào bản đồ Trung Quốc.

Nói một cách khác, đảo Đài Loan không phải “từ xưa đến nay thuộc Trung Quốc” ; nhưng do người Trung Quốc động thủ đánh lấy, hay nói một cách khó nghe hơn, là cướp lấy. Như bảo Đài Loan từ xưa đến nay thuộc ai, có thể nói rằng từ xưa thuộc dân nguyên trên đảo, thứ đến thuộc người Hà Lan, rồi lại thứ đến thuộc người Trung Quốc.

Lịch sử đảo Đài Loan thực đã nêu ra một ví dụ rất tốt ; nó nói lên được một cách rõ ràng, cùng hết sức tàn khốc về sự thực lịch sử : trên thế giới này không địa bàn nào từ xưa đến nay thuộc một quốc gia. Địa bàn của Trung Quốc cùng địa bàn các dân tộc trên thế giới đều như vậy, đều tự mình giành lấy. Người Trung Quốc qua lịch sử không ngừng khuếch trương địa bàn, không ngừng phát động chiến tranh, không ngừng tiêu diệt các quốc gia khác ; lệ như nước Đại Lý [Vân Nam], Nam Việt [Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam], Chuẩn Cát Nhĩ Hãn [Tân Cương, Tây Tạng], Trung Sơn [Hà Bắc], Ba Quốc [Lưỡng Hồ]… danh sách các nước bị Trung Quốc tiêu diệt còn rất dài... Người Trung Quốc không ngừng khuếch trương vũ lực, nên dần dần lớn mạnh không gian sinh tồn. Nhân vậy, những người “ái quốc” văn hoá của chúng ta, muôn vạn lần đừng cho kẻ khác là sài lang, chỉ có riêng mình là Thiên sứ. Các dân tộc và quốc gia trên thế giới này, bản chất đều tự tư tự lợi, người Trung Quốc cũng không ngoại lệ ; lời nói trần truồng, nhưng rất thực.

Không có cái gì gọi là “ từ xưa đến nay ” ; địa bàn sinh tồn của con người, qua lịch sử luôn luôn ở trạng thái biến động ; hôm nay là của anh, ngày mai là của tôi ; bất cứ địa bàn nào biến đổi đều có dấu vết có thể tìm được ; cái gọi là “từ xưa đến nay” không thuộc chân lý nào hết ; đó chỉ là nơi ẩn trú tỵ nạn của những kẻ lưu manh, chỉ có như vậy mà thôi !


Cười thứ tư : “Ta có thể lừa ngươi, nhưng ngươi không thể lừa ta.”


Các nhà giáo dục về Trung Quốc cận đại sử, được lệnh rót vào đầu óc trẻ con quan niệm như sau : Thời cận đại Trung Quốc là nước yêu hoà bình, đồng thời cũng là nước bị ngoại bang khinh rẻ lừa dối.

Hôm nay cho phép tôi trình bày một câu chân thực : Bắt đầu từ thời cuối Thanh, Trung Quốc đã bắt đầu bước vào con đường chủ nghĩa đế quốc, nhưng sở dĩ không hoàn thành vì trong nước có nội loạn, lại cạnh tranh không nổi ; chứ thực tế thời cuối Thanh Trung Quốc đã đi vào con đường bá đạo của chủ nghĩa đế quốc ; tôi xin nêu lên vài sự thực :

– Sự thực 1 : Năm 1882 đế quốc đại Thanh thấy thuộc quốc Triều Tiên, bị người Nhật Bản đến càng ngày càng nhiều ; đế quốc đại Thanh cảm thấy địa vị siêu việt tại Triều Tiên trong tương lai sẽ bị Nhật Bản uy hiếp. Nhắm tăng cường khống chế Triều Tiên, đại Thanh yêu cầu Triều Tiên ký bất bình đẳng điều ước “Trung Triều Thương Dân Thuỷ Lục Mậu Dịch Chương Trình” trong đó ấn định người Trung Quốc tại Triều Tiên được hưởng trị ngoại pháp quyền. Kế đó đại Thanh yêu cầu lập tô giới tại Triều Tiên như : Nhân Xuyên, Phủ Sơn, Nguyên Sơn ; đồng thời đế quốc đại Thanh còn tăng binh lực tại Triều Tiên. Trị ngoại pháp quyền, tô giới, trú binh ; đều là hành vi điển hình của cái gọi là “chủ nghĩa đế quốc.” Muôn vạn lần xin đừng hỏi tôi rằng hành vi của đại Thanh, cùng chủ nghĩa đế quốc Anh, chủ nghĩa đế quốc Nhật, về bản chất có gì khác biệt !

– Sự thực 2 : Năm 1911 tại Mexico nổi lên vụ bài Hoa. Triều đình nhà Thanh lập tức điện cho hải quân Thanh, hiệu Hải Kỳ, đến Mexico bảo hộ kiều dân nước Thanh. Dưới sự uy hiếp của súng đạn đế quốc Thanh (6), chính phủ Mexico bèn thoả hiệp, xin lỗi và bồi thường. Hãy xem ! Kiều dân nước mình bị nước khác kỳ thị, lập tức mang quân đến uy hiếp nước người. Hành vi này là thế nào ? Đó là hành vi điển hình của chủ nghĩa đế quốc.  Muôn vạn lần xin đừng hỏi tôi rằng hành vi của đại Thanh, cùng chủ nghĩa đế quốc Anh, chủ nghĩa đế quốc Nhật, về bản chất có gì khác biệt !

– Sự thực 3 : Năm 1917 nước Nga bùng nổ cách mệnh tháng 10, thiết lập “Nga Xô Viết” ; các nước đế quốc chủ nghĩa Tây phương quyết định mang quân can thiệp. Năm 1918 chính phủ Bắc Dương Trung Hoa Dân Quốc quyết định phái binh tham gia, sự kiện này lịch sử gọi là “Tây Bá Lợi Á can thiệp.” Anh không thấy gì sai, phải không ! Trung Quốc từng mang quân vào trong nước Nga, vũ trang can thiệp vào nội tình nước này, đây là sự thực lịch sử, mực đen viết trên giấy trắng, nhưng bị người đời bỏ qua. Mang quân vào nước người, can thiệp vào nội chính nước người, đây là hành vi điển hình của đế quốc chủ nghĩa ; không cần hỏi tôi làm như vậy có đúng hay không ?

Còn một sự kiện lịch sử mà ai cũng biết đó là chiến tranh năm Giáp Ngọ [1894]. Khác với nhận thức của chúng ta, Giáp Ngọ chiến tranh kỳ thực không phải là chiến tranh giữ nước giữ nhà ; đây là cuộc chiến tranh chấp quyền khống chế Triều Tiên, giữa đế quốc đại Thanh và đế quốc Nhật Bản ; ít ra tại cặp mắt nhân dân Triều Tiên cho rằng chiến tranh Giáp Ngọ là cuộc chiến chó cắn chó, giữa Thanh đế quốc chủ nghĩa và Nhật Bản đế quốc chủ nghĩa mà thôi. Nhật Bản khống chế Triều Tiên là không đúng, nhưng đế quốc Thanh khống chế Triều Tiên lại đúng ư ! Đổi địa vị hai phe, rồi suy nghĩ có thể thấy được. Lại nói thêm với các anh một điều ít tai biết tới : Thời chiến tranh Giáp Ngọ, dư luận quốc tế ủng hộ ai ? Câu trả lời làm anh giật mình rơi kính : Đương thời dư luận quốc tế nghiêng về Nhật Bản, đa số người Tây Dương cho rằng nhà Thanh vô lý. Chắc anh không ngờ điều đó !

Những loại sự thực nêu trên, nếu trình bày thêm còn rất nhiều. Từ những sự thực này có thể thấy được rằng trong trào lưu đế quốc chủ nghĩa lúc bấy giờ, chính phủ Trung Quốc thời cuối Thanh đầu Dân Quốc đã gia nhập vào trận tuyến. Lại chính vì dấn bước trên con đường đế quốc chủ nghĩa, nên các nước đế quốc chủ nghĩa đến Trung Quốc đã can dự vào những việc lừa dối người ; còn chính phủ Trung Quốc thời cuối Thanh và chính phủ Bắc Dương thì bắt đầu can dự, nhưng cũng không kém phần hăng hái. Lịch sử chỉ cho chúng ta biết rằng : Người Trung Quốc không phải hiền lành chỉ biết ăn rau, trăm vạn lần đừng nghĩ rằng người Trung Quốc là dì Tường Lâm đầy nhẫn nhục [trong truyện Chúc Phúc của Lỗ Tấn], người Trung Quốc cũng không phải không nghĩ đến việc dấn bước trên con đường đế quốc chủ nghĩa, nhưng chỉ vì trong nước nội loạn nên không thực hiện được mà thôi. Trong quá trình lịch sử, hoặc tại cận đại sử, sự thực lịch sử về việc người Trung Quốc lừa dối nước khác, không phải là không có ; nhưng vì các anh không biết mà thôi.


Cười thứ năm : “Ta đều đúng, nhưng không biết tại sao ta đúng.”


Tôi ngồi trên xe taxi, đem việc đảo Điếu Ngư ra bàn với anh tài xế ; tài xế bảo đảo Điếu Ngư là của Trung Quốc, hãy dẹp tan bọn tiểu Nhật Bản đi. Tôi mỉm cười hỏi anh ta :

– Tại sao đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc ?

Anh tài xế bị tôi hỏi, ngừng một chút, rồi trả lời :

– Đương nhiên thuộc về Trung Quốc ; lại còn hỏi nữa !

Tôi tiếp tục truy vấn anh ta :

– Tôi thực không biết, xin được thỉnh giáo, rửa tai mà nghe.

Anh tài xế trầm mặc một hồi, rồi nói lời sau đây :

– Tôi cũng không biết tại sao, thực ra chúng ta đều không biết.

Qua nhiều năm, mỗi khi nghĩ đến anh tài xế tôi lại tự mỉm cười. Thực ra anh tài xế này không phải thuộc loại đặc biệt, cũng cùng lứa tuổi với các bạn thanh niên “ái quốc” tôi thường đề cập. Nếu anh thử hỏi họ “Tại sao đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc” thì chắc chắn 99 % họ đáp không được, và cũng nói như anh tài xế rằng “Đương nhiên thuộc về Trung Quốc, lại còn hỏi nữa!

Anh tin rằng số tiền trong túi là của anh, tại sao ? Bởi số tiền này anh vừa mới lãnh lương. Anh tin căn phòng này thuộc anh, vì anh mới bỏ tiền ra tạo nó. Anh tin rằng người hôn phối thuộc về anh, vì anh và cô ta có làm giấy giá thú. Anh tin bất cứ sự vật nào thuộc về anh, tất nhiên anh có thể nói ra lý do. Nếu như anh không nói lên được lý do nào, thì phải nói anh không xác định được nó thuộc về anh. Như quả anh không thấy được lý do nào nó thuộc về anh, mà anh cương quyết xác nhận rằng nó thuộc về anh, như vậy tư tưởng anh có vấn đề, anh có tâm bệnh cần phải trị.

100 năm về trước, con gái bó chân. Được hỏi tại sao mà bó, cô nàng nói không biết, nhưng vì người xung quanh cho là đúng, nên tôi cũng cho là đúng. 78 năm về trước, dân Nhật Bản tập trung liên hoan đưa tiễn con em đi đánh Trung Quốc. Lúc đó nếu anh hỏi đi làm gì, họ không biết, họ chỉ biết “vì nước đánh giặc là đúng”. Tất cả những thứ đó đều là bệnh, cần phải trị.

Con người có chút lý trí cần biết rằng : Nếu như anh không biết đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc như thế nào, thì anh nên ngậm miệng. Nếu như anh thực sự lo cho nước cho dân, anh nên lập tức sưu tầm các tài liệu liên quan đến lịch sử đảo Điếu Ngư, xét những quan điểm và chứng cứ một cách rõ ràng, một khi xác tín “Điếu Ngư đảo thuộc Trung Quốc”, đến lúc đó anh có quyền  dõng dạc loan báo với bốn phương rằng “Điếu Ngư thuộc Trung Quốc”, thì chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề ở chỗ lúc anh chưa hiều về lịch sử đảo Điếu Ngư, mà vẫn cố dùng lời to lớn hô lên “đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc”; nhưng nếu người khác hỏi tại sao, thì anh đáp không được; lúc này trước con mắt người hỏi, anh bị thoái hoá thành người vượn.

Một người có tư cách, trước tiên là con người thành thực, con người chính trực. Đối với bất cứ sự kiện nào, biết thì nói rằng biết, không biết thì nói rằng không biết. Một vật, thuộc về anh thì nói thuộc về anh; không thuộc về anh thì nói không thuộc về anh. Còn khi không xác định được nó thuộc về anh hay không, thì cách thích hợp nhất là nên nói : tôi không biết. Nhưng nếu anh không biết, mà cứ khăng khăng bảo nó thuộc về anh, lúc này đứng về phương diện tinh thần, anh bị nhập vào hàng đạo phỉ. 


Phùng Học Vinh



(1)  Quốc Dân Chính Phủ : chính phủ dân quốc sau cách mệnh lật đổ nhà Thanh.

(2)  Kẻ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước : điển từ sách Mạnh Tử, ngũ thập bộ tiếu bách bộ [五十步笑百步五十步笑百步], kể chuyện 2 ông tướng đánh giặc thua chạy, ông chạy 50 bước chê cười ông chạy 100 bước là thiếu dũng cảm.

(3) Năm 1918 Liên Bang Xô Viết mới thành lập, một số nước Tây Phương cấu kết với chính phủ quân phiệt Bắc Dương [tại Bắc Kinh] tìm cách quấy phá.

(4)  Vương sư : quân lính của vua ; ý nói mỉa, chỉ Mao Trạch Đông như vua.

(5 ) Hồ Bạch Thảo, Lãnh Hải Trung Quốc Dưới Thời Nhà Minh (Diễn Đàn, 29.11.2009) ; xác nhận Minh Sử, phần Liệt Truyện, ghi Đài Loan tức Kê Lung Sơn, được xếp vào ngoại quốc dưới triều Minh.

(6)  Theo trang mạng  凤凰资讯 > 历史 > 中国近代史 thì việc này có sự chi trì của Mỹ


NGUYÊN TÁC TRUNG VĂN :


国人历史观的几个笑柄


冯学荣


          由于写史的原因,常与国人谈论历史,当然免不了争得面红耳赤的时候。一开始还以为是国人接收的历史信息出了问题,久而久之,发现问题并不仅仅在于信息的吸 收,而是在于思维方式本身出了问题,今晚闲暇,特下笔谈谈这个问题,提醒一下,所谓诤友,知无不言,希望能使国人开窍一些,聪明一点,别再自欺欺人。
 
笑柄一:“我可以反帝,你不能独立”
 
           中国有不少所谓的文化人、历史爱好者,每当谈起外蒙古独立这段历史,往往不约而同地发表这么两点看法:1、国民政府无能,丢掉了外蒙古;2、新中国太反动 了,竟然支持外蒙古独立。
 
           这些所谓“文化人”,在说这些话的时候,显然有一个假设的前提:外蒙古自古以来属于中国,外蒙古人民独立是非法的。
 
            事实上呢?——事实上,外蒙古在明朝乃至以前,都不是中国人的地盘,外蒙古在清朝初年归顺了大清帝国,是慑于大清帝国的武力,1912年大清帝国通过《清 帝退位诏书》、将外蒙古“转让”给中华民国,这件事并没有征得外蒙古人民的同意,外蒙古人民显然是有权不接受的。换句话说,外蒙古人民有权独立。掷地有 声。
 
           中国近代史的一个主旋律是:反帝救国,独立自主。中国人要反对殖民,要争取独立,对不对?很对。但是一谈到外蒙古人民要争取独立,我们的“爱国”青年立马 就翻脸了,为什么翻脸呢?因为我们的“爱国”青年认为:只有我们中国人才可以独立,你们外蒙古人也想独立?啊呸,做梦吧你。
 
           我可以反帝,你不能独立。州官可以放火,百姓不能点灯——这就是某些“爱国”历史爱好者的嘴脸。
 
          外蒙古人从前是外蒙古人,后来是清国人,但是他们从来就不是中国人,他们也有权选择不做中国人——中国人民有权争取独立,外蒙古人民也有权争取独立,大家 都是人,人人平等。我可以反帝,你不能独立,这是双重标准、强盗逻辑,这个问题必须要清醒对待,否则中国人一不小心就会沦为自己一直批判的帝国主义,某些 “爱国”文化人,有空不妨照照镜子,看看镜子里面的那个人,像不像当年的日本鬼子?大家都是扩张主义者。五十步笑一百步,仅此而已。
 
笑柄二:“我可以杀出去,你不能打进来”
 
           鸦片战争研究难免谈到一个问题:林则徐的禁烟举措有没有失当之处?但是谈到这里,往往有“爱国”历史爱好者跳出来,作义愤填膺状,抗议道:“这有什么好谈 的?英国人派兵杀到我国境内,就是它不对,任何理由它都不能杀进来,一杀进来,它就是侵略者”——每当这些声音出现,一些学养不够的人往往被压得大气不敢 出——无论任何原因,A国都不能出兵B国,否则A国就是侵略者。但是当你反驳他:“按照你的道理,1979年中国出兵越南,请问中国是不是侵略者”?这个 时候,他往往急得大汗淋漓,无话可说,手足无措,热锅蚂蚁,丑态百出。
 
          可见,这种“爱国”的论调,只是听起来似乎对,实际上是错的。因为如果无论任何原因,A国都不能出兵B国,否则A国就是侵略者。那么很显然,中国在历史 上,也曾经当过N次的“侵略者”,1918年,北洋政府出兵俄国,打到了别人的国土上,是不是侵略?1950年,王师跨过鸭绿江,造成人家民族分裂,这又 是什么?1979年,自卫反击,打到了越南的首都周边,这又叫什么呢?不要忘记,1950年、1979年两次出兵境外,国际上是一片谴责之声。不信?查资 料去吧。
 
          你知道吗?1992年中韩建交,中国第一任驻韩大使在汉城举办记者招待会,立马遭到了韩国记者的刁难——韩国记者要求中国大使对1950年的“侵韩行为” 进行道歉——试问在韩国人的眼中,1950年中国的行为是什么性质?
 
          1979年我军杀进越南的国土时,三大注意,八项纪律,帮越南老百姓挑水割禾,换来了什么?换来的是越南老百姓的冷枪。为什么呢?因为在越南人的眼中,我 们就是“侵略者”。看看当年越南政府是怎样宣传“中国侵略者”的:
 
             “北寇(中国)妄图侵占邻邦的领土,以遂其称霸亚洲的狂妄野心,(越共)党中央和政府号召全体军民再次奋起反抗外族侵略”
 
             看清楚了吧,在1979年的时候,我们中国人是“北寇”,我们被越南人视为侵略者,不为什么,因为我们杀进了别人的国土。
 
             中国在近代史上,的确主要是扮演了一个受害者的角色,但是在历史的某些时刻,我们同时也扮演过加害者的角色,只是你不了解、不承认、不敢去面对罢了。我们 在谈论历史的时候,大可以谴责帝国主义侵略者,但是“A国出兵B国就是侵略”这种话语是不能成立的,因为我们也曾经出兵他国、揍过人家,这种石头搬起来, 一不小心就砸了自己的脚趾头——我不是叫你不说话,我是教你说话放聪明点,这个世界上,其实谁都不干净,千万不要以为别人都是豺狼、而唯独自己是个天使。
 
笑柄三:“你的也是我的,自古以来都是我的”
 
             中国的“爱国”文化人,每当谈到领土问题,最常用的一句就是——“自古以来属于中国”——什么叫做“自古”?要多“古”才算“古”?而“中国”这个概念又 是什么时候出现的?“中国”概念的涵义是动态的还是静态的?其实,这里面大有文章。
 
             我举台湾岛做例子吧。我们的“爱国”青年最喜欢说:“台湾岛自古以来属于中国”,问题是——这是一句谎言——台湾岛自古以来并不属于中国,据说三国时期孙 权的部队到达过台湾,但这并不能证明台湾属于中国——马可波罗还到达过中国呢,这能证明中国属于意大利么?
 
           此外,明朝时期设置的“澎湖巡检司”也仅仅覆盖了澎湖列岛,并未能覆盖台湾本岛,中国人在台湾岛上实施有效统治,其实是从康熙年间才开始的,在此之前,中 国人并未管治过台湾岛。
 
            怎么回事呢?原来,台湾岛在历史上原本是属于原住民的地盘,岛上曾经有原住民建立过“大肚王国”之类的部落国家,后来是荷兰殖民者来了,设置了荷兰殖民政 府,再后来才是郑成功武力打败了荷兰人、从荷兰人手中抢到了台湾,再后来,才是大清国打败了郑氏王朝、才正式将台湾岛并入中国版图的。
 
            换句话说,台湾岛并不是“自古以来属于中国”,而是中国人自己动手打来的,甚至说难听点,是抢来的——如果非要说台湾岛自古以来属于谁的话,那么它首先自 古以来属于岛上的原住民,其次才属于荷兰人,再其次才轮到中国人。
 
           台湾岛的历史其实是一个很好的例子,它说明了一个很明确但是又很残酷的历史事实:这个世界上,没有任何一块地盘是自古以来属于哪个国家,中国人的地盘和世 界上其他民族的地盘一样,都是自己打来的,中国人在历史上为了扩张自己的地盘,不断地发动战争,不断地灭亡别人的国家,例如什么大理国、南越国、准噶尔汗 国、中山国、巴国……这个被中国人灭掉的国家名单,还很长很长——中国人就是在不断的武力扩张中、逐渐壮大自己的生存空间。因此,我们的“爱国”文化人, 千万不要以为别人都是豺狼、唯独自己是个天使,这个世界上一切的民族和国家,在本质上都是自私的——中国人并不能例外。话很赤裸,但是很真实。
 
           没有什么“自古以来”,人类生存的地盘,在历史上一直处于一个变动的状态,今天是你的,明天是我的,任何一个地盘的变更历史,都是有迹可寻的,“自古以 来”并不是什么真理,而是流氓的避难所,仅此罢了。
 
笑柄四:“我可以欺负你,你不能欺负我”
 
            中国的近代史教育奉旨向孩子们灌输这么一个观念:中国在近代史上,是一个爱好和平的国家,同时也是一个受人欺负的国家。
 
            今天,请容我讲一句真话:事实上从清末开始,中国已经走上了帝国主义道路,之所以没走成,仅仅是因为内乱,因为不争气,实际上清末已经开始在走帝国主义的 霸道之路了,我举几个事例:
 
           事例一:1882年的时候,大清帝国发现自己的属国朝鲜的日本人越来越多,大清帝国感觉到自己在朝鲜的优越地位将来可能要受到日本帝国的挑战,为了加强对 朝鲜的控制,大清帝国要求朝鲜签署了不平等条约《中朝商民水陸貿易章程》,里面约定了中国人在朝鲜享有治外法权,紧接着,大清帝国又要求在朝鲜设立清国租 界,一连设立了好几个清租界:仁川清租界、釜山清租界、元山清租界等。与此同时,大清帝国还在朝鲜加强了驻兵。治外法权,租界,驻兵…….这些都是所谓 “帝国主义”的典型行为。千万不要告诉我,大清的这个行为和英帝国主义、日本帝国主义有什么本质的区别。
 
          事例二:1911年,墨西哥爆发排华事件,清廷立马电令大清海军“海圻号”向墨西哥进发、保护清国侨民,在大清帝国枪炮的威慑之下,墨西哥政府选择妥协、 向清国道歉赔偿。看,自己的侨民在别人的国土上受欺负,立马派军队前去威吓别人,这是什么行为?这是典型的帝国主义行为。千万不要告诉我,大清帝国的这个 行为和英帝国主义、日本帝国主义有什么本质的区别。
 
           事例三:1917年俄国爆发了十月革命,建立了“苏维埃俄国”,西方帝国主义列强决定出兵干涉,1918年,中华民国北洋政府派兵、参加了帝国主义出兵俄 国境内、武装干涉苏维埃俄国的军事行动,这个事件在历史上叫做“西伯利亚干涉”——你没有看错,中国曾经派兵到俄国境内、武装干涉俄国的内政,这是历史事 实,白纸黑字记录的历史事实,只不过是被淡忘了。出兵他国,干涉别国内政,这也是典型的帝国主义行为,不要告诉我不是。
 
           还有一个更众所周知的历史事件:甲午战争。与我们的认知不同,甲午战争其实并不是一场保家卫国的战争,而是大清帝国和日本帝国为了争夺朝鲜控制权而爆发的 战争,至少在朝鲜人民的眼中,甲午战争不过是清帝国主义和日本帝国主义之间狗咬狗的战争而已。日本控制朝鲜不对,但大清帝国控制朝鲜就对吗?换位思考,想 想便知。再告诉你一个鲜为人知的事实:甲午战争爆发时,你知道当时国际上的舆论偏向谁吗?答案令你大跌眼镜:当时国际上的舆论是倾向日本,当时西洋人多数 认为大清帝国无理。没想到吧。
 
           这一类的事例,还可以列举很多。我们从这些事例可以看出来,在当年帝国主义的潮流中,清末民初的中国政府,已经加入了帝国主义的阵营、并且正在走帝国主义 的道路,帝国主义在中国所干的那些欺负人的事情,晚清政府、北洋政府都已经开始干了,并且还干的相当出彩——历史告诉我们:中国人并不是吃素的,千万不要 以为中国人是一副祥林嫂的窝囊样,中国人并不是不想走帝国主义道路,只是由于内乱没走成而已,在历史上,哪怕是在近代史上,中国人欺负别人的历史事实,不 是没有,只是你不知道。
 
笑柄五:“我总是对的,但不知道为什么”
 
            我曾经在深圳的出租汽车里与司机谈到钓鱼岛问题,司机说钓鱼岛是中国的,要杀光小日本。我半开玩笑似地问他:为什么钓鱼岛是中国的?那司机被我一问,停顿 了一下,答:当然是中国的,还用问么?我继续追问他:我还真不知道,愿意请教,洗耳恭听。司机沉默了好久,才蹦出了一句:我也不知道为什么,总之就是我们 的。
 
           事过多年,每当想起这个深圳司机,我仍然有一种想笑的感觉。这个司机其实并不是一个特例,想当年砸车的“爱国”青年们,你要问他“为什么钓鱼岛属于中 国”,我想他们99%的人都答不上来,先把车砸了再说,别问我为什么。
 
            你相信你钱包里的钱属于你,为什么?因为那是你刚刚发的工资。你相信你的房子属于你,那是因为房子是你出钱买的。你相信你的配偶属于你,那是因为你和她有 结婚证。你相信任何一个事物属于你,你必然能说出它的理由,如果你不能说出个理由,那么说明你并不确定它属于你。而如果你不知道一个事物为什么属于你,但 言行上又坚决声明它属于你,那么说明你的思想出了问题——这是病,得治。
 
             一百年前女孩子缠足,旁人问她为什么缠足,她说不知道,因为旁人都说缠足是对的,所以我也觉得它是对的。七十八年前日本人民列队欢送乡间子弟出征支那,你 问他们为什么,他们也不知道,他们只知道“为国打仗就是对的”——这些都是病,得治。
 
             稍有理智的人都应该知道:如果你不知道钓鱼岛为什么属于中国,那么你就应该闭嘴。而如果你真的忧国忧民,那么你应该立马搜集关于钓鱼岛的历史材料,正反双 方的观点和证据都要了解清楚了,确信“钓鱼岛属于中国”了,到了那个时候,你再四处高唱“钓鱼岛属于中国”,没有任何问题。问题是当你不了解钓鱼岛历史的 时候,却还要振振有词地声称“钓鱼岛属于中国”,但当别人问你为什么,而你又答不上来,这个时候在别人的眼中,你已经退化为一只猴子了。
 
            一个合格的人,首先应该是一个诚实的人、一个正直的人。任何一件事,你知道就是知道,不知道就是不知道。一个东西,属于你就是属于你,不属于你就是不属于 你,而当你不确定一个东西属不属于你,你最合适的答案是:我不知道。而你既然不知道,又要斩钉截铁地说它属于你,这个时候,你从精神上已经沦为了一名盗 匪。
 
 


作者 冯学荣,作家,著有《日本为什么侵华》、《中国历史的侧面Ⅱ》、《亲历北洋》等
—— 读者推荐
本站刊登日期: Friday, April 24, 2015
关键词: 中国 历史观



















Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us