Nhân câu chuyện "danh mục" của Eco : vài văn bản
Vài Văn-bản-danh-mục
Vũ Ngọc Thăng
Chưa đọc Sự chuyến choáng danh mục (Vertigine della lista / Vertige de la liste) của Umberto Eco, song trong tinh thần bàn-về-một-quyển-sách-chưa-đọc và ham vui ngày Tết, xin được tản mạn đôi lời.
-
Văn bản 1 :
Trong truyền thống và thần học Thiên Chúa giáo, có một cuộc “nhận diện” các con Quỷ (tính chất Quỷ ám), và Umberto Eco, trong tác phẩm của mình, đã tề tựu chúng vào danh mục sau đây (trích từ một bài điểm sách) :
Một số minh hoạ
Có thể nói, đây là một
dạng danh mục “ đóng ”, tức
là các mục đã được
“xác định” (tới nay), xếp
theo thứ tự ABC, giống như các quyển
từ điển, các bộ sách bách
khoa, hoặc các cuốn niên giám điện
thoại, và ở đây thì các
chú Quỷ nhà ta cũng chẳng kém,
đã huy động hầu như cả bảng
chữ cái.
Về dạng danh mục này, Umberto Eco, khi trả
lời một câu hỏi “ lẩm cẩm ”
mà ông gặp trong những lần phỏng
vấn, đại ý là : trường hợp
phải lánh đại hoạ, chỉ được
mang một tác phẩm, ông sẽ mang quyển
nào ?, thì ông cũng “ lẩm cẩm ”
lặp lại : “ tôi sẽ mang
một quyển
niên giám điện thoại ”, và
nói thêm : “ vì với
những cái
tên trong ấy, tôi có thể tưởng
tượng ra những câu chuyện ”.
Thế nên, sự đời có khi “ vậy mà không phải vậy ”, một danh mục “ cứng đờ ” như thế, có thể lại là chất men gây ra đủ các thứ “ chuyếnh choáng ”, và thậm chí, ráng suy rộng ra, cũng có thể bảo là : không có cái-vật-lí thì làm sao mà có thể “ mơ màng ” đến cái-sau-vật-lí đây.
-
Văn bản 2 :
Đoạn văn dưới đây được trích từ tiểu thuyết Nam tước trên cây (Il barone rampante) của nhà văn Ý Italo Calvino (câu chuyện về chàng Nam tước Cosimo MưaGiông xứ BóngRâm, từ thuở mười hai tuổi đã quyết định leo lên cây sống một cuộc đời “ thoả chí bình sinh ” của mình) kể lại khúc chàng người-trên-cây – lúc này đã dày dạn trưởng thành, tiếp nhận thêm tư tưởng Khai Sáng và Cách Mạng, trở nên một thủ lĩnh – nghĩ ra việc mời mỗi người dân quê mình ghi ra một nỗi áp bức và một niềm khát khao vào một quyển “ Sổ Than phiền và Hài lòng ”.
Có thể nói, các danh mục trong văn bản này là thuộc dạng “ mở ”, hay là “ để lửng ”, tức là sự liệt kê được kết thúc với một kiểu “ vân vân và vân vân ”. Vả lại, ai mà có thể kể ra hết mọi nỗi khốn khổ và mọi niềm ước mơ của mọi người ở mọi nơi và mọi thời đây ? Thế rồi, cho tới nay, lịch sử con người đều đều cho thấy rằng cái “ Đại hội Quốc dân ” thì vẫn cứ biệt tăm, và cái quyển “ Sổ Than phiền và Hài lòng ” thì vẫn cứ bị “ xoá nhoà và ướt sũng ”.
-
Văn bản 3 :
Trong văn học dân gian Việt Nam, khi cần viện đến một văn-bản-danh-mục, tự nhiên ta có thể nghĩ tới một bài ca dao mà hầu như người Việt nào cũng thuộc nằm lòng : Thằng Bờm.
Có thể nói, bài ca dao này là
một dạng danh mục “ vừa đóng
vừa mở ”: mục đầu và mục
cuối (hai khái niệm hỗ tương và
cộng sinh ra một ý nghĩa toàn vẹn)
được xác định ; song các mục
ở giữa (cùng khái niệm), thì ở
dạng vân vân, tức là có thể
điền thêm tuỳ thích. Mặt khác,
nụ cười khép lại bài ca dao cũng
là một cách “ để lửng ”,
bởi ta có thể hiểu : cuối cùng,
bị Phú Ông hỏi khăm, nhưng Thằng
Bờm vẫn cười hiền như Bụt
(như theo một cách diễn giải).
Thật vậy, hai mục đầu, Nắm Xôi
và cây Quạt Mo, giản dị thì có
thể hiểu là : được Ăn No và
được Mát Mẻ ; còn nếu viện
đến sự thâm sâu của triết lí
dân gian, thì có thể coi đây là
hai khái niệm : Thực và Đạo.
Trong khi đó, các mục ở giữa, dù
có thể kéo dài vô tận, song
lại có thể gom vào một khái
niệm : Dục-vọng-và-quyền-lực-thuần-của-cải-vật-chất.
Thế cho nên, nếu biết thưởng thức hết thực tại, tức là hương vị và sự no đủ của Nắm Xôi, thì ta mới có thể rớ được cây Quạt Mo ; bằng không thì cứ việc tha hồ mà ham hố trong một danh mục bất thoả. Và bài ca dao “ nhỏ ” này xem ra là cả một “ Vũ trụ luận ” một “ Phép tu ” : có Đi và có Đến, và có các chặng đường ở giữa. Tới đây, xin được nôm na thêm : có lẽ cõi nhân gian của chúng ta, xét cho cùng, luôn chịu sự chi phối của hai “ Phe ” (tác động ở ngoại giới lẫn trong nội giới) :
-
Phe Thằng Bờm, hay là phe Nước-mắt (như theo lời các nhà thơ), với Nắm Xôi và cây Quạt Mo, có tiềm năng về một cuộc sống vừa tất yếu vừa trí huệ : tượng trưng cho cái triết lí Có-Thực-mới-vực-được-Đạo-ông-Bụt (hẳn luôn được cuộc đời và các bậc cao minh tiếp tục cập nhật hoá).
-
Phe Phú Ông, hay là phe Kẻ-ăn-trên-ngồi-trốc, chẳng có triết lí triết lung gì cả, đời này sang kiếp khác lông bông lang bang trong một danh mục bất thoả : tượng trưng cho cái Dục-vọng-và-quyền-lực-thuần-của-cải-vật-chất (thời nào cũng thế).
Tóm lại : Bờm là Bờm, Phú Ông là Phú Ông. Chỉ khi nào Kẻ-ăn-trên-ngồi-trốc biết thấm thía cái giá trị của Nước-mắt mà bắt đầu cuộc “ tự lột xác ”, thì họ mới có tiềm năng ở vào tư-cách-Bờm mà đón nhận cây Quạt-mo-ước-muốn của mình.
Vũ Ngọc Thăng
Các thao tác trên Tài liệu