Những phát hiện mới chung quanh tấm bản đồ của Matteo Ricci
HOÀNG SA-TRƯỜNG SA MÃI MÃI LÀ CỦA VIỆT NAM
NHỮNG
PHÁT HIỆN MỚI
CHUNG QUANH TẤM BẢN ĐỒ THẾ
GIỚI
CỦA MATTEO RICCI
Đinh Kim Phúc
Một tấm bản đồ thế giới có tuổi đời hơn 400 năm, vừa được trưng bày tại thư viện Quốc hội Mỹ.
Báo China Daily cho
biết, Matteo Ricci ‒ một
nhà truyền giáo, người Italy ‒ vẽ
tấm bản đồ vào năm 1602 theo yêu
cầu của vua Minh Thần Tông. Nó là
một trong hai bản sao còn được giữ
ở trạng thái tốt. Một người
sưu tầm tại Nhật Bản đã giữ
nó trong nhiều năm trước khi bán
cho Quỹ James Ford Bell vào tháng 10 năm
2009 với giá 1 triệu USD. Với mức giá
đó, nó trở thành tấm bản
đồ đắt giá thứ hai từng được
bán. Do đây là một trong những
bản đồ quý và dễ hư hại
nên nó đã được in lên
6 tờ giấy gạo cỡ lớn.
Theo hãng tin AP, tấm bản đồ có
kích thước 3,65 m x 1,52 m. Chất liệu
của tấm bản đồ này được
làm bằng giấy hồ ‒ một loại
chất liệu được sử dụng rất
phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ
XVII.
Nó biểu thị nhiều khu vực trên
thế giới bằng hình vẽ và lời
chú giải. Ricci đề tên nhiều nước
tại châu Mỹ, như Chih-Li
(Chile), Wa-ti-ma-la
(Guatemala) và Ka-na-ta
(Canada). Bang Florida của Mỹ
được mô tả là “vùng
đất của các bông hoa”. Châu
Phi được chú thích là “nơi
có dãy núi cao nhất và dòng
sông dài nhất thế giới”.
Ford W Bell ‒ một trong những người quản lý Quỹ James Ford Bell ‒ nói với tờ Pittsburgh Tribune Review rằng bản đồ được trưng bày trong thư viện Quốc hội Mỹ là một trong số hai bản đồ cổ có chất lượng tốt nhất.
“ Ricci là một nhà
truyền giáo
cực kỳ thông thái. Ông đặt
Trung Quốc vào trung tâm của thế giới
mới để ghi nhận sự quan trọng của
đất nước này. Tất nhiên,
Ricci là người phương Tây đầu
tiên tới Bắc Kinh. Người Trung Quốc
kính trọng Ricci và khi mất ông được
chôn tại Trung Quốc ”.
Không có bất kỳ phiên bản nào
của tấm bản đồ Ricci được
tìm thấy tại Trung Quốc. Hãng
tin AP cho biết thêm, chỉ có vài
bản sao chép được lưu giữ
trong các thư viện của Toà thánh
Vatican và các nhà sưu tầm ở
Pháp, Nhật Bản.
Theo kế hoạch tấm bản đồ của Matteo Ricci cũng sẽ được số hoá để đưa lên mạng.
(Hình 1) Bản đồ màu chép lại bản đồ của Matteo Ricci sáng tác trên đường truyền đạo ở Trung Quốc [nguồn Thư viện Tokohu]
Tiểu sử Matteo Ricci :
Matteo Ricci (1552 – 1610)
Matteo Ricci sinh
năm 1552 tại Macerata,
ông bắt đầu học thần học và
luật tại trường Thiên Chúa Giáo
Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở
thành thành viên của một đoàn
thám hiểm tới Ấn Độ và
chuyến đi bắt đầu từ tháng 3
năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông
tới Goa, một thuộc địa của Bồ
Đào Nha tại Ấn Độ, vào
tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó
được đưa tới Trung Quốc.
Năm 1582, Ricci bắt đầu học về ngôn
ngữ và phong tục Trung Quốc tại Ma
Cao, một trạm giao thương của Bồ
Đào Nha ở miền Nam Trung Hoa, và trở
thành một học giả phương
Tây hiếm có đã học được
văn bản chữ viết cổ điển của
Trung Quốc. Năm sau, 1583, thì Ricci bắt đầu
du thám vào sâu đại lục, nhờ
chuyến thăm tới Triệu Khánh thuộc
Quảng Đông, từ lời mời của
Tổng trấn Triệu Khánh thời đó
là Wang P'an, người đã nghe về
tài toán học và vẽ bản
đồ của Ricci. Ông ở đó
từ năm 1583 tới năm 1589 trước khi
phải rời đi sau khi bị trấn tổng
mới nơi này trục xuất. Chính tại
Triệu Khánh, Ricci đã vẽ bản đồ
thế giới đầu tiên bằng tiếng
Hoa.
Trong các chuyến du hành sau đó,
Ricci tới Nam Kinh và Nam Xương năm
1595, Thông Châu năm 1598 và sau đó
tới Bắc Kinh lần đầu tiên vào
ngày 7 tháng 9 năm 1598. Tuy nhiên, do cuộc
chiến tranh Nhật Bản - Triều Tiên vào
thời điểm đó nên ông không
được thăm cung điện hoàng gia.
Sau hai tháng chờ đợi, Ricci rời Bắc
Kinh để tới Nam Kinh và rồi dừng
chân tại Tô Châu thuộc
tỉnh Giang Tô.
Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc.
Dù cho Ricci được quyền tự do vào
Tử Cấm Thành nhưng ông lại không
được gặp mặt Minh Thần Tông,
nhưng bù lại ông được Minh
Thần Tông trao cho chức vụ Tổng giám
mục về Thiên chúa Giáo tại
Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có
cơ hội được gặp nhiều quan
chức cũng như các nhân vật hàng
đầu về văn hoá tại Bắc Kinh
thời đó.
Ricci học rất nhiều về lịch sử và
văn hoá Trung Hoa và ông cũng là
người phương Tây đầu tiên
tìm hiểu về cộng đồng người Do
Thái ở Trung Hoa. Ông từng được
liên hệ riêng bởi một thành viên
của cộng đồng dân Do Thái tại
Bắc Kinh vào năm 1605. Dù không bao
giờ gặp mặt cộng đồng này ở
Hà Nam một cách chính thức nhưng
Ricci cũng gửi một người truyền
giáo tới đó ba năm sau vào năm
1608, đây là một trong rất nhiều
nhiệm vụ được uỷ quyền bởi
Giáo hội.
Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh.
Những phát hiện mới 1
(Hình 2) Một phần bản đồ khu vực Viễn Đông [chép lại bản đồ của M. Ricci, nguồn : Thư viện Tohoku]
Trong tấm bản đồ này, các chú thích được ghi bằng hai ngôn ngữ : tiếng Hán và tiếng Nhật, tại phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã được ghi chú, phần ghi chú này rất quan trọng. (Hình 2), (Hình 3)
(Hình 3)
(Hình 4)
Dòng chữ Hán (Hình 4) được
ghi chú trên vùng biển Đông này
có nghĩa là :
“ Thanh danh văn vật [triều] Đại Minh thịnh vượng, nhiều nước trong bốn biển ‒ ở khoảng 15 độ đến 42 độ ‒ đều đến triều cống. [bức] tổng đồ này [chỉ] diễn tả chung về núi, sông, tỉnh, đạo. không thể vẽ tường tận cụ thể như [sách] Nhất thống chí, Tỉnh chí ghi chép ”
(Hình 5)
Và 4 chữ [hàng dọc] (Hình
5) đọc
là : Vạn lý trường sa.
Dòng chữ Hán (Hình 4) được ghi chú trên vùng biển Đông có một điểm tồn nghi cần được các nhà ngôn ngữ học phân tích. Bởi vì nếu ghi chú này do người Nhật chú thêm vào bản màu chép lại của Ricci thì có thể hiểu là :
“ Đại Minh nghe rằng các nước bốn bể chung quanh từ 15 độ đến 42 độ… đều giàu có và tất cả đều là nước triều cống. Bản đồ tổng quát nầy giản lược không ghi các tỉnh, đạo, núi, sông…. không thể chép hết chi tiết tỏ tường như Đại Minh Nhất thống Chí, Tỉnh chí ”
Điều này có thể hợp lý bởi trong bản gốc bản đồ thế giới của Matteo Ricci, tại khu vực biển Đông của Việt Nam ngày nay không có một ghi chú nào cả !
Điểm thứ nhất chúng ta cần đặc biệt chú ý, Ricci đã sáng tác tấm bản đồ thế giới đầu tiên bằng chữ Hán theo bản đồ được vẽ ở Châu Âu, hiện nay tấm bản đồ nầy đã thất lạc. Viên quan nhà Minh tên là Lý Chi Tảo(李之藻) đã dày công vẽ lại thành “ phiên bản Lý Chi Tảo ” với tên gọi là “ Khôn Dư vạn Quốc toàn đồ ”. 2
Lý Chi Tảo [李之藻](?-1630)
Bản đồ “ Khôn Dư vạn Quốc
toàn đồ ” hiện lưu trữ tại
viện bảo tàng tỉnh Miyagi (Nhật Bản)
là 1 trong hơn 20 tấm được xác
nhận nơi lưu trữ. Nhiều địa
danh, chú thích được tu chỉnh,
viết so với bản gốc của Lý Chi
Tảo, có thể được vẽ lại
sau năm 1664 tại Nhật Bản.
Trong thời kỳ Nhật Bản “ bế môn tỏa cảng ” (1793-1858), phiên bản nầy đã được du nhập vào Nhật Bản, gây ảnh hưởng lớn đên nhận thức thế giới của người Nhật trong thời Edo (1603-1868). Nguyên tác là bản vẽ một màu nhưng phiên bản (vẽ trên gỗ) sang Nhật Bản được sao lại và được tô thành nhiều màu, và một phần địa danh được sửa lại, vì vậy trong bản đồ phổ biến hiện nay có những địa danh phiên âm theo tiếng Nhật (Katakana).
Tại Nhật Bản hiện nay, bản khắc trên gỗ có 6 tấm nhưng phiên bản nầy chỉ có 2 tấm đông-tây và có 3 nơi hiện đang lưu trữ: Thư viện đại học Tohoku, Viện bảo tàng tỉnh Miyagi và Viện bảo tàng Kyoto. Tấm một màu được in lại từ bản khắc gỗ gồm 6 tấm ghép lại được cho là gần với bản gốc Lý Chi Tảo vẽ. Những tấm tô màu có nhiều điểm khác tấm một màu. Đặc biệt ở tấm màu có vẽ quần đảo Vạn lý trường sa (万里長沙) còn tấm một màu thì không và cũng không có những chữ phiên âm (Katakana). Điều nầy có thể hiểu được là bản đồ khắc lại tại Nhật Bản đã được thêm vào 4 chữ “ Vạn Lý Trường Sa ” cùng với những chữ phiên âm và vài phần chú khác nữa.
Điểm đặc biệt thứ hai là bản đồ của Ricci khi đi vào Nhật Bản không chỉ có phiên bản của Lý Chi Tảo mà nó có đến 16 phiên bản khác nhau và những ghi chú trên bản đồ phiên bản này cũng không giống nhau. Nhưng bản đồ của Ricci được sao chép nhiều lần này đã cung cấp cho mọi người lúc bấy giờ một thế giới quan mới, có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và học thuật.
(Hình 7) Bản một màu, phần miêu tả khu vực Việt Nam ngày nay, không có vẽ quần đảo Vạn lý trường sa (万里長沙)
Nguồn : Thư viện Miyagi và Thư viện TĐH Kyoto
Trong bản của Lý Chi Tảo vẽ lại bản gốc của Matteo Ricci không có 4 chữ “ Vạn Lý Trường Sa ” là điều nên lưu ý hơn cả, chứng tỏ thời Nhà Minh đã không nhận thức được quần đảo nầy là thuộc về mình hoặc không biết đến sự tồn tại trong phần lãnh thổ của Trung Quốc thời bấy giờ. Hơn thế nữa người Nhật vẽ thêm “ Vạn Lý Trường Sa ” cho thấy trong nhận thức của người Nhật nầy thì dãy đảo“ Vạn Lý Trường Sa ” nằm rải rác trên biển Đông, dọc theo Chiêm Thành (Lâm Ấp) nơi có nhiều thuyền buôn qua lại mà trong thời kỳ nầy loại thuyền “Shuninsen”(Chu ấn thuyền)3 tấp nập đến Phố Hiến, Hội An, Chiêm Thành... mua bán (trầm hương, sừng tê giác, yến sào, gốm sứ...) kéo dài trong gần 40 năm mà thị xã Hội An với phố cổ Nhật Bản ngày nay là một bằng chứng.4
Cũng có một điểm đáng chú ý khác nữa là lần đầu tiên vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản được ghi là biển Nhật Bản (Nhật Bản Hải) có lẽ vì là phiên bản lưu hành tại Nhật Bản nên đã được thêm vào? 5
Điều đáng lưu ý là theo bản đồ của Ricci (bản do Nhật Bản vẽ lại) vùng biển dọc theo bờ của lục địa Trung Quốc, nằm dưới dãy đảo nước Nhật Bản được ghi là " Đại Minh Hải " chứ không phải là biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa và trong Đại Minh Hải nầy không bao gồm vùng biển Đông ngày nay và những hòn đảo trong khu vực này chứng tỏ nhà Minh lúc bấy giờ đã không xem biển Đông và những đảo ấy là của mình . (Hình 8)
(Hình 8) Một phần bản đồ
khu vực
Viễn Đông [bản chép lại bản
đồ của Matteo Ricci]
Nguồn : www.paipaitxt.com
Như vậy, tấm bản đồ này được
Matteo Ricci hoàn thành vào đầu thế
kỷ XVII trong lúc bối cảnh lịch sử
Việt Nam lúc bấy giờ như thế nào ?
Ở đây, cần nhắc lại quá
trình Nam tiến trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1471 khi đi đánh Champa, lấy được
kinh đô Vijaya, Lê Thánh Tông có
ý dừng lại, chia làm cương vực
ở đó. Mặc dù bấy giờ như
ta đã biết, vương triều Vijaya đã
suy mà Đại Việt thì đang trong
thời thịnh trị. Nhà Lê không
muốn và chắc chắn cũng sẽ không
nghĩ tới việc cố thôn tính một
quốc gia khác mà chỉ mong sự yên
ổn lâu dài trên biên giới phía
Nam.
Vua Lê thân chinh, theo như tuyên bố, là
vì Champa đã quấy nhiễu biên
giới, cũng vì một quan niệm là
“ Đại Chiêm và Cổ Luỹ
trước
là đất của ta, gần đây bị
mất về nước Chiêm Thành, nên
lấy lại được hết, sai các
ngươi trấn thủ ”. Vua đã lấy
cả vùng Vijaya nay là Bình Định
liền một dải với Cổ Luỹ để
có địa giới tự nhiên hiểm
trở ở phía Nam là đèo Cù
Mông, lập nên đạo Quảng Nam, nhằm
thực hiện ý định đó. Trong
cuộc hành quân này, quân Đại
Việt còn vượt qua đèo Cù
Mông, tiến tới núi Bia Đá (Thạch
Bi) 6.
“ Núi này có một chi,
đến
bờ biển thành hai… có một khối
đá lớn, quay đầu về phía
đông như hình người… (Vua
Lê) sai mài vách núi
dựng bia đá
để chia địa giới với Chiêm
Thành ” 7.
Với ý định tạo nên sự yên
ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê
cắt phần đất ven biển từ đèo
Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại
Lãnh) lập nên một nước riêng
gọi là nước Hoa Anh. Lấy lại phần
thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh
– vùng Che Reo để lập nước
Nam Bàn. Như vậy, Chiêm Thành ngăn
cách hẳn với Đại Việt bằng
hai nước, tuy nhỏ nhưng cũng là tấm
đệm từ miền núi ra đến biển.
Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu,
tiếp đến việc Mạc Đăng Dung
cướp ngôi (1527), rồi đến việc
họ Trịnh làm Chúa, nắm quyền và
việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ
phương Nam để tránh tị hiềm.
Lúc đầu (năm 1558), Nguyễn Hoàng
được nhận trấn thủ Thuận Hoá
(gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế ngày nay), tiếp đó lại
xin được giao thêm quyền trấn thủ
Quảng Nam (từ Quảng Nam đến Bình
Định ngày nay - năm 1570).
Ngay khi vừa nhận thêm quyền trấn thủ
Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã cử
Lương Văn Chính làm Tri huyện Tuy
Viễn (một trong hai huyện của tỉnh Bình
Định, giáp giới Hoa Anh) và giao nhiệm
vụ giữ yên phía Nam.
Năm 1578, Lương Văn Chính cầm quân
tiến vào Hoa Anh, vây và hạ thành
An Nghiệp – thành kiên cố và đồ
sộ nhất trong lịch sử Chiêm Thành,
đẩy họ về cương giới cũ ở
phía Nam đèo Cả. Vua Chiêm Thành,
theo niên giám là Po At (1553- 1579), có
lẽ đã bị chết trong thời điểm
này. Trận đánh chỉ mới nhằm
lập lại trật tự cũ, tuy nhiên
Lương Văn Chính cũng đã tiến
thêm một bước trong việc đưa
dân lưu tán vào khai khẩn miền
đất này, rải rác từ phía
Nam đèo Cù Mông đến đồng
bằng sông Đà Diễn.
Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XVI và
đầu thế kỉ XVII, Chiêm Thành lại
lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi
những người nông dân Việt vào
cư trú khai khẩn miền đất này.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phong làm
tướng, đem quân vào đánh
lại, Chiêm Thành bị thua, vua là Po
Nit (1603 – 1613) phải bỏ Hoa Anh rút quân
về phía Nam đèo Cả. Lần này
họ Nguyễn đã lấy hẳn đất
Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ
Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân
và Tuy Hòa, lập dinh Phú Yên, đóng
quân để phòng giữ. Lương Văn
Chính đươc cử làm tham tướng
dinh Trấn Biên, sau đó là dinh Phú
Yên.
Như vậy, với việc lập phủ và
dinh Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác
lập hẳn quyền cai trị của mình
trên một miền đất đã có
sự góp sức khai khẩn của nông
dân Việt trong mấy chục năm, muốn
chấm dứt sự tranh chấp trên một
vùng đệm để có thể yên
tâm đối phó với cuộc chiến
tranh chinh phạt của chúa Trịnh, một
thử thách quyết liệt không thể
tránh khỏi đối với chúa Nguyễn
ở Đàng Trong 8.
Xác định lại thời điểm lịch
sử kể trên để thấy rằng, vào
năm 1602 (năm mà Matteo Ricci hoàn thành
tấm bản đồ của mình), Vạn
lý trường Sa không thuộc về lãnh
thổ của nhà Minh.
Cũng từ nội dung được ghi chú
tại khu vực biển Đông trên tấm
bản đồ này đã cho chúng ta
thấy rằng tư tưởng Hoa Di (Đại
Hán) là truyền thống của các
triều đại Trung Quốc (Hán, Đường,
Tống, Minh,...) từ ngàn xưa.
Còn tên Vạn lý trường sa đầu
tiên xuất hiện vào năm nào và
ai là tác giả ? Đây tiếp tục
là nhiệm vụ của các học giả
chuyên nghiên cứu về các vấn đề
của biển Đông.
Nhìn lại quá trình hoạt động của Matteo Ricci ở Trung Quốc và vai trò của ông đối với triều Minh lúc bấy giờ, tấm bản đồ thế giới mà Matteo Ricci đã vẽ sẽ là một điều lý thú cho những ai nghiên cứu mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia Đông Bắc Á với “ Thiên triều ” trong thế kỷ XVI-XVII.
Đinh Kim Phúc
1 Xin cám ơn 2 bạn Submarine, Vaputin (hoangsa.org) đã “mở đường” cho bài viết này.
2 Năm 1583, khi chính thức vào Trung Hoa lục địa, Matteo Ricci đã áp dụng kinh nghiệm thích ứng với Phật Giáo của các tu sĩ Dòng Tên tại Nhật. Ông cạo đầu, mặc áo cà sa. Vài năm sau, khi nhận thấy địa vị Phật Giáo tại Trung Hoa có phần thấp, việc áp dụng phương cách “thích ứng Phật Giáo” không mấy ảnh hưởng, ông đã thay đổi phương pháp, cải thành thích ứng Nho Gia : mặc y phục như các phần tử trí thức Nho Gia, tham dự các lễ tiết, học cổ văn và hơn nữa cố gắng đón nhận những lễ nghi truyền thống của Trung Hoa như cúng bái tổ tiên. Kết quả là trong tâm tư người Trung Hoa, ông trở thành một học giả Tây Phương được khắp nơi dưới thời Minh mạt, mời tham gia “Học thuật nghiên thảo hội” (Giảng hội học), thảo luận các vấn đề triết học. Cứ như thế, Matteo Ricci đã cùng các học giả Nho Gia như Từ Quang Khải, Lý Chi Tảo, và Dương Ðình Quân trở thành bạn, và hơn nữa đã đưa họ vào Đạo.
3 Thương thuyền mang ấn thư triện đỏ do Mạc Phủ cấp gọi là “Chu ấn thuyền” (Shuinbune) hay Goshuinsen (Ngự chu ấn thuyền) - ám chỉ thuyền của Mạc Phủ cử đi để phân biệt với tàu buôn của bọn “hải tặc”.
4 Cần nhắc lại rằng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, tàu buôn Nhật Bản sang Chiêm Thành, Lâm Ấp... rất nhiều để mua ngà voi, sừng tê giác, trầm hương…, vì vậy việc bản đồ có ghi thêm chữ Vạn Lý trường Sa là điều dễ hiểu !
Xin tham khảo thêm :
- Hồng Lê Thọ, Con đường tơ lụa trên biể̉n
- Japan early trade coin and the commercial trade between Vietnam and Japan in the 17th century
- Gốm thương mại Việt Nam trong hành trình mậu dịch gốm sứ châu Á
5 Hiện nay Hàn Quốc đang đấu tranh với các tổ chức quốc tế để gọi khu vực biển này là biển Korea thay cho tên gọi biển Nhật Bản.
Xin tham khảo thêm :
Tạp chí
Nghiên cứu và phát triển, Số 4(75).2009, Đinh Kim Phúc, Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên
vùng biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
6
Núi Thạch Bi ở phía Đông Huyện Tuy Hoà, phía Bắc đèo Cả, thuộc Thị xã
Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên ngày nay.
7 Đại Nam nhất thống chí, T.III, trang 65.
8 Dẫn theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, 2005.
Các thao tác trên Tài liệu