Rà soát thêm cái gọi là Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa ] trong Tứ Khố Toàn Thư
Rà soát thêm cái gọi là
Tây
Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa ]
trong Tứ
Khố Toàn Thư
Hồ Bạch Thảo
Trước đây tôi đã làm công việc rà soát cái gọi là Nam Sa [Hoàng Sa], Tây Sa [Trường Sa] trong Minh Sử, Thanh Sử Cảo, và Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ (1) nhưng không hề thấy ; nay xin tìm hiểu thêm các sách địa lý khác trong Tứ Khố Toàn Thư. Tứ Khố Toàn Thư được thành lập từ thời Thanh Càn Long thứ 38 [1773], sau khi duyệt xét tất cả các thư tịch từ thời Chu Tần cho đến nhà Thanh, sách được đưa vào gồm 3503 bộ, tổng số 79337 quyển, chia làm 4 kho [khố] : kinh, sử, tử, tập. Việc xét các bộ sách để chấp nhận đưa vào Tứ khố Toàn Thư được thi hành rất cẩn trọng, thông thường các quan phụ trách nghiên cứu kỹ, rồi làm tờ tâu lên vua về nội dung và giá trị của sách, sau đó mới được chấp nhận. Riêng sách về địa lý nằm trong kho sử ; tìm hiểu về loại này, thấy 2 bộ sách có giá trị, đề cập đến biển đảo, có bản đồ đính kèm ; đó là Trù Hải Ðồ Biên tác gỉả là Hồ Tôn Hiến, Tổng đốc 3 tỉnh duyên hài Quảng Ðông, Phúc Kiến, Chiết Giang dưới thời vua Gia Tĩnh triều Minh và Quảng Ðông Chí, do Tổng đốc Quảng Ðông Hác Ngọc Lân làm Tổng tài, hoàn thành vào đời Thanh Ung Chính năm thứ 9 [1731]. Nay xin tìm hiểu về các bản đồ liên quan đến biển đảo trong 2 bộ sách này :
Trù Hải Ðồ biên [籌海圖編]
Bộ sách gồm 13 quyển, tác giả là Hồ Tôn Hiến. Hồ Tôn Hiến người đất Tích Khê, đậu Tiến sĩ năm Mậu Tuất [1538] thời Gia Tĩnh, làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh, cầm quân đánh dẹp giặc Nuỵ [Nhật Bản] tại miền duyên hải Trung Quốc. Ðúng như nhan đề, sách có 2 phần : bản đồ và ghi chép. Phần ghi chép đề cập đến lịch sử bang giao giửa Trung Quốc và Nhật, đầu đuôi việc quân Nuỵ xâm nhiễu, chiến lược chiến thuật chống giặc Nuỵ, thực lục các cuộc giao tranh và những trận chiến thắng. Phần bản đồ gồm bản đồ tổng quát Trung Quốc, bản đồ vùng duyên hải và biển đảo thuộc các tỉnh, bản đồ bố phòng vùng duyên hải ; đồ hình các tàu thuyền, vũ khí, cùng phân tích sở trường sở đoản từng loại. Qua tờ tâu về nội dung sách vào năm Càn Long thứ 46 [1781], các quan phụ trách toản tu Tứ Khố Toàn Thư như Kỷ Quân, Tôn Sĩ Nghị kết luận như sau :
“…Nội dung sách cùng Minh Sử đều phù hợp, xét Tôn Hiến bảo vệ vùng duyên hải đông nam không phải là không có công. Trong 3 quyển với tiêu đề Kinh Lược phàm các mục như : tuần thám, tiếp viện, chiêu phủ, giữ thành, đoàn kết, bảo giáp, tuyên dụ, gián điệp, đường đi cống, buôn bán chung ; cùng các loại vũ khí binh trượng, quân khí, hỏa khí, không có điều gì là không chu đáo. Lại có lời bàn của [các chuyên gia quân sự] như Ðường Thuận Chi, Trương Thời Triệt, Du Ðại Du, Mao Khôn, Thích Kế Quang, được ghi đầy đủ trong sách này, cùng việc phòng biển thời Minh được trình bày tường tận. Tuy con người này [Tôn Hiến] không được thuần hậu, nhưng vẫn là anh hùng của một thời ”
Với mục đích rà soát cái gọi là Nam sa [Hoàng Sa] và Tây Sa [Trường Sa] trong lãnh hải Trung Quốc, xin giới thiệu bản đồ Trung Quốc và bản đồ từng phần của tỉnh Quảng Ðông. Nhắm lưu ý về các vùng duyên hải và biển đảo, nên trong các bản đồ tác gỉả thể hiện bằng cách vẽ phía trên là biển, phía dưới là lục địa. Ðể độc giả tiện tham khảo, tôi xin đánh số trên bản đồ tên tất cả các đảo, cùng các địa danh quan trọng khác, ở dưới mỗi bản đồ có bản phiên âm đính kèm :
A. Dư Ðịa Toàn Ðồ (tức bản đồ Trung Quốc và các nước lân cận giáp biển)
Phiên âm các địa danh :
-1- Chiêm Thành
-2- Tiêm
-3- Quỳnh Vạn Ðam Nhai [đảo Hải Nam]
-4- Tiểu Lưu Cầu
-5- Lưu Cầu
-6- Nhật Bản
-7- La Tân
-7- Triều Tiên
B. Quảng Ðông duyên hải sơn sa : tức bản đồ Quảng Ðông duyên hải biển đảo. Bộ bản đồ này rất chi tiết gồm 11 tấm, ngoại trừ bản đồ đảo Hải Nam và biển chung quanh, 10 bản đồ còn lại thể hiện tỉnh Quảng Ðông từ nam chí bắc ; tức từ châu Khâm giáp giới Việt Nam cho đến tỉnh Phúc Kiến. Xin liệt kê các bản đồ lần lượt như sau :
1. Bản đồ đồ đảo Hải Nam và vùng biển xung quanh :
Phiên âm tên các đảo:
-1- Ðảo Hải Nam
-2- Ðảo Trư Tử
2. Bản đồ vùng biển châu Khâm (giáp Việt Nam)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ýv:
-1- Ðại Lộc Ðôn.
-2- Tiểu Lộc Ðôn
-3- Thất Thập Nhất Kính
-4- Nha Sơn
-5- Ô Lôi Sơn
-6- Thanh Anh Trì
-7- Tiếp biên giới nước An Nam
-8- Châu Khâm
3. Bản đồ vùng biển phủ Liêm Châu (phía bắc châu Khâm).
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Dương Mai Trì
-2-Xà Sơn
-3-Xà Dương Châu
-4-Bình Hà Trì
-5-Châu Mẫu Hải
-6-Thiệu Châu
-7-Mão Châu
-8-Liêm Châu Phủ
4. Bản đồ vùng biển phủ Lôi Châu (phía bắc phủ Liêm Châu)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Nhuận Châu
-2-Ðiều Châu
-3-Lệ Châu
-4-Ðộc Trư Sơn
-5-Ðiều Kê Môn Châu
-6-Trình Sơn
-7-Cương Châu
-8-Phóng Kê Sơn
-9-Tiểu Hoàng Trình
-10-Mã Khê Sơn
-11-Ðại Hoàng Trình
-12-Phần Châu Sơn
-13-Lôi Châu phủ
5. Bản đồ vùng biển huyện Ðiện Bạch (phía bắc phủ Lôi Châu)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý :
-1-Thanh Tụ Sơn
-2-Hải Lăng Sơn
-3-Tiểu Hoạch Sơn
-4-Trung Hoạch Sơn
5. Ðiện Bạch huyện
6. Bản đồ vùng biển huyện Thuận Ðức (phía bắc huyện Ðiện Bạch)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý :
-1-Ðại Hoạch Sơn
-2-Tây Hùng Tử Sơn
-3-Ngạc Châu Sơn
-4-Thiếu Ðầu Sơn
-5-Vạn Giải Sơn
-6-Thượng Xuyên Sơn
-7-Nhai Sơn
-8-Kỳ Thạch sơn
-9-Hạ Xuyên Sơn
-10-Thuận Ðức huyện
7. Bản đồ vùng biển huyện Hương Sơn (phía bắc huyện Thuận Ðức)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý :
-1-Xà Tây Sơn
-2-Ðại Nam Thường Sơn
-3-Nam Châu Sơn
-4-Tiểu Hoàng Cầm Sơn
-5-Úc Sơn
-6-Thất Nương Tử Sơn
-7-Ðào Nương Sơn
-8-Vọng Môn Sơn
-9-Hiệp Sơn
-10-Long Ðầu Sơn
-11-Ðại Tinh Dương
-12-Ô Sa Dương
-13-Tiểu Hổ Ðầu Sơn
14.Hương Sơn huyện
8. Bản đồ vùng biển phủ Huệ Châu (phía bắc huyện Hương Sơn)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý :
-1-Lạc cách Sơn
-2-Cửu Tinh Dương
-3-Tam Qui Sơn
-4-Ðại Hổ Ðầu Sơn
-5-Quan Phú Sơn
-6-San Hô Châu
-7-Vũ Sơn
-8-Nam Ðình Sơn
-9-Bôi Ðộ Sơn
-10-Mai Ủy Sơn
-11-Ông Hài Sơn
-12-Bút Giá Sơn
-13-Phúc Kiến Sơn
-14-Liễu Châu Sơn
-15-Ðại Vương Châu
-16-Hợp Lan Châu
-17-Trúc Dương Sơn
-18-Ðông Khương Sơn
-19-Thượng Hạ Hoành Ðang Châu
-20-Áo Bối Sơn
-21-Tiểu Ma Ðao Sơn
-22-Long Huyệt Châu
-23-Sảo Tỉnh Sơn
-24-Mã Yên Châu
-25-Cấp Thủy Kỳ Giác Châu
-26-Ninh Châu Sơn
-27-Ðại Khê Sơn
-28-Huệ Châu phủ
9 Bản đồ vùng biển huyện Hải Phong (phía bắc phủ Huệ Châu)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Ký Tâm Dương
-2-Từ Nương Sơn
-3-Tang Châu Sơn
-4-Ðại Tinh Tiêm Sơn
-5-Hải Phong huyện
10. Bản đồ duyên hải huyện Huệ Lai ( phía bắc huyện Hải Phong)
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Ðào Nương Loan
-2-Nam Úc Bành Sơn
-3-Tĩnh Hải Dự
-4-Tiểu Phù Sơn
-5-Ðại Phù Sơn
-6-Hổ Tử Sơn
-7-Huệ Lai huyện
11. Bản đồ vùng biển huyện Nhiêu Bình (phía bắc huyện Huệ Lai )
Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Ngũ Dự Sơn
-2-Tiểu Cam Sơn
-3-Thạch Ðầu Thôn
-4-Ðại Cam Sơn
-5-Bồi Châu Sơn
-6-Mã Yên Sơn
-7-Cẩu Nhãn Sơn
-8-Tiểu Kinh Sơn
-9-Sa Bản Thôn
-10-Ðại Kinh Sơn
-11-Nhiêu Bình huyện
Quảng Ðông Thông Chí [廣東通志]
Quảng Ðông Thông Chí gồm 64 quyển, phần bản đồ nằm trong quyển 3 ; tại đây xin giới thiệu Quảng Ðông Toàn Tỉnh Tổng Ðồ. Bản đồ này được chia làm 2 phần, nam và bắc ; bản đồ phía nam tỉnh Quảng Ðông tính từ châu Khâm giáp Việt Nam cho đến tỉnh thành Phiên Ngung, bản đồ phía bắc tỉnh Quảng Ðông từ thành Phiên Ngung cho đến huyện Nhiêu Bình giáp tỉnh Phúc Kiến.
-
Bản đồ phía nam tỉnh Quảng Ðông :
Phiên âm tên đảo và địa danh cần lưu ý :
-1-Khâm Châu
-2-Phủ Quỳnh Châu thuộc đảo Hải Nam
-3-Nhai Châu thuộc đảo Hải Nam
-4-Nhai Môn
-5-Thuận Ðức
-6-Hải Châu
-7-Phiên Ngung
2. Bản đồ miền bắc tỉnh Quảng Ðông
Phiên âm tên đảo và các địa danh cần lưu ý :
-1-Phiên Ngung
-2-Hương Sơn
-3-Hổ Ðầu Sơn
-4-Nhiêu Bình
Kết luận
Thư tịch nước ta gồm sử, chí, bản đồ của triều đình nhà Nguyễn như Châu Bản, Ðại Nam Thực Lục, Ðại Nam Nhất Thống Chí, Ðại Nam Nhất Thống Toàn Ðồ ; Hồng Ðức Bản Ðồ thời nhà Lê, cùng các cùng các bộ sách của các danh Nho như Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Ðôn, Lịch Triều Hiến Chương của Phan Huy Chú đều khẳng định chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó tại Trung Quốc các bộ sử chính thức của triều đình nước này như Minh Sử, Thanh Sử Cảo, và các loại bản đồ của những nhân vật cầm quyền đương thời như Trù Hải Ðồ Biên của Thượng thư bộ Binh Hồ Tôn Hiến đời Gia Tĩnh triều Minh, và Quảng Ðông Thông Chí do Tổng đốc Quảng Ðông làm Tổng tài biên soạn thời Ung Chính nhà Thanh, đều không hề đề cập đến cái gọi là Nam Sa [Hoàng Sa] và Tây Sa [Trường Sa] trong lãnh thổ Trung Quốc. Với sự cẩn trọng tìm hiểu tư liệu hai nước Việt Trung, ước mong những người nghiên cứu có thể dùng để tham khảo.
Hồ Bạch Thảo
Chú Thích
1. Báo Diễn Ðàn tại mục biên khảo qua các bài : Lãnh hải Trung Quốc dưới thời nhà Minh, Tây Sa và Nam Sa trong sử chí Trung Quốc, Tiếp nối chuyện Hoàng Sa, Trường Sa : Rà soát trong Ðại Thanh Nhất Thống Toàn Ðồ.
Các thao tác trên Tài liệu