Trí thức không-cộngsản
Trí thức không-cộngsản
Nguyễn Trọng Văn
Nguyễn Tường Minh
Gần đây trong sách báo triết học ở nước ngoài người ta thấy xuất hiện hai cuốn nói về trách nhiệm chính trị của trí thức. Một cuốn của Mark Lilla nhan đề The Reckless Mind : Intellectuals in Politics, cuốn kia của Richard Wolin, đề tựa Heidegger’s Children : Hannah Arendt, Karl Lowith, Hans Jonas and Herbert Marcuse. Cả hai cuốn đều nói về trách nhiệm chính trị của Heidegger và của những người trí thức gốc Do Thái theo tư tưởng Heidegger. Là triết gia và nhà thần học vĩ đại của thế kỷ 20, Heidegger ủng hộ Hitler và hô hào mọi người theo chủ nghĩa Đức Quốc Xã. Trong bài điểm sách ngắn gọn và súc tích nhan đề The Responsibility of Intellectuals, Mark Blitz – giáo sư triết lý chính trị – đã đưa ra những nhận xét rất đáng lưu ý, và cũng cần trao đổi (xem đây). Nói về chế độ toàn trị, người ta thường nhắc tới Đức Quốc Xã và Cộng sản, coi như hai mô hình tiêu biểu.
Vấn dề trách nhiệm của trí thức Đức Quốc Xã đã được đặt ra, dù khá muộn. Thế còn trí thức Cộng sản ? Và không-cộngsản ? Vai trò và trách nhiệm của họ như thế nào ? Tại sao ta không chủ động đặt ra khi biết rằng sớm muộn “người khác” cũng sẽ đặt ra, với những cách lý giải chắc không như ý muốn của mình ?
1.
Trên nguyên tắc chúng ta không nên định nghĩa một khái niệm bằng cách dùng những từ phủ định vì từ được định nghĩa bằng những phủ định sẽ mơ hồ, không rõ nghĩa, mặt khác lượng thông tin cũng rất ít nếu không phải là không có. Em tên là gì ? Em không tên là Loan, không tên là Hạnh, không tên là Yến, không tên là Tuyết v.v... Vậy em tên là gì ? Định nghĩa bằng những phủ định nổi tiếng trong lịch sử triết học phương Đông là định nghĩa về ĐẠO của Lão Tử : “Đạo là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm được, đón nó thì không thấy đầu, đuổi nó thì không thấy đuôi”. Vậy Đạo là cái gì ? Đạo là cái năm không ?! Hồi học triết ở trung học tôi rất “tâm phục khẩu phục” định nghĩa kỳ lạ trên, hãnh diện vì mình được tiếp cận với một định nghĩa lạ lùng, “khó hiểu” như vậy. Về sau tôi dần dần nhận ra không phải chỉ có Đạo mới có những đặc tính trên, bất cứ một khái niệm nào cũng có những thuộc tính như vậy. Hãy thay chữ Đạo bằng chữ Hạnh phúc, Cái chết, Khoái lạc, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hoặc bất cứ một chữ nào khác..., bạn cũng sẽ thấy những thuộc tính phủ định của Đạo tương thích một cách kỳ lạ với những chữ trên. Như vậy nghĩa là thế nào ? Mọi vật cụ thể ngoài thực tế (mặt trời, sông, núi, lửa) hoặc ý nghĩ trừu tượng trong tư tưởng (buồn, yêu, ghen) trước khi được trừu tượng hoá, khái quát hoá thành những khái niệm trừu tượng, vô hình, ảo, trong óc đều không có tên gọi. Gọi tên sự vật tức là gán cho nó một cái “tên”, một từ, một chữ (chữ mặt trời, chữ sông, núi, chữ lửa, chữ ghen). Sự vật và tên gọi sự vật khác nhau, lửa đốt cháy và làm phỏng da, còn chữ lửa thì không thể đốt cháy và làm phỏng da. Chữ chỉ là những ký hiệu trừu tượng thay thế một thực tại, để chỉ một thực tại vắng mặt. Khái niệm nào cũng vô hình, trừu tượng, nghĩa là “mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm được, không đầu, không đuôi”. Trước khi là triết gia, Lão Tử chắc cũng phải là một nhà ngôn ngữ học ! Chữ nghĩa giúp chúng ta gọi tên thực tại nhưng chữ nghĩa cũng giúp ta che giấu thực tại, làm ta “chệch hướng”, lẫn lộn ; tưởng thực là ảo, tưởng ảo là thực.
2.
Giữa hai khái niệm “Trí thức cộng sản” và “trí thức không–cộngsản” khái niệm nào rõ nghĩa hơn ? Theo quan điểm Aristote, “trí thức cộng sản” có ý nghĩa rõ ràng hơn ; đúng ra, vẫn theo tác giả bộ Organon, không nên dùng chữ trí thức không-cộngsản vì cụm từ phủ định này không làm rõ nghĩa cho từ trí thức, nó cũng chẳng đem lại một lượng thông tin mới mẻ nào. Theo cái nhìn hậu hiện đại thì lại khác : chúng ta đang tháo gỡ các khái niệm, lắp ghép, tái cấu trúc lại chúng, theo cách của mình, do đó quan điểm lôgích hình thức của Aristote không còn tương thích nữa. Nói cách khác, từ trí thức cộng sản là một lắp ghép gượng gạo, không có thực, không phản ánh thực tiễn Việt Nam và các nước cộng sản khác (vì trí thức là cởi mở, phê bình, sáng tạo còn từ cộng sản là gò bó, giáo điều, khép kín) trí thức không-cộngsản – dù được làm rõ nghĩa bằng một phủ định, một lắp ráp (bị coi là) vô nguyên tắc – lại có thực, hơn thế, phản ánh đúng thực tiễn Việt Nam và các nước cộng sản.
3.
Với vài mảnh xương, các nhà cổ sinh vật học, có thể khôi phục lại nhiều loài khủng long, và hơn thế, những khoảng thời gian hàng triệu năm đã trôi qua ; với những khái niệm được lắp ghép một cách vội vã, vụng về (hoặc tinh xảo, khéo léo) chúng ta hoàn toàn có thể tái dựng lại – như một tấm khảm muôn mầu – đời sống của những sinh vật có lý trí, có ngôn ngữ, da trắng, da vàng, biết chế tạo chất độc da cam, biết dùng khí giới địch để đánh địch, trong khoảng mấy chục năm trở lại đây. Thí dụ những khái niệm như yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội / yêu nước là xây dựng dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh / trí thức cộng sản / trí thức không-cộngsản / các nước không-liênkết/ những bóng ma của Mác / đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản / tout anti-communiste est un chien (Sartre), thà sai với Sartre còn hơn đúng với Aron v.v...
4.
Nhà nho, sĩ phu, trí thức và trí thức cách mạng
1) Cùng là nho sĩ tôn thờ giáo lý Khổng Mạnh có người cho rằng học để làm quan, phục vụ triều đình, ý nghĩa cuộc đời là tu thân tề gia, trị quốc, bình thiên hạ nhưng có người lại cho rằng học để làm người, ý nghĩa cuộc đời là phải trị quốc bình thiên hạ trước hoặc song song với việc tu thân tề gia vì đất nước dưới ách thống trị của ngoại bang thì đâu còn thân mà tu, nhà mà tề ? Sự phân biệt nho sĩ và sĩ phu dựa trên việc biết hoặc không biết sử dụng kiến thức của mình : làm quan hay làm người, vì cá nhân, gia đình hay vì đất nước, dân tộc.
2) Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mô hình trí thức xuất hiện. Trí thức là người kế tục truyền thống nho gia và sĩ phu của dân tộc. Những người có học, biết chữ nghĩa thánh hiền có hai con đường tiến thân : thi đỗ thành đạt thì làm quan, lên kinh đô, hưởng bổng lộc triều đình còn lận đận khoa cử thì về làng làm thấy đồ, thầy lang, sống với làng xóm, với nhân dân. Khi người Pháp tới, triều đình chịu khuất phục, những (nho sĩ) quan chức “tai to mặt lớn” của triều đình (phải) hợp tác với Pháp, trở thành “tay sai”, “bán nước”. Những thầy đồ, thầy lang, xưa dậy học bốc thuốc nay trở thành những “sĩ phu yêu nước”, lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống Pháp, chống lệnh triều đình. Trí thức Tây học một số theo truyền thống nho sĩ, quan lại hợp tác với Pháp (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh) một số theo truyền thống sĩ phu yêu nước, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp, giành độc lập chủ quyền cho dân tộc (Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc... )
3) Trí thức cách mạng, ngoài những nét chung với trí thức Tây học, còn có những nét đặc trưng như sau :
a. Kế tục truyền thống chống ngoại xâm. Hệ tư tưởng Khổng Mạnh giữ vai trò thống trị còn đạo Phật, đạo Lão, triết lý dân tộc ở thế bị trị. Thực dân Pháp tới, tất cả các hệ tư tưởng trên cùng bị dồn vào thế bị trị, hệ tư tưởng Tây phương Thiên chúa giáo trở thành thống soái. Hệ tư tưởng Mác Lênin -phản đề đối với hệ tư tưởng Tây phương Thiên Chúa giáo – ở vị thế bị trị, kế tục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
b. Tính cách quốc tế : Chủ nghĩa yêu nước, giải phóng dân tộc được nâng cấp lên thành chủ nghĩa quốc tế vô sản, không những giải phóng dân tộc mà giải phóng toàn thể nhân dân nô lệ, bị áp bức trên toàn thế giới.
c. “Tri và Hành” mới. Các triết gia từ trước đến nay đã giải thích thế giới một cách khác nhau, vấn đề giờ đây là cải tạo nó đi (K. Marx). Tri và hành mới khác lạ hơn ở khâu thực hiện, tổ chức quần chúng, biến lý thuyết thành hiện thực một cách hiệu quả.
d. Sức mạnh vật chất và tinh thần đủ mạnh để đánh thắng kẻ xâm lược, bảo vệ chính nghĩa dân tộc. Chiến tranh Việt Nam là sự va chạm của hai nền văn minh : phương Đông - phương Tây / văn hoá Nho, Phật, Lão - Thiên Chúa giáo / cung tên giáo mác - vũ khí tối tân. Có nhân dân, có chính nghĩa dân tộc là một chuyện, có tổ chức vững mạnh đoàn kết được toàn dân thành sức mạnh vô địch để bảo vệ chính nghĩa lại là một chuyện khác,Việt Nam hội đủ cả hai điều kiện này.
e. Trí thức là người lao động trí óc, thường nói giỏi hơn làm, ưa an nhàn sung sướng, sợ gian khổ, khó khăn, cá nhân chủ nghĩa, ưa tự do, sợ kỷ luật, xa cách quần chúng v.v..., trí thức cách mạng cố gắng tránh những mặt yếu đó, họ sống hoà mình vào quần chúng, nói và làm, làm tới nơi tới chốn, làm bằng được, cũng thích an nhàn sung sướng nhưng họ không ngại khó khăn, gian khổ ; với niềm tin sắt đá – mà một số người gọi là “cuồng tín” – họ sẵn sàng sống và chết vì dân tộc, vì cách mạng xã hội chủ nghĩa.
5.
i) Tĩnh từ không-cộngsản có thể đi với nhiều danh từ khác như trí thức, doanh nhân, văn nghệ sĩ, dân thường, VIP, công nhân, nông dân, cán bộ công nhân viên v.v... (trí thức không-cộngsản, giới văn nghệ sĩ không-cộngsản...) 2 triệu đảng viên cộng sản / 80 triệu người Việt Nam không-cộngsản.
ii) Nó có thể áp dụng cho người Việt Nam trong và ngoài nước (trí thức (Việt Nam) không-cộngsản, trí thức Việt Nam hải ngoại không-cộngsản ), và cả người nước ngoài (trí thức Pháp không-cộng sản...)
iii) Trong bài này chúng ta tập trung nói về trí thức không-cộngsản. Trí thức có thể hiểu như một danh từ (các nhà trí thức Việt Nam ) hoặc tĩnh từ (thái độ trí thức, phong cách trí thức). Bài này vừa nói về trí thức như một danh từ (người trí thức) vừa như một tĩnh từ (thái độ trí thức).
iv) Gọi là trí thức yêu nước là để phân biệt với trí thức không yêu nước hoặc trí thức yêu nước ngoài hoặc đúng ra những người trí thức ít quan tâm tới vấn đề đất nước, dân tộc, những người trí thức này mơ ước một đời sống an lạc, bình thường, tách khỏi thứ chính trị như hiện nay, bị coi là lừa lọc, nguy hiểm, có thể được mời “bóc lịch” như chơi.
6.
Không-cộngsản được hiểu theo nghĩa nào ?
i. Thứ nhất, không-cộngsản là không theo chủ nghĩa cộng sản, có thể là theo tư bản hay không-tưbản ; không theo nhưng cũng không chống cộng sản (trí thức và cộng sản có một mẫu số chung là truyền thống yêu nước, chống thực ngoại xâm, giải phóng dân tộc, đây là điều rất cần ghi nhớ).
ii. Thứ hai, không-cộngsản là không phải đảng viên cộng sản, nghĩa là không vào đảng, không vào vì không được vào nhưng cũng có thể là không muốn vào (thời bình, với một số người đảng tiêu biểu cho làm quan phát tài, xôi thịt, tham nhũng, nhất là mất tự do, điều tối kỵ của trí thức ), không muốn vào trong nhưng cũng không muốn hoàn toàn tách khỏi cộng sản, chỉ muốn ở bên cạnh, bên ngoài, thậm chí vượt trên cộng sản thì tốt nhất.
iii. Thứ ba, trí thức không-cộngsản không chấp nhận những biểu hiện tiêu cực đang trở thành phổ biến trong xã hội (đây chỉ mô tả hiện tượng, chưa phân tích nguyên nhân):
a) Tham nhũng có hệ thống, từ trên xuống dưới, kiểu “tư sản đỏ”. Cần một Guinness Việt Nam về tham nhũng.
b) Dân chủ hình thức, một quan niệm lệch lạc về dân chủ theo đó “dân chủ là dân có chủ”.
c) Khả năng lãnh đạo yếu kém, hứa Lèo hứa Cuội, đùn đẩy trách nhiệm.
d) Hành chánh “hành dân”, cồng kềnh, phiền hà.
e) Sống trên luật pháp,bao che xã hội đen.
f) Tham ô, lãng phí ngoài sức tưởng tượng.
g) Chủ nghĩa lý lịch kiểu mới, chuyên chính vô học kiểu mới.
h) Giáo điều, độc quyền chân lý, độc quyền tư tưởng (trong khi chủ trương nhiều thành phần kinh tế, sẵn sàng giao tiếp với các nước “bạn”, các hệ tư tưởng“khác” với mình. . )
i) Coi Nhân dân như được sinh ra là để phục vụ Đảng và Nhà nước.
j) Bệnh phô trương “giầu mới”, bệnh kiêu ngạo “tư sản đỏ”,
k) Chiếm của công làm của tư một cách tràn lan, kiểu “tư sản đỏ”
l) Lý luận cách mạng, hành động phản-cáchmạng.
n) Làm giầu phi pháp, xử lý nội bộ, bè phái, COCC.
o) Chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy “quota”. . .
p) Bằng gian, bằng giả, báo cáo giả, thành tích giả, người giả.
q) Học lóm, học vẹt, khôn vặt, khôn lỏi, từ tiểu học tới đại học, nhất là đại học.
r) Thái độ vô cảm, vô trách nhiệm,vô lương tâm, vô đạo đức.
s). . v. . v. . và. . v. . v. .
iv. Thứ tư, trí thức không-cộngsản, trong nước cũng như ở nước ngoài đều có một mẫu số chung là hướng tới dân chủ, tự do và những giá trị nhân bản đích thực :
a) Phát huy truyền thống yêu nước không-cộngsản (và cộngsản).
b) Phát huy óc phê bình và sáng tạo.
c) Phát huy tinh thần đại đoàn kết không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chính kiến, trong nước – nước ngoài, trong đảng - ngoài đảng.
d) Đề cao lòng can đảm, trung thực, liêm khiết trí thức.
e) Phát huy những giá trị nhân bản đích thực,vượt trên cả tư bản lẫn cộng sản.
f) Phấn đấu thực sự xây dựng một đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh.
g) Bước vào hội nhập, toàn cầu hoá, mơ ước vượt trên những chuẩn mực sẵn có của cả tư bản lẫn cộng sản để có thể tuyên dương những điều tốt đẹp và phê phán những điều sai lầm của cả tư sản lẫn tư sản đỏ.
h) Quán triệt tinh thần UNESCO về văn hoá - giáo dục thế kỷ 21. Thực sự kết hợp tri và hành : Học để biết và hành động, học để làm người, hoc để sống với người khác
i) Muốn trở thành lương tâm bất an (mauvaise conscience) của cả tư bản lẫn cộng sản.
j). . v. . v. . và. . v. . v. .
7.
Trí thức và thái độ trí thức.
i) Trí thức
Trí thức không phải là một nghề mà là một thái độ. Triết gia, nhà tư tưởng, chuyên viên, nhà văn, thầy giáo… nói chung là những người sống bằng một nghề : nghề triết lý (triết gia, nhà tư tưởng) nghề chuyên môn (chuyên viên điện toán) nghề viết văn, làm thơ (nhà văn, nhà thơ) nghề dạy học ... Xã hội hiện nay thường gặp “hai trong một ” (thầy giáo + thi sĩ), “ba trong một ” (nhà điêu khắc + họa sĩ + thi sĩ), “bốn trong một” (giáo sư + nhạc sĩ + thi sĩ + bấm tử vi)... Trí thức không phải là một nghề, trí thức là một thái độ, một phong cách. Khi nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết ông là nhà văn, nhưng khi ông lên tiếng về chiến tranh Việt Nam hay chiến tranh Algérie thì ông là nhà trí thức (E. Morin) ; cũng vậy, Bertrand Russell là triết gia, nhà toán học, nhà văn (Nobel 1950) nhưng khi ông lập Tòa án chiến tranh để kết tội đế quốc Mỹ thì ông là nhà trí thức ; cũng vậy, Jean Paul Sartre là triết gia, nhà biên kịch, nhà văn (từ chối Nobel 1964) nhưng khi ông đăng đàn nói về Tội diệt chủng của Mỹ [On genocide (1968)] nhất là khi tổ chức Un bateau pour le Viet Nam (1979) thì ông là nhà trí thức.
a) Tinh thần cởi mở, phóng khoáng, rất “triết học”, khác với tinh thần gò bó, khép kín của “chuyên gia”, chỉ biết phạm vi chuyên môn hạn hẹp của mình.
b) Óc phê bình, sáng tạo, tìm kiếm cái mới. Phê phán bất cứ điều gì cản trở sự sáng tạo, kìm hãm sự ra đời của cái mới.
c) Tinh thần độc lập, dân chủ, tự do. Những lý tưởng này được nâng cấp để thích ứng với quá trình hội nhập, toàn cầu hoá.
d) Có lương tâm trăn trở (mauvaise conscience) và muốn tạo lương tâm trăn trở cho mọi người, tư bản cũng như cộng sản ; chống lại lương tâm tự mãn (bonnne conscience), được chính vài quan chức cộng sản về hưu gọi là “kiêu ngạo cộng sản”.
ii) Thái độ trí thức
e) Bầy tỏ một thái độ trước một tình huống cụ thể, không bình thường luôn luôn hàm chứa một ý hướng đánh giá và phê phán. Tình huống cụ thể đây hiểu là một tình huống ít nhiều bị che giấu, làm sai lệch ; lên tiếng đòi hỏi làm sáng tỏ tức là đòi chấm dứt tình trạng không bình thường, sửa sai vụ việc bất công, bị che giấu. Tình huống rất cụ thể, chi tiết (vấn đề nhân quyền, đàn áp, bạo động, tham nhũng), được đặt trong một toàn cảnh bao quát (chiến tranh, hoà bình, giải phóng, cải tạo, dân chủ)
f) Dám nói, dám viết, dám đòi hỏi những điều người khác có thể cũng biết nhưng, vì một lý do nào đó, không muốn, không dám nói ra, viết ra. Thái độ trí thức đòi hỏi một sự can đảm, trung thực trước vụ việc. Người trí thức ủng hộ việc làm chính đáng và phê phán việc làm không chính đáng của bất cứ chế độ chính trị, xã hội nào chứ không phải là người chỉ biết ca ngợi hoặc chống đối một cách mù quáng một chế độ chính trị, xã hội nhất định chỉ có trong lý thuyết, không cần biết thực tế nó biến chuyển, tốt xấu như thế nào.
g) Vượt trên lợi ích cá nhân, đảng phái, việc bầy tỏ thái độ của trí thức luôn liên hệ tới lợi ích của một tập thể, một quần chúng đông đảo, có khi của tất cả “mọi người” (cả tư bản lẫn cộng sản). Khi J.-P. Sartre, cùng B. Russell, lập Tòa án chiến tranh xử tội đế quốc Mỹ hoặc khi ông tuyên bố "tout anti-communiste est un chien" thì ông đã đứng về phía cộng sản ; trái lại khi lên tiếng về vụ đàn áp dân chủ tại Poznan(1954) hay vụ “thuyền nhân” tại Việt Nam (1979) thì ông đã đứng cùng một phía với tư bản. Bài học rút ra từ trường hợp của Sartre và những người trí thức khuynh tả : vừa là tư bản vừa vượt trên tư bản, vừa là cộng sản vừa vượt trên cộng sản, thân cộng nhưng không vào đảng, không trong đảng nhưng cũng không hoàn toàn ngoài đảng, quyền lực của trí thức chính là tự do và trách nhiệm trong đánh giá cả tư bản lẫn cộng sản. . .
8.
Trí thức cộng sản và không-cộngsản
Đối chiếu với 7 tiêu chí ở đoạn 7, ta có bảng so sánh như sau :
Tiêu chí (A) |
Cộng sản (B) |
+/- |
Không-cộngsản (C) |
+/- |
1. Cởi mở, phóng khoáng ? |
Trí thức cộng sản được đào tạo như chuyên gia, nặng về chuyên môn, thường gò bó, khép kín, hiếm khi có tinh thần cởi mở, phóng khoáng. |
+- |
Nhìn chung, có chuyên môn sâu đồng thời cũng có tinh thần cởi mở, ”triết học”. Sẵn sàng đối thoại với những người có ý kiến khác mình |
++ |
2. Óc phê bình, sáng tạo ? |
Trong đấu tranh cách mạng, óc phê bình sáng tạo rất phát triển. Khi trở thành đảng nắm quyền, hệ thống Mác Lê-nin được coi như một thứ Kinh thánh ; không dám phê bình, không được sáng tạo gì thêm, sợ mang tiếng xét lại, tay sai thực dân, đế quốc, chệch hướng, diễn biến hòa bình |
+- |
Đây là đặc tính đương nhiên phải có của trí thức, triết gia tư sản : “ Triết lý là luôn luôn trên đường. Trong triết học câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời, và mỗi câu trả lời phải trở thành một câu hỏi mới”(K. Jaspers). |
++ |
3. Độc lập, dân chủ, tự do ? |
Trong đấu tranh cách mạng, lý tưởng cộng sản có nhiều điểm tương đồng với lý tưởng yêu nước. Khi có chính quyền, chủ nghĩa cộng sản phát triển lên thành chủ nghĩa quốc tế, toàn trị và giáo điều chứ không thành độc lập, dân chủ, tự do. |
+- |
Trên nguyên tắc, chủ nghĩa yêu nước phát triển lên thành độc lập, dân chủ, tự do. Đích tới của chủ nghĩa yêu nước(độc lập, dân chủ, tự do) và chủ nghĩa xã hội (quốc tế, toàn trị, giáo điều) hoàn toàn khác nhau. |
++ |
4. Lương tâm trăn trở ? |
Chủ nghĩa Mác Lê-Nin chứa những chân lý tuyệt đối như trong Kinh thánh, người trí thức cộng sản thường có lương tâm tự mãn hơn là lương tâm thắc mắc. Lương tâm trăn trở (nói ra) còn bị mang tiếng dao động, không kiên định lập trường. . . . |
-- |
Trí thức không - cộng sản thường thắc mắc làm sao tư duy đúng hơn, hành động tốt hơn, mọi công việc sao hoàn thiện hơn. Số người có lương tâm tự mãn cũng không phải là ít. |
+- |
5. Bầy tỏ thái độ, đánh giá, phê phán. |
Thường không lên tiếng, bầy tỏ thái độ trước việc làm của Đảng và Nhà nước (các vụ tham nhũng lớn thường do báo chí và nhân dân phanh phui, sau khi được những tiết lộ từ “trên”) Thái độ vô cảm,vô trách nhiệm ngày càng phổ biến |
-- |
Coi việc làm của Đảng và Nhà nước có mặt tốt, mặt chưa tốt cần phải được Nhân dân đánh giá, phê phán khách quan, công bằng. Thái độ dửng dưng, phê phán một chiều cũng chẳng phải là không phổ biến, nơi trí thức trong nước và ở nước ngoài |
+- |
6. Thái độ liêm khiết, cương trực |
Một thiểu số có đặc tính này, đại đa số quyền cao chức trọng không có đặc tính này |
+- |
Một thiểu số có đặc tính này, một thiểu số không có đặc tính này |
+- |
7. Muốn vượt cả tư bản lẫn cộng sản |
Một số trí thức cộng sản có đặc tính này, tuy điều kiện để đạt đặc tính này (trí thức cộng sản, trong nước) chưa phải là phổ biến. Đại đa số không có đặc tính náy. |
+- |
Một số trí thức không-cộng sản có và một số không có đặc tính này, về bản chất những điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi để đạt đặc tính này cũng đã hội đủ (nhất là với trí thức không-cộng sản, ở nước ngoài) |
+- |
Bảng 1: Những điểm tương đồng và khác biệt căn bản giữa trí thức cộng sản và không-cộng sản.
Qua bảng so sánh trên, một cách rất khái quát, ta có thể nói :
a. Đặc tính 1,2,3 : Những điểm khác biệt. Đặc tính số 3 : Giúp nhận ra sự khác biệt rất sâu sắc về bản chất nhưng chúng ta thường bỏ qua, không nhận ra. Cho rằng chủ nghĩa xã hội Việt Nam là “chuyên quyền”, “toàn trị” là sai (vì nó có yếu tố yêu nước, giải phóng dân tộc, giành độc lập, chủ quyền) cũng như cho rằng nó là “của dân, do dân, vì dân/ xây dựng một đất nước giầu mạnh công bằng, dân chủ, văn minh” cũng không hoàn toàn đúng (vì về bản chất, nó hướng tới quốc tế vô sản, toàn trị và giáo điều). Trong quá trình đổi mới hiện nay chủ nghĩa xã hội Việt Nam không toàn trị cũng không giáo điều, nó ở giữa hai thứ đó ; trong tương lai nó sẽ như thế nào là vấn đề khác, cần phải được hiểu và đánh giá theo nghĩa khác, những chuẩn mực khác )
b. Đặc tính 4,5,6 : Những điểm giống nhau. Có vẻ như đặc tính 4 chỉ dành cho trí thức không-cộng sản, thực ra nó cũng là đặc tính của trí thức cộng sản : nếu Lãnh đạo Đảng mà không trăn trở, phê bình, tự phê hết sức nghiêm túc trước câu hỏi “ĐỔI MỚI HAY LÀ CHẾT” thì không thể có đường lối đổi mới năm 1986, và chúng ta không thể có một chủ nghĩa xã hội tương đối “dễ thở” như hôm nay.
c. Đặc tính 7: Đây là phần giao nhau của sự hỗ trợ, bổ túc nhau chứ không phải đặc tính của sự khác biệt. Cộng sản và không-cộngsản, tuy không nói ra, đều cảm thấy cần vượt qua cả tư bản lẫn cộng sản. Đó cũng là đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Tất cả những đặc tính kia, xét cho cùng đều hướng tới đặc tính thứ 7.
9.
Năm tiền giả định của vấn đề trí thức.
i) Khác
các nhà lý luận
hậu hiện đại phủ nhận “đại tự sự”, tôi đề
cao đại tự sự. Để tiếp cận và giải quyết vấn
đề trí thức, tôi dựa trên năm giả định
có tính đại tự sự sau đây :
a. Truyền thống và hiện đại. Trong truyền thống văn hoá lịch sử dân tộc cũng như trong tình hình xã hội hiện đại, anh đứng ở vị trí nào ?
b. Quan hệ Tri và Hành. Triết lý muôn đời, phương Đông cũng như phương Tây, đều nhấn mạnh cần kết hợp Tri-Hành nhưng nói chung trí thức nặng về Tri hơn Hành, dù rằng trí thức kết hợp được cả tri và hành không phải là quá hiếm. Trong thực tiễn Việt Nam, nói về quyền lực và thực sự nắm quyền lực trong tay, anh thuộc loại nào ?
c. Nhân bản và chống nhân bản (Humanisme/Antihumanisme) : Lịch sử và các chế độ chính trị không thể không đặt vấn đề con người. Có nhiều thứ chủ nghĩa nhân bản và chủ nghĩa chống- nhân bản, có thứ cổ điển, có thứ hiện đại, có thứ đề cao chủ thể, có thứ phủ nhận chủ thể…. . . anh chọn thứ nào ?
d. Mặt nạ và không mặt nạ. Chữ nghĩa vừa thông báo về thực tại vừa che giấu thực tại. Mỗi trang giấy, mỗi văn bản trở thành một chiếc mặt nạ cho người khác và cho chính mình. Có khi nào anh thấy cần bỏ mặt nạ ra -- trong phòng tắm, cầu tiêu, khi đi ngủ -- dĩ nhiên, nhưng ý tôi muốn nói chỗ đông người, như trên internet chẳng hạn ?
e. Hội nhập, toàn cầu hoá. Đây là một đại tự sự rất lớn kể cả với những ai phủ nhận đại tự sự. Đỉnh cao của hiện đại hoá, công nghiệp hoá là hội nhập, toàn cầu hoá, anh kiếm ra chỗ đứng của mình chưa, anh muốn đứng vị trí nào ?
ii). Năm
tiền giả định này xuất
hiện mơ hồ, vô hình như những hộp thoại rỗng
trên máy vi tính, nội dung đối thọai không
hẳn từ người khác (cái khác,“otherness”)
mà từ chính “chủ thể”. Tôi không
thấy người khác nhưng tôi thấy tôi nghĩ
về người khác như thế nào, muốn họ suy nghĩ
và hành động cho họ và cho tôi như
thế nào.
Qua những hộp thoại rỗng trong mục 9, i (và mục 4,i,ii,iii) tôi đọc thấy cái “tôi” và cái không-tôi, cái “khác-tôi” như sau :
a. Truyền thống yêu nước. Trí thức tiểu tư sản thành thị, khuynh tả, chống Mỹ. Trí thức không-cộngsản sống dưới chế độ cộng sản. Rất nhậy cảm trước những điều bất công, thiếu dân chủ (Bác Hồ nói đảng viên phải là “người đầy tớ”của nhân dân -- nhưng thực tế hình như chứng minh ngược lại : Nhân dân nhiều khi bị đối đãi như là những người đầy tớ của Đảng và Nhà nước...)
b. Trước 1975, với tư cách trí thức, nói và làm, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, trong đấu tranh chống Mỹ, góp phần giành độc lập chủ quyền cho đất nước và dân tộc. Sau 1975, với tư cách trí thức không-cộngsản (ngoài Đảng) chỉ nói về quyền lực chứ thực tế không nắm quyền lực. Không được và cũng không thích. Chỉ muốn làm chuyên môn và bầy tỏ thái độ với tư cách trí thức đối với những hành động có hại cho việc xây dựng “dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (bất công, tham nhũng, kiêu ngạo cộng sản, dân chủ trá hình, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm...)
c. Chủ nghĩa nhân bản đích thực. Chủ nghĩa cộng sản trong giai đoạn đấu tranh cách mạng, chống thực dân đế quốc có tính dân tộc, nhân bản đích thực. Khi trở thành Đảng cầm quyền, ĐCS sa đà vào những biện pháp cấp kỳ có tính đối phó với tình hình thực tế, xa dần lý tưởng nhân bản chân chính (biểu lộ qua những sai sót trong Cải cách Ruộng đất, NVGP ở miền Bắc / cải tạo tư sản công thương nghiệp, vấn đề “thuyền nhân” ở miền Nam). Bước sang thế kỷ 21 chủ nghĩa yêu nước -- vẫn theo con đường nhân bản chân chính -- được diễn ngôn thành độc lập, dân chủ, tự do còn chủ nghĩa cộng sản, trên nguyên tắc, phát triển lên thành chủ nghĩa quốc tế ít nhiều mang mầu sắc toàn trị và giáo điều. Cơ chế xã hội nặng nề nghiền nát vai trò của cá nhân, chủ thể bị xoá mờ, phân mảnh, rã đám, trở nên dửng dưng, vô cảm, vô trách nhiệm, đối với chính mình và với người khác. Đây là những khoảng trống về lý luận và thực tế làm trí thức yêu nước không-cộngsản (trong cũng như ở nước ngoài) không thể không băn khoăn, trăn trở về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng như về định hướng xã hội chủ nghĩa.
d. Ai cũng phải đeo mặt nạ, đó là chuyện bình thường, nói không đeo mặt nạ là lời nói dối thô bỉ và khôi hài nhất. Đeo mặt nạ liên hệ tới Che giấu - Phơi bầy / Đúng-Sai / Mythos-Logos / Nên làm - Nên tránh / Thiện-Ác / Đẹp-Xấu.... nghĩa là liên hệ tới vấn đề ý nghĩa, giá trị. Nếu cho rằng cuộc đời không ý nghĩa và con người là sinh vật không có mặt mũi (như triết học hậu hiện đại chủ trương ) thì đeo hoặc không đeo mặt nạ chẳng có ý nghĩa gì. Tôi thì tôi cho rằng mỗi người có một cái mặt, có những lúc nên đeo mặt nạ nhưng cũng có lúc nên liệng nó đi.
e. Bước vào hội nhập, toàn cầu hoá, có hai vấn đề đáng quan tâm hơn hết: thứ nhất, chủ nghĩa xã hội đã phải dùng những khẩu hiệu hành động của chủ nghĩa yêu nước ; thứ hai, những người có quyền thì thiếu điều kiện, thiếu quyết tâm, những người muốn làm thì không có quyền. Hậu quả là chúng ta ở vào tình trạng hỗn độn, tròng tréo, thực giả lẫn lộn, lừa dối lẫn nhau, đảo lộn không gian - thời gian, ý nghĩa - vô nghĩa, dân chủ - thiếu dân chủ, tiến bộ - lạc hậu, tử tế - không tử tế... như hệt những điều được mô tả trong văn học hậu hiện đại. Tuy nhiên, khác chủ nghĩa hậu hiện đại, tôi hoàn toàn tin rằng có thể tìm ra ý nghĩa và trật tự trong mớ hỗn độn những điều vô nghĩa, vô trật tự trước mặt.
iii) Mớ bòng bong đan xen cái hỗn loạn vô nghĩa, vô trật tự và cái ý nghĩa, cái trật tự có thể diễn tả như sau (Bảng 2):
|
Đảng cách mạng(1) 1930-1945-1954 (Nói + Làm) |
Đảng cầm quyền (2) 1954-1975-1986 (Nói+ Không làm) |
Đ Ổ I M Ớ I (3) 1986-2004 (Nói+làm nhép) |
KẾT QUẢ (4) 2004 |
(A) CỘNG SẢN |
Yêu nước,chống thực dân, đế quốc ; chiến đấu, hy sinh vì độc lập, chủ quyền, dân tộc |
Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội Miền Bắc(54-75): Xây dựng chủ nghĩa xã hội, CCRĐ, NVGP, chủ nghĩa lý lịch, Miền Nam (54-75): Giải phóng miền Nam, chủ nghĩa yêu nước, độc lập, chủ quyền, dân tộc. . . |
Yêu nước là xây dựng dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kinh tế thị trường + định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đại đoàn kết |
Lý luận và hành động mâu thuẫn nhau Niềm tin của nhân dân vào Đảng suy giảm. Khả năng lãnh đạo bị nghi ngờ. |
(B) KHÔNG- CỘNGSẢN
Nhìn mọi việc làm của cộng sản với con mắt và thái độ khác ; từ tin tưởng tới nghi ngờ, thất vọng, mất tin tưởng ở khả năng lãnh đạo, khả năng dám nhận sai lầm và sửa sai của người cộng sản |
-Với những người yêu nước, thân cộng, chống thực dân, đế quốc, vì Độc lập, chủ quyền, dân tộc : chủ nghiã yêu nước đi đôi với cnxh -Với những người yêu nước, chống cộng, hợp tác với thực dân đế quốc (các đảng phái quốc gia ),yêu nước không phải là yêu chủ nghĩa xã hội -Ngoài ra còn có những người yêu nước không thân cũng không chống cộng, một thứ đa số trầm lặng,có vẻ không là gì cả nhưng cũng có thể là tất cả. |
- Thất hứa lần 1 - MB(54-75) : Với những người không - cộng sản, yêu nước, yêu dân chủ, qua những vụ CCRĐ, NVGP thấy yêu nước không hẳn là yêu cnxh. -MN (54-75) : Giải phóng dân tộc, Yêu nước là yêu cnxh. Độc lập, chủ quyền, dân tộc.... Vẫn tin tưởng ở chủ nghĩa xã hội - Thất hứa lần thứ hai. 75-86: Tới cải tạo tư sản, công thương nghiệp, vượt biên: người Miền Nam cũng nhận ra Yêu nước không hẳn là yêu cnxh |
Xây dựng dân giầu, nước mạnh dựa vào Mỹ và phương Tây có phải là chệch hướng ? Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, của dân do dân, vì dân : đây là những lý tưởng dân chủ tư sản, có phải là diễn biến hòa bình ? KT thị trường + định hướng xhcn ? Thực chất là lợi dụng cơ chế kt thị trường và luật pháp xhcn để trì hoãn đổi mới, duy trì đặc quyền đặc lợi của thiểu số trên đại đa số (bất công,tham nhũng, cửa quyền, vô cảm vô trách nhiệm) ? Đại Đoàn Kết phát huy tác dụng hay không đều do việc làm của Đảng và Nhà nước |
Đảng đã thất hứa với trí thức và nhân dân hai lần. Có thất hứa lần thứ ba không ? Khẩu hiệu đại đoàn kết mất hiệu lực. Cần những hành động, những cơ chế cụ thể hơn. Cần tỏ rõ quyết tâm cải tổ kinh tế, cải tổ dân chủ, ít ra cũng như trường hợp TQ. Cần chính danh. Việc làm của Đảng có chính danh, chính nghĩa như trước? |
Bảng 2 : Tình hình rối loạn, vô trật tự và ổn định, trật tự nhìn từ góc độ cộng sản và không-cộngsản
Nhận xét
1. Rối loạn,
phức tạp do thay đổi mục
tiêu, phương pháp cách mạng (1A, 2A, 3A ) niềm
tin, công tác mặt trận (2B, 4B) quan điểm về địch
ta bạn thù (3A, 3B) thái độ đối với bất công,
tham nhũng:bao che,đồng loã (3B)...
2. Lẫn trong mớ bòng bong trên, một đề tài cũ -- có khả năng làm đảo lộn tất cả -- tưởng đã nằm im trong kho lưu trữ nay được sống lại với mọi vẻ thời sự nóng hổi của nó : tính chính danh (về mặt lý luận), chính nghĩa (về mặt đạo lý), chính lý (về mặt pháp lý) của Đảng.
3. Sợi chỉ đỏ (hay đen?) xuyên suốt vấn đề là “phe ta”cộng sản tìm (mọi) cách thực hiện “dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” bằng những lời hứa hẹn (như đã làm khá trót lọt hai lần trước, xem 2B,4B), “phe ta” không-cộngsản ngại bị thất hứa như những lần trước muốn lý tưởng phải được cùng nhau thực hiện bằng những hành động cụ thể, thực sự và hữu hiệu. Người có quyền chưa chứng tỏ quyết tâm muốn làm còn người muốn làm thì không có quyền.
10.
Bài học từ những giai thoại về quan hệ cộng sản và trí thức
i) Hồi
1979-80, tại trường Đại Học Tổng
hợp Tp. HCM, tôi có đọc một bài tham luận
nhan đề “Diễn biến tư
tưởng của trí thức tại
chỗ từ 1975 đến 1980” nói về quan hệ trí
thức và Cộng sản. Nhiều trí thức tham gia
cách mạng, phấn khởi chào đón cách
mạng thành công nhưng sau đó chỉ ít
lâu họ lại thất vọng, chán nản, tìm con
đường ra đi. Cái cột đèn mà có
chân thì cũng phải ra đi, có một câu
nói hồi đó như vậy. Chỉ có trí
thức 3N mới ở lại [3N là Ngu
(tin lời Cộng sản)
Nghèo
( không có vàng) Nhát
(sợ
cướp biển, sợ chôn xác trong bụng cá
mập)]. Với tư cách là phó Tổng Thư ký
Mặt Trận Giải Phóng (55 Mạc Đĩnh Chi) và Phó
Tổng Thư ký Hội Trí Thức Yêu nước (43
Nguyễn Thông) tôi có dịp theo dõi rất
sát tình hình những người ra đi và
ở lại, nhất là đọc những báo cáo được
cập nhật hàng tuần về tình hình vượt
biên của trí thức miền Nam. Có những
người bạn mới tuần trước còn ngồi uống cà-phê
với nhau, tuần sau được tin họ đã chết. Nhiều
lý do khiến trí thức ra đi hay ở lại, trong số
những lý do này tôi có nói tới
quan hệ cộng sản và trí thức. Bài tham
luận lập tức gây tiếng vang và được nhiều
người, nhiều giới chú ý. Nó được in
ra nhiều bản để mọi người có thể “thảo
luận”, “trao đổi”, “tiếp tục trao đổi”... , lúc
đầu ở Đại Học Tổng Hợp, cơ sở 2, dẫy trệt, 15
ngày sau “tiếp tục trao đổi” ở tầng lầu (sáng
và chiều, có ghi băng) sau cùng nó
được “đúc kết” tại Ban Chấp Hành Hội
Trí thức Yêu nước.
a. Vài vị lãnh đạo cao cấp của thành phố đã tới dự và “phát biểu”. Tôi nhớ một vị nói, đại ý : “Những phê phán kiểu của anh đối với Đảng và Nhà nước chúng tôi được nghe nhiều rồi, còn hơn thế nữa, tiếng nói của anh nhỏ bé lắm, chỉ là tiếng chuông rè thôi. Tôi khuyên anh không nên nói nữa vì những phê phán của anh có thể bị địch lợi dụng”. Nhờ lời nhắn nhủ trên, tôi phát hiện ra mình là CIA hoặc ít ra cũng là bị CIA giật dây ! Một không khí nặng nề, nghiêm trọng bao trùm giảng đường. Tôi để ý những ý kiến chỉ đạo buổi trao đổi được ghi băng nên tương kế tựu kế, tôi phát biểu ngay : “Bác Hồ có nói phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, nay tôi đã nói to lên mà đồng chí không muốn nghe còn ra lệnh im mồm đi. Đây có phải là biểu hiệu rõ ràng nhất của thái độ quan liêu, mệnh lệnh đối với nhân dân, đối với trí thức không ?”.
b.
Một vị khác nhắn nhủ trí
thức với những lời lẽ chân tình và đầy
hình tượng : “Các bạn cứ
yên tâm,
không nên nóng vội bỏ đất nước ra đi. 5
năm nữa tình hình sẽ tốt đẹp hơn, nếu sau
5 năm mà còn “bầy hầy” như vậy tôi
hứa với các bạn chúng tôi sẽ đưa các
bạn ra tận sân bay để ra nước ngoài, không
phải vượt biên, chết sông chết biển, mang
tiếng là Đảng không biết dùng trí
thức” (1). Một số cả tin xem ra cũng siêu lòng,
tôi không nghĩ vậy, mặt khác, hình ảnh
đưa ra sân bay thấy ngồ ngộ, tôi nói, đại
ý: “Toàn bộ quyền hành
đều trong tay
Đảng, nếu sau 5 năm mà tình hình còn
“bầy hầy” thì chính các đồng chí
phải ra đi chứ tại sao lại là chúng tôi
?. Chúng tôi sẽ đưa các đồng chí ra
tận sân bay, chúng tôi đã từng đấu
tranh vì đất nước, dân tộc thì chúng
tôi ở lại với đất nước và dân tộc
việc gì chúng tôi phải ra đi ?”
ii) Thực tế, trí thức không-cộngsản hồi đó gồm những ai ?
a. Không-cộngsản có thể là yêu nước mà không yêu chủ nghĩa cộng sản (đa số thầm lặng), yêu nước thân cộng sản (các phong trào sinh viên đấu tranh), hoặc yêu nước chống cộng sản (các đảng phái quốc gia)/ không-cộng sản có thể cũng không chống cộng, không thân Mỹ cũng không chống Mỹ (đa số thầm lặng, chỉ muốn tránh khỏi chính trị, yên ổn làm ăn) v.v… Các lực lượng, phe nhóm, xu hướng phức tạp trên thực ra vẫn thường xuyên sống đan xen, xôi đậu, tác động qua lại với nhau. Đặc điểm trội bật lúc đó là Cộng sản chưa nắm quyền, chưa thể công khai xuất hiện trên đường phố, trên diễn đàn, vì vậy vai trò chất xúc tác của trí thức không-cộng sản rất quan trọng.
b. Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa yêu nước cùng chung mục đích (chống thực dân đế quốc, giải phóng dân tộc, vì hoà bình, thống nhất đất nước)… nên trí thức không-cộngsản, trong phạm vi và trên cương vị của mình, đã tranh đấu vì mục đích chung đó. Có thể là những giáo sư đại học tại Sàigòn và các vùng ven đô, có thể là những giáo viên trung tiểu học ở những tỉnh lỵ xa xôi khỉ ho cò gáy, có thể là những phong trào thanh niên sinh viên học sinh đấu tranh giữa lòng các đô thị với những cuộc xuống đường rầm rộ bất chấp lựu đạn cay, dây kẽm gai, có thể là những bà mẹ Bàn Cờ, những chị em tiểu thương quanh chợ Bến Thành…, có thể là đông đảo những phụ huynh học sinh vốn là công nhân viên chức hiền lành của chế độ. Theo truyền thống yêu nước tôn sư trọng đạo, tất cả đã đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc thông qua các sĩ phu yêu nước như những Trương Định, Thủ khoa Huân, Bùi Hữu Nghĩa trước kia hoặc của những người trí thức cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc ngày nay.
c. Vai trò của người trí thức đầu đàn rất đáng kể, các GS Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Phạm Hoàng Hộ, Lê Văn Thới, Phạm Biểu Tâm... trở thành những tấm gương sáng trong học tập, giảng dậy cũng như trong cách đối nhân xử thế thời “thực dân kiểu mới” đáng cho những thế hệ sinh viên noi theo. Trong giảng đường, đôi khi thầy trò nghe được tiếng bom vọng về hoặc ngửi thấy mùi những hoá chất – lúc đó gọi là chất khai quang, chất diệt cỏ – các vị đã ngừng giảng dăm ba phút để nói về những thực tế đau xót của đất nước. Những ánh mắt ưu tư, những cái cau mày, lắc đầu, những lời nhắn nhủ ngắn gọn, thân tình đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong thế hệ trẻ, chỉ ra con đường sinh viên phải làm gì cho cách mạng, cho dân tộc. Ở trung học, quá trình cũng diễn ra tương tư. Rồi những cuộc đấu tranh của sinh viên, thanh niên học sinh. Những đám xung kích, những đa số trầm lặng, những công nhân viên chức hiền lành chất phác, những người lính không muốn “giết người mà lên lon”, tất cả có vẻ rời rạc lẻ tẻ nhưng thực ra được móc nối, liên hệ chặt chẽ. Tác động của chất xám có vẻ tầm thường, vô hình, vô danh, không có tính ngoạn mục, phô trương.
d. Trong đấu tranh chính trị tại các đô thị miền Nam, sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc tới vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo và những giáo dân [Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Thích Minh Châu (người tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ấn Đô)]. Các phong trào Cải thiện chế độ Lao tù (Nguyễn Văn Trung), phong trào Phụ nữ Đòi quyền sống (bà Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên... Bà Ngô Bá Thành nói được nhiều ngoại ngữ nên được giới báo chí nước ngoài tập trung quay phim, phỏng vấn mỗi khi có cuộc biểu tình xuống đường, nhờ đó chính nghĩa đấu tranh của các phong trào quần chúng được phổ biến rộng rãi và mạnh mẽ trên diễn đàn thế giới). Sau cùng phải nói tới một nhân tố cực kỳ quan trọng, đó là vai trò của báo chí. Báo chí thường được coi là quyền thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực ra, nó bao trùm các quyền trên, nhất là báo đối lập. Những tờ báo có tư tưởng yêu nước, dân chủ, cách mạng như Thần Chung, Đuốc Nhà Nam, Điện Tín, Tin Sáng, những tạp chí Đất Nước, Đối Diện, Đứng Dậy đều đã có những đóng góp đáng kể trên tư tưởng cũng như hành động của các từng lớp thị dân miền Nam trong tiếp cận với Cách mạng. Tương tự như đảng viên là trung gian giữa Đảng và nhân dân người trí thức, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các lãnh tụ phong trào, giới báo chí, phóng viên, văn nghệ sĩ v.v... là trung gian giữa cách mạng và quần chúng. Trong toàn cảnh chiến tranh nhân dân, ở giai đoạn bao vây đô thị, có quá đáng không khi cho rằng cụm từ “trí thức không-cộngsản” có thể áp dụng cho các thành phần, các tầng lớp nhân dân toàn Miền Nam đấu tranh vì lý tưởng yêu nước, yêu hoà bình, yêu cách mạng chứ không chỉ bao gồm trí thức không-cộng sản ? Hồi này, trí thức cộng sản (vai trò chỉ đạo) còn ít, trí thức không-cộngsản rất nhiều. Những đóng góp có tính quyết định, hồi đó, thuộc về trí thức không-cộngsản.
e. Niềm tin bị xói mòn.
Niềm tin ở cách mạng, ở thắng lợi, đó là điều chắc chắn. Niềm tin giúp chúng ta đạt những điều thần kỳ trong đấu tranh cũng như trong hoà bình xây dựng đất nước. Tuy nhiên niềm tin không phải là một cái gì xơ cứng, im lìm, nhất sinh bất biến, như một thương hiệu trên món hàng hay một cái bao OK trong bóp. Niềm tin là một sự sống, nó đem lại sức sống cho con người và, hình như, cho chính nó. Có khi niềm tin bị đau yếu, nó cần được điều trị, có khi nó lẫn lộn đúng sai như người say rượu, cần phải được điều chỉnh, sửa sai. Đáng sợ nhất là những người tin rằng niềm tin của mình là chân lý tuyệt đối, bất biến, vượt không gian thời gian, đúng mọi lúc, mọi nơi, ai ai cũng phải thán phục, tuân theo. Khi đó, niềm tin có tính cố chấp, giáo điều, xa rời cuộc sống ; nó không tiêu biểu cho sức sống, sự phát triển, trái lại cho xơ cứng, cho cái chết. Sau 1975, những biểu hiện có khi tế nhị có khi lộ liễu dần dần lộ ra trước mắt mọi người khiến người trí thức không thể không suy nghĩ, trăn trở. Giữa những lý tưởng cùng nhau chia sẻ, cùng mong muốn đạt tới và những hành động cụ thể, thực tế trước mắt, có một khoảng cách, đôi khi rất lớ... Giai đoạn chủ nghĩa yêu nước sánh vai cùng chủ nghĩa xã hội đã trôi qua, không biết trong tương lai thân phận của mình sẽ như thế nào đây ? Đây không chỉ là tâm trạng hoang mang của trí thức không-cộngsản, mà hơn thế, đây cũng chính là tâm trạng lo âu của nhiều thành phần, nhiều tầng lớp nhân dân không-cộngsản ở Miền Nam trước sự chuyển hoá của một đảng cách mạng sang đảng cầm quyền.
iii) Có một sự kiện “bên lề” nhưng lại rất quan trọng : những cuộn băng ghi âm. Hôm “tiếp tục trao đổi” bên cơ sở 2, trên lầu, số người tham dự rất đông, tôi thấy có những người tới để “trao đổi” (ngoài khoa Triết còn có một số anh em khoa Sử Địa, Ngữ Văn, một số ở tổ Văn-Sử-Địa hội TTYN, một số khách mời và không mời mà đến, những người phải ngấp nghé ngoài cửa sổ) một số VIP tới để ra “huấn thị” nhưng tôi thực sự chú ý tới một người tới không phải đến để trao đổi cũng không phải để ra huấn thị, công việc của anh là để thu băng những lời trao đổi và những huấn thị. Anh nhìn tôi với ánh mắt thiện cảm pha chút lo lắng. Tôi cảm thấy gần gũi, an tâm hơn. Bỗng, hình ảnh NVGP hiện ra trong óc, tôi linh cảm những cuốn băng sẽ là nhân chứng rất lợi hại giúp tôi trong những giờ phút “trọng đại” này. Quả đúng như vậy. Những cuộn băng sau này được nhân lên, phổ biến trong thành uỷ, ra ngoài Bắc, tới Bộ Chính Trị, rồi có những ý kiến khác nhau, khen có chê có. Nghe nói có vị đã rơi nước mắt khi được nghe những cuốn băng...
a. Những người không đồng ý -- ở thành phố cũng như ở trung ương -- cho tôi là CIA, bị CIA giật dây mà không biết, luận điệu có lợi cho địch… cần phải “chiếu cố” ngay. Những người đồng ý, trái lại, cho rằng phải tôn trọng ý kiến của trí thức. Trong số những người đồng ý, có người giữ chức vụ rất cao trong Đảng, nghe đâu vị này có nói “Đừng đụng tới anh ta!”. Tôi được cánh báo chí nể mặt tưởng có “cây đa cây đề” che chở (thực tế tôi không hề họ hàng, quen biết gì với nhân vật khả kính trên nhưng tôi đã yên lặng, không hề cải chính gì về sự ngộ nhận này). Chính nhờ cái sự có khen, có chê, từ thành phố tới trung ương, mà tôi được “tai qua nạn khỏi” giữa những lằn đạn mũi tên veo véo trên đầu.
b. Trong dịp tiếp đoàn đai biểu quốc hội miền Nam ra thăm miền Bắc, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có hỏi về trường hợp của tôi, ông nói, đại ý “Bố anh ta làm cho hãng thầu xây cất RMK của Mỹ nhưng anh ta theo chúng ta, nhiều lần vô bưng học tập. Anh ta là người can đảm, trung thực, đầu óc rất dân chủ (phê bình nhà cầm quyền công khai trước giảng đường, chứ không rỉ tai, đặt thơ, đặt vè nói xấu sau lưng). Mẫu người trí thức như vậy cần phải trân trọng”. Rõ ràng nhờ những tin tức “tình báo” và những cuốn băng ghi âm! Vui chuyện, các đại biểu than về tình hình cán bộ làm mất lòng dân, cụ PVĐ nói “Mấy chú thấy đấy, cán bộ đảng viên là trung gian giữa Nhà nước và nhân dân, vì là trung gian nên có người trung có người gian” -- “Có điều trung thì ít còn gian thì nhiều quá!” -- “Đó là bây giờ chứ 5,10 năm nữa số trung sẽ tăng lên và số gian sẽ giảm bớt đi!” (Dự đoán này tỏ ra quá lạc quan!).
c. Sau khi vụ việc nổ ra, tôi bị “mất dạy” và cũng mất khá nhiều bạn. Mất dạy vì tuy tôi (phải) tới trường hàng ngày nhưng không được dạy học nữa, tôi phải làm công việc ghi chép sổ sách như một thư ký, mất bạn vì tới thăm ai tôi cũng nhận được câu trả lời, đại loại : “Nhà tôi không có nhà anh ạ” hoặc “Anh ấy vừa mới đi xong”. Nói của đáng tội, mất bạn cũ nhưng cũng được vài người bạn mới, hai ông bạn này đeo kính đen, thường ngồi đầu hẻm uống cà phê, mỗi khi tôi đi qua họ kín đáo nhìn theo, im lặng. Tôi nói quen là quen cặp kiếng đen và tư thế ngồi uống cà phê, hút thuốc trong im lặng của họ. Không có điều gì lạ xẩy ra -- đúng là “diễn biến hòa bình” -- có đến 5,6 tháng trời như vậy. Trong thời gian làm thư ký, tôi có dịp tiếp xúc với một giáo sư (rất) nổi tiếng của miền Bắc. Anh vào TpHCM dạy học hay dự một hội nghị gì đó, anh tới gặp tôi, hỏi thăm về vụ việc và xin tôi bài tham luận, anh còn nói rõ hơn : bài đọc ấy chứ không lấy bài viết. Nói thêm cho rõ : cùng với tựa đề “Diễn biến tư tưởng của trí thức tại chỗ từ 1975 đến 1980” tôi có đến 3 bài tham luận, hình thức giống hệt nhau : một bài gửi cho Ban tổ chức Hội nghị, một bài riêng dùng để đọc, một bài chằng chịt số liệu, bài báo nước ngoài nói về trí thức vượt biên để gửi bạn bè ở nước ngoài. Tôi đưa cho anh bài tham luận đọc. Hôm ấy khi về nhà, tôi có cảm tưởng hai ông bạn đeo kính đen quan sát tôi kỹ hơn, chột dạ, tôi khẽ gật đầu chào họ rồi nghiêm mặt đi thẳng.
d. Bạn có bao giờ gặp một lãnh đạo Cộng sản đối xử với bạn với tư cách một người trí thức, có khi còn hơn cả trí thức đối với nhau ? Khi vụ “trao đổi” Đảng và trí thức tới lúc căng thẳng thì tôi nhận được một bức thư ngắn và một món quà (một số báo SGGP) của một vị lãnh đạo ở TpHCM. Bức thư như sau :
“Anh Văn thân mến,
Hẳn anh còn nhớ hôm UBND chiêu đãi Tết năm ngoái chúng ta đã gặp nhau và nói về cuộc họp bàn về văn hoá của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Anh và tôi cũng đã trao đổi với nhau. Sau này tôi có nghe anh fát biểu về những suy nghĩ của trí thức và anh em đã có trao đổi nhiều với anh.
Cho đến một hôm tôi đọc trong Lénine toàn tập một số thơ Lénine viết cho Gorki tôi nghĩ giá anh đọc qua những bài ấy. Tôi có nói anh em TH nên gửi cho anh. Tôi nghĩ họ chưa làm đâu. Nay bỗng nhiên đọc trong tờ S. Gfg trang 2 tôi lại gặp lại những bài này. Tôi chắc anh có tờ báo này nhưng tôi cứ gửi lại anh để anh đọc.
Tôi không rõ anh sẽ nghĩ thế nào, nhưng tôi gửi anh với tấm lòng của một người bạn cũ đã gặp nhau trước Gfg và mong mỏi mọi sự tốt lành cho nhau.
Thân. X ”
Bức thư quả có tác dụng trấn an đối với tôi và hạ hoả với những người muốn “trao đổi nhiều” với tôi. Ông đã chỉ cho họ “Cộng sản phải đối xử với trí thức” như thế nào, với tư cách một người trí thức, yêu dân chủ, tự do chứ không phải với tư cách một người Cộng sản, quen mệnh lệnh, giáo điều.
iv) Điều tôi học được từ những giai thoại trên là :
a. Còn “bầy hầy” thì còn phải la lên, và la thật lớn. Thực đơn ghi “giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” mà nhà bếp lại mang lên “tham nhũng, dân chủ trá hình, mua bán quota” thì hoá ra Thượng Đế bị coi thường quá, không la sao được ?
b. Cần can đảm và trung thực, đấu tranh bảo vệ điều mình tin là đúng là tốt, chống điều mình nghĩ là sai, là xấu. Không nói có thành không, nói không thành có. Có khi cần đeo mặt nạ, có khi phải bỏ mặt nạ ra.
c. Chân lý có sức mạnh thu hút, đoàn kết những người thành tâm, thiện chí, không phân biệt trong Đảng ngoài Đảng, trong nước hay ngoài nước.
d. Về vấn đề xây dựng dân chủ tôi rút ra được hai ý : Có một khoảng cách rất xa giữa chủ nghĩa xã hội trong đầu óc các nhà trí thức (cộng sản và không-cộngsản) và chủ nghĩa xã hội hiện thực trước mắt. Mặt khác, thái độ của trí thức và của Nhà nước đối với trí thức tuỳ thuộc vào tinh thần và trình độ dân chủ của hoàn cảnh lúc xẩy ra vụ việc. Một số nghĩ tới NVGP, có thể nhưng tôi thì tôi nghĩ khác. Khác miền Bắc và miền Trung, miền Nam theo chế độ thuộc địa nên người trí thức được hưởng những quyền tự do cơ bản như người Pháp tại chính quốc. Tinh thần dân chủ của Miền Nam lúc đó -- dù chỉ có tính hình thức -- không cho phép anh muốn làm gì thì làm đối với trí thức. Phải công bằng mà nói, sau 1975, Nhà nước ngoài miệng răn đe dữ dằn vậy thôi chứ trong lòng cũng có chút thông cảm hoặc “ngán ngẩm” trí thức. Mềm nắn rắn buông. Bản thân anh trí thức thì chẳng có gì đáng ngán, đáng ngán là cái tinh thần dân chủ mà anh trí thức miền Nam được thừa hưởng, thông qua sách báo và qua lối sống rập theo khuôn mẫu phương Tây và nhất là cái khí thế bừng bừng của các tầng lớp quần chúng lúc đó. Có một câu chơi chữ rất nổi tiếng Nordmalisation du Sud, Démocratisation du Nord, nghĩa là áp đặt chuẩn mực miền Bắc cho miền Nam, Bắc Kỳ hoá Miền Nam (tạo cơ hội cho miền Nam làm quen với ý niệm dân chủ tập trung theo cung cách miền Bắc), Dân-chủ-hoá miền Bắc. Đáng lý Bắc-kỳ-hoá miền Nam phải đối lại bằng Nam-kỳ-hoá miền Bắc, người ta đã thay Nam-kỳ-hoá bằng Dân-chủ-hoá, đối không chỉnh nhưng cái hay ở chỗ không chỉnh đó : Miền Nam vẫn được coi là tiêu biểu cho xu thế Dân chủ tự do, chỉ cần nhắc tới đặc trưng này thì mọi người hiểu là miền Nam còn miền Bắc tự coi như một chính quyền vững mạnh, quá “vững mạnh”, chỉ nhắc tới cái tên là đủ biết. Khi một mưu đồ bị phanh phui trước mọi người thì nó trở thành một so sánh què quặt, một trò hề, cần điều chỉnh lại chứ không thể nhắm mắt thực hiện như ý đồ ban đầu nữa. Nói cách khác, xu thế dân chủ hoá của thời đại không cho phép có một NVGP thứ hai (điều này đúng với miền Nam những năm 80, càng đúng với Việt Nam bước vào thế kỷ 21, hội nhập, toàn cầu hoá)
11.
Trách nhiệm chính trị của trí thức
i) Cuối cùng mối quan hệ Đảng và trí thức-cộng sản / không-cộngsản, trong nước / ở nước ngoài -- đã diễn ra như thế nào? Trăn trở và nghi ngờ. Trăn trở vì nhiều người trong bộ máy cầm quyền chưa quyết tâm đổi mới còn người muốn đổi mới lại không có thực quyền ; nghi ngờ vì Đảng và Nhà nước đã hai lần làm cho nhân dân phải thất vọng.
ii) 1990, chủ nghĩa xã hội sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa yêu nước tiếp tục phát triển (độc lập, dân chủ, tự do) còn chủ nghĩa xã hội trắng tay, phải bắt đầu lại từ số không (quốc tế vô sản, toàn trị, giáo điều) những lý tưởng mà chủ nghĩa xã hội hiện đang lớn tiếng hô hào thực ra được vay mượn từ chủ nghĩa yêu nước. Việt Nam có cái may lạ lùng là được bước vào quá trình hội nhập, toàn cầu hoá, một mặt nhờ vào thế lưỡng lập “đế quốc” Mỹ và các nước tư bản phương Tây với các nước còn mang sắc thái xã hội chủ nghĩa, mặt khác cũng học hỏi kinh nghiệm của anh em bè bạn nên tiếp thu được nhiều bài học quý báu (nhất là bài học Đảng phải tự vượt như thế nào khi đi vào kinh tế thị trường mà vẫn giữ được những sắc thái cá biệt của mình). Tuy nhiên, với những thuận lợi trên, một số “đại gia” vẫn muốn duy trì cơ cấu kinh tế chính trị lỗi thời, chưa thực sự muốn TỰ VƯỢT, muốn đổi mới. Dưới mắt một vài nhà báo nước ngoài người ta có cảm tưởng anh nài Cộng sản vừa đua vừa tìm cách kìm ngựa lại. Bầy hầy gia tăng (tham nhũng, thiếu dân chủ, vô trách nhiệm) không tìm ra phương cách giải quyết hữu hiệu. Những lý tưởng hô hào toàn dân góp sức thực hiện (giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh) bản thân Đảng cũng thấy là nói thì dễ làm thì khó. Đây là điểm khác biệt có tính chiến lược khiến Đảng và Nhà nước có còn là của dân, do dân, vì dân hay đã trở thành thế lực ngăn cản tiến bộ, phát triển xã hội ? Đây là cơ hội ngàn năm một thuở chứng tỏ Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài, càng không phải là một xí nghiệp tham quan ô lại, Đảng còn là những gì đáng tự hào trăm ngàn lần hơn thế nữa. Bằng hành động cụ thể, hữu hiệu, đủ sức thuyết phục Đảng hãy cho thấy quyết tâm chống tham nhũng, xây dựng đất nước “giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. CÁ VƯỢT VŨ MÔN, nếu thắng thì cá hoá rồng, mở đường tới tương lai, nếu thất bại thì nhân dân – trong đó có cả trí thức cộng sản lẫn trí thức không-cộngsản – bị đẩy tới tình thế không thể không đặt vấn đề về tính chính danh (về mặt lý luận) chính nghĩa (về mặt đạo đức) và chính lý (về mặt pháp lý) của Đảng.
iii) Người trí thức chẳng có gì ngoài sự trung thực và liêm khiết, trách nhiệm của họ là nói lên những sự thực bị che giấu, ở những thời điểm đặc biệt của lịch sử. Cộng sản, những người anh em của tôi : Nhân dân và trí thức rất mong những tín hiệu mới.
NGUYỄN TRỌNG VĂN & NGUYỄN TƯỜNG MINH
(1) Theo thông tin của Diễn Đàn, người nói câu đó là ông Võ Văn Kiệt, lúc đó là bí thư Thành uỷ TP HCM.
Các thao tác trên Tài liệu