Trung Quốc đang dẫm chân vào vết xe lịch sử
Trung Quốc đang dẫm chân
vào vết
xe lịch sử
Hồ Bạch Thảo
Nước ta so với Trung Quốc đất không rộng, người không nhiều, thực lực thua kém, vũ khi chẳng tinh xảo hơn ; nhưng ta đã mấy lần đánh thắng Trung Quốc. Ðiều này khiến cho những người làm quen về việc ước tính khả năng để quyết định sự hơn thua trong cuộc chiến tranh quy ước, khó mà hiểu nổi.
Phải chăng ta dựa vào yếu tố địa lợi ? Tuy có địa lợi, nhưng nước ta không hiểm trở bằng đất Thục (Tứ Xuyên) ; nơi này xung quanh núi dốc như bức thành cao, đứng trên ải Kiếm Các một người có thể chống được hàng chục người, nên những kẻ đứng đầu nước Trung Quốc như Ðường Minh Hoàng, Tưởng Giới Thạch lúc thua trận đã rút lui về đó để cố thủ. Nhưng đất này chẳng phải là đất vĩnh viễn không thua, qua Tam Quốc Chí được biết Hậu chúa Lưu Thiện, con Lưu Bị, đã đầu hàng tại nơi đây.
Nghiền ngẫm kỹ về lịch sử nước
nhà, thấy yếu tố nổi bật là
lòng căm thù địch, mà người
xưa gọi là “ địch khái ”,
đã dẫn đến chiến thắng. Thực
vậy, với lửa giận tràn hông,
người người liều chết quyết
xông lên, muôn người như một, vai
sát vai, trở thành đạo quân vô
địch. Sức mạnh bất ngờ ấy đã
xuất hiện nhiều lần trong quá trình
lịch sử, có thể lý giải được
truyền thuyết Phù Ðổng, một cậu
bé câm 3 tuổi, nghe tin giặc đến,
bỗng vươn vai cao lớn mấy trượng,
hăng hái dẹp tan quân thù :
...Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt cười thoắt nói
muôn phần
khích ngang.
Lời thưa mẹ dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu mọi
đường
phân minh.
Sứ về tâu với triều đình,
Gươm vàng ngựa sắt, đề
binh
tiến vào.
Trần mây theo ngọn cờ
đào,
Ra tay sấm sét, nửa
chiều giặc tan…..
(Ðại Nam Quốc Sử Diễn ca)
Ở đây không có chủ ý làm văn tuyên truyền cổ động, người viết với sự cẩn trọng xin lần lượt nêu lên những bằng chứng về lịch sử :
Dưới thời vua Lê Ðại Hành,
quân Tống xâm lăng nước ta [981],
trước khi ra quân Tống Thái Tông
đã gửi chiếu thư sang nước
ta, lời lẽ rất ngạo mạn, xin dịch
nguyên văn như sau :
Trung Quốc đối với các man di như thân thể đối với tứ chi. Tứ chi vận động co duỗi đều do tâm ra lệnh ; địa vị của tâm giống như đế vương vậy. Giả như chân tay huyết mạch bị trệ, gân cốt không bình an, phải trị bằng châm (1) biêm (2). Không phải không hiểu rằng thuốc thang đắng miệng, châm biêm rách da, nhưng sự tổn hại ít mà ích lợi thì nhiều nên đành phải sử dụng, đạo làm vua cai trị thiên hạ cũng theo đường lối như vậy.
Vua Thái Tổ nước ta được nhà Chu nhường ngôi, đổi quốc hiệu là Tống, văn vật sáng sủa, sánh kịp thời xưa. Ở địa vị đế vương thấy được bệnh tình các nước man di, nên năm thứ nhất, thứ hai thuốc thang Kinh Thục, Tương Ðàm (3) ; năm thứ ba, thứ tư, châm Quảng Việt, biêm Ngô Sở (4). Do vậy huyết mạch được khoẻ khoắn một phần ; nếu không nhờ mưu cơ thánh trí của đứng minh quân thì làm sao có được như vậy.
Kíp đến khi Trẫm nối ngôi, gánh vác cơ nghiêp lớn, xem kỹ việc chính trị cho rằng nhà Bắc Hán tại Phần Tính (5) như căn bệnh trong tim bụng. Nếu tim bụng không trị, thì tay chân làm sao khoẻ được. Vì vậy lo luyện nhân nghĩa để chế thuốc thang, dùng đạo đức làm châm biêm, trị mạnh vùng Phần Tính, chỉ một lần căn bệnh dứt.
Nay bốn biển chín châu (6) khang kiện an ninh, lại nghĩ đến đất Giao Châu các ngươi, xa tít cuối trời, nơi cõi ngoài ngũ phục (7), ví như trên cơ thể là phần dư của tứ chi, chỉ đáng là một ngón tay mà thôi. Cho dù một ngón tay bị bệnh, thánh nhân lại nỡ không nghĩ đến hay sao ! Nay ta dùng thanh giáo Trung Quốc để khai hoá sự ngu muội, các ngươi có phục không ?
Huống chi ngày xưa dưới đời Thành Vương nhà Chu, sứ giả nước ngươi đã từng đem chim bạch trĩ đến cống ; xuống đến đời Hán cột đồng được dựng cao để làm mốc, đời Ðường nằm trong nội thuộc, cuối Ðường Trung Quốc lắm việc khó khăn nên không rảnh để bình định. Ngày nay thánh triều nhân đức che chở cả vạn nước, sự nghiệp thái bình thịnh trị, lễ phong tước (8) phải được ban hành. Như một phần cơ thể, nếu các ngươi chịu đến thần phục thân thể ta hoàn toàn khoẻ khoắn ; nếu không có các ngươi xung quanh, thân ta như vướng chút bệnh nhỏ, không được thư thới. Vì lý do đó ta phải cắt đứt sứ giả qua lại, đánh dẹp nước ngươi, đến lúc đó hối cũng không kịp nữa.
Cho dù các ngươi có ngọc trai, ta cũng ném xuống khe ; cho dù núi đẻ ra vàng ta cũng cầm vứt vào bụi ; vì ta không tham quý vật của nước ngươi. Dân ngươi chạy nhảy như dã nhân, ta có xe ngựa ; dân ngươi uống nước bằng mũi (những dân sơn man vùng Giao Quảng còn uống như vậy) ta có rượu thịt dùng để thay đổi phong tục. Dân ngươi cắt tóc, ta có mũ áo ; dân ngươi tiếng nói líu lo như chim, ta có thơ văn để dạy các ngươi lễ nghĩa. Trời viêm nhiệt, mây mù giăng mắc, ta dùng mây Nghiêu (8) tưới mưa ngọt xuống. Nơi chướng hải nóng thư thang, ta dùng đàn Thuấn quạt gió mát đến. Trời có tinh tú, các ngươi không biết thiên văn, ta kéo sao Tử Vi để cho các ngươi về chầu Bắc Cực. Ðất các ngươi có ma quỷ, dân sợ tai quái, ta đúc đỉnh đồng làm cho dân không bị hại. Ði ra khỏi đảo nhỏ của các ngươi sẽ thấy nhà cửa nguy nga. Cởi quần áo bằng lá cây, các ngươi sẽ thấy y phục hoa cổn nạm rồng.
Các ngươi hãy đến thần phục, không nhanh lên sẽ bị hỏi tội. Ta đang chỉnh đốn quân ngũ, giới nghiêm chiêng trống, cầu xin giáo hoá sẽ được tha, ương ngạnh chống cự sẽ bị phạt. Theo sẽ gặp điều hay, không theo sẽ gặp tai hoạ, các ngươi hãy suy nghĩ để tự liệu lấy ! (9)
Chiếu thư này đầy miệt thị, coi
nòi giống ta là dân dã man, mặc
áo lá cây, uống nước bằng
mũi, chạm vào tự ái dân tộc
không nhỏ, ắt phải gặp sự phản
ứng mạnh ; đó là lý do chính
giải thích tại sao quân Tống bị
đánh gấp, thua trong vòng 1 năm [981].
Huống chi nội dung trong tờ chiếu toàn
những sự kiện sai sự thực ; vì
trước đó hàng chục thế kỷ,
vào thời đầu Công Nguyên [43] Mã
Viện sang xâm lăng nước ta, đã
tâu về Hán triều : “ Tâu
rõ
về luật Việt và luật Hán, bác
bỏ hơn 10 khoản ” (10), chứng tỏ
thời bấy giờ nước ta đã có
luật lệ. Rồi cũng chính sau khi thua
trận, 6 năm sau [987] vua nhà Tống sai Lý
Giác sang thăm nước ta, viên Sứ
thần này còn để lại bài
thơ thất ngôn, trong đó ý 2 câu
kết ca tụng rằng ngoài bầu trời
văn minh Trung Hoa còn có bầu trời
nước Việt chiếu sáng :
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn
chiếu,
Khê đàm ba tĩnh kiến
thiềm thu.
(Ngoài trời lại có thêm trời
nữa,
Khe đầm sóng lặng bóng trăng
soi.)
Ðến đời nhà Trần, vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt lại làm những điều ngang ngược khác, như tự tiện đòi lật đổ ngôi vị của vua Trần Nhân Tông ; bằng cách đem người chú họ là Trần Di Ái sang triều cống Trung Quốc trở về làm vua. Sử sách còn lưu lại nguyên văn chiếu thư năm Chí nguyên thứ 18 [1282] (Chí Nguyên thập bát niên chiếu) như sau :
Trước kia khi An Nam Quốc vương Trần Nhật Cảnh còn sống, đã từng đem 6 điều lệ của tổ tông ta (11) đối với các Man để hiểu dụ, nhưng y không thi hành. Ðến lúc mất, con không xin mệnh tự lập làm vua. Sai sứ đến triệu, từ chối không chịu sang chầu. Nay lại lấy cớ bị tật không chịu sang, cố tình trái mệnh chỉ cho chú là Trần Di Ái sang mà thôi. Ta định hưng binh hỏi tội, nhưng nghĩ đến nước ngươi nội phụ triều cống đã lâu rồi, chỉ riêng một mình ngươi không biết điều, không nỡ để cho dân chúng bị chết uổng. Nay ngươi lấy cớ tật không thể sang chầu, thì hãy lo thuốc thang trị bệnh đi ! Ta lập chú ngươi là Trần Di Ái thay ngươi làm An Nam Quốc vương để cai trị dân chúng. Quan lại, sĩ thứ, dân chúng hãy an cư lạc nghiệp, đừng lo sợ. Nếu ngươi hoặc dân chúng có mưu mô nào khác, đại quân vào sẽ sát hại tính mệnh lúc đó đừng oán, vì tội do các ngươi gây ra. Nay dụ tông tộc quan lại nước An Nam.
Vì yêu hoà bình triều đình ta đã khéo léo dàn xếp việc này, cùng cắn răng chịu đựng những đòi hỏi hạch sách của kẻ thù, trước khi buộc phải chống trả. Nói về ngạo nghễ hạch sách, Trần Hưng Ðạo đã vạch rõ trong Hịch Tướng Sĩ Văn, một thi sĩ diễn bằng thơ song thất có đoạn như sau :
Tuồng dê chó cậy rằng đắc
thế,
Lại ỷ thế Vân Nam (14) hống hạch,
Ðịnh sang ta vét sạch
của ta,
Thịt đâu hoài thịt ném
ra,
Ném cho hổ đói dễ đà
khỏi
lo.
Ăn gan ấy ngõ hầu thoả dạ,
Uống huyết kia cho hả
giận này.
Ví dù gan nát óc lầy,
Cho dù da ngựa bọc thây
cũng đành…
Những sự kiện nêu trên lý giải cao trào chống giặc lúc bấy giờ, thể hiện qua hội nghị Diên Hồng, Bình Than ; quân sĩ khắc hai chữ “ Sát Thát ” vào tay ; hun đúc nên sức mạnh Phù Ðổng, dẹp tan đạo quân Nguyên Mông bách chiến bách thắng.
Ðến đời nhà Minh cai trị nước
ta, tội ác của chúng chất như
núi, Bình
Ngô Ðại Cáo của
Nguyễn Trãi đã vạch rõ và
tóm tắt qua mấy câu như sau :
Tát cạn nước Ðông Hải không
đủ rửa sạch tanh nhơ,
Chặt hết trúc Nam Sơn không đủ
ghi tội ác.
Thần người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha.
“ Nhân ” nào gặp “ quả ” nấy, khắp nước ta hàng trăm cuộc khởi nghĩa dấy lên. Trải qua thử thách, chứng tỏ Lê Lợi đúng là bậc chân chúa, nên được dân suy tôn lên là đấng thay trời hành sử “ Ðại Thiên hành hoá ”. Lòng dân quy phụ được thể hiện qua việc thanh niên tình nguyện chiến đấu dưới cờ ; phụ lão, dân quê dâng bò rượu, lương thực để uỷ lạo quân sĩ (15). Và từ đây thế lực quân khởi nghĩa lớn lên như một phép lạ, với thế chẻ tre liên tiếp giành chiến thắng này đến chiến thắng khác, đánh tan hai lần viện binh của Vương Thông, Liễu Thăng rồi cuối cùng xua đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi.
Xét tình thế ngày nay, Trung Quốc lại tiếp tục dẫm vào vết sai lầm xưa : lấn đất lấn biển ; đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa ; ngang nhiên bắt ngư dân, cướp giữ tàu thuyền, làm xôn xao cả nước. Tự tiện trưng lên “ Ðường Lưỡi Bò ” , cái mà sử sách của Trung Quốc từ đời nhà Thanh trở về trước chưa hề nói tới, để mưu chiếm phần lớn lãnh hải vùng Ðông Nam Á. Sự ngang ngược không thể dung thứ, lửa giận ắt phải bùng lên.
Duyệt qua lịch sử, ta đã từng mắc mưu địch, khi kẻ thù với dã tâm cướp nước đóng vai nhân nghĩa ; như việc Minh Thái Tông [Thành Tổ] đã làm, khi truyền hịch kể tội nhà Hồ, hứa hẹn khôi phục nhà Trần :
...Đợi ngày cha con Hồ Quí Ly bị bắt, sẽ hội họp bách quan, tướng lại, kỳ lão trong nước tuyển cầu con cháu nhà Trần, nối lại Vương tước, rửa sạch mối oan khiên vùi xuống đất, cởi bỏ sự đàn áp hành hạ trong nước, trên xứng với lòng nhân của Hoàng thượng, dưới đáp ứng được nguyện vọng của các ngươi (16)
Nhưng dân ta dể thấy, dể biết ; sẵn sàng rửa mối nhục, trước hành động áp bức ngang ngược.
*
Thông thường trong một cuộc đấu tranh, rất khó chuyển biến khách quan, vì một lẽ giản dị là ngoài tầm kiểm soát của chủ thể ; nay việc làm của Trung Quốc, tuy không muốn có, nhưng vô tình đã lòi chỗ hở của họ ra, mà ta có thể lợi dụng được. Câu hỏi được đặt ra là ta có sẵn sàng bắt chước người xưa để giành lấy chiến thắng không ? Người xưa đã làm gì, phần lớn chúng ta đều biết, vì lịch sử đã diễn đi diễn lại nhiều lần. Ðó là sự đoàn kết dân tộc, từ triều đình đến thứ dân cùng chia sẻ chung lửa giận, cùng ngậm một niềm đau, để bùng lên làm thành sức mạnh.
Hồ Bạch Thảo
Chú thích :
1. Châm : cách trị bệnh của Ðông phương, dùng kim để châm, dùng lá ngải để đốt (cứu), nên gọi là châm cứu.
2. Biêm : dùng miếng chai nhọn để lể người bệnh.
3. Tống Thái Tổ năm thứ nhất, thứ hai [963-964] đánh nhà Hậu Thục tại Tương Ðàm.
4. Tống Thái Tổ năm thứ ba, thứ tư [965-966] đánh nhà Nam Hán tại Quảng Ðông, diệt Ngô Sở vùng Hồ Nam.
5. Phần Tính là tên gọi vùng đất thuộc tỉnh Sơn Ðông, Hà Bắc. Năm 979 Tống Thái Tông thân chinh đánh nhà Bắc Hán tại vùng này, Hán chúa là Lưu Kế Nguyên đầu hàng,
6. Chín châu : nước Trung Hoa xưa chia thành chín châu.
7. Ngũ phục : 5 vùng đất ở ngoài kinh kỳ, đảm nhiệm phục dịch Thiên tử.
8. Ý nói một khi nước ta bị nội thuộc.
9. Lê Trắc, An Nam Chí Lược, quyển 5.
10. Hậu Hán Thư, Liệt truyện, Mã Viện.
11. 6 điều : trong chiếu thư năm 1275 đòi 6 điều, nội dung như sau : 1. Quân trưởng phải sang chầu ; 2. Ðưa con em đến làm con tin ; 3. Nạp sổ hộ tịch ; 4. Nạp lính ; 5. Nạp thuế ; 6. Ðặt quan Ðạt Lỗ Hoa Xích để cai trị.
12. Hồ Bạch Thảo, Những Nét Ðặc Trưng Về Lịch Sử Việt Nam, trang 94.
13. Hốt Tất Liệt tức Nguyên Thế Tổ.
14. Vân Nam : tức Vân Nam vương Hốt Kha Xích, con Hốt Tất Liệt.
15. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ Thực Lục, quyển thứ 13.
16. Minh thực lục, quyển 60, trang 866.
Các thao tác trên Tài liệu