Bạn đang ở: Trang chủ / Sáng tác / Biển Sớm

Biển Sớm

- Hoa Liên — published 15/01/2013 18:05, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:20

Truyện ngắn


BIỂN SỚM


Hoa Liên


Ông gặp cô trong dịp hè. Cô chừng hai mươi tuổi còn ông bốn mươi, đã có một đời vợ. Cô mặc áo tắm đỏ ngồi trên cát xây nhà với những đứa trẻ khác. Làn da trắng của cô nổi trên nền cát ướt. Dường như cô cũng biết mình được nhiều người để ý. Sóng ở Lăng Cô dữ hơn sóng ở cửa Thuận. càng xa bờ sóng càng lớn. Ông đuổi theo cô, sóng lớn và dữ nhiều bữa cuốn ông ra xa một đoạn. Có bữa cô cười với ông. Nụ cười làm ông ngây ngất.

– Ngày nào cô cũng xây nhà trên cát à?

Ông ngồi xuống, lấy cát vun vào bức thành cổ đang xây dở. Cô cào xuống. Làm như vậy nhiều lần, bực mình ông định đứng lên. Nhiều đứa trẻ la ó:

– Dê Dê, chú không dám thi đua.

Thi đua là thua đi! Ông xây một cái thành khác, lũ trẻ căng mắt ngó, chờ xem ai thắng. Thành Cổ loa thật đẹp. Lũ trẻ hoan hô cổ vũ cho hai người, ông thắng. tuy vậy ông không cười.

– Này cô.

– Chị Liên, một đứa nhắc.

– Ờ...à Liên. Tôi là Lâm, Trần văn Lâm, làm việc ở..

– Lâm sắc lấm ấy à, một đứa minh họa liền.

– Lâm nghĩa là rừng.

Cô vẫn không nhìn ông, cặm cụi làm cho xong công trình của mình. Rồi xóa. Ông nắm tay cô giữ lại. Cô là gái Lăng Cô, da trắng hồng, mũi nhỏ, mắt to, đôi môi khi dẫu ra hờn giận trông rất đáng yêu. Cái làm cho ông choáng váng là đôi mắt. Khi ngẩng lên nhìn, ông tưởng chừng mình đang bơi trong một đại dương xanh thăm thẳm.

– Tôi muốn quen với Liên, tôi...

Lũ trẻ há hốc mồm chăm chú lắng nghe. Chị Liên trước làm ở nhà trẻ, sau nghỉ việc đi bán cá với mẹ, nhảy tàu bán bánh lọc, dựng tạm căn lều gần khu nghỉ mát để bán hàng, nhà thật ở trong làng. Chị Liên có nhiều khách du lịch để ý, song mẹ chị không gả. Cô chợt vùng lên chạy thẳng ra biển, ông chạy theo. Liên bơi rất xa, khiến ông phải bơi theo canh chừng.

Một năm trời lên xuống, nhờ mối manh qua lại, quà cáp tặng biếu... cô nhận lời. Trước ngày cưới ba mẹ gọi ông về dặn:” Nó không mạnh khỏe lắm đâu, bác sĩ bảo nó không nên có con.” Đêm tân hôn ông mới hiểu ra: Cô bị một cơn kịch bệnh, phải nghỉ việc ở nhà trẻ. Thỉnh thoảng cô nhảy tàu chợ, bán cháo, bán bánh cho vui. Họ sống với nhau ba năm rất hạnh phúc. Chỉ thiếu một đứa con. Năm nay về thăm nhà Liên, ông thuê trước một căn phòng ở gần lối ra biển. Làm như vậy họ có thì giờ bên nhau nhiều hơn. Tối hôm đầu tiên, họ ngồi ngắm sao trên biển nên ngủ muộn. Lần đầu tiên ông nghe Liên nói:

– Em muốn có một đứa con.

Cơn hứng tình đang bốc lên chợt nguội đi và ông miễn cưỡng rời ra. Tháng trước đi đo lại điện tâm đồ, cô không cho ông biết. Với ông, đã một lần không trọn, những gì đã dập tắt cùng với tàn tro không muốn khơi gợi lên nữa.

– Anh không yêu em.

– Không phải thế, chúng mình còn thời gian. Em hãy suy nghĩ, chừng nào trái tim em chịu nổi sự thai nghén và sinh nở. Anh đi mua thuốc hút đây.

Hôm sau ông dậy muộn, cô đã ra biển rồi. Ông không ăn sáng mà vội vàng đi ra biển. Hôm nay những đứa trẻ không đến, một vài người tây đi dạo sớm. Cô không ngồi trên cát, cô đang bơi. Biển có vẻ động, sóng lớn. Ông quá quen với miền biển này, biển lặng nhưng độ dốc của triền cát sâu, sóng lớn thường kéo người ta ra xa khi ta tưởng đang ở gần bờ.

– Gọi cô ấy vào bờ mau, sóng thần đấy. Lời cảnh báo chừng như muộn, Liên hụt hơi chới với, một bàn tay giơ lên làm dấu hiệu cấp cứu. Ông điên cuồng sải tay bơi ra xa, một chiếc véc xi đến kịp nâng bổng cô lên khi cô đã ngất đi.

Khi tỉnh lại, ông đang ngồi bên cô. Ông vuốt tóc cô, vẻ phờ phạc.

– Liên, anh đã xin được cho em vào nhà trẻ, em chỉ ngồi trông, còn cho trẻ ăn đã có người khác. Em có thể dạy hát, em hát hay lắm mà.

– Anh... anh Lâm, em tưởng mình bơi giỏi nhưng lại quên.

Cô không biết nói gì nữa. Vực nước xoáy không lớn, sao cô lại quên những triền cát sâu thường hút người vào. Một ngày lo cho cô khiến ông mệt mỏi. Một đời vợ đã chết, để lại cho ông đứa con gái. Nay còn Liên, ông không muốn chút nào cái ý nghĩ mất cô. Sóng cuốn ra khơi những ngôi nhà trên cát, còn tình yêu của ông đối với Liên mạnh hơn cả sự chết. Và Liên cũng hiểu điều đó.

– Những đứa trẻ...Liên thì thào, rồi chúng mình sẽ có con.

– Ừ, anh hứa. Có một lần, ông tặng cô một con ốc khảm xa cừ tuyệt đẹp. Còn bây giờ, ông đã tặng nàng một đại dương.

Hoa Liên

Huế 27/5/2000.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Nguyễn Hồng Anh: Saigon Kiss 24/01/2025 - 25/04/2025 — Arte
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us