Giới
thiệu THƠ ĐAN TÂM
Và
tuần sau tết Giáp Tỵ, Đan Tâm
tình cờ tìm lại được hơn
ba mươi bài thơ viết vào cuối
năm 1982 nhưng chưa đưa đăng ở
đâu cả. Để không bỏ rơi
chúng như những đứa con bị hắt
hủi, anh đã quyết định tập
hợp toàn bộ các bài thơ của
mình trong một cuốn gồm hai tập Dấu
chân không
và Nhật
ký trong tình.
Sáng
tác hay dịch, những bài thơ trong Dấu
chân không
đều đã đăng trong báo Gió
Nội (Paris) vào khoảng nửa sau thập
niên 1960. Theo tác giả, « chúng
là dấu vết mờ nhạt của một
quãng đời ‘đầy tiếng ồn
và cuồng nộ’. Và cũng đầy
xúc động, đam mê, ước mơ,
băn khoăn, có lẽ chẳng bao giờ tìm
lại được ». Tập thơ này
đã được Chân
mây cuối
trời (Paris) xuất bản năm 1984. Trong lần
tái bản này, tác giả có thêm
ba bài thơ bỏ sót và có sửa
vài câu chữ còn quá vụng về.
Còn
Nhật
ký trong tình là
chứng tích của lần Đan Tâm cùng
một người bạn chí thân (là
hoạ sĩ kiêm nhà thơ NH) lạc vào
Thiên thai ngay giữa Sài Gòn và gặp
một “nàng tiên tóc ngắn »
! Thế là chỉ trong vòng bảy tuần
(từ 10.10 đến 2.12.1982), tác giả đã
làm được cả thảy năm mươi
bài thơ mà hầu hết đều là
« thơ tình » ! Ngoài
gần hai mươi bài bài đã
đăng trong Tập
san Khoa học Xã hội
và Đoàn
Kết
(Paris), tập thơ còn có thêm hơn
ba chục bài bỏ quên vừa nói
trên đây.
Nhân
dịp cuốn thơ vừa NXB Lao Động in
xong vào cuối tháng 4.2013, Diễn
Đàn xin
giới thiệu một số bài.
Nếu
thích, bạn đọc có thể xem cả
tập thơ bằng cách bấm vào để hạ tải tài liệu Tho DAN TAM.NT.pdf đính
kèm cuối trang này, và đã được tác giả sửa tất cả những lỗi tìm thấy
trong bản do NXB Lao Động
in."
Diễn
Đàn
DẤU
CHÂN KHÔNG
Buổi
sáng Đường thi
Tỉnh
giấc nghe suối chảy
Nhìn ra tuyết
khắp nơi
Nắng pha hồng đỉnh
núi
Đường quanh co không người
Tuyết
bay đầy lũng vắng
Quạ kêu buồn
trên non
Trời xanh đùn mây trắng
Nhớ
quê hương bồn chồn
Untermunstertal
28.12.1965
Dấu
vết
con
chuồn chuồn thơ ấu
bay mất
trong
cơn mơ đêm qua
để lại giọt
nước mắt
đọng khô trên
má
Paris
thu 1966
Nước
mắt
em
bé mồ côi
bắt bướm
dọc
theo hàng rào kẽm gai
nức nở
khóc
bươm bướm bay hoài bên
kia
Hy
vọng
trong
những vũng bom đào
đàn cá
lội tung tăng
trên hàng tre bom
đốt
bầy chim hót rộn ràng
trên
những đống gạch vụn
nở những
khóm hoa vàng
và hy vọng đang
mọc
bên dưới những hầm
sâu
trong tiếng trẻ em đọc
Paris
7.1969
Đơn
sơ
người
nông dân
chết đắm
giữa bầu
trời
xanh thẳm
sống dậy
con
chuồn chuồn kim
thấp thoáng bay
Les
Brousses 8.1969
Vài
ước vọng
cho
ngày mai quê hương
tự do, độc
lập, thanh bình
cho ruộng vườn
không
thuốc khai quang
hoa nở rộ
và trái cây
chín
ngọt
cho những ngọn cau
đuổi
nhau
lên mây cao vút
cho làng ta
ngập lụt
giọng em hò
những chàng
trai tơ chống cuốc đứng nghe
hồn
ngẩn ngơ như bỏ bay mô mất
chú,
bác, cô, dì nháy nhau cười
ngất
(biểu làm sao không đỏ
mặt ngượng ngùng)
cho đêm thanh
không vỡ vì tiếng súng
bầy
trẻ thơ say giấc ngủ bình yên
và
cho anh lại được có quyền
để
chuồn chuồn bay
và châu chấu nhảy
lung tung
trong những vần thơ
cà gật
vô cùng
cho những chiều chăn
trâu trên đồi vắng
được
cùng em
thờ thẫn đứng chăn
mây
Paris
1972
|
NHẬT
KÝ TRONG TÌNH
Sóng
Anh
nằm đây
giữa biển và trời
có
gió từ khơi
miên man ve vuốt.
Núi
Sơn Chà xây thành phương bắc,
nơi
anh vẫn mơ được một lần đi
săn nai
ôi những con nai của huyền
thoại
có đôi mắt to và thơ
ngây
như các thiếu nữ trong tranh
Chagall.
Và xa xa về phương nam,
nơi
anh thường nhớ về…,
năm ngọn
Ngũ Hành hiện mơ hồ trong khói
nước.
Phải chi anh học được
phép cân đẩu vân như Tôn Ngộ
Không
để nhảy tót về Sài
Gòn
bay là là trên các tàn
me
qua khe lá
ngó em sáng nay đạp
xe mini trong đường phố đông
người
dù sau đó có bị
Phật Như Lai
phạt giam dưới núi
Ngũ Hành năm trăm năm.
Anh nằm
nghiêng nhìn muôn nghìn con sóng
đuổi
nhau ầm ầm
chạy đến vây
quanh.
Ôi sóng biển xanh
đâu bằng sóng lòng anh !
Mỹ
Khê 15.10.1982 (Đoàn Kết 3.1989)
Chiều
mưa nhớ Kiều
mưa
rả rích
mái nhà nhỏ xuống
thềm
những giọt buồn
tí ta
tí
tách
cây dừa trước sân
sau
cơn bão đêm qua
rũ rượi
lá
đong đưa trong những cơn gió
sót
dáng mệt mà tươi
như
nàng Kiều
sau đêm đầu tiên
cùng Từ ân ái
Đà
Nẵng 17.10.1982 (Đoàn Kết 6-7.1989)
Hiện
thực
Từ
hôm quen em
anh đâm ra làm thơ hiện
thực
có hoa
có lá
có chuồn
chuồn đậu ngọn mía mưng
có
chim se sẻ chuyền trên tàu dừa
có
viên sỏi anh đá tưng trên
đường
đêm nào anh bấm
chuông nhà em
mấy lần mà không
gặp
Có cả lông mi, lông
mày
vành tai, sống mũi
ngón
chân, ngón tay,…
anh cho ùa vào
thơ anh đủ thứ !
Sài
Gòn 19.10.1982
(Tập san Khoa học Xã hội,
Paris, 12.1983)
Tâm
sự với rùa thần
Đêm
đã khuya
tôi ngồi trên bờ
cỏ
nhìn những ngọn đèn vàng
vọt
trên đường Lê Thái
Tổ
mọc rễ xuống hồ
gợn sóng
lăn tăn
Này đây là nhà
Thủy tạ
này đây là đền
Ngọc Sơn
và đây là tôi
với
nỗi cô đơn
Rùa thần
ơi !
xin Người hãy trồi lên
một lần nữa
để cho tôi mượn
thanh kiếm báu
chặt làm đôi
nỗi buồn mông mênh
một nửa tôi
ném xuống hồ
nhờ thần giữ
hộ
còn một nửa tôi mang sang
Paris
để nhớ những đêm buồn
sống giữa thủ đô.
Hà
Nội 3.11.1982
Trên
đê Yên Phụ
Tôi
lại đi trên đê Yên Phụ
vào
một chiều thu nắng rất tươi
mấy
cô thiếu nữ ngồi ăn mía
không
biết vui chi khúc khích cười.
Dăm
chú trâu gặm cỏ rất giòn
bé
mục đồng nằm ngủ đến ngon
hồ
Tây trải rộng mờ trong nắng
tưởng
thoáng nghe tiếng rống trâu vàng.
Hỡi
cô xuân nữ em đi đâu ?
đi
chợ về hay đi hái dâu
có đến
Nghi Tàm tôi theo với
gió mơn man,
quên cả lối vào.
Tôi ghé Tây
Hồ nhớ Ức Trai
lòng đang vui sao
bỗng thở dài
bên hồ phủ lạnh
thơm hương khói
tôi nhớ đến
Người, chợt nhớ ai.
Đứng
trên đê ngó xuống Nhật Tân
thu
quê hương cây lá vẫn xanh
hẹn
sẽ về thăm vào dịp Tết
ngắm
hoa đào run đón gió xuân.
Hà
Nội 12.11.1982 (Đoàn Kết 1.1983)
|