Trường
ca Chân đất
Thanh
Thảo
Trường
ca
Chân
đất
là
trường ca thứ mười của Thanh Thảo,
xuất bản năm 2012, được giải
thưởng Hội Nhà văn năm ấy
(đây là lần thứ hai ông được
giải thưởng này, lần trước,
năm 1979, là cho tập Dấu
chân qua trảng cỏ).
Trong bài giới
thiệu trên báo Thanh Niên
ngày 7.11.2012, gọi Thanh Thảo là "người
hiền của làng thơ Việt Nam", nhà
thơ Nguyễn Việt Chiến viết :
Cái
nguồn mạch trường ca dồi dào và
sâu lắng của Thanh Thảo có thể
cũng đã bắt nguồn từ mạch
sống trường tồn của dãy Trường
Lũy quê hương ông.
Nếu không
sinh ra ở miền đất nghèo khó mà
quật khởi ấy, không được nuôi
dưỡng bởi nhân dân hào hùng
và đau thương ấy thì làm
sao Thanh Thảo có viết được những
trường ca làm nên tên tuổi của
ông như: Những người
đi tới biển, Trẻ con ở Sơn Mỹ,
Những ngọn sóng mặt trời, Khối
vuông ru-bích, Đêm trên cát,
Metro… Lần này,
Thanh Thảo đã hướng chúng ta vào
một hệ quy chiếu thi ngữ mới với
cấu trúc của các chương như
các “Chân…Thơ” thật độc
đáo găm vào tri giác người
đọc, từ Chân tre
tới Chân ruộng,
từ Chân mưa
đến Chân núi,
từ Chân cò, Chân
tháp, Chân mây tới
Chân sóng, Chân lũy.
Và, từ những đường nét kiến
trúc đặc biệt ấy, ông dựng
nên ngôi nhà trường ca Chân
đất theo giọng điệu
riêng mà Thanh Thảo dành cho tập thơ
này: uyên thâm mà phóng túng,
dân dã mà hiện đại, tối
giản mà sâu sắc, bình dị mà
đa dạng.
Dưới
đây, Diễn Đàn trân trọng
giới thiệu hai chương trong bản trường
ca: Chân tháp
và Chân sóng.
CHÂN
THÁP
vài
cái xoong móp méo
áo rách
toạc
mấy trăm năm một điệu
hành khốn khổ
phương nam cuốc
bộ
phương nam xe đò
phương
nam đất hứa
phương nam cùng
đồ
mặt căng bình thản
những
dòng sông mất tích
những đám
mây trượt ngã
những hàng cây
tắt nến trong đêm
tôi đi về
nhà mình
thèm một ngọn lửa
màu rơm
một ổ chó ấm hơi
chờ đợi
và tôi gặp
một
chàng trai sáu trăm năm trước
một
cô gái sáu trăm năm trước
vật
vã trên bãi sông Trà
gió
mơn man da thịt
mùi bắp non mùi
rong rêu mùi bùn mùi nước sông
ngai ngái
đằm đằm trai gái
hoang sơ
những cú xoay mình
những
tiếng rên bất chợt
tôi nghe từ
sáu trăm năm trước
một giai điệu
quen
một bài hát không lời
sáu
trăm năm hay sáu nghìn năm
mùi
ân ái trong đêm vẫn thế
cái
mùi quen quen như thể
nó làm
nên
Quảng Ngãi
tôi kính
dâng lên tổ tiên mình
chiếc
bát mẻ nằm lặng bên chân
Tháp
cái bát người con trai
Việt
lăn lóc tìm cặp mông
người con gái Chàm
như tìm
nơi trú ngụ
lăn lóc tìm mênh
mang
vó ngựa
lăn lóc tìm ấm
êm
bếp lửa
lăn lóc tìm đức
tin
chân Tháp hình cặp mông cô
gái
phương nam hề, mệt
lả!
phương nam hề, tái tê!
trong
xách: ba chai mắm
trong túi: sót hai
đồng
trong tay: nghề câu mực
trong
đầu: hy vọng sắt
phương
nam hề, cơ nghiệp!
phương nam hề,
oan nghiệt!
mặt căng bình
thản
tìm thì gặp
bãi
sông Trà
lều lợp lá cào don
xúc tép
vợ vợ chồng chồng
bống
bống bang bang
cơm bạc cơm vàng
nước
nước non non
cắm sào ở đâu
quê hương ở đó
xin ba lạy
cúi về làng xóm cũ
ngẩng đầu
lên thấy Thạch Bích tà dương
thấy
đất Cù Trâu thấy bờ xe nước
những
ống trúm nhốt giùm ta ký ức
những
con đò lơ lửng phía vầng mây
ăn
tô don mùi nước sông đọng
lại
dội từ thăm thẳm
hang xưa ấy
một tiếng” ngà ơ”
gọi ta về
ta như con dế
thèm đám cỏ
gặm hết thời
gian bỗng tái tê
sương
treo anh ánh mờ nỗi nhớ
bầy trẻ
hò reo phủ Cù Trâu
có con dế
dũi đào cun cút
tìm chút
tuổi thơ đến bạc đầu
nơi
ấy vẫy vùng bao chú Cuội
đất
sét nặn lên cả thánh thần
bụng
rỗng tay không mà bắt giặc
nước
lã vã nên hồ rượu tăm
Cao
Chu thần ơi, sao Người chọn sông
Trà
cho kiệt tác “ Trà
giang thu nguyệt” ?
phải
vì Người hoá thân lưu lạc
khói
sóng hai trăm năm
hết Bùi Nhị
Minh Trọng lái thuyền lại tới Bùi
Huệ chở Người tuần du
trên xe
chó kéo ?
hết miên man sông Trà
lại lòng vòng đảo Bé
mỗi
dốc cao xe chó kéo như lùi
“khách
bộ hành nước mắt tuôn
rơi”(*)
vì
sao quê hương tôi
lại khiến
người dưng rơi nước mắt ?
tôi
hỏi bác Năm Trì, bác rầu rầu
nét mặt:
“ có lẽ quê mình
buồn quá con ơi
nhưng khi quá vui
người ta cũng khóc”
dường
như Quảng Ngãi tôi thường quá
một
cái gì
buông
câu giữa muôn trùng đói
rách
mong giật được một ngày
sáng tươi
quê hương bỏ thì
thương vương thì tội
em thèm
làm việc lắm anh ơi!
trong
đêm xe nảy xóc
mắt lặng nhìn
về sau
đầu dúi lên phía
trước
mười ngón tay khát
khao
phương
nam hề, đơn độc!
phương nam
hề, xoáy lốc!
mặt căng
bình thản
mỳ gõ thâu
đêm Sài Gòn hoa lệ
trứng cút
thâu đêm Sài Gòn mưa xé
bánh
xèo thâu đêm liu riu ngọn lửa
xích
lô thâu đêm từng vòng cô
đơn
đất quê tôi hai lần
thất lạc
người quê tôi hai lần
lưu dân
vì sao muốn khóc
?
có một hạt cỏ may cư
trú lênh đênh
ngày ấy xanh lá
trúc
có một chiếc xe đò đi
về mông mênh
đỏ đen phận
người câu mực
phương nam
phương
nam
dòng chảy mấy trăm năm
mặt
căng bình thản
_______
(*) câu
thơ Cao Bá Quát trong bài “ Sa hành
đoản ca”
CHÂN SÓNG
“Cánh
chim rơi rớt tả tơi
Đại dương
rộng lớn là nơi trú nhờ”
(thơ của một người đánh
cá xa bờ)
lên tám tuổi
lần đầu nhìn thấy biển
lần
đầu đi biển
ói mật xanh mật
vàng
biển mênh mang
tôi nhỏ
bé
những thủy thủ tàu Ba Lan dồi
tôi như quả bóng nhẹ
họ cười
mà tôi khóc
chỉ thế
thôi
nhiều năm sau tôi không
nhìn thấy biển
dù có “vượt
trên đỉnh cao Trường Sơn”
cũng
không nhìn thấy biển
suốt thời
ấy biển với chúng tôi là tận
cùng
cuộc chiến
một là được
trở về với biển
hai là không
bao giờ
chỉ thế thôi
con
nào biết mẹ bạc đầu vì
biển
mỗi làn sóng như một dải
khăn tang
con nào biết mẹ đau vì
biển
đau vì thiếu biển
đau
vì thừa biển
đau vì biển
thiếu con mình
đau vì biển thừa
hy sinh
những mộ gió những hình
nhân phơ phất
những hải trình
dài suốt mấy trăm năm
những Bãi
Cát Vàng san hô mê hoặc
những
phận người bó chiếu giữa mông
mênh
chỉ thế thôi nhưng mẹ
ơi còn biển
là còn những
chuyến đi không hẹn ngày về
nhưng
mẹ ơi còn con trai trong bụng
là mẹ
đẻ hết ra cho chúng giong khơi
người
quê tôi không quen lời bay bướm
giọng
nói nặng dây buồm
con trai biết bơi
từ trong bụng mẹ
biết lắc thúng
từ khi chưa biết chu vi hình tròn
biết
tính cá bằng khoang
ăn sóng
và nói gió
lặn sâu mấy chục
sải
ngậm vật vờ ống thở
bơi
bên cạnh hải sâm
như một chiếc
tàu ngầm
tỉ tê cùng đáy
biển
như một người bạn
thân
lặn biển Hoàng Sa liệt
nửa người
giờ ngồi xe chó
kéo
người bé trên đảo
Bé
mỗi khi nhìn thấy biển mắt
rực cháy
“biển ơi biển ơi
biển ơi”
thế thôi
lặng
im như đá mồ côi
họ dạy
anh tình yêu
không lời
anh yêu
biển mà đứng trên bờ
anh yêu
nước mà không biết bơi
Mai
Phụng Lưu
mỗi bận xuống thuyền
lại trực chỉ Hoàng Sa
như có
ai dẫn
nỗi nhớ là hải
bàn
mãi quay về một hướng
mỗi
lần bị bắt mỗi lần bị đánh
lại
tay trắng trở về dành dụm ra
khơi
không thể sống thiếu Hoàng
Sa
không thể sống thiếu biển
anh
yêu biển mà đứng trên bờ
anh
yêu nước mà không biết bơi
làm
sao anh hiểu ?
có những người lính
đảo
trần lưng trước mưa đạn
quân thù
“chỉ được xáp
lá cà bằng lê”
nhưng với
khoảng cách này là không thể
đành
chỉ được chết vì đảo
đành
cho lãng quên vùi mấy mươi
năm
Gạc Ma Gạc Ma
hãy kể
cho con cháu anh điều này:
có
những người lính đảo
đã
chết theo vòng tròn
tay họ giăng ra
và siết chặt tay nhau
như một tràng
hoa biển
không quỉ ma nào xé
nổi
tràng hoa biển ấy
hãy
kể cho con cháu anh
rằng từ
Hoàng Sa từ Gạc Ma
những tràng hoa
biển ấy
dạt trôi
về ôm chặt
Mẹ
chân sóng
bắt đầu
từ đó
|