Văn khắc Hán Nôm
Đọc sách
Văn khắc hán nôm
Việt Nam,
tuyển chọn - lược thuật,
nhóm
biên soạn : Lâm Giang, Mai Xuân Hải, Đỗ Thị
Hảo,
Nguyễn Quang Hồng (chủ biên), Hoàng Lê
(thư ký),
Ngô Thế Long, Nguyễn Tá Nhí,
Ngô Đức Thọ, Đinh Khắc Thuận,
Nxb Khoa học Xã hội, 1142 trang, Hà Nội 1992.
Mô tả và
lược thuật gần 2 000 văn bản khắc vào bia đá,
chuông đồng, biển gỗ được chọn lựa từ hơn 12
000 đơn vị.
Cổ nhất là bia tạo năm 618 đời Tuỳ ở đền làng Trường Xuân, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, mới nhất bia đề năm 1974 ở nghĩa trang Thọ Nhi An thí xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Sắp xếp theo 6 phần :
a) đình (kể cả hội
quán)
b) chùa
c) đền miếu (kể cả
am thờ và đạo quán)
d) lăng mộ và từ
đường
e) văn chỉ và vũ
chỉ
f) chợ búa, cầu
đò, hang động và vách núi.
Kèm thêm các bản sách dẫn và phụ lục khá tiện lợi :
1) sách dẫn niên đại
2) sách dẫn nhân danh bao gồm tên thật, tên hiệu, tên gọi theo chức tước, học vị... của các nhân vật chủ yếu được ghi ở các bản văn khắc
3) sách dẫn di tích cho biết nơi tồn tại hoặc lưu giữ các đơn vị văn khắc được mô tả và xếp số thứ tự trong sách
4) bảng kê các chữ kiêng huý
5) nguyên văn các bài thơ chữ nôm.
Sách được giải thưởng in đẹp năm 1993. Và là một tài liệu tham khảo. Lần dở trang sách, người đọc có thể tìm thấy nhan nhản nhiều điều thích thú về phong tục, về xã hội đời trước. Chưa kể rằng con cháu các cụ văn hay chữ tốt nổi tiếng một thời – mà không ngại câu " khôn văn tế dại văn bia " – còn có thể bất ngờ tìm ra được trong quyển sách này một số văn bản của tổ tiên mà ngay gia phả cũng không biết tới.
Tuy nhiên không khỏi lấy làm tiếc đôi chỗ sai sót trong một tư liệu có tính chất gần như một từ điển : ví dụ như tại số 1255, bia đền Độc cước, Đặng Huy Trứ soạn, tên chữ Hán của ông nhầm thành Trần Trí Thuận, trong khi tại số 1254 cùng một soạn giả, người viết chữ là Trần Trí Thuận thì tên chữ Hán ông này viết nhầm ra Đặng Huy Trứ ; số 1445, Phạm Phú Thứ thần đạo bi, do Nguyễn Tư Giản soạn thì trong sách dẫn nhân danh sau tên Nguyễn Tư Giản đáng lẽ giữ số 1445 lại lầm ra số 1435 là bia do Miên Thẩm soạn kể tiểu sử bà Thục tần vợ vua Minh Mạng, không liên quan chút nào đến Nguyễn Tư Giản...
Mong khi in lại sẽ không còn sót lầm lẫn nữa.
Nguyên Thắng
Các thao tác trên Tài liệu