Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 161 - 04.2006 / TOKUGAWA YOSHIMUNE và VOI VIỆT NAM ở NHẬT BẢN vào THẾ KỶ XVIII

TOKUGAWA YOSHIMUNE và VOI VIỆT NAM ở NHẬT BẢN vào THẾ KỶ XVIII

- Vĩnh Sính — published 17/09/2012 13:50, cập nhật lần cuối 22/11/2012 22:52
Dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chú ở Nam Hà, hai con voi được chở theo thuyền buôn của Trịnh Đại Uy người Hoa từ Hội An đến Nagasaki ngày 7 tháng 6 năm 1728. Người nhận hai con voi là Yoshimune, tướng quân thứ 8 của dòng họ Tokugawa.
 

Số 161 - tháng 04. 2006

TOKUGAWA YOSHIMUNE

và VOI VIỆT NAM

ở NHẬT BẢN vào THẾ KỶ XVIII

Vĩnh Sính

Dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chú [1], ở Nam Hà, hai con voi được chở theo thuyền buôn của Trịnh Đại Uy [2] người Hoa tHội An đến Nagasaki ngày 7 tháng 6 năm 1728. Người nhận hai con voi là Yoshimune, tướng quân thứ 8 của dòng họ Tokugawa. Voi đực sống đến năm 1743, voi cái vì không hợp thuỷ thổ chết hơn 3 tháng sau đó. Khi nhắc đến con voi đầu tiên sống Nhật, người ta thường nói đến con voi đực này.

Để hội kiến “ Tướng quân ”, voi phải đi lên Edo, tức Tokyo ngày nay, thủ phủ của chính quyền Mạc phủ. “ Phái đoàn ” có tất cả 14 người : hai người “ An Nam ” (Việt Nam) là Đàm Số và Đàm Miên, 2 người Nhật đi theo học nghề nuôi voi, thông dịch viên, những quan có thẩm quyền ở Nagasaki và cấp dưới. Đoàn người phải đi vượt qua 1200 km từ Nagasaki lên Edo.

Voi lên đường đi Edo ngày 13 tháng 3 năm 1729. Ngày 26 tháng 4 voi đến Osaka và Kyoto. Ở Kyoto, voi được mang “ tước ” quan khi được Thiên hoàng Nakamimado “ thượng lãm ” : voi được ban tặng tước “ Quảng Nam tòng tứ vị bạch tượng ”. Quảng Nam là tên gọi chung miền Nam nước ta lúc bấy giờ, “ tòng tứ vị ” là chức vị hồi đó tương đương với hàng tứ phẩm, còn “ bạch tượng ” gọi nôm na là “ voi trắng ”.

Ngày 4 tháng 5, voi đến Yokohama, gần thành Edo. Mạc phủ cho phát “ Rokugô no watashi ”, tức là cách thức qua thuyền Rokugô. Để voi qua sông, Mạc phủ cho sắp 30 chiếc thuyền lại với nhau, những chỗ gây chồng chềnh được đóng lại cho vững. Voi đực lúc đó 7, 8 tuổi, nặng khoảng 3 tấn. Tất cả các phí tổn do lãnh địa trực thuộc Bakufu ở Rokugô đảm nhiệm. Nội ở Rokugô đã cần đến động viên đến 805 người, từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5. Bakufu ra yết thị như sau hai ngày trước khi voi qua sông :

Đường sá phải giữ gìn sạch sẽ, phải chuẩn bị chỗ cho voi uống nước

Ở các chùa, không được gióng chuông 

Bò và ngựa bên vệ đường không được lại gần...

Người ngắm cảnh không được huyên náo...

Không được ra khỏi nhà...

Rác rưới phải lượm sạch

Không buộc chó với mèo ngoài đường

Đề phòng lửa.

Theo Tokugawa jikki (Tokugawa thực ký), Yoshimue đã đứng ngắm cảnh voi vào thành Edo từ phòng khách của mình. Sách in hoặc sách vẽ về voi đều có bán. Những sách tiêu biểu hồi đó như các cuốn  Zôshi (Tạp chí về voi), Zô no mitsugi (Những tặng phẩm của voi), Junzôdan (Huấn luyện voi), hoặc Junzôzokudan (Huấn luyện voi – Chuyện giải trí). Ngoài sách ra, người ta có bán cả tranh màu vẽ voi, vòng đỡ kiếm có vẽ thêm voi, đồ chơi có hình voi, hoặc là tuồng kịch có voi của Ichikawa Danjurô.

Gensuke là một tay nuôi voi có tiếng ở vùng Nakano. Lúc voi được mến chuộng, Gensuke lựa nơi cảnh đẹp rồi lập quán trà “ Thắng cảnh”. Gensuke còn biết dồn phân voi để bán rồi tuyên bố rằng “ Phân voi chữa bệnh đậu mùa ! ”

Vì đã xem hình voi qua sách, khi được trông thấy voi trước mắt, Yoshimune không khỏi xúc động. Không hổ danh là người thích súc vật, mỗi lần ra Hamagoten Yoshimune đều có đem theo thức ăn. Ban đầu có lắm chuyện về lòng thích súc vật của vị Tướng quân này.

Điều khó khăn cho Yoshimune là ông ta lại nổi tiếng là người cần kiệm. Yoshimune là người dẫn đầu vụ “ cải cách tài chánh Kyohô ” nổi tiếng. Ông bày tỏ lòng cộng cảm với nền kinh tế trong nước bằng cách quyết định không mặc áo quần lụa và thay vào đó mặc vải bông. Mỗi ngày ông chỉ ăn hai lần. Ông không thích những con vật gì không có ích lợi cho người mà lại tốn kém. Với ông, voi tuy to lớn nhưng lại vô dng : một ngày voi ăn 8 thưng gạo (một thưng bằng một phần mười của đấu), 100 bánh bột gạo ngọt, 100 quả cam, 120 kg rơm, 90 kg lá tre, 120 kg cỏ và 2 cây chuối.

Voi càng ngày càng lớn, trong khi những việc voi làm “ có ích ” thì ít. Hôm nọ, mặc tên nài nói gì thì nói, voi cứ làm theo ý mình và kết quả là tên nài bị voi chà. Tiền voi ăn và phân voi lại càng về tay Gensuke. Voi được đổi đến Nakano, gần Shinjuku ngày nay. Chỗ nuôi voi ở gần công viên Asahigaoka Jidôka Kôen. Gensuke mở quán bán “ Bánh ngọt Zô ” tiếng Nhật Zô là voi. Nửa năm đầu, người mua rất đông. Sau vì nghe voi không được Mạc phủ ủng hộ như trước, khách đến thưa dần. Tiền ăn cho voi ngày càng ít, thậm chí voi bị thiếu dinh dưỡng. Không còn đâu cảnh voi được sưởi bằng than của những năm đầu, chân voi giờ phải đeo xiềng. Cuối cùng voi voi chết vì bệnh ngày 11 tháng 12 năm 1743 [3].

Khi voi chết, Gensuke được tặng bộ xương đầu, hai cái ngà và da mũi. Sau đó 30 năm, Hòa thượng Yugen (Hữu Nham) ở chùa Hôsenji (Chùa Bảo Tiên) bèn dùng 17 lượng vàng, một số tiền kếch sù lúc bấy giờ, để mua lại của con cháu Gensuke là Izaemon bộ xương và cặp ngà voi. Gần đây, bộ xương và cặp ngà vẫn còn nơi chùa ấy [4].

Vĩnh Sính


[1] Túc Tông Nguyễn Phúc Chú, 1725-1738 là con của Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, 1691-1725 và cha của Thế Tông Nguyễn Phúc Khoát, 1738-1765.  

[2] Có chỗ “ Uy ” viết là “ Thành ”.

[3] Có tài liệu nói voi đc chết năm 1741 hoặc năm 1749.     

[4] Chúng tôi tham khảo tài liệu sau đây là chính : Ishizaka Shôzô, Zô no tabi : Nagasaki kara Edo e (Chuyến hành trình của voi : Từ Nagasaki đến Edo). Tokyo : Shinchôsha , 1992.

 

© http://www.diendan.org

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us