Hồi ức tuổi thơ: Hà Nội mến yêu
Hà Nội mến yêu
Văn Ngọc
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long
Huỳnh Văn Nghệ
Nhìn
bản đồ Hà Nội in năm 1964, hay gần đây hơn, bạn sẽ thấy thủ đô của
chúng ta
được chia làm bốn quận nội thành : Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn
Kiếm,
và năm huyện ngoại thành :
Trong
cuốn sách "Đi thăm đất nước" xuất bản năm 1978, ông Hoàng Đạo Thuý
cũng dựa theo cách chia này để miêu tả thành phố Hà Nội.
Ngày
nay, có thêm một vài quận huyện mới ở ngoại vi, như : Tây Hồ, Long
Biên, Cầu
Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, v.v.
Thực
ra, người Hà Nội, cho tới những năm 50 vẫn "chia" thành phố của mình
ra
thành những "khu phố" nhỏ hơn, thân mật hơn và dễ nhớ hơn : Đông
Thành, Quan Thánh, Chợ Đồng Xuân, Cột Cờ, Chợ Hôm, v.v.
Sau này,
người ta mới dần dần quen thuộc với những cái tên khu ở ngoại thành,
như :
Trung Tự, Kim Liên, Vân Hồ, Từ Liêm, Mai Dịch, v.v., đó là những khu
nhà ở tập
thể được xây dựng sau ngày hoà bình lập lại ở miền bắc.
Năm
1946, trước lúc tác chiến, Hà Nội được chia làm 3 Liên khu, chủ yếu có
tính
chất quân sự : Liên khu I, gồm Khu 36 phố phường cổ, thành nhà Nguyễn
(trại
lính tây), ranh giới phía Nam của khu này là đường Tràng Thi - Tràng
Tiền, ranh giới phía bắc là đường
Cổ Ngư và đê
Yên Phụ.
Liên
khu II, từ đường Tràng Thi trở xuống phía nam, ranh giới phía đông là
sông
Hồng, phía tây là phố Hàng Lọng, sau đổi tên thành đường Nam Bộ, nay là
đường
Lê Duẩn.
Liên
khu III ở về phía tây-nam, gồm các khu Ô Cầu Giấy, Nam
Đồng, Ngã tư Sở,
Trường bay Bạch Mai, v.v.
Liên
khu I là nơi chiến đấu ác liệt nhất, vì nằm chặn ngay đường ra của quân
Pháp.
Đây cũng là nơi khai sinh ra Trung đoàn Liên khu I, và Trung đoàn Thủ
đô.
Những
khu phố cổ nhất của Hà Nội là khu Đông thành, khu Đồng xuân và một phần
khu
Hoàn Kiếm, cả ba khu này đều nằm trong Liên khu I.
Có
thể lấy ranh giới phía nam của " khu phố ta " là đường Tràng Thi, bởi
vì khi người Pháp đến, đã cho xây " khu phố tây " ở phía nam đường
Tràng Thi.
Khu
Ba Đình, trước là khu thành cũ của vua chúa nhà Nguyễn, sau đến thời
Pháp thuộc
trở thành " trại lính tây ", người dân thường không ai được phép vào
đây. Tuy nhiên, ở phía đông trại lính, giáp với Cửa Đông, có một không
gian
đệm, ở đây có một con đường đầy bóng mát, dân chúng có quyền đi lại
trên con
đường này. Ở đây có những ngôi nhà xây theo kiểu biệt thự, phần lớn là
dành cho
các gia đình sĩ quan tây. Dọc theo con đường này có trồng nhiều phượng
vĩ. Ở Hà
Nội, có lẽ đây là nơi có những cây phượng vĩ cao lớn nhất, và mùa hè,
đây cũng là nơi có
nhiều ve sầu nhất,
bọn trẻ con chúng tôi thường
hay mạo hiểm vào đây để "dính ve sầu" và để nhặt hoa xoan tây (phượng
vĩ) về chơi "chọi gà".
Trước
Cách mạng tháng Tám, khi trò chuyện vui đùa giữa chúng bạn ở trường
tiểu học,
chúng tôi vẫn thường hay phân biệt "phố trên" và "phố dưới". Có khi
nghịch ngợm, còn gọi là "xóm trên" và "xóm
dưới". Kể ra cũng hợp lý, vì "phố trên" chỉ những phố ở về
phía bắc đường Tràng Thi, đại khái là những phố buôn bán cổ của các khu
Hoàn
Kiếm, Đồng Xuân và Đông Thành. Còn "phố dưới" là chỉ tất cả những
phố từ mạn chợ Hôm trở xuống. Tuy nhiên, sự phân chia đó, trong đầu óc
chúng
tôi ngày ấy như có một thoáng "kỳ thị" : dân phố dưới phần đông là
những con nhà công chức nhỏ, hoặc buôn bán nhỏ. Tôi không nói đến những
trường
hợp hiếm hoi là những cô chiêu cậu ấm con nhà quan, vì đó lại là một
chuyện
khác, có khi họ không ở ngay trong Hà Nội, hoặc không học ở những
"trường ta", ngay cả từ tiểu học. Còn dân phố trên, nếu không là con
ông cháu
cha,
thì cũng thuộc những gia đình cổ, hoặc con nhà buôn bán có cửa hiệu
tương đối
lớn.
Thời
ấy, dân "phố trên" chúng tôi ít khi nào thèm đi chơi xuống các
"phố dưới". Mạn chợ Hôm, hồ Ha-le, Lò Đúc, v.v. đối với bọn trẻ
chúng tôi ngày ấy, hãy còn là những khu phố hoang vu, vắng vẻ, mới ở
ngoài lề,
chứ chưa phải là Hà Nội! Mà quả thật, trung tâm Hà nội ngày ấy còn nằm
ở mạn
trên này. Cũng như, bọn trẻ con phố dưới có việc mua bán gì cần thiết
lắm mới
lên phố trên, chứ còn không thì cũng ngại, vì bọn trẻ ở các phố trên
nổi tiếng
là du côn !
Nhưng phải chờ đến Cách mạng tháng Tám mới có được một sự cởi mở và hoà hợp thực sự giữa thanh niên, thiếu nhi ở các khu phố Hà Nội. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh những đứa bạn không còn rụt rè nữa, lần đầu tiên lấy xe đạp đi chơi lên phố trên thăm tôi ở phố Hàng Bát Đàn, còn được gọi là Hàng Bát Cũ (tên tiếng Pháp thời Pháp thuộc là Rue Vieille-des-Tasses).
Hà
Nội ngày xưa đông
vui nhất là những phố
Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Bông, Hàng
Gai, Hàng
Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bút, Hàng Bát đàn, Hàng Thiếc, Hàng Da, v.v. Đó là
những phố
buôn bán theo cấu trúc phường cổ. Sau này, do sự buôn bán có đổi khác
đi, dân
cư ở các nơi lại kéo đến làm ăn ngày càng nhiều, sau hai đợt nhập cư ồ
ạt vào
những năm tiếp theo sau 1954 và 1975, nên những khu " phố dưới " bây
giờ cũng đông đúc tấp nập không kém gì những phố trên. Mặc dầu hàng hoá
buôn
bán chẳng có gì mấy, nhưng người ta vẫn họp chợ ở ngay vỉa hè, có khi
lại còn
tràn lan cả xuống đường, làm vướng xe cộ đi lại nữa. Đây là một chuyện
rất
chướng mắt, mà nhà nước đã phải làm ngơ đi từ nhiều năm rồi, đến nay
vẫn chưa
xoá bỏ được. Gần đây, vào giữa những năm 80, tôi có dịp về ở trọ ở một
nhà khu
Chợ Hôm, phố Trần Xuân Soạn, suốt ngày có chợ vỉa hè, tối đến rác rưởi
chất
đống cao bằng đầu người. Đêm đến mới có người đem xe bò đến hốt đi.
Tiếng xẻng và tiếng người vừa làm vừa
nói
chuyện oang oang kéo dài đến một, hai giờ sáng, làm cho mọi người hàng
phố
không ngủ được. Nhìn về mặt vệ sinh, cũng may mà nước mình hay có những
trận
mưa rào, chứ những rác rưởi còn sót lại trên hè đường mà không có vòi
nước để
cọ rửa mỗi ngày, bị thối rữa ra, thì cũng không lấy gì làm lạ.
Hà
Nội thực ra chưa bao giờ được là một thành phố sạch sẽ, nhất là ở những
khu
buôn bán cổ. Với hệ thống cống rãnh làm từ thời Pháp thuộc đã hư hỏng
và quá
nhỏ, có nhiều phố bị ngập lụt sau mỗi trận mưa to. Với cách " đổ thùng
" đêm rất phiền phức và đôi khi cẩu thả, Hà Nội ngày xưa không thể nào
sạch sẽ được. Thêm vào đó, đường sá trong khắp thành phố làm không kỹ,
dễ bị hư
hỏng, đầy ổ gà, mỗi lần xe hơi đi qua là bụi mù!
Tôi
đã từng được biết cái bộ mặt của "Hà Nội lầm than", của "Hà
Nội 36 phố phường" là như thế nào. Hà Nội với ăn mày, kẻ cắp nhan nhản
khắp nơi. Hà Nội những năm 44-45 đói kém, với những chiếc xe chở xác,
và hàng
lũ người nghèo khổ từ các vùng quê Nam Định, Thái bình kéo nhau lên
đây, để rồi
chết đói ở các hè đường, góc phố.
Thực
ra, khó mà có thể tưởng tượng được một thủ đô khang trang, khi đất nước
còn
nghèo khó, và nhất là khi dân trí còn chưa thật sự văn minh tiến bộ.
Tôi
ra đi du học vào lúc Hà Nội còn là một thành phố bị tạm chiếm. Tuổi đời
lúc đó
cũng còn non nớt, nên chưa hiểu biết hết được mọi chuyện. nhưng hình
như chính
ở cái tuổi ấy người ta lại dễ nhạy cảm với những điều mình nhận biết,
để rồi
nhiều năm sau mới thấm hiểu được phần nào ý nghĩa.
Hà
Nội có nhiều cái đáng yêu, mà có lẽ cũng chính là những cái bền bỉ
nhất. Tôi
muốn nói đến cái vị trí địa dư, lịch sử, đến cái đẹp thiên nhiên của
nó.
Hồ
Gươm, ở giữa trung tâm, như một trái tim trong quả tim của đất nước. Hồ
Gươm
như một giọt nước mắt lắng đọng, một tấm gương soi bóng bao đời.
Hồ
Tây như một buồng phổi lớn, một cửa ngỏ đón lấy cái không khí trong
lành cần
thiết từ những vùng đồng quê xa xôi. Từ chùa Trấn Quốc, chúng
tôi vẫn
hay đứng
nhìn về phía rặng núi Ba Vì để mơ ước đến những chân trời mà chưa bao
giờ mình
được đặt chân tới.
Nhưng
sông Hồng mới thật là cái sức mạnh, cái nguồn cảm hứng vô tận của Hà
Nội, tuy
rằng nó vẫn chưa được người Hà Nội quan tâm đúng mức, như người xứ Huế
đối với
sông Hương, chẳng hạn.
Không
lấy gì làm lạ, là khi Văn Cao sáng tác bài “Thăng
Long hành
khúc ca" vào những năm 44, anh đã bắt đầu bằng
những câu :
Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng
Trông
khói sương chiều ám trên dòng sông
Nhị
Hà còn kia, Nhị Hà còn đó
Lũ
quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông… "
Rồi
Nguyễn Đình Thi, trong bài "Người Hà Nội",
với
một mạch thơ
và một nhịp điệu khác hẳn, không nhộn nhịp, bóng bẩy, nhưng cô đọng,
hoành
tráng :
“ Đây Hồ Gươm, Hồng
Hà, Hồ Tây
Đây
lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây
Đông Đô, đây Thăng Long, đây Hà Nội
Hà
Nội mến yêu !… "
Phải
hiểu lịch sử đất nước, phải yêu Hà Nội lắm, mới có thể sáng tác ra được
những
câu hát đẹp như thế.
Tôi
nghĩ rằng ngày nay còn cần phải có thêm một niềm tin nào đó,
mới giữ
nổi cái
tình yêu trong sáng của mình đối với một nơi chốn mà mình đã từng yêu
mến.
Vì
Hà Nội chỉ thật sự đẹp và đáng yêu khi cái niềm tin ấy vẫn còn nguyên
vẹn trong
trái tim ta.
Quay về:
Lời giới thiệu: Văn Ngọc - Một người Hà Nội rất Hà NộiChương 01: Tuổi vỡ lòng
Chương 02: Khu phố thời thơ ấu
Chương 03: Phố tôi ngày ấy
Chương 04: Những năm tháng không thể nào quên
Chương 05: Những ngày tháng chạp 1946
Chương 06: Hà Nội những ngày khói lửa
Chương 07: Ăn Tết làng dừa
Các thao tác trên Tài liệu