Hồi ức tuổi thơ: Phố tôi ngày ấy
Phố tôi ngày ấy
Văn Ngọc
Tôi
sinh ra và lớn lên
ở phố Hàng Bát Đàn (còn được gọi là Hàng Bát Cũ), một trong những phố
buôn bán
cổ của Hà Nội, thuộc khu Đông Thành.
Không
biết xưa kia ra sao, nhưng ít ra từ đầu thế kỷ XX, từ lúc bố tôi đến
lập nghiệp
ở đây, phố này đã chia ra làm hai dãy, dãy số chẵn cùng khối với các
phố Hàng
Bát Sứ, Hàng Phèn và Hàng Bút, chuyên bán đồ sứ; còn dãy số lẻ thuộc
cùng khối
phố với Hàng Thiếc, Hàng Nón và Hàng Điếu (Nhà Hoả), thì phần lớn lại
bán đồ
da. Có thể, ngày xưa phường hàng hòm, hàng da bao gồm cả nửa bên này
của phố
tôi, vì phố Hàng Hòm, Hàng Da, và Ngõ Trạm, cũng nằm không xa.
Sau
này, khi Cách mạng lên, Hà Nội được chia thành 3 Liên khu, thì khu Đông
Thành
thuộc Liên khu I, và sẽ là Liên khu "nóng" nhất trong những ngày
đầu kháng chiến.
Trên
bản đồ, phố tôi nằm ngang theo hướng đông-tây, trên cùng một trục với
phố Cửa
Đông, phố Hàng Bồ và phố Hàng Bạc; phía đông giáp với các phố Hàng Bồ,
Hàng
Bút, Hàng Thiếc; phía tây giáp với các phố Hàng Bát sứ, Hàng Điếu (còn
được
gọi là phố Nhà Hoả), phố Tiên Sinh (nối với phố Hàng Gà / Hàng Cót) và
phố Cửa
Đông, phố này chạy thẳng vào Đường Thành, nơi có đường xe lửa đi Nam
chạy ngang
qua. Đằng sau bức tường đá, thực ra là một cái cầu cạn xây cuốn, ở trên
có
đường xe lửa chạy - thường được gọi là "cầu Cửa Đông” - là khu vực
thành
nhà Nguyễn, khi Pháp chiếm được Hà Nội vào năm 1884, thì lấy làm trại
lính. Chỗ
cổng ra vào của trại lính, chính là Cửa Đông của thành nhà Nguyễn,
không hiểu
sao dân hàng phố lại quen gọi là “Cổng Tỉnh".
Hướng
phố tôi rất dễ nhớ: phía đông, phía mặt trời mọc, là phía Hàng Bồ, Hàng
Bạc,
cũng là phía sông Cái. Trăng rầm, mỗi lần mọc lên cũng từ phía đó. Hình
ảnh mặt
trăng, to bằng cái nia, màu ngà, từ từ nhô lên khỏi những cột giây điện
và
những mái nhà phố Hàng Bồ, Hàng Bạc, là một hình ảnh tuyệt đẹp, luôn
luôn gây
cho chúng tôi một ấn tượng kỳ ảo !
Còn
phía tây, phía mặt trời lặn, mỗi chiều đi học về từ phía ấy, là bóng lũ
chúng tôi, với những cặp giò khẳng khiu, lại ngả dài lung linh trên hè
phố.
Đó
cũng là lúc chúng tôi sung sướng nhất, không phải chỉ vì đã ra khỏi lớp
học, mà
vì đã về được tới nơi hè phố ấm áp, thân quen. Phía tây, đối với chúng
tôi,
cũng còn là phía "cầu Cửa Đông", nơi mà khi Cách mạng lên và Nam bộ
bắt đầu kháng chiến, các anh lớn đã viết lên đó bằng sơn trắng, hay
bằng
vôi, một khẩu hiệu khổng lồ, nhìn từ tít đằng xa cũng đọc được. Đó là
khẩu hiệu " VIETNAM TO
THE VIETNAMESE". Lúc đầu
chúng tôi không hiểu tiếng Anh, cứ đùa nghịch đọc theo tiếng Việt là
:”Việt Nam
to thế Việt Nam mẹ sề", để rồi cùng nhau cười rũ.
Sở
dĩ tôi phải nói dông dài về cái không gian khu phố tôi, cũng như về cái
hướng
của phố, vì đó chính là cái sân khấu, nơi diễn ra tất cả quãng đời thơ
ấu của
tôi, gắn liền với những kỷ niệm về Cách mạng tháng Tám, và về những
ngày Hà Nội
khói lửa, mà tôi muốn ghi lại ở đây.
Trục
đường Cửa Đông - Hàng Bát Đàn - Hàng Bồ - Hàng Bạc, là trục thẳng nhất,
đi
xuyên suốt chiều ngang của khu phố cổ cho tới bờ sông. Trước tác chiến,
trong
những ngày quân đội Pháp cố ý khiêu khích, thường hay cho xe camion,
hay xe
jeep ra phố tôi giả bộ mua hàng, nhưng sự thực là để cướp giật, rồi cho
xe chạy
thẳng vào trong thành. Các anh tự vệ nôn nóng nhất ở trong phố đã có
lúc định
phục sẵn đề bắn theo, nhưng rồi cũng phải nhẫn nhục, không làm. Mãi sau
này,
gần đến ngày nổ súng, các anh mới quyết định đào một cái " giao thông
hào
" băng ngang qua đường, chỗ đầu phố, phía ngã tư phố Hàng Bát Đàn - Cửa
Đông - Nhà Hoả - Tiên sinh, để chặn xe tăng, và lập ụ cát ở góc phố,
đặt người
canh gác có súng ống hẳn hoi, lúc đầu chỉ canh trong ban ngày, sau phải
chia
nhau canh gác cả vào buổi tối, cho đến tận nửa đêm.
Thời
gian này cũng là thời gian các nhà trong khu phố tôi mỗi nhà phải đục
một lỗ
tường để có thể đi thông từ nhà này sang nhà khác. Cũng nhờ có những lỗ
tường
này, mà ngày 18-12-1946, gia đình tôi mới rút đi khỏi được khu phố,
băng qua
Hàng Thiếc, Hàng Nón, Hàng Hòm, để ra ga Hàng Cỏ, đáp chuyến tàu cuối
cùng tản
cư về quê nội ở Hà Nam.
Sau
này, theo lời kể của anh Vũ, anh ruột tôi, ở lại chiến đấu cho tới ngày
15-1-1947 mới rút ra ngoài, thì các anh tự vệ đã phải đào thêm một giao
thông
hào thứ hai nữa ở ngay giữa phố, nối liền nhà An Lợi ở bên này phố với
nhà Nguyên Cát ở bên kia
phố, để chặn xe
tăng và đi lại dễ dàng hơn giữa hai bên phố. Trên bức tường đá xây
cuốn, gọi là
" cầu Cửa Đông ", khi tác chiến, bọn lính Pháp sẽ đặt ở đó một khẩu
đại liên chĩa xuống phố tôi, và sau này cả súng cối nữa để dội xuống cả
khu
phố. Nhưng giai đoạn tác chiến, tôi sẽ kể lại sau.
Phố
tôi, như đã nói, bên số chẵn, thông ra phố Hàng Bát Sứ, chủ yếu là bán
bát -
ngày xưa có thể là bán bát đàn, một loại bát men thô so với bát sứ -
bên số lẻ bán đồ da:
va-li, hòm da. Nhưng
thực ra phố tôi còn nhiều cửa hàng linh tinh khác nữa: hàng thừng, hàng
giấy,
hàng đàn, hiệu tạp hoá, hiệu dầu Nhị Thiên Đường, nhà ông lang Vạn
Thắng, nhà
Đức Bảo cho thuê xe đòn đám ma, v.v. Sau này lại có thêm mấy nhà giàu
mới đến
nhập cư, như nhà Nguyên Cát buôn sợi, vừa mới đến đã xây ngay một cái
nhà tây
cao đến ba bốn tầng, có ban-công và gác sân thượng nhìn xuống phố, một
điều khá
hiếm hoi ở các phố cổ thời ấy; nhà Văn Du sản xuất các mặt hàng làm
bằng pha
lê, một điều cũng khá mới mẻ đối với thời ấy.
Vào
những năm 42, 43, lúc tôi lên 8, lên 9, cuộc sống của bọn trẻ phố tôi
bắt đầu
có những chuyển biến mới, mặc dầu tối đến, dưới ánh đèn phố, những chú
dơi vẫn
nhào lượn bắt muỗi, những con thiêu thân vẫn bay quanh những chiếc chụp
đèn của
các cửa hiệu mở cửa cho đến 9, 10 giờ khuya. Ông hàng phở quen thuộc
vẫn đặt gánh ở
giữa phố, và các
hàng quà buổi tối vẫn qua lại đông vui trên vỉa hè.
Quang
cảnh chung ở phố tôi, nhìn từ bên ngoài thì vẫn như những năm trước,
hồi tôi
còn thật nhỏ, nhưng ở bên trong bắt đầu có những thay đổi, nhất là
trong các
sinh hoạt và suy nghĩ của đám thanh thiếu niên lứa tuổi các anh lớn và
bọn trẻ
lứa tuổi tôi.
Trước
kia, cứ tối đến, trẻ con phố tôi hay thích chạy đuổi, đùa nghịch, làm
loạn cả
phố lên. Bây giờ tối đến, các anh lớn cũng bớt dần những cuộc chơi
"nhảy
xút xanh", hay chơi "cướp cờ".
Bọn
nhỏ lứa tuổi tôi cũng bỏ dần những cuộc chơi "trốn tìm" kéo dài cả
tối, mặc dầu những trò chơi này đôi khi vẫn còn hứng thú. Tôi còn nhớ,
đã có
lần chúng tôi mấy đứa giả bộ "đi trốn" mà rồi chui luôn vào rạp hát
Quảng Lạc ở tít tận phố Hàng Bạc để xem hát cải lương! Ban ngày, ngoài
giờ đi
học, chúng tôi thấy mình như đã nhớn rồi, và có một cái gì đó ở xung
quanh đang
làm cho chúng tôi bắt đầu suy nghĩ và bớt mải miết vui chơi như ngày
trước.
Hồi
đó, ở những phố buôn bán mở cửa khuya như ở khu phố tôi, cứ chiều tối
đến, vào
mùa Hè nóng bức, người lớn, trẻ con hay bắc ghế ra ngồi ở ngoài đường
để hóng
mát, nhân thể để coi cửa hàng.
Nhà
tôi có cái đặc biệt là luôn luôn có một chiếc phản gỗ đặt ở ngay dưới
hiên
ngoài hè, giữa hai cửa hàng. Mấy năm về trước, lúc tôi lên 5, lên 6,
chiếc phản
đó được dành riêng cho một mình tôi là bé nhất trong nhà làm chỗ ngủ
tạm vào
những buổi tối mùa Hè, chờ đến khi nào gần đóng cửa hàng, vú em mới
cõng tôi lên buồng.
Tôi
còn nhớ trong những lúc ngủ mơ màng, tôi vẫn nghe thấy hết cả những
tiếng động
ở trong phố, từ tiếng hát của người xẩm loà, đến tiếng loa kèn hát của
nhà bán
đĩa hát Thiên Nhiên từ trên đầu phố Hàng Bồ vọng xuống, những bài hát
của Tino
Rossi, Joséphine Baker, Mistinguett, Ái Liên, Phùng Há, v.v. mà các anh
chị lớn
trong nhà hồi đó vẫn ưa thích.
Chính
nhờ được "ru" bởi những tiếng hát ấy, mà ngay từ lúc mới lên 5
tuổi, tôi đã thuộc lòng khá nhiều bài hát của Tino Rossi và thường bị
/được các
anh chị lớn trong nhà " bắt " hát cho cả nhà nghe.
Bắt
đầu từ những năm 42-43 trở đi, chiếc phản ở trước cửa nhà tôi trở thành
nơi tụ
tập của trẻ con hàng phố đến đây đàn hát mỗi tối.
Ngày
đó, chúng tôi hay hát những bài hát của Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước, Thẩm
Oánh,
v.v., những bài hát lời nhẹ nhàng, cảm động, ca ngợi tình quê hương,
nhạc điệu
cũng nhịp nhàng, hấp dẫn:
"Quê nhà
tôi chiều khi nắng êm đềm chạy dài trên khóm cây đàn chim ríu rít
ca.
Bao người
ra ngồi hay đứng bên thềm đợi chờ con mắt trông về phía trời xa...
(Hoàng
quý, Quê
nhà tôi, 1940)
hoặc:
"Xuân
về rồi muôn đoá hoa đào tươi cười trong nắng sáng trong
Buông
mành tơ liễu soi hồ gương vờn ánh xuân vừa sang
Ngàn
muôn tiếng vang ầm ca chim ghép đôi trên trời bay mòn mỏi
Và
âu yếm bên ngàn hoa trai gái đang mơ màng trong tỉnh say..."
(Thẩm Oánh, Xuân
về, 1937)
Trong
cái kho
bài hát hãy còn nghèo nàn của thanh thiếu niên ngày ấy, cũng có một vài
bài
hát, nhạc và lời hùng tráng, như: Bóng cờ lau, Bạch Đằng
Giang, Ải Chi Lăng
(1940), Lên đàng (1943), Thăng Long hành
khúc ca, (1944), v.v.
Có
những bài hát buồn hơn, lãng mạn hơn, mà chúng tôi cũng rất ưa thích,
như: Con
thuyền không bến, Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong, hay Thu
trên đảo Kinh
Châu của Lê Thương, song những bài hát đó, chúng tôi và nhất
là các anh chị
lớn, thường chỉ hay hát ở những nơi vắng vẻ, yên tĩnh, đặc biệt là ở
trên các
gác sân thượng, những chiều tối đẹp trời, hoặc những đêm sáng trăng,
mọi người
thường hẹn nhau lên đấy để ngồi quây quần kể chuyện và ca hát với nhau.
Đàn
chim bay thướt tha trên núi cao miền xa
Mang theo những nỗi buồn mộng mơ ngày thảm sầu đã qua
Khi ta đi liễu đương còn xanh tốt
Trong khóm hoa tiếng hót của vàng anh dịu dàng mấy câu
Ngày nay khúc đắm sầu hoa héo khô vì đâu
Trên hoa dưới lá cành đào non giọt sương sầumuôn rơi
Sông Kinh châu có con buồm trắng
Gió thu mang người biệt ly vào cảnh sầu đó chăng"
(Lê Thương, Thu trên đảo Kinh
Châu
, 1940)
Nhiều bài hát của
Văn Cao, như: Buồn tàn
thu, Thiên Thai, Trương Chi, v.v., mãi sau này, đến những năm
44-45 mới
được giới trẻ biết đến.
Dạo
ấy còn có phong trào thổi kèn Harmonica. Các anh lớn ở trong phố người
nào cũng
biết thổi kèn. Chúng tôi cũng a dua học theo. Tối đến, phố tôi vang lên
tiếng
kèn và tiếng hát. Sau này, đến gần Cách mạng tháng Tám chúng tôi có
thêm cả đàn
banjo và mandoline nữa.
Mặc
dầu chưa thấy hết được ý nghĩa và mục đích của việc tập hát này, nhưng
mỗi đứa
chúng tôi đều thích
hát một cách say
sưa, tự nhiên, không cần phải ai thúc giục. Hình như có một bản năng
nào đó đã
cho phép chúng tôi cảm thấy có cái nhu cầu phải cất cao tiếng hát, cho
căng
buồng phổi, cho thấy mình được tự do hơn, cho thấy mình cũng có khả
năng làm
nên được một cái gì đẹp đẽ, mới mẻ.
Lúc
bấy giờ chúng tôi chỉ biết nghĩ có thế, và cũng không ngờ rằng những
buổi tụ
họp nhau hát hỏng vô tư này lại là những buổi chuẩn bị đầu tiên, mà rồi
sẽ có
ích cho những ngày cách mạng sắp tới.
Trong
phố tôi không phải gia đình nhà nào cũng giống nhà nào, và không phải
ai cũng
thân với ai. Trước hết, vì khung cảnh xã hội nước ta lúc đó là một nước
còn
đương bị đô hộ, ảnh hưởng của phong kiến còn nặng, sau là vì hoàn cảnh
kinh tế
của mỗi gia đình cũng không đồng đều, các ngành nghề buôn bán ở trong
phố cũng khá linh tinh và không dựa vào
nhau được.
Người cùng phố nhìn nhau với tất cả sự dè dặt và lòng tự ái của những
con người
cũ, với những nếp sống và suy nghĩ cũ. Tâm hồn họ còn còn bị ràng buộc,
gò bó
bởi nhiều thứ xiềng xích vô hình.
Cũng
may mà bọn trẻ chúng tôi đã vượt khỏi được tất cả những khuôn phép và
thành
kiến để ít nhất cũng cùng chơi đùa, ca hát, và thân với nhau, không kể
giàu
nghèo và màu da. Chúng tôi sang nhà nhau chơi là sự thường, mặc dầu các
bậc cha
mẹ không bao giờ nghĩ đến chuyện làm thân với nhau.
Ngày
ấy, mỗi phố ở Hà Nội như thể một cái ốc đảo nhỏ, chứ không phải như một
cái
làng, cái xóm: người ở đầu phố đôi khi không biết đến người ở cuối phố.
Thậm
chí, hai nhà ở đối mặt nhau có khi cũng không quen biết nhau. Người lớn
không
bao giờ bước từ hè phố bên này sang hè phố bên kia để làm gì. Hai nhà
xưa nhất
ở phố tôi là nhà cụ Tường Long (thầy tôi), bán đồ da, và nhà cụ trưởng
Đào bán
đồ sứ, ở ngay trước mặt nhau, mà mỗi năm hai cụ chỉ bước sang chào nhau
có một
lần vào dịp Tết, và mỗi cụ chỉ bước có đến giữa đường để vái nhau từ xa
mà
thôi, xong lại lùi lại, vừa lùi vừa vái ! Có lẽ các cụ cho thế đã là
"đủ
lễ" và "quý hoá" lắm rồi.
Hình
như những khuôn sáo của xã hội cũ đã không cho phép con người ta bộc lộ
một
cách giản dị những tình cảm của mình, dù cho đó là những tình cảm chân
thành
nhất. Người ta âm thầm giữ kín ở trong mỗi gia đình những nỗi khó khăn,
lo
lắng, và cả những sự bất hạnh của mình. Nhìn vào từng gia đình ở phố
tôi ngày
ấy, tôi thấy mỗi nhà tuy có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng dường như
đều có
cùng một số phận giống nhau: không có nhà nào là không có những chuyện
lục
đục, xích mích, những chuyện ngang trái, bất công, hoặc những chuyện
quái gở
như con cái dở điên, dở khùng. Tất cả vì đâu ?
Ngày
ấy, với đôi con mắt còn thơ dại, chúng tôi chỉ biết ghi nhận một số sự
kiện cụ
thể đã xảy ra gần mình nhất, nghĩa là những chuyện xảy ra trong gia
đình, mà ở
một mức độ nào đó chính mình cũng là những nạn nhân: những chuyện vợ
cả, vợ lẽ, anh chị em cùng máu mủ ghen
ghét lẫn
nhau, chỉ vì tranh giành quyền lợi; con cái không biết thương yêu bố mẹ
chỉ vì
bố mẹ quá nghiêm khắc, hoặc quá chú tâm lo lắng về chuyện làm ăn, đến
mức không
bao giờ có thì giờ để gần với con cái, để truyền cho chúng cái tình
thương cất giấu quá kín đáo của
mình.
Đi
ngược trở lên, tôi cho rằng chính cái cơ cấu "đại gia đình" và lễ
giáo phong kiến đã là một trong những nguyên nhân của những hiện tượng
tiêu cực
này. Lẽ dĩ nhiên, còn có những nguyên nhân khác nằm ở ngay trong chính
sách đô
hộ của thực dân thời bấy giờ: chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục,
đối với
dân bản xứ.
Ngoài
ra, giữa phố này với phố khác cùng khu với nhau cũng không có được một
sợi dây
liên lạc mật thiết nào cả. Không có một cơ cấu nào tạo điều kiện cho
người ta
làm quen với nhau, chỉ trừ khi bọn trẻ chúng tôi có bạn học ở phố nào
thì thỉnh
thoảng đến phố ấy chơi, thế thôi. Không những thế, ở khu phố tôi, còn
có một tệ
nạn nữa là trẻ con phố này hay đi đánh nhau với trẻ con phố khác, nhiều
khi tự
nhiên đi khiêu khích nhau, rồi dàn trận ra đánh nhau bằng gậy gộc, có
khi đến
đổ máu mới thôi.
Chính
trong cái bối cảnh chung đó, mà chúng tôi đã có được những nhận thức
đầu tiên
về những sự bất công, ngang trái, xảy ra hàng ngày trong gia đình và
ngoài xã
hội. Những tình cảm bất bình, phẫn nộ, cũng dần dần nảy nở trong đầu óc
trẻ thơ
của chúng tôi.
Ý
thức về công bằng xã hội, về lòng bác ái, đi đôi với ý thức chống áp
bức,
thương nước, thương dân, được nhen nhóm từ những ngày ấy, như những đốm
lửa
cháy âm ỉ trong lòng mỗi đứa trẻ chúng tôi và chỉ chờ dịp để bùng lên.
Nhiều
sự kiện dồn dập xảy ra hàng ngày trong những năm tháng ấy, đã góp phần
biến
những tình cảm của chúng tôi thành hành động cụ thể ngay từ trước ngày
Tổng
khởi nghĩa.
Tôi
còn nhớ một buổi sáng, chúng tôi đang ngồi học trong lớp ở trường Cửa
Đông (tức
trường tiểu học Bùi Xuân Phái), bỗng nghe thấy tiếng người chạy rầm rập
ở ngoài
đường và tiếng hô hoán "Cộng sản, cộng sản !..”. Một lát sau, các thầy
giáo xì xào với nhau, rồi bảo học trò ngồi yên, không được ra ngoài sân
chơi
như mọi khi. Về nhà, tôi hỏi chị tôi : "Cộng sản là gì, hả chị
?". Chị tôi trả lời gọn một câu : "Sao mà mày ngốc
thế, Cộng sản
là đánh Tây, đuổi Nhật, chứ còn gì ! ".
Một
hôm khác, chúng tôi cũng đang ở trong lớp, thì nghe thấy nhiều tiếng ồn
ào từ
phía trường Thăng Long vọng lại (trường Thăng Long cũng nằm trên phố
Đường
thành). Sau đó tôi được biết đấy là đám tang của
ông Phan Thanh, một nhà trí thức cách mạng được mọi người quý mến và
cũng là
giáo sư trường Thăng Long. Các anh chị và các cháu tôi ở trong nhà đều
đi dự
đám tang, về kể lại cho biết là ông Võ Nguyên Giáp, lúc bấy giờ là giáo
sư ở
trường Thăng Long, đã đọc một bài điếu văn rất hùng hồn và cảm động.
Trường
Thăng Long lúc bấy giờ có nhiều thày giáo và học trò đi theo cách mạng.
Một
cháu lớn con anh cả tôi, cháu Liên (sau đổi tên là Thể), học ở đó, cũng
"thoát ly" gia đình ngay từ những năm 42-43. Thể lẳng lặng đi lính cho
tây, không để cho một
ai ở trong nhà biết hết. Vốn người lực lưỡng, lại gan dạ và thông minh,
nên vào
lính, Thể được "lên lon" rất nhanh. Sau này, khi Cách mạng lên,
chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên khi được biết Thể đã trở thành một
trong
những người huấn luyện viên đầu tiên của trường võ bị Trần Quốc Tuấn ở
trên Sơn
Tây.
Phong
trào Việt Minh hoạt động công khai ngày càng mạnh, người ta nói đến
ngày càng
nhiều. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại trông thấy truyền đơn của Việt Minh
dán ở
các góc phố trên đường đi học, hoặc đi chơi. Ở phố tôi, một vài anh
cũng bỗng
nhiên đi biệt tích, mãi sau Cách mạng ít lâu mới quay trở về với gia
đình, với
phố, người thì trở thành du kích quân, người thì trở thành bộ đội. Các
anh về
phố với những bộ quân phục màu nâu, màu chàm, gợi lên trong trí tưởng
tượng của
chúng tôi những cảnh "rừng xanh nước độc", làm chúng tôi vừa khâm
phục, vừa ái ngại. Có anh mặt bủng ra, hoặc hốc hác đi, vì sốt rét ngã
nước, có
anh bị lao phổi, mỗi ngày phải ngồi phơi nắng một lúc để tĩnh dưỡng.
Mặc dầu
vậy, các anh vẫn gần gũi với chúng tôi, "cố vấn" chúng tôi trong
những công việc hàng ngày ở phố. Trong đáy lòng, tôi biết rằng các anh
đã nếm
trải một cuộc sống khác, một thực tế khác rồi: cái thực tế của chiến
tranh mà
chúng tôi chưa hề biết.
Dần
dần, những tư tưởng "đánh Pháp, đuổi Nhật" cũng thâm nhập vào đầu
óc các thanh thiếu niên phố tôi. Các anh lớn bắt đầu tập thể dục thể
thao ráo
riết. Mấy anh thường rủ nhau đi tập ở bãi "Xếp tô (Septo), phố Hàng
Bột,
vào lúc sáng sớm. Sau này, chúng tôi cũng được đi theo. Riêng anh tôi,
cùng với
một anh nữa, còn học cả Võ Việt Nam, lúc đó vừa mới mở khoá đầu tiên,
với ông
thầy võ tên là Lộc.
Tôi
không còn nhớ rõ phong trào "Khoẻ Vì Nước" đã được phát động từ năm
nào, có lẽ cũng khoảng năm 1943, chỉ nhớ một tối, trên tấm phản đầu hè,
anh
Nhượng, một anh lớn ở phố mà chúng tôi vẫn quý mến, nhìn thẳng vào mắt
chúng
tôi, rồi nghiêm nghị hỏi :
-
"Thế các em có muốn đánh Pháp, đuổi Nhật không ?".
Chúng
tôi đồng thanh trả lời : "Có".
- "Thế thì
các em phải khoẻ, mà muốn
khoẻ thì phải làm gì ? Phải tập thể dục, thể thao".
Một
số các anh lớn ở trong phố và mấy phố bên đã tập luyện từ nhiều năm
trước, nên
trông người đã có gân cốt lắm rồi. Các anh thường hay rủ nhau lên trên
các gác
sân thượng, giữa trưa nắng, để đọ bắp thịt lưng, đếm lằn bụng, đo chiều
cao,
vật tay, v.v. Sau này một vài anh sẽ được nhận vào học ở trường võ bị
Trần Quốc
Tuấn khoá đầu tiên. Chúng tôi coi đó như một vinh dự cho cả phố, và rất
mừng
cho các anh.
Hồi
đó, các anh lớn trong phố tôi hình như cũng biết rằng trong một tương
lai gần,
thế nào rồi cũng "đánh nhau", và thế nào rồi cũng phải đi bộ đội,
cho nên phần đông các anh cũng không tha thiết lắm với việc học, trừ
một vài
trường hợp đặc biệt, như anh Huân, tức anh Nguyễn Trần Huân, lúc đó học
thuốc, sau này đi
kháng chiến và cuối
cùng, không biết trong điều kiện nào, đã sang định cư ở Pháp, và trở
thành một
học giả nổi tiến; anh Đức con ông giáo Phúc, sau này dạy ở Chu Văn An;
anh Hợi
nhà Đồng Đức, cũng học thuốc, sau này vào bộ đội; anh Phong nhà Hưng
thịnh,
cũng là một nhân vật đã từng hoạt động bí mật, sau này đứng trong hàng
ngũ lãnh
đạo của phong trào hướng đạo toàn quốc.
Chuyện
trốn học để đi bơi, hay đi "bát phố" của các anh lớn ở phố tôi là
chuyện cơm bữa. Có lẽ các anh cũng không thấy con đường học vấn của
mình dẫn
tới đâu trong cái hệ thống giáo dục không có "đầu ra" ấy. Gần như
không có một thanh niên nào trong phố tôi có được một nghề nghiệp cụ
thể, ngoài
việc đứng bán hàng và đi đưa hàng giúp cha mẹ. Cho nên, không lấy gì
làm lạ là
đến khi Cách mạng lên, trong cái không khí căng thẳng vì mối đe doạ của
chiến
tranh và những khó khăn về kinh tế, phần lớn các anh ở phố tôi đều chọn
con
đường đi bộ đội. Mà tôi nghĩ như vậy cũng phải thôi: nếu không có Cách
mạng,
chắc các anh ấy cũng sẽ chỉ sống "phất phơ" như ngày trước, và chắc
sẽ chẳng bao giờ được thoát ly để sống thực sự cái tuối thanh niên của
mình.
Anh Vũ, anh ruột tôi, có cái may là được nhận vào học ở trường Mỹ
thuật, đúng
ngành mà anh thích, ngay từ năm anh mới 16 tuổi, cho nên anh đã say sưa
học với
các thầy Cẩn, thầy Nhị, thầy Vân, chẳng bù với những ngày còn học ở
trường
Pasteur, anh chỉ hay đi bơi và đi bát phố !
V
ào
giữa năm 1945 (Ất Dậu) , một sự kiện ghê gớm đã diễn ra dưới mắt chúng
tôi mỗi
ngày: nạn đói.
Hàng
ngày đi học ở dưới làng Tương Mai (trường chúng tôi lúc đó còn ở dưới
này để
tránh bom Mỹ -Nhật), chúng tôi chứng kiến những cảnh chết chóc trông
thật sót
xa. Những chiếc xe bò chở xác từ trên các phố đưa xuống tận gần chỗ
chúng tôi
học, xác được đổ xuống những cái hố lớn, và được rắc vôi bột lên trên.
Người
ta bảo đói là vì mất mùa, vì Nhật đốt thóc và Pháp tích trữ gạo, cấm
không cho
chở gạo từ trong Nam ra.
Chúng
tôi ở trong phố hăng hái tham gia công việc của Đoàn Khất Thực, mỗi
ngày đi xin
cơm thừa ở từng nhà, gom lại để đem ra chợ Hàng Da phát cho những người
bị đói.
Nhưng rõ ràng là phong trào khất thực đã bất lực trước một vấn đề quá
lớn đối
với sức mình, và những người được phát chẩn cũng chỉ sống được qua vài
bữa, rồi
cũng không sao tránh khỏi bệnh tật và cái chết chờ đợi họ ở những ngã
ba đường.
Nạn
đói khủng khiếp đã làm cho hơn 2 triệu dân chết đói. Những cảnh thương
tâm
không thể nào quên được, đã làm cho chúng tôi thức tỉnh hẳn.
Chính
trên tấm màn phông đen tối đó, và nhân lúc tình hình thuận lợi, Nhật
vừa hàng
Đồng Minh, mà cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 đã bùng nổ, trong niềm
khát
khao mong đợi của hầu hết các tầng lớp xã hội.
Riêng
ở phố tôi ngày ấy, Cách mạng tháng Tám đã đến với chúng tôi như một sự
giải
thoát, phá bỏ mọi xiềng xích bấy lâu nay vẫn đè nặng lên nếp sống và
tâm hồn
chúng tôi, đồng thời đã mở rộng cửa tương lai cho chúng tôi nhìn thấy
một chân
trời sáng lạn hơn để đi tới.
Chương 05
Chương 06
Chương 07
Chương 08
Chương 09
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Quay về:
Lời giới thiệu: Văn Ngọc - Một người Hà Nội rất Hà NộiChương 01: Tuổi vỡ lòng
Chương 02: Khu phố thời thơ ấu
Các thao tác trên Tài liệu