Bạn đang ở: Trang chủ / Thấy trên mạng, bộ mới / Về “hiện tượng” những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp

Về “hiện tượng” những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Diễn Đàn — published 16/10/2013 23:50, cập nhật lần cuối 17/10/2013 22:38
Để (tạm) khép lại hồ sơ đặc biệt về đại tướng Võ Nguyên Giáp

Về “hiện tượng” những ngày quốc tang
đại tướng Võ Nguyên Giáp


Diễn Đàn: Chúng tôi vừa đọc được trên trang Quê Choa đính chính của nhà thơ Bùi Minh Quốc:  "...đây không phải là bài tôi viết tuy nội dung có một số điều tương đồng với ý kiến của tôi...", vậy xin tạ lỗi với nhà thơ và ghi lại đính chính đó ở đây (17.10.2013, 22g tại Pháp).


Hôm nay, 16.10.2013, đã 12 ngày trôi qua kể từ hôm đại tướng từ trần. Ông đã về yên nghỉ tại một địa điểm do chính mình chọn (bán đảo Vũng Chùa, Quảng Bình), gần quê nhà. Hồ sơ (số đặc biệt) này rồi cũng phải (tạm) đóng để chuyển sang những đề tài thời sự, buồn vui "đời thường" khác. 

Chắc bạn đọc cũng đã thấy, số đặc biệt này đã dành nhiều chỗ cho các bài viết về đại tướng, và những tin, ảnh về tang lễ ông. Dĩ nhiên, chuyện đánh giá một nhân vật đã để lại dấu ấn sâu đậm như ông trong lịch sử (cả lịch sử dân tộc và thế giới), là chuyện còn dài, còn nhiều tranh cãi, và Diễn Đàn, như mọi tờ báo, chỉ có thể phản ánh một phần nhỏ - và bỏ sót nhiều bài viết hay khác trên mạng ! Vì thế, để khép lại hồ sơ này, chúng tôi chỉ giới thiệu thêm vài bài viết chung quanh những ngày tang lễ:

1/ Trước hết, xin mời bạn xem chùm ảnh trên mạng Soha.vn, nhìn lại biển người đứng hai bên đường từ Hà Nội đến Nội Bài để tiễn đưa linh cữu đại tướng trên đường về nơi yên nghỉ cuối cùng.

2/ Cũng là chuyện ảnh, nhưng bài này trên blog Huỳnh Ngọc Chênh chỉ nói về hai tấm ảnh, chụp cùng một con người, nhưng nó phần nào cho phép hiểu những giọt "nước mắt rơi chung" của hàng triệu người khác, như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã viết ra trong bài cùng tên : "Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống."

3/ Cũng lấy cảm hứng từ dòng người tiễn đưa đại tướng, nhà thơ Bùi Minh Quốc, trong bài viết trên Viet-Studies mà chúng tôi xin mượn một phần nhan đề làm tít cho bài này, đã ngược dòng thời gian, nhắc lại một số sự kiện trong cuộc đời đầy gian nan, khốn khó, và rất nhiều lúc rơi vào hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm, bĩ cực, do chính những đồng đội, đồng chí của mình gây ra của đại tướng, để lý giải cái điều mà ông cho là "rất đặc biệt" của cuộc tiễn đưa ấy: "(đó) là hàng triệu con người này, đến với đại tướng không qua bất cứ hình thức tổ chức sắp đặt của bất kỳ một cơ quan đoàn thể nào, mà họ đến bằng trái tim, những giọt lệ của họ là xuất phát tự trái tim và khối óc của chính họ." (tất nhiên, cùng với các phẩm cách đáng tự hào của bậc "khai quốc công thần" này). Và đó là điều làm ông tin tưởng rằng "Sẽ đến lúc sự giả dối, sự ngu dốt, sự hèn nhát và các toan tính bẩn thỉu sẽ bị quét sạch ra khỏi đất nước này."

4/ Nhưng, "để giữ lấy ánh sáng, phải đẩy lùi bóng tối", nhà văn hoá Nguyên Ngọc cảnh báo : "Nhìn vào dòng người, tôi nhìn thấy lại được những gì tốt đẹp nhất và hi vọng sẽ được thật sự hồi sinh. Rồi tôi lại suy nghĩ: liệu sau những ngày này cái đẹp ấy có lại lặn đi, chìm mất không giữa những bon chen cơm áo, lợi quyền, giữa những sự xuống cấp nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. (...) Thời điểm này đất nước đang phải đứng trước những thách thức rất khó khăn về tất cả mọi mặt, khách quan lẫn chủ quan, nội tại lẫn ngoại biên, nên để cứu lấy những cái tốt đẹp cần phải có sự chung lòng, chung sức rất lớn."

Để cứu lấy những điều tốt đẹp cũng là đầu đề mà báo Tuổi Trẻ chọn cho bài phỏng vấn nhà văn, bài cuối trong danh sách này.

Người điểm báo

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Nguyễn Hồng Anh: Saigon Kiss 24/01/2025 - 25/04/2025 — Arte
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us