Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Chiếc ghế trống

Chiếc ghế trống

- H.V. — published 10/12/2010 18:55, cập nhật lần cuối 10/12/2010 18:55
... như một biểu tượng cho vị thế của Trung Quốc trong cộng đồng thế giới

Chiếc ghế trống


DL

Một chiếc ghế trống đã được sắp đặt tượng trưng cho việc nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba bị nhà cầm quyền Trung Quốc không cho đến Oslo dự lễ trao giải Nobel hoà bình năm nay, được tổ chức hôm nay, 10.12.2010.

Trong buổi lễ, nữ nghệ sĩ Na Uy Liv Ullmann đã đọc « tuyên bố tối hậu » của Lưu Hiểu Ba cuối năm 2009, khi ông bị toà án Bắc Kinh kết án 11 năm tù giam vì tội « âm mưu lật đổ chính quyền ».

Bài nói trước toà án này nhắc lại « bước ngoặt trong đời » Lưu Hiểu Ba chính là khi ông cùng sinh viên tham gia phong trào đòi dân chủ năm 1989. Phong trào rốt cuộc đã bị đàn áp đẫm máu trong đêm 4.6.1989, bản thân ông bị bỏ tù 3 năm vì tội « tuyên truyền và xúi giục những hoạt động phản cách mạng ». Hai mươi năm sau, dù « những oan hồn của đêm mồng 4 tháng sáu vẫn chưa được yên nghỉ », bản thân tuy ra tù nhưng vẫn bị tước quyền phát biểu công cộng, bị không ngừng theo dõi, rồi bị quản chế, đưa vào trại lao cải…, ông vẫn điềm nhiên khẳng định « tôi không có kẻ thù » và « mong muốn vượt qua số phận cá nhân mình để chú tâm trước hết vào sự phát triển của đất nước, vào tiến trình của xã hội, ứng phó với sự thù nghịch của chính quyền bằng tấm lòng đại lượng để hóa giải căm thù trong tình thương ». Diễn Đàn đã đăng toàn văn bản dịch ra tiếng Việt bài nói này ngày 14.10.2010, sau khi có tin Lưu Hiểu Ba được giải Nobel hoà bình 2010.

Chính vì thế chăng mà, ngược lại, những người cầm quyền ở Bắc Kinh càng căm ghét ông và biểu lộ lòng căm ghét ấy một cách hung hăng, điên cuồng trước và sau khi Uỷ ban giải Nobel hoà bình công bố kết quả bỏ phiếu cho giải năm nay. Không chỉ bằng lòng với những biện pháp ngăn chặn gia đình, người thân hay bè bạn của ông được thay mặt ông đến Na Uy lĩnh và tham dự lễ trao giải, nhà cầm quyền Trung Quốc còn công khai làm sức ép, đe doạ một cách cực kỳ khiếm nhã các quốc gia cử đại diện tới dự buổi lễ. Nhưng, trái với tuyên bố loạn ngôn của người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, rằng « có hơn 100 nước » đứng về phía TQ để tẩy chay lễ trao giải này, chỉ có 20 nước (kể cả TQ) đã viện cớ này hay cớ khác để từ chối tham dự. Phần lớn những nước này có quan hệ song phương « đặc biệt », nhất là kinh tế, với TQ. Như Nga, Serbia, Iran, Irak, Pakistan, Ả Rập Saudi, Việt Nam v.v. Hai nước Phi Luật Tân, Ukraina mới đầu cho biết sẽ không tham dự, nhưng cuối cùng cũng có mặt. Không thấy có nước nào ra tuyên bố phê phán việc Uỷ ban giải Nobel hoà bình trao giải này cho Lưu Hiểu Ba (tuy rằng, về phía nhà cầm quyền Việt Nam…, xin xem lại bài này).

Trung Quốc thường nói tới chính sách ngoại giao hoà bình và có trách nhiệm với cộng đồng thế giới của mình. Hơn mọi lời diễn giải, chiếc ghế trống đã thể hiện rõ nhất thành quả của chính sách đó vậy.

H.V.

Attachments

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Black Movie - Festival international de films indépendants Genève 17/01/2025 - 26/01/2025 — Maison des arts du Grütli | 16, rue du Général-Dufour | 1204 Genève
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us