Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Phân tích Công ước Luật biển Phần XV

Phân tích Công ước Luật biển Phần XV

- Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt — published 25/01/2013 23:40, cập nhật lần cuối 04/04/2014 17:39
Bài phân tích này nhằm trao đổi giữa những người quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Biển Đông Nam Á. Nay, chính phủ Philippines trên cơ sở Điều 287 của Luật Biển đã chính thức kiện Trung Quốc ở Toà án Quốc tế về Luật Biển, chúng tôi thấy là nên công bố để nhiều người có thể tham khảo.


Phân tích Công ước Luật biển
Phần XV
Về giải quyết các tranh chấp


Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt
14 March 2012



Vài lời nói đầu: Bài phân tích này hoàn thành đã gần một năm nhằm trao đổi giữa những người quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Biển Đông Nam Á. Nay, chính phủ Philippines trên cơ sở Điều 287 của Luật Biển đã chính thức kiện Trung Quốc ở Toà án Quốc tế về Luật Biển, chúng tôi thấy là nên công bố để nhiều người có thể tham khảo.

Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt. 25/1/2013.


Phần XV của Công ước Luật biển qui định về giải quyết tranh chấp. Phân tích này được soạn nhằm giúp làm rõ thêm vấn đề, nhất là những qui định liên quan đến tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chính vì thế một số những vấn đề chính, thuật ngữ và điều luật được tóm tắt ở đây.

Phần XV của Công ước bằng hai thứ tiếng Anh Việt được kèm theo phần tóm tắt, và có thêm những nhận định về ý nghĩa cũng như chỉnh lý cần thiết đối với bản dịch tiếng Việt là của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phần XV nhắc đến nguyên tắc căn bản của Công ước Luật biển (UNCLOS) và Hiến chương Liên Hiệp Quốc là mỗi nước bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng phương tiện hoà bình, theo phương tiện mình chọn (điều 279, 280), sẽ được phân tích kỹ ở phần sau, do đó việc ai đó doạ dùng hay dùng võ lực có hại đến tài sản và thân thể người thuộc quốc gia khác trong tranh chấp biển là vi phạm Hiến Chương LHQ và UNCLOS, và quốc gia nạn nhân có thể tố cáo liền.

Một kết luận quan trọng có thể rút ra từ phân tích Công ước Luật biển này là các nước có tranh chấp với Trung Quốc về các đảo/đá ở Biển Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Mã Lai Á và Brunei có thể cùng nhau yêu cầu Toà án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea – IILOS) giải thích và áp dụng nguyên tắc của luật biển, như một vấn đề tranh chấp (a dispute) với Trung Quốc, để xem xét và giải thích các cơ cấu tự nhiên (natural features) quá nhỏ bé ở Biển Đông Nam Á, còn nhô lên trên mặt nước vào lúc thủy triều lên, là thuộc loại nào trong hai loại sau đây:

a) Chỉ là “Đá (rocks), nó không có khả năng duy trì đươc sự sinh sống của con người và có đời sống kinh tế riêng của nó, không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa…” Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf. (Điều 121 Công ước Luật biển). Đá chỉ có lãnh hải 12 hải lý.

b) Là đảo, vì có hai đặc tính trên, và do đó được hưởng vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý (370 km) vòng đảo và có thể có vùng thềm lục địa lên tới 350 hải lý.

Ngoài ra, cũng có thể có lập trường cho rằng, cho hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ các đảo nhỏ là điều không hợp lý vì các cơ cấu tự nhiên này lớn nhất như Itu batu chỉ dài 1.4km, rộng 0.4 km. Như vậy khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế là bao nhiêu là hợp lý?

Việc yêu cầu Toà án Quốc tế về Luật biển giải thích về các vấn đề trên:

a) Nhằm phản đối lá thư Trung Quốc gửi cho Commission on the Limits of the Continental Shelf của Liên Hiệp Quốc ngày 14/4/2011[1] và yêu cầu toà án xử lý. Trong lá thư trên, Trung Quốc cho rằng các đảo ở khu vực Trường Sa là hoàn toàn được quyền có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (“is fully entitled to Territorial Sea, Exclusive Economic Zone (EEZ) and Continentel Shelf”).

b) Hợp lý vì quyền tài phán thuộc Toà án Quốc tế về Luật biển sẽ khởi động khi có một thành viên Công ước biển (any party) nêu lên tranh chấp theo điều 286, 287 mà không cần sự đồng ý của bên bị tranh chấp.

c) Không nhằm yêu cầu giải quyết tranh chấp chủ quyền đất (territorial sovereignty) với Trung Quốc đối với các đảo ở Biển ĐNA vì vào lúc này Trung Quốc vẫn từ chối chấp nhận thẩm quyền của Toà án Công lý Quốc Tế (ICJ).

d) Mục đích là làm giảm tối đa các hành động của Trung Quốc cấm các nước đánh cá hay khai thác dầu lửa trong vùng EEZ của họ trên cơ sở là bất cứ ai có chủ quyền các đảo/đá ở Biển ĐNA cũng không thể vượt giới hạn mà toà án Toà án Quốc tế về Luật biển quyết định.


A. Tóm tắt phương tiện giải quyết tranh chấp


Độc lập với Công ước Biển 1982

1. Toà án Công lý Quốc tế -- International Court of Justice

Trong khuôn khổ Công ước về luật biển 1982 (UNCLOS)

2. Hoà giải – conciliation, theo Annex V. Nếu các bên tranh chấp tự nguyện đồng ý giải quyết bất cứ tranh chấp nào bằng hoà giải theo điều 284, phần XV. Danh sách hoà giải viên là do Tổng Thư Ký LHQ lập. Ủy ban hoà giải gồm 5 người. Mỗi nước được chọn 2 người hoà giải viên trong danh sách. 4 người này sẽ chọn thêm 1 người trong danh sách.

Ủy ban nêu ra đề nghị để 2 bên tranh chấp quyềt định.

Các bên tranh chấp trả các phí hoà giải.

3. Toà án Quốc tế về Luật biển -- International Tribunal for the Law of the Sea IILOS (Annex VI)

Gồm 21 thành viên. Mỗi nước không có quá 1 thành viên. Mỗi nước đề cử không quá 2 ứng cử viên. Đại hội các nước thành viên bầu phiếu kín theo đa số. Mọi thành viên tham dự xử nhưng số thành viên cần để quyết định là 11.

3.1 Viện giải quyết tranh chấp đặc biệt về tranh chấp đáy biển (Sea bed disputes chamber, Annex VI, Article 14)

3.2 Viện giải quyết tranh chấp đặc biệt (Special chamber, Annex VI, Article 15. Do toà án quốc tế về luật biển thành lập khi cần).

4. Toà án trọng tài (Abitration tribunal, Annex VII, bất cứ tranh chấp nào mà một bên đưa ra).

Tổ chức: Tổng thư ký LHQ lập danh sách trọng tài. Mỗi nước được chọn 4 người trọng tài trong danh sách. Toà trọng tài gồm 5 người. Mỗi bên sẽ được chọn 1 người trong số được chọn. 3 người còn lại, công dân nước thứ ba, là do hai bên đồng thuận. Quyết định theo đa số.

Các bên tranh chấp trả phí tổn xử.

5. Tóa án Trọng tài Đặc biệt (special arbitration tribunal (Annex VIII) xử liên quan đến (1) đánh cá, (2) bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, (3) nghiên cứu khoa học biển, hay (4) hàng hải, kể cả ô nghiễm từ tầu bè và xả rác.

Tổ chức: cũng giống toà án trọng tài, nhưng trọng tài thì do tổ chức chuyên môn của LHQ lập ra như đánh cá thì do Tổ chức nông lương của LHQ lập, v.v.

Các bên tranh chấp trả các phí tổn xử.



B. Một số thuật ngữ và nội hàm thường liên quan đến tranh chấp


Về danh từ và nội dung của sovereign rights

  1. Sovereign rights là quyền của các quốc gia ven biển riêng về các vấn đề khai thác, bảo vệ và bảo tồn của nước có biển đối với tài nguyên, nghiên cứu khoa học biển trong và trên EEZ (exclusive economic zone) và thềm lục địa (continental shelf) mà họ có quyền. (Part V của công ước nói về EEZ.)

  2. Sovereign rights khác với chủ quyền (sovereignty). Chủ quyền là quyền tối cao và toàn diện hơn nhiều đối với vùng thuộc lãnh thổ quốc gia (trừ hai trường hợp là quốc gia có chủ quyền nhưng gây chiến hoặc gây tội ác đối với nhân loại bị Hội đồng bảo an LHQ lên án).

  3. Sovereign rights bị hạn chế như sau:

    a) Mọi quốc gia đều có tự do lưu thông hàng hải và hàng không, đặt cáp và ống dẫn ngầm trong EEZ đối với biển quốc tế (high sea - biển khơi) -- Điều 58,78 và 87.

    b) Quốc gia ven biển có sovereign rights đối với tài nguyên trong EEZ theo Article 69, Part V về EEZ cũng phải chia sẻ với các quốc gia không có biển trong vùng để họ tham gia vào việc đánh bắt sinh vật biển trong vùng EEZ, ở lượng vượt quá khả năng đánh bắt của mình. Đây là vấn đề phức tạp vì nước có EEZ có quyền và phải ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đối với các tài nguyên sinh vật (dựa trên số liệu khoa học tin cậy) và xác định khả năng đánh bắt của mình trước (theo điều 61). Phần vượt mức khả năng sẽ phải chia sẻ cho các nước không có biển đánh bắt (theo điều 62 (Land-locked States shall have the right to participate, on an equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the surplus of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the same subregion or region.)

  4. Sovereign rights là một danh từ không có tiếng Việt tương đương. Bộ ngoại giao Việt Nam dịch trong văn bản dịch chính thức Công ước Luật biển (gọi tắt là Công ước hay Luật Biển) dùng trong bài này là quyền thuộc chủ quyền chỉ để dễ đọc nhưng có thể đưa đến việc hiểu sai ý nghĩa của nó. Cách dịch khác là các quyền chủ tể theo cách dịch của GS Vũ Văn Mẫu ở Đại học Luật ở miền Nam trước 75, lúc chưa có Luật Biển (1982). Vì quyền này chỉ liên quan đến tài sản (hải sản và tài nguyên đáy biển), bị hạn chế vì phải chia sẻ với nước không có biển, lại không phải là quyền cấm các nước lưu thông cho nên có thể dịch là tư quyền quốc gia. “Tư” ở đây có nghĩa là tài sản theo nghĩa của từ này trong “tư bản”. Sovereign mang tính quốc gia, vương triều.

Tranh chấp giữa TQ và Mỹ về sovereign rights hiện nay là vấn đề lớn là vì TQ tự coi Trung quốc có quyền cấm tầu và máy bay quân sự thám thính đi qua EEZ. Chính vì tranh chấp về cách diễn dịch này cũng như bất đồng ý kiến về khai thác tài nguyên đáy biển ở biển khơi (phải thông qua cơ quan do Công ước lập ra) mà lực lượng bảo thủ Mỹ không muốn phê chuẩn Công ước Luật biển do bị bó buộc phải đưa tranh chấp ra tài phán quốc tế.

Về EEZ và thềm lục địa

  1. EEZ chủ yếu nói về khu vực biển vượt ngoài lãnh hải (territorial sea) có thể lên tới 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Sovereign rights (quyền chủ tể/tư quyền quốc gia) đánh bắt sinh vật biển được bàn đến ở EEZ (part V).

  2. Thềm lục địa nói về đáy biển và tài nguyên ở đáy biển vượt ngoài lãnh hải và bao gồm phần nằm dưới EEZ và phần vượt ngoài EEZ, có thể lên tới 350 hải lý. Sovereign rights (quyền chủ tể/tư quyền quốc gia) khai thác tài nguyên dưới đáy biển được bàn tới ở thềm lục địa (part VI). Các quyền ở đây cũng giống như trên EEZ.

  3. Quyền khoan và khai thác tài nguyên dưới đáy biển là thuộc đặc quyền (exclusive rights) của nước có quyền. Tuy nhiên nước có đặc quyền phải đóng góp bằng hiện vật (in kind) vào quĩ quốc tế để chia sẻ với các nước đang pháp triển và các nước không có biển (part VI). .


C. Các cơ quan quản lý công ước


Các phương tiện tài phán giải quyết tranh chấp: Đã nói ở mục A của bài này.

International Seabed Authority gọi tắt là Authority (Cơ quan quyền lực đáy biển). Thành viên là các nước phê chuẩn Công ước. Mục đích nhằm quản lý tài nguyên ở biển khơi (gọi là Area, Vùng). Gồm một Đại hội đồng (Assembly), một ban thư ký, một xí nghiệp (enterprise). Đại hội đồng họp hàng năm. Đại hội đồng bầu ra ban thư ký và ban quản lý xí nghiệp. Trụ sở ở Jamaica. (coi Part XI, mục IV).

Enterprise (xí nghiệp): Là bộ phận của Authority nhằm thực hiện các hoạt động ở biển khơi.

Council (Hội đồng): gồm 36 thành viên là một phần của Cơ quan quyền lực, do Đại hội đồng chọn lựa nhằm có đại diện của các quyền lợi khác nhau.

Commission on the limits of the continental shelf: gồm 21 thành viên là chuyên gia về địa chất học, địa vật lý, thủy văn học. Có nhiệm vụ xem xét số liệu về thềm lục địa cá nước nộp theo qui định của Công ước và tư vấn về khoa học và kỹ thuật liên quan đến thềm lục địa do các nước yêu cầu. (Coi Annex II).


D. Tóm tắt các trường hợp phải đưa tranh chấp ra tài phán để đưa đến quyết định bắt buộc


Qui định chung


  1. Mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng phương tiện hoà bình

  2. Các nước tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bắt buộc phải (shall) dùng tới một cơ quan giải quyết tranh chấp, theo nguyên tắc giải quyết trong hoà bình, như nói trong các điều 279,280,286,287 , tuy rằng theo điều 287, họ có quyền tuyên bố trước sẽ chọn cơ quan nào, ghi ở tóm tắt A, hay theo cách hai bên thỏa thuận lựa chọn, hay nếu không chọn trước hay không thỏa thuận được, thì phải dùng đến trọng tài (điều 287 và Annex VII).

  3. Trường hợp một nước dùng tới điều 298 Công ước, mà tuyên bố bằng văn bản có trước khi ký Công ước, là sẽ sử dụng biệt lệ (optional exception) không chấp nhận quyền tài phán bó buộc của cơ quan tài phán nói trong Công ước nếu có các tranh chấp biên giới biển, vịnh lịch sử (sea boundary, historic bays), hay các hoạt động quân sự hay thi hành quyền cảnh sát (law enforcement) về nghiên cứu biển và nghề cá, hay các tranh chấp đã nhờ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thụ lý , thì khi tranh chấp xảy ra, họ phải đưa hoà giải, và sau đó phải thương nghị với nhau, mà không xong, thì cũng rút cục phải đưa ra các cơ quan tài phán bó buộc ở điều 287, nói trên. Điều 298, đoạn 2, này khuyến khích các quốc gia đã tuyên bố quyền dùng biệt lệ này, được rút lại lời tuyên bố đó bất cứ khi nào, và lại dùng lại các cơ quan tài phán trong Công ước. Trung quốc, khi ký Công Ước, có lời tuyên bố dùng biệt lệ về mấy vấn đề đặc biệt đó, nhưng xét cho cùng, cũng không thoát khỏi các nhiệm vụ pháp lý vừa nói, dù là về việc phân chia Vịnh Bắc Bộ, hay vấn đề hải giám.


  4. Qui định về tài phán bó buộc liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước


  5. Một toà án đã nêu ở Điều 287 (thuộc phần XV, mục 2) có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước nhưng với một số giới hạn ngoại lệ. Theo điều 297, tranh chấp có thể đem ra trước các cơ quan mà Công ước nói tói trong section 2, về các thủ tục bó buộc, đặc biêt điều 287, là các tranh chấp sau :

  6. a) Các vi phạm Công ước hay các luật lệ quốc tế, quốc nội liên quan đến mục đích Công ước của các quốc gia ven biển hay quốc gia khác , mà chạm đến quyền tự do lưu thông hàng hải hay hàng không, đặt giây cáp hay ống dẫn dầu khí, hay các hoạt động dùng biển hợp pháp khác (Điều 297, đoạn 1). Trường hợp tranh chấp Mỹ-Trung về tầu và máy bay Mỹ đi qua khu vực EEZ của TQ có thể đưa ra tài phán nếu một nước nộp đơn thì nước kia không được quyền từ chối

    b) Khi nước ven biển (coastal state) không tuân theo các qui tắc hay quy phạm quốc tế đã được xác định nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển

    c) Bị bó buộc qua tài phán của Công ước các tranh chấp liên quan đến nghiên cứu khoa học biển. Tức là cũng liên quan đến khu vực EEZ mà nước có biển có quyền thuộc chủ quyền và có quyền lực pháp lý cho phép nghiên cứu biển. Quốc gia có sovereign rights ở EEZ có quyền điều tiết, cho phép và thực hiện nghiên cứu trong vùng EEZ (điều 246), quyền tạm ngưng lại dự án nghiên cứu của nước khác không theo đúng điều 246 (điều 253 ). Nhưng nếu quốc gia nghiên cứu không đồng ý thì phải đưa ra hoà giải theo yêu cầu của 1 bên với điều kiện là Ủy ban hoà giải. Trong tranh chấp Mỹ - Trung, Mỹ cho rằng đi lại thám thính quân sự không vi phạm Công ước vì nằm trong quyền tự do đi lại. Chỉ có nghiên cứu nhằm mục đích khai thác biển thì mới vi phạm.

    d) Bị bó buộc qua tài phán của Công ước các điều khoản Công ước, các tranh chấp liên quan đến diễn dịch và áp dụng đánh cá và tài nguyên sinh vật trong vùng EEZ của nước có biển. Tuy nhiên nước có biển có quyền từ chối thủ tục tài phán liên quan đến quyền thuộc chủ quyền (sovereign rights) hay việc thực hiện quyền đối với sinh vật biển trong vùng EEZ của họ, kể cả liên quan đến quyền tự quyết định (discretionary powers) lượng đánh bắt cho phép, năng lực đánh bắt của họ và phân chia phần dư thừa cho quốc gia khác cũng như các qui định, điều kiện nhằm bảo tồn và quản lý hải sản.

    e) Bị bó buộc qua tài phán Công ước, nếu hoà giải và thương lượng không xong (như nói trên), tranh chấp liên quan việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc phân định (delimitation) ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử (historic bays or title). Điều 15 liên quan đến phân định lãnh hải (territorial sea); điều 74 liên quan đến phân định EEZ; điều 83 liên quan đến phân định thềm lục địa. Historic title ở điều 298 chỉ được nói đến khi liên quan đến lãnh hải (điều 15); ngoài ra chữ title còn được dùng với nghĩa title to khoáng sản (title to minerals).

  7. Về tranh chấp đáy biển trong vùng biển quốc tế (area), các nước bó buộc phải giải quyết tranh chấp qua tài phán của Công ước ( Part 11, section V). Thủ tục tranh chấp qua thẩm quyền của Viện tranh chấp giải quyết tranh chấp đặc biệt về tranh chấp đáy biển (Sea bed disputes chamber, Annex VI, Article 14. Các nước tranh chấp dù tuyên bố không chấp nhận quyền tài phán của Công ước vẫn phải chấp nhận thẩm quyền của Viện này. Việt Nam và Trung Quốc không có tranh chấp về khai thác đáy biển trong vùng biển quốc tế ở Biển ĐNA.

  8. Trong thẩm quyền của Công ước biển có tính bó buộc, tranh chấp về (1) đánh cá, (2) bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, (3) nghiên cứu khoa học biển, hay (4) hàng hải, kể cả ô nghiễm từ tầu bè và xả rác bó buộc tài phán qua Toà án trọng tài đặc biệt (Special arbitration tribunal, Annex VIII). Đây là vấn đề tranh chấp liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc về đánh cá.

  9. Việc bắt giữ tầu và thủy thủ không tuân thủ qui định của công ước là thả (ngay sau ký gửi khoản tiền bảo lãnh hợp lý) phải đưa ra toà trọng tài (điều 292, thủ tục theo Annex VII).


Tranh chấp chủ quyền (sovereignty)


Riêng về tranh chấp về chủ quyền (sovereignty) trên lãnh thổ ngoài biển, như một hòn đảo, thì không nằm trong Công ước biển, vì Công ước không quy định về chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty). Các quốc gia vẫn theo luật quốc tế truyền thống có từ nhiều thế kỷ. Luật quốc tế truyền thống, đã được công nhận qua nhiều thế kỷ và có trước Hiệp ước Luật Biển 1982, nói về chủ quyền đối với một miền đất như sau: một chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền trong hoà bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản đối chính quyền mới cướp bằng võ lực đất của mình để ngăn cản chính quyền mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục. Chính vì Công ước không quy định giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, nên nước nào có đủ bằng chứng lịch sử và hiện tại về việc xác lập chủ quyền trên các hải đảo phải đưa ra Toà International Court of Justice hay là các cơ quan chính trị của Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng. Vấn đề các hòn đá (rocks, reefs) nào tự thiên nhiên đã có đủ điều kiện cho người sống được (human habitation), như nước ngọt, hay có đời sống kinh tế tự túc, để trở thành đảo (islands), và do đó mới có lãnh hải (territorial sea), có vùng kinh tế EEZ, hay có thềm lục địa (Điều 121) thì có thể đưa ra Toà án Luật Biển yêu cầu xét, vì liên hệ đến giải thích Công ước, nhưng việc này đòi hỏi Toà án Luật Biển lập Viện giải quyết tranh chấp đặc biệt (Special chamber). Cũng có thể đưa ra Toà án Công lý Quốc tế.


Vấn đề xin ý kiến tư vấn (advisory opinions)


  1. Trong tranh chấp chủ quyền về đảo và biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, một ý tưởng đặt ra là xin ý kiến tư vấn của toà thay vì đưa ra tài phán. Việc xin ý kiến cũng tạo ra ảnh hưởng chính trị và pháp lý nhằm đưa tới giải pháp.

  2. Trong tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước như các đảo rất nhỏ hiện nay có xứng đáng gọi là đá (rock không có EEZ) hay là đảo (island có EEZ) hoặc giới hạn EEZ mà đảo có thể có so với đất liền lớn rộng của các nước bao bọc biển, và đâu là qui tắc để quyết định:

  3. a) Toà án Luật biển. Công ước Luật biển chỉ có mục xin ý kiến liên quan đến tranh chấp tài nguyên đáy biển (Part XI, section 5), qua Viện giải quyết tranh chấp đáy biển (Seabed Disputes Chamber) trách nhiệm. Do đó một vài nước tranh chấp (Việt, Phi, Mã mà không cần đến TQ) có thể đưa vấn đề nóng về cái nào là đá, cái nào là đảo ra Toà án như một tranh chấp (a dispute) với Trung Quốc về giải thích và áp dụng Luật biển, chứ không phải xin ý kiến.

    b) Toà án Công lý Quốc tế. Chapter IV, Article 65 của Đạo luật về Toàn án Quốc tế viết là “Toà có thể cho ý kiến tư vấn về bất cứ vấn đề pháp lý nào của bất cứ ai có quyền xin, theo Hiến chương LHQ” - The Court may give an advisory opinion on any legal question at the request of whatever body may be authorized by or in accordance with the Charter of the United Nations to make such a request.



Công ước Luật biển, Phần XV


Giải quyết tranh chấp


SETTLEMENT OF DISPUTES



Chú thích:


1. Tiếng Việt: bản dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam có thêm phần sửa khi cần .

2. Các lời bình chữ mầu xanh là nhằm rõ nghĩa hoặc giải thích thêm Công ước Luật biển. Mầu vàng dùng để nhấn mạnh các chỗ quan trọng.

PHẦN XV-GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mục 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 279. Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình

Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hoà bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương.

[Giải thích: Hiến chương LHQ và Công ước không chấp nhận các phương pháp không hoà bình. Việc chiếm Hoàng Sa là điều không được quốc tế chấp nhận.]

PART XV-SETTLEMENT OF DISPUTES

SECTION 1. GENERAL PROVISIONS

Article 279 Obligation to settle disputes by peaceful means

States Parties shall settle any dispute between them concerning the interpretation or application of this Convention by peaceful means in accordance with Article 2, paragraph 3, of the Charter of the United Nations and, to this end, shall seek a solution by the means indicated in Article 33, paragraph 1, of the Charter.

Shall có nghĩa là bị bắt buộc. Nhưng LHQ không phải là cơ quan có thể ép các nước ngồi lại với nhau để thương thảo. Chữ shall có giá trị hạn chế trừ trường hợp đó là quyết định của Hội đồng bảo an LHQ.

ĐIỀU 280. Giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hoà bình nào do các bên lựa chọn

Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hoà bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.


Article 280 Settlement of disputes by any peaceful means chosen by the parties

Nothing in this Part impairs the right of any States Parties to agree at any time to settle a dispute between them concerning the interpretation or application of this Convention by any peaceful means of their own choice.

ĐIỀU 281. Thủ tục phải tuân theo khi các bên không đạt tới một cách giải quyết

1. Khi các quốc gia thành viên tham gia và một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hoà bình theo sự lựa chọn của mình, thì các thủ tục được trù định trong phần này chỉ được áp dụng nếu người ta không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp này và nếu sự thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác.

2. Nếu các bên cùng thỏa thuận về một thời hạn, thì khoản một chỉ được áp dụng kể từ khi kết thúc thời hạn này.

[Thủ tục của công ước chỉ áp dụng khi các bên chọn lựa nó. Nếu giải quyết bằng một phương pháp chọn lựa riêng thì thủ tục công ước không áp dụng. Nhưng nếu không tự giải quyết theo phương pháp riêng đó thị lại áp dụng phương pháp công ước, tức là thỏa thuận riêng của các bên không gạt bỏ khả năng áp dụng thủ tục khác.


Article 281 Procedure where no settlement has been reached by the parties

1. If the States Parties which are parties to a dispute concerning the interpretation or application of this Convention have agreed to seek settlement of the dispute by a peaceful means of their own choice, the procedures provided for in this Part apply only where no settlement has been reached by recourse to such means and the agreement between the parties does not exclude any further procedure.

2. If the parties have also agreed on a time-limit, paragraph 1 applies only upon the expiration of that time-limit.


ĐIỀU 282. Các nghĩa vụ xuất phát từ các hiệp định chung, khu vực hay hai bên

Khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, trong khuôn khổ của một hiệp định chung, khu vực hay hai bên hay bất kỳ cách nào, đã thỏa thuận rằng một vụ tranh chấp như vậy, sẽ phải tuân theo một thủ tục dẫn đến một quyết định bắt buộc, thì thủ tục này được áp dụng thay cho các thủ tục đã được trù định trong phần này, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. 

[Tức là nếu các bên đồng ý giải quyết cách hiểu và cách áp dụng theo cách riêng, song phương hay đa phương, thì nếu một nước yêu cầu theo một thủ tục (khác) dẫn đến quyết định bắt buộc, thì thủ tục đó sẽ thay thủ tục công ước.] 

Article 282 Obligations under general, regional or bilateral agreements

If the States Parties which are parties to a dispute concerning the interpretation or application of this Convention have agreed, through a general, regional or bilateral agreement or otherwise, that such dispute shall, at the request of any party to the dispute, be submitted to a procedure that entails a binding decision, that procedure shall apply in lieu of the procedures provided for in this Part, unless the parties to the dispute otherwise agree.

ĐIỀU 283. Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm

1. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hoà bình khác.

2. Cũng như vậy, các bên tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm mỗi khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp như vậy mà không giải quyết được, hay mỗi khi đã có một giải pháp và các hoàn cảnh đòi hỏi các cuộc tham khảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp đó.

Article 283 Obligation to exchange views

1. When a dispute arises between States Parties concerning the interpretation or application of this Convention, the parties to the dispute shall proceed expeditiously to an exchange of views regarding its settlement by negotiation or other peaceful means.

2. The parties shall also proceed expeditiously to an exchange of views where a procedure for the settlement of such a dispute has been terminated without a settlement or where a settlement has been reached and the circumstances require consultation regarding the manner of implementing the settlement.

ĐIỀU 284. Việc hoà giải

1. Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hoà giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hoà giải khác. [Phụ lục V nói về thủ tục hoà giải concilation]

2. Khi yêu cầu đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hoà giải sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hoà giải theo thủ tục đó.

3. Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bên không thỏa thuận được về thủ tục hoà giải, thì coi như đã chấm dứt việc hoà giải.

4. Khi một vụ tranh chấp đã được đưa ra hoà giải, thì chỉ kết thúc việc hoà giải theo đúng thủ tục hoà giải đã thỏa thuận, trừ khi các bên có sự thỏa thuận khác.

[Nước thành viên nào cũng có thể yêu cầu hoà giải (conciliation), nhưng phải được các bên chấp nhận. ] 

Article 284 Conciliation

1. A State Party which is a party to a dispute concerning the interpretation or application of this Convention may invite the other party or parties to submit the dispute to conciliation in accordance with the procedure under Annex V, section 1, or another conciliation procedure.

2. If the invitation is accepted and if the parties agree upon the conciliation procedure to be applied, any party may submit the dispute to that procedure.

3. If the invitation is not accepted or the parties do not agree upon the procedure, the conciliation proceedings shall be deemed to be terminated.

4. Unless the parties otherwise agree, when a dispute has been submitted to conciliation, the proceedings may be terminated only in accordance with the agreed conciliation procedure.


ĐIỀU 285. Việc áp dụng mục này cho các vụ tranh chấp đã được đưa ra theo phần XI

Mục này được áp dụng cho bất kỳ vụ tranh chấp nào mà theo Mục 5 của Phần XI cần được giải quyết theo đúng các thủ tục đã trù định trong phần này. Nếu một thực thế không phải là một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp như thế, thì mục này được áp dụng mutalis mutandis (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết).

[Nhận xét: 

Mục 5 Phần XI giải quyết tranh chấp và cho ý kiến cố vấn liên quan đến tài nguyên dưới đáy biển trong vùng biển quốc tế không thuộc nước nào. 

Như vậy việc xin ý kiến cố vấn chỉ liên quan đến tranh chấp tài nguyên cở vùng biển quốc tế. Công ước không có điều khoản nào các nước có thể yêu cầu ITLOS cho ý kiến về các vấn đề khác, như thế nào là đảo. Điều 287 ở dưới cho phép đưa ra tài phán. Như vậy giải thích, thí dụ như thế nào là đảo, là nằm trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp được đem ra tài phán.] 


Article 285 Application of this section to disputes submitted pursuant to Part XI

This section [section 1] applies to any dispute which pursuant to Part XI, section 5, is to be settled in accordance with procedures provided for in this Part. If an entity other than a State Party is a party to such a dispute, this section applies mutatis mutandis.

PART XI, SECTION 5. SETTLEMENT OF DISPUTES AND ADVISORY OPINIONS 

Article186, Seabed Disputes Chamber of theInternational Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS). 

Article187 Jurisdiction of the Seabed Disputes Chamber

Article188 Submission of disputes to a special chamber of ITLOS or an ad hoc chamber of the Seabed Disputes Chamber

Article189 Limitation on jurisdiction

Article190 Participation and appearance of sponsoring States Parties in proceedings

Article191 Advisory opinions

Mục 2

CÁC THỦ TỤC BẮT BUỘC 

DẪN TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC 

ĐIỀU 286. Phạm vi áp dụng mục này

Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước toà án có thẩm quyền theo mục này.

[Mục 3 nói đến giới hạn và ngoại lệ của mục 2, tức là không phải mọi tranh chấp đều thuộc quyền tài phán của ITLOS.] 

SECTION 2. COMPULSORY PROCEDURES ENTAILING BINDING DECISIONS

Article 286 Application of procedures under this section

Subject to section 3, any dispute concerning the interpretation or application of this Convention shall, where no settlement has been reached by recourse to section 1, be submitted at the request of any party to the dispute to the court or tribunal having jurisdiction under this section.

ĐIỀU 287. Việc lựa chọn thủ tục

1. Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:

Toà án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII;

Toà án quốc tế;

Một toà trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;

Một toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.

2. Một bản tuyên bố theo khoản 1 không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của một quốc gia thành viên phải chấp nhận, trong phạm vi và theo các thể thức được trù định ở Mục 5 của phần XI, thẩm quyền của Viện giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đáy biển thuộc Toàn án quốc tế về luật biển và tuyên bố đó cũng không bị nghĩa vụ này tác động đến.

[như giải thích ở trên, phần XI chỉ liên quan đến tranh chấp tài nguyên dưới đáy biển ở vùng biển quốc tế, mà các nước phải chấp nhận thẩm quyền của Seabed Disputes Chamber của ITLOS, dù tuyên bố như thế nào thì phải chấp nhận thẩm quyền của nó] 

3. Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII [giải quyết bằng trọng tài – arbitration trường hợp một bên quốc gia tranh chấp không tuyên bố biện pháp giải quyết nói ở khoản 1 của điều 287 này;như vậy là lúc nào cũng có ít ra một thủ tục bó buộc: trọng tài]

4. Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

5. Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Phụ lục VII chỉ liên quan đến thủ tục trọng tài (arbitration). Xử bằng trọng tài được xử dụng khi có nước không tuyên bố bằng văn bản chọn lựa phương thức giải quyết, hay không đồng ý với thủ tục. Trường hợp tranh chấp giữa VN và TQ sẽ phải xử bằng trọng tài vì TQ không tuyên bố bằng văn bản phương tiện giải quyết tranh chấp 

China reservation 

[Original: Chinese] 

The Government of the People’s Republic of China does not accept any of the procedures provided for in Section 2 of Part XV of the Convention with respect to all the categories of disputesreferred to in paragraph 1 (a) (b) and (c) of Article 298 of the Convention. 

6. Một bản tuyên bố theo đúng khoản 1 vẫn còn hiệu lực trong vòng 3 tháng sau khi đã gửi một thông báo hủy bỏ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

7. Một tuyên bố mới, một thông báo hủy nbỏ hay việc một tuyên bố hết hạn không hề ảnh hưởng đến thủ tục đang tiến hành trước một toàn án có thẩm quyền theo điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

8. Các tuyên bố và thông báo đã nêu ở điều này được gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển và Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao cho các quốc gia thành viên.

Article 287 Choice of procedure

1. When signing, ratifying or acceding to this Convention or at any time thereafter, a State shall be free to choose, by means of a written declaration, one or more of the following means for the settlement of disputes concerning the interpretation or application of this Convention:

(a) the International Tribunal for the Law of the Sea established in accordance with Annex VI;

(b) the International Court of Justice;

(c) an arbitral tribunal constituted in accordance with Annex VII; [Annex VII: Arbitration on a dispute submitted]

(d) a special arbitral tribunal constituted in accordance with Annex VIII for one or more of the categories of disputes specified therein. [Annex VIII: Dispute concerning the interpretation or application of the articles of this Convention relating to (1) fisheries, (2) protection and preservation of the marine environment, (3) marine scientific research, or (4) navigation, including pollution from vessels and by dumping..]

2. A declaration made under paragraph 1 shall not affect or be affected by the obligation of a State Party to accept the jurisdiction of the Seabed Disputes Chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea to the extent and in the manner provided for in Part XI, section 5.

3. A State Party, which is a party to a dispute not covered by a declaration in force, shall be deemed to have accepted arbitration in accordance with Annex VII.

4. If the parties to a dispute have accepted the same procedure for the settlement of the dispute, it may be submitted only to that procedure, unless the parties otherwise agree.

5. If the parties to a dispute have not accepted the same procedure for the settlement of the dispute, it may be submitted only to arbitration in accordance with Annex VII, unless the parties otherwise agree.

6. A declaration made under paragraph 1 shall remain in force until three months after notice of revocation has been deposited with the Secretary-General of the United Nations.

7. A new declaration, a notice of revocation or the expiry of a declaration does not in any way affect proceedings pending before a court or tribunal having jurisdiction under this article, unless the parties otherwise agree.

8. Declarations and notices referred to in this article shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations, who shall transmit copies thereof to the States Parties.


ĐIỀU 288. Thẩm quyền

1. Một toà án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho mình theo đúng phần này.

2. Một toà án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này.

3. Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập nên theo đúng phụ lục VI và bất kỳ viện nào khác, hay toà trọng tài nào khác, đã nêu ở Mục 5 của Phần XI, đều có thẩm quyền xét xử mọi vấn đề đã được đưa ra cho mình theo đúng mục đó.

4. Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một toà án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do toà án đó quyết định.

Article 288 Jurisdiction

1. A court or tribunal referred to in article 287 shall have jurisdiction over any dispute concerning the interpretation or application of this Convention which is submitted to it in accordance with this Part.

2. A court or tribunal referred to in article 287 shall also have jurisdiction over any dispute concerning the interpretation or application of an international agreement related to the purposes of this Convention, which is submitted to it in accordance with the agreement.

3. The Seabed Disputes Chamber of the International Tribunal for the Law of the Sea established in accordance with Annex VI, and any other chamber or arbitral tribunal referred to in Part XI, section 5, shall have jurisdiction in any matter which is submitted to it in accordance therewith.

4. In the event of a dispute as to whether a court or tribunal has jurisdiction, the matter shall be settled by decision of that court or tribunal.

ĐIỀU 289. Các chuyên viên

Đối với mọi tranh chấp đụng chạm đến những vấn đề khoa học hay kỹ thuật, một toà án khi thi hành thẩm quyền của mình theo mục này, theo yêu cầu của một bên hay tự ý mình, và qua tham khảo ý kiến các bên, có thể lựa chọn trên một bản danh sách thích hợp được lập nên theo đúng Điều 2 của phụ lục VIII, ít nhất là 2 chuyên viên khoa học hay kỹ thuật tham gia toà án nhưng không có quyền biểu quyết.

Article 289 Experts

In any dispute involving scientific or technical matters, a court or tribunal exercising jurisdiction under this section may, at the request of a party or proprio motu, select in consultation with the parties no fewer than two scientific or technical experts chosen preferably from the relevant list prepared in accordance with Annex VIII, article 2, to sit with the court or tribunal but without the right to vote.

ĐIỀU 290. Những biện pháp bảo đảm

1. Nếu một toà án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ tục và thấy prima facie (hiển nhiên) là mình có thẩm quyền theo phần này hay Mục 5 của phần XI, thì toà án này có thế qui định tất cả các biện pháp bảo đảm mà mình xét thấy thích hợp với tình hình để bảo vệ các quyền riêng của từng bên tranh chấp hay để ngăn không cho môi trường của biển bị những tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ quyết định cuối cùng.

2. Các biện pháp bảo đảm có thể bị sửa đổi hay hủy bỏ ngay khi các hoàn cảnh chứng minh cho các biện pháp đó thay đổi hay không còn tồn tại.

3. Các biện pháp bảo đảm chỉ có thể được qui định, sửa đổi hay hủy bỏ theo điều này, theo yêu cầu của một bên tranh chấp và sau khi đã tạo cho các bên tranh chấp khả năng thỏa thuận được với nhau.

4. Toà án thông báo ngay mọi biện pháp bảo đảm hay mọi quyết định sửa bỏ hay hủy bỏ biện pháp đó cho các bên tranh chấp, và nếu xét thấy thích hợp, thì thông báo cho các quốc gia thành viên khác.

5. Trong khi chờ lập ra một toà trọng tài xét xử một vụ tranh chấp theo mục này, mọi toà án do các bên thỏa thuận với nhau chỉ định, hoặc, nếu không thỏa thuận được trong một thời hạn 2 tuần sau ngày có yêu cầu các biện pháp bảo đảm. Toà án quốc tế về luật biển, hay trong trường hợp của các hoạt động tiến hành trong Vùng, Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển, có thể quy định, sửa đổi hay hủy bỏ các biện pháp bảo đảm theo đúng điều này, nếu như họ thấy prima facie (hiển nhiên) rằng toà án cần được lập ra sẽ có thẩm quyền, và nếu như họ xét thấy rằng tính chất khẩn trương của tình hình đòi hỏi phải làm như vậy. Một khi được thành lập, toà án được giao xét xử vụ tranh chấp, hành động theo đúng các khoản 1 đến 4, có thể sửa đổi, hủy bỏ hay xác nhận biện pháp bảo đảm này.

6. Các bên tranh chấp phải tuân theo không chậm trễ các biện pháp bảo đảm được quy định theo điều này.

Article 290 Provisional measures

[Tại sao bộ ngoại giao VN không dịch là các biện pháp tạm thời?] 

1. If a dispute has been duly submitted to a court or tribunal which considers that prima facie it has jurisdiction under this Part or Part XI, section 5, the court or tribunal may prescribe any provisional measures which it considers appropriate under the circumstances to preserve the respective rights of the parties to the dispute or to prevent serious harm to the marine environment, pending the final decision.

2. Provisional measures may be modified or revoked as soon as the circumstances justifying them have changed or ceased to exist.

3. Provisional measures may be prescribed, modified or revoked under this article only at the request of a party to the dispute and after the parties have been given an opportunity to be heard.

4. The court or tribunal shall forthwith give notice to the parties to the dispute, and to such other States Parties as it considers appropriate, of the prescription, modification or revocation of provisional measures.

5. Pending the constitution of an arbitral tribunal to which a dispute is being submitted under this section, any court or tribunal agreed upon by the parties or, failing such agreement within two weeks from the date of the request for provisional measures, the International Tribunal for the Law of the Sea or, with respect to activities in the Area, the Seabed Disputes Chamber, may prescribe, modify or revoke provisional measures in accordance with this article if it considers that prima facie the tribunal which is to be constituted would have jurisdiction and that the urgency of the situation so requires. Once constituted, the tribunal to which the dispute has been submitted may modify, revoke or affirm those provisional measures, acting in conformity with paragraphs 1 to 4.

6. The parties to the dispute shall comply promptly with any provisional measures prescribed under this article.

ĐIỀU 291. Việc sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp

1. Tất cả các thủ tục giải quyết tranh chấp được trù định trong phần này đều để ngỏ cho các quốc gia thành viên.

2. Các thủ tục để giải quyết tranh chấp được trù định trong phần này chỉ để ngo cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong phạm vi mà Công ước đã trù định một cách rõ ràng.

Article 291 Access

1. All the dispute settlement procedures specified in this Part shall be open to States Parties.

2. The dispute settlement procedures specified in this Part shall be open to entities other than States Parties only as specifically provided for in this Convention.

ĐIỀU 292. Giải phóng ngay cho tàu thuyền bị cầm giữ hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó

1. Khi các nhà chức trách của một quốc gia thành viên đã bắt giữ một chiếc tàu mang cờ của một quốc gia thành viên khác và nếu thấy rằng quốc gia bắt giữ chiếc tàu đã không tuân theo các qui định của Công ước trù định việc giải phóng ngay cho tàu thuyền hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó ngay khi ký gởi một khoản tiền bảo lãnh hợp lý hay một khoản bảo đảm tài chính nào khác, thì vấn đề giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ phải được đưa ra trước một tóa án do các bên chỉ định theo một thỏa thuận chung; nếu không thỏa thuận đuợc trong một thời hạn 10 ngày kể từ lúc bắt

giữ chiếc tàu hay đoàn thủy thủ, vấn đề này có thể được đưa ra trước một toà án được quốc gia đã tiến hành bắt hay giữ tàu hay đoàn thủy thủ chấp nhận theo đúng Điều 287, hay trước Toà án quốc tế về luật biển, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

2. Yêu cầu giải phóng hay trả tự do chỉ có thể do quốc gia mà tàu mang cờ hoặc nhân danh quốc gia ấy đưa ra.

3. Toà án nhanh chóng xem xét yêu cầu này và chỉ xét xử vấn đề giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ, việc này không có ảnh hưởng gì đến tiến trình tiếp sau của mọi vụ kiện mà chiếc tàu, người chủ chiếc tàu hay đoàn thủy thủ của nó có thể là đối tượng trước quyền tài phán quốc gia thích hợp. Các nhà chức trách của quốc gia đã tiến hành bắt, giữ vẫn có đủ tư cách ra lệnh giải phóng tàu hay trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó vào bất kỳ lúc nào.

4. Ngay khi đã ký gửi khoản tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính khác theo quyết định của toà án, các nhà chức trách của quốc gia đã bắt giữ tàu phải tuân theo quyết định của toà án về việc giải phóng tàu và trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó.

Article 292 Prompt release of vessels and crews

1. Where the authorities of a State Party have detained a vessel flying the flag of another State Party and it is alleged that the detaining State has not complied with the provisions of this Convention for the prompt release of the vessel or its crew upon the posting of a reasonable bond or other financial security, the question of release from detention may be submitted to any court or tribunal agreed upon by the parties or, failing such agreement within 10 days from the time of detention, to a court or tribunal accepted by the detaining State under article 287 or to the International Tribunal for the Law of the Sea, unless the parties otherwise agree.

2. The application for release may be made only by or on behalf of the flag State of the vessel.

3. The court or tribunal shall deal without delay with the application for release and shall deal only with the question of release, without prejudice to the merits of any case before the appropriate domestic forum against the vessel, its owner or its crew. The authorities of the detaining State remain competent to release the vessel or its crew at any time.

4. Upon the posting of the bond or other financial security determined by the court or tribunal, the authorities of the detaining State shall comply promptly with the decision of the court or tribunal concerning the release of the vessel or its crew.


ĐIỀU 293. Luật có thể áp dụng

1. Toà án có thẩm quyền theo mục này áp dụng các qui định của Công ước và các qui tắc khác của pháp luật quốc tế không mâu thuẫn với Công ước.

2. Khoản 1 không đụng chạm đến quyền hạn của toà có thẩm quyền theo mục này để xét xử ex aequo bono (công bằng) nếu các bên thỏa thuận.

Article 293 Applicable law

1. A court or tribunal having jurisdiction under this section shall apply this Convention and other rules of international law not incompatible with this Convention.

2. Paragraph l does not prejudice the power of the court or tribunal having jurisdiction under this section to decide a case ex aequo et bono, if the parties so agree.

ĐIỀU 294. Các thủ tục sơ bộ

1. Toà án được trù định ở Điều 287 nhận được đơn yêu cầu xét xử một vụ tranh chấp nói ở Điều 297 quyết định theo thỉnh cầu của một bên, hay có thể quyết định theo ý mình, xem yêu cầu này có phải là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là có căn cứ. Nếu toà án xét thấy rằng, đó là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là không có căn cứ, thì toà án thôi không xét đơn nữa.

2. Lúc nhận được đơn, toà án thông báo ngay cho bên kia hay các bên kia, và qui định một thời hạn hợp lý, để các bên này có thể yêu cầu toà quyết định về các điểm đã nêu ở khoản 1.

3. Điều này không hề đụng chạm đến các quyền của một bên tranh chấp nêu lên những phản bác sơ bộ theo đúng các qui tắc tố tụng có thể áp dụng.

Article 294 Preliminary proceedings

1. A court or tribunal provided for in article 287 to which an application is made in respect of a dispute referred to in article 297 shall determine at the request of a party, or may determine proprio motu, whether the claim constitutes an abuse of legal process or whether prima facie it is well founded. If the court or tribunal determines that the claim constitutes an abuse of legal process or is prima facie unfounded, it shall take no further action in the case.

2. Upon receipt of the application, the court or tribunal shall immediately notify the other party or parties of the application, and shall fix a reasonable time-limit within which they may request it to make a determination in accordance with paragraph 1.

3. Nothing in this article affects the right of any party to a dispute to make preliminary objections in accordance with the applicable rules of procedure.

ĐIỀU 295. Trường hợp các biện pháp tố tụng nội bộ đã được sử dụng hết

Một vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo các thủ tụ đã qui định ở mục này sau khi các biện pháp tố tụng nội bộ đã được sử dụng hết theo đòi hỏi của pháp luật quốc tế.


Article 295 Exhaustion of local remedies

Any dispute between States Parties concerning the interpretation or application of this Convention may be submitted to the procedures provided for in this section only after local remedies have been exhausted where this is required by international law.

[Tức là dân chài VN bị bắt thì VN phải kiện ở Ủy ban Việt Trung về nghề cá trong hiệp định song phương đã, trước khi kiện ở ITLOS] 

ĐIỀU 296. Tính chất tối hậu và bắt buộc của các quyết định

1. Các quyết định do toà án có thẩm quyền theo mục này đưa ra là có tính chất tối hậu, và tất cả các bên tranh chấp phải tuân theo.

2. Các quyết định đó chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên và trong trường hợp riêng biệt được xem xét.

Article 296 Finality and binding force of decisions

1. Any decision rendered by a court or tribunal having jurisdiction under this section shall be final and shall be complied with by all the parties to the dispute.

2. Any such decision shall have no binding force except between the parties and in respect of that particular dispute.

Mục 3

CÁC GIỚI HẠN VÀ NGOẠI LỆ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG

ĐIỀU 297. Các giới hạn áp dụng mục 2

[Thêm vào chữ phải (shall) mà bản dịch Bộ Ngoại giao bỏ qua] 

1. Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển như đã được trù định trong Công ước, [phải] được xét theo các thủ tục giải quyết đã được trù định ở Mục 2 trong các trường hợp sau đây:

Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58;

Khi thấy rằng trong việc thi hành các tự do và các quyền đó hoặc trong việc sử dụng các quyền này, một quốc gia đã không tuân theo Công ước hay các luật hoặc các qui định do quốc gia ven biển đề ra phù hợp với các qui định của Công ước và các qui tắc khác của pháp luật quốc tế không trái với Công ước; hoặc

Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo các qui tắc hay quy phạm quốc tế đã được xác định nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển có thể áp dụng cho quốc gia này và đã được Công ước đặt ra, hay được đặt ra thông qua một tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay một hội nghị ngoại giao hành động phù hợp với Công ước.

2. a) Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các qui định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển [phải] được giải quyết theo đúng

Mục 2, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận theo cách giải quyết như thế đối với một vụ tranh chấp phát sinh từ:

Việc quốc gia này thi hành một quyền tùy ý quyết định theo đúng Điều 246; hay

Quyết định của quốc gia này ra lệnh đình chỉ hoặc chấm dứt tiến hành một dự án nghiên cứu theo đúng Điều 253;

b) Các vụ tranh chấp phát sinh từ một luận cứ của quốc gia nghiên cứu cho rằng trong trường hợp của một dự án riêng biệt, quốc gia ven biển không sử dụng các quyền mà các Điều 246 và 253 đã dành cho mình một cách phù hợp với Công ước, thì theo yêu cầu của bên này hay bên khác, [phải] được đưa ra hoà giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của Phụ lục V, dĩ nhiên là Ủy ban hoà giải không được xét việc thi hành quyền tùy ý quyết định của quốc gia ven biển trong việc chỉ định các khu vực đặc biệt, như đã được trù định ở Điều 246, khoản 6, cũng như việc thi hành quyền tùy ý không cho phép theo đúng khoản 5 của cùng điều đó.

3. a) Các việc tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các qui định của Công ước về việc đánh bắt hải sản [phải] được giải quyết theo đúng Mục 2, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận cách giải quyết như vậy về một vụ tranh chấp liên quan đến các quyền thuộc chủ quyền của mình đối với các tài nguyên sinh vật thuộc Vùng đặc quyền về kinh tế của mình, hay liên quan đến việc thi hành các quyền này, kể cả quyền tùy ý qui định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng đánh bắt của mình, phân phối số dư ra giữa các quốc gia khác, quyết định các thể thức, điều kiện đặt ra trong các luật và qui định của mình về bảo vệ và quản lý;

b) Nếu việc vận dụng Mục 1, không cho phép đi đến một cách giải quyết, thể theo yêu cầu của một bên nào đó trong số các bên tranh chấp, vụ tranh chấp [phải] được đưa ra hoà giải theo thủ tục được trù định ở Mục 2 của Phụ lục V, khi chứng minh được rằng quốc gia ven biển đã:

Rõ ràng không thực hiện nghĩa vụ phải dùng các biện pháp bảo vệ và quản lý thích hợp để bảo đảm rằng việc duy trì các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế không bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

Độc đoán từ chối việc quy định, theo yêu cầu của một quốc gia khác khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng khai thác tài nguyên sinh vật của mình đối với các đàn (stocks) hải sản mà việc khai thác có liên quan đến quốc gia khác đó; hay

Độc đoán từ chối việc chia cho một quốc gia nào đó toàn bộ hay một phần số cá dư mà mình đã xác nhận, như đã trù định ở các Điều 62, 69 và 70 và theo các thể thức và điều kiện mà bản thân mình đã qui định và phù hợp với Công ước;

c) Ủy ban hoà giải không có trường hợp nào được phép dùng quyền túy ý quyết định của mình thay cho quyền tùy ý quyết định của các quốc gia ven biển.

d) Báo cáo của Ủy ban hoà giải phải được thông báo cho các tổ chức quốc tế thích hợp.

e) Khi đàm phán về các thỏa thuận đã trù định ở các Điều 69 và 70, các quốc gia thành viên, trừ khi có thỏa thuận khác, ghi vào đó một điều khoản trù định các biện pháp mà mình phải thi hành để giảm đến mức tối thiểu các khả năng bất đồng về việc giải thích hay áp dụng thỏa thuận, cũng như thủ tục phải tuân theo trong trường hợp vẫn có bất đồng.

SECTION 3. LIMITATIONS AND EXCEPTIONS TO APPLICABILITY OF SECTION 2

Article 297 Limitations on applicability of section 2

1. Disputes concerning the interpretation or application of this Convention with regard to the exercise by a coastal State of its sovereign rights or jurisdiction provided for in this Convention shall be subject to the procedures provided for in section 2 in the following cases:

(a) when it is alleged that a coastal State has acted in contravention of the provisions of this Convention in regard to the freedoms and rights of navigation, overflight or the laying of submarine cables and pipelines, or in regard to other internationally lawful uses of the sea specified in article 58;

(b) when it is alleged that a State in exercising the aforementioned freedoms, rights or uses has acted in contravention of this Convention or of laws or regulations adopted by the coastal State in conformity with this Convention and other rules of international law not incompatible with this Convention; or

(c) when it is alleged that a coastal State has acted in contravention of specified international rules and standards for the protection and preservation of the marine environment which are applicable to the coastal State and which have been established by this Convention or through a competent international organization or diplomatic conference in accordance with this Convention.

2. (a) Disputes concerning the interpretation or application of the provisions of this Convention with regard to marine scientific research shall be settled in accordance with section 2, except that the coastal State shall not be obliged to accept the submission to such settlement of any dispute arising out of:

(i) the exercise by the coastal State of a right or discretion in accordance with article 246; or

(ii) a decision by the coastal State to order suspension or cessation of a research project in accordance with article 253.

(b) A dispute arising from an allegation by the researching State that with respect to a specific project the coastal State is not exercising its rights under articles 246 and 253 in a manner compatible with this Convention shall be submitted, at the request of either party, to conciliation under Annex V, section 2, provided that the conciliation commission shall not call in question the exercise by the coastal State of its discretion to designate specific areas as referred to in article 246, paragraph 6, or of its discretion to withhold consent in accordance with article 246, paragraph 5.

3. (a) Disputes concerning the interpretation or application of the provisions of this Convention with regard to fisheries shall be settled in accordance with section 2, except that the coastal State shall not be obliged to accept the submission to such settlement of any dispute relating to its sovereign rights with respect to the living resources in the exclusive economic zone or their exercise, including its discretionary powers for determining the allowable catch, its harvesting capacity, the allocation of surpluses to other States and the terms and conditions established in its conservation and management laws and regulations.

(b) Where no settlement has been reached by recourse to section 1 of this Part, a dispute shall be submitted to conciliation under Annex V, section 2, at the request of any party to the dispute, when it is alleged that:

(i) a coastal State has manifestly failed to comply with its obligations to ensure through proper conservation and management measures that the maintenance of the living resources in the exclusive economic zone is not seriously endangered;

(ii) a coastal State has arbitrarily refused to determine, at the request of another State, the allowable catch and its capacity to harvest living resources with respect to stocks which that other State is interested in fishing; or

(iii) a coastal State has arbitrarily refused to allocate to any State, under articles 62, 69 and 70 and under the terms and conditions established by the coastal State consistent with this Convention, the whole or part of the surplus it has declared to exist.

(c) In no case shall the conciliation commission substitute its discretion for that of the coastal State.

(d) The report of the conciliation commission shall be communicated to the appropriate international organizations.

(e) In negotiating agreements pursuant to articles 69 and 70, States Parties, unless they otherwise agree, shall include a clause on measures which they shall take in order to minimize the possibility of a disagreement concerning the interpretation or application of the agreement, and on how they should proceed if a disagreement nevertheless arises.


ĐIỀU 298. Những ngoại lệ không áp dụng Mục 2 được tùy nghi chọn [sửa lại cách dịch cho rõ nghĩa]

1. Khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, với điều kiện không phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định ở Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau đây:

a) i. Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, miễn là [không phải “nghĩa là” như BNG dịch sai chữ provided that] khi một tranh chấp như thế xảy ra sau khi Công ước có hiệu lực và nếu các bên không đi đến một thỏa thuận nào bằng con đường thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì quốc gia đã tuyên bố ngoai le tren, theo yêu cầu của một trong các bên, phải chấp nhận đưa vụ tranh chấp đó ra hoà giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của phụ lục V, và đương nhiên không thể đưa ra xét theo thủ tục này một vụ tranh chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền hay đảo;

ii. Một khi Ủy ban hoà giải đã trình bày báo cáo của mình, báo cáo phải nói rõ được lý do, thì các bên phải thương lượng về một thỏa thuận trên cơ sở của báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên, qua sự thỏa thuận với nhau, phải đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy định ở Mục 2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất ràng buộc các bên; [Nên nhấn mạnh là chỉ có thể reservation/bảo lưu về, không nhận thẩm quyền của các cơ quan theo mục 2 về vài vấn đề sea boundary, history mà thôi, và cuối cùng cũng phải đưa ra hoà giải, thương nghị, và không xong thì phải đưa ra cơ quan tài phán.]

b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động thi hành luật pháp trong vai trò cảnh sát đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2 và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Toà án; [Tức là chỉ có thể làm bảo lưu bằng cách tuyên bộ trước bằng văn bản về hoạt động quân sự hay phi thương mại của máy bay và tầu của nhà nước và việc tuần tra cảnh sát về nghiên cứu biển và nghề cá]

c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có

trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước.

2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được trù định trong Công ước.

3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp với mình.

4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.

5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có tác động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở điều này phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.

Article 298 Optional exceptions to applicability of section 2

1. When signing, ratifying or acceding to this Convention or at any time thereafter, a State may, without prejudice to the obligations arising under section 1, declare in writing that it does not accept any one or more of the procedures provided for in section 2 with respect to one or more of the following categories of disputes:

(a) (i) disputes concerning the interpretation or application of articles 15, 74 and 83 relating to sea boundary delimitations, or those involving historic bays or titles, provided that a State having made such a declaration shall, when such a dispute arises subsequent to the entry into force of this Convention and where no agreement within a reasonable period of time is reached in negotiations between the parties, at the request of any party to the dispute, accept submission of the matter to conciliation under Annex V, section 2; and provided further that any dispute that necessarily involves the concurrent consideration of any unsettled dispute concerning sovereignty or other rights over continental or insular land territory shall be excluded from such submission;

(ii) after the conciliation commission has presented its report, which shall state the reasons on which it is based, the parties shall negotiate an agreement on the basis of that report; if these negotiations do not result in an agreement, the parties shall, by mutual consent, submit the question to one of the procedures provided for in section 2, unless the parties otherwise agree;

(iii) this subparagraph does not apply to any sea boundary dispute finally settled by an arrangement between the parties, or to any such dispute which is to be settled in accordance with a bilateral or multilateral agreement binding upon those parties;

(b) disputes concerning military activities, including military activities by government vessels and aircraft engaged in non-commercial service, and disputes concerning law enforcement activities in regard to the exercise of sovereign rights or jurisdiction excluded from the jurisdiction of a court or tribunal under article 297, paragraph 2 or 3;

(c) disputes in respect of which the Security Council of the United Nations is exercising the functions assigned to it by the Charter of the United Nations, unless the Security Council decides to remove the matter from its agenda or calls upon the parties to settle it by the means provided for in this Convention.

2. A State Party which has made a declaration under paragraph 1 may at any time withdraw it, or agree to submit a dispute excluded by such declaration to any procedure specified in this Convention.

3. A State Party which has made a declaration under paragraph 1 shall not be entitled to submit any dispute falling within the excepted category of disputes to any procedure in this Convention as against another State Party, without the consent of that party.

4. If one of the States Parties has made a declaration under paragraph 1(a), any other State Party may submit any dispute falling within an excepted category against the declarant party to the procedure specified in such declaration.

5. A new declaration, or the withdrawal of a declaration, does not in any way affect proceedings pending before a court or tribunal in accordance with this article, unless the parties otherwise agree.

6. Declarations and notices of withdrawal of declarations under this article shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations, who shall transmit copies thereof to the States Parties.


ĐIỀU 299. Quyền của các bên trong việc thỏa thuận các thủ tục

1. Bất kỳ tranh chấp nào khi đã bị loại khỏi các thủ tục giải quyết các tranh chấp được trù định ở Mục 2 theo Điều 297 hoặc bằng một tuyên bố theo đúng Điều 298, thì chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo các thủ tục này qua sự thỏa thuận của các bên tranh chấp.

2. Không một quy định nào của mục này đụng chạm đến quyền của các bên tranh chấp trong việc thỏa thuận sử dụng một thủ tục khác để giải quyết vụ tranh chấp, hay thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp bằng sự giàn xếp ổn thỏa.

Article 299 Right of the parties to agree upon a procedure

1. A dispute excluded under article 297 or excepted by a declaration made under article 298 from the dispute settlement procedures provided for in section 2 may be submitted to such procedures only by agreement of the parties to the dispute.

2. Nothing in this section impairs the right of the parties to the dispute to agree to some other procedure for the settlement of such dispute or to reach an amicable settlement.



Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Black Movie - Festival international de films indépendants Genève 17/01/2025 - 26/01/2025 — Maison des arts du Grütli | 16, rue du Général-Dufour | 1204 Genève
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us