Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Hồi kí cố vấn Trung Quốc (11)

Hồi kí cố vấn Trung Quốc (11)

- Dương Danh Dy dịch và hiệu đính — published 30/03/2009 00:10, cập nhật lần cuối 30/03/2009 00:17
Phần phụ lục : Đại sự kí (chronologie)


Hồi kí cố vấn Trung Quốc (11)


Xem các phần đã công bố :

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)


ĐẠI SỰ KÝ
Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc
viện trợ Việt Nam chống Pháp



Năm 1950


Tháng 1-2

Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng Cộng sản Đông Dương bí mật thăm Trung Quốc, Liên Xô, đề xuất yêu cầu viện trợ Việt Nam với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định cử Đoàn cố vấn quân sự sang Việt Nam, đồng thời giúp đỡ vật chất giúp Việt Nam tiến hành chiến tranh chống Pháp. Trung tuần tháng giêng, La Quý Ba từ Bắc Kinh lên đường sang Việt Nam.

9/3

La Quý Ba đại diện liên lạc của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Bắc. Ngay hôm đó trao đổi với Hồ Chí Minh vấn đề tác chiến biên giới.

Tháng 3

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập đại đoàn 304. Trước đó, quân đội đã thành lập đại đoàn 308 và 312.

17/4

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc thông tri cho Dã chiến quân số 2, 3, 4 Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mời Dã chiến quân chọn điều động cố vấn các cấp của mỗi đại đoàn tổ chức thành Đoàn cố vấn quân sự sang Việt Nam.

27/6

Tại Di Niên đường Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức tiếp người phụ trách Đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm và một số cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên và nhân viên công tác, cho chỉ thị quan trọng về ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu công tác tại Việt Nam.

Thượng tuần tháng 7

Trần Canh làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đầu bộ phận cán bộ làm công tác cố vấn quân sự do Dã chiến quân số 2 điều động từ Vân Nam vào Việt Nam, hỗ trợ phía Việt Nam tổ chức chiến dịch biên giới và xử lý vấn đề liên quan đến viện trợ quân sự cho Việt Nam.

Hạ tuần tháng 7

Cán bộ và tuỳ tùng Đoàn cố vấn quân sự do Vi Quốc Thanh làm Đoàn trưởng, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm làm trợ thủ tất cả 250 người đến Nam Ninh, Quảng Tây tập huấn, truyền đạt, học tập chỉ thị quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và qua thảo luận nhiều lần vạch ra Qui tắc công tác của Đoàn cố vấn quân sự cần phải tuân theo.

25/7

Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thảo luận vấn đề liên quan chiến dịch Biên Giới, quyết định cử Võ Nguyên Giáp làm Bí thư đảng uỷ mặt trận, Tổng chỉ huy kiêm chính uỷ Bộ chỉ huy chiến dịch.

8/8

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc phê chuẩn 6 người Vi Quốc Thanh, Đặng Dật Phàm, Mã Tây Phu, Lý Văn Nhất, Đặng Thanh Hà tổ chức Đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự, Vi Quốc Thanh làm Bí thư, Đặng Dật Phàm làm Phó bí thư.

11/8

Đoàn cố vấn đi qua Tịnh Tây Quảng Tây vào biên giới Việt Nam, rạng sáng ngày hôm sau đến Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân Việt Nam ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. Ngày 13, phía Việt Nam triệu tập cuộc họp chào mừng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Trần Đăng Ninh phát biểu ý kiến.

14/8

Trần Canh dẫn một số cán bộ đến Bộ chỉ huy tiền phương Quảng Uyên, gặp Đoàn cố vấn quân sự, thảo luận với phía Việt Nam vạch kế hoạch tác chiến chiến dịch biên giới.

Các tổ cố vấn Đoàn cố vấn quân sự lần lượt đến các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam triển khai công tác.

16/8

Đảng uỷ mặt trận Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp thu kiến nghị của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự thảo luận thông qua phương án tác chiến chiến dịch Biên Giới đánh Đông Khê trước, cuối cùng tấn công Cao Bằng. Phương án tác chiến này được Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương phê chuẩn. Ngày 22, Trần Canh báo cáo phương án này cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 24, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện trả lời đồng ý.

23-24 tháng 8

Đảng uỷ mặt trận Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên các bộ đội tham gia chiến đấu chiến dịch Biên Giới, Võ Nguyên Giáp tuyên bố kế hoạch tác chiến chiến dịch, Trần Canh được mời phát biểu ý kiến.

11/9

Hồ Chí Minh đi thị sát mặt trận, tiếp lãnh đạo và một số cố vấn Đoàn cố vấn quân sự, và có bài phát biểu quan trọng trước cán bộ Quân đội nhân dân và đoàn cố vấn.

16/9

1-3 tháng 10

Binh đoàn Lepage quân Pháp đóng ở Thất Khê đưa quân lên phía bắc, binh đoàn Charton quân Pháp ở Cao Bằng bỏ chạy về phía nam. Trần Canh và Đoàn cố vấn hỗ trợ Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân điều chỉnh bố trí, tiến hành công kích hai cánh quân địch.

7/10

Quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt toàn bộ binh đoàn Lepage và binh đoàn Charton của Pháp.

10-23 tháng 10

Quân Pháp rút khỏi các thị xã, thị trấn Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, Yên Châu v.v.. chiến dịch Biên Giới kết thúc.

27-30 tháng 10

Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới ở Nam Sơn Việt Bắc, có cán bộ tiểu đoàn trở lên bộ đội tham gia chiến đấu tham gia, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng. Trần Canh được mời dự và có bài phát biểu dài.

1/11

Trần Canh hoàn thành nhiệm vụ đã định, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn, lên đường về nước.

Thượng tuần tháng 12

6/12

Pháp rút chỉ huy xâm lược Việt Nam, cử De Lattre de Tassigny làm Cao uỷ Pháp kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương,  thay thế Pignon và Carpentier.

Từ 25/12 đến 25/1/1951

Hỗ trợ Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch trung du sông Hồng.

27/12

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập Sư 312

Tháng 12

Giúp Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành công tác xây dựng cơ bản hậu cần, xây dựng và kiện toàn tổ chức hậu cần các cấp, xây dựng các chế độ điều lệ và tiêu chuẩn cung cấp v.v..


Năm 1951


Thượng tuần tháng 1

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị cán bộ công tác chính trị cấp trung đoàn trở lên của các bộ đội tham gia chiến đấu, tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị chiến dịch biên giới.

Tháng 2

Giúp Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức lớp huấn luyện luân lưu cán bộ đầu tiên. Sau đó liên tục tổ chức nhiều lớp huấn luyện luân lưu trọng điểm là bồi dưỡng cán bộ trung cao cấp, đào tạo rất nhiều cán bộ chính trị quân đội.

11-19 tháng 2

Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 tại Tuyên Quang. Tuyên bố thành lập Đảng Lao động Việt Nam và vạch ra Cương lĩnh, Điều lệ mới của Đảng. Đại hội quyết định phải xây dựng một quân đội nhân dân thật sự lớn mạnh với ba đặc điểm, dân tộc, nhân dân và dân chủ.

Tháng 2

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quân lần thứ nhất.

Hạ tuần tháng 2

Đoàn cố vấn quân sự và phía Việt Nam thảo luận vạch kế hoạch tác chiến chiến dịch Đông bắc.

Hạ tuần tháng 3

Giúp quân đội nhân dân tổ chức chỉ huy chiến dịch Đông bắc. Chiến dịch bắt đầu từ đêm 23-3 đến đầu tháng 4 kết thúc.

Tháng 5

Giúp Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân tổ chức lớp huấn luyện cán bộ hậu cần và cán bộ quân y. Sau đó nhiều lần tổ chức lớp huấn luyện luân lưu đào tạo rất nhiều cán bộ hậu cần và y tế.

Tháng 5

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập đại đoàn 316, 351.

28/5 đến 20/6

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch Ninh Bình.

Vi Quốc Thanh về nước chữa bệnh.

Giúp bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành chỉnh huấn quân sự với nội dung chính là chiến thuật vận động chiến và 5 kỹ thuật lớn, và tiến hành giáo dục tình hình “hai phe lớn” trọng điểm đối với cán bộ.

21-30 tháng 8

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác tuyên truyền giáo dục toàn quân lần thứ nhất, vấn đề chính là tăng cường lãnh đạo tư tưởng và xác định rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục chính trị, xác định phương châm giáo dục chính trị.

17/8 đến 4/9

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác phòng bệnh bảo vệ sức khoẻ tập trung giải quyết vấn đề phương châm công tác quân y v.v..

Tháng 11 – tháng 12

Đoàn cố vấn quân sự tập trung toàn thể cán bộ tập huấn, tổng kết một năm rưỡi công tác, tiến hành chỉnh đốn tư tưởng và tổ chức.

Thượng tuần tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Hoà Bình.

6/12

Mao Trạch Đông phê duyệt đồng ý ý kiến của Nhiếp Vinh Trăn, Vương Gia Tường, Dương Thượng Côn v.v.. trao đổi nêu ra, gộp cán bộ của Vi Quốc Thanh, La Quý Ba phụ trách thành Tổng đoàn cố vấn La Quý Ba làm Tổng cố vấn, cử một Phó tổng cố vấn lãnh đạo công tác quân sự.


Năm 1952


Nước Pháp cử Salan thay De Lattre làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, Letourneau làm Cao uỷ.

Tháng 1-2

Đoàn cố vấn quân sự tinh giản số người, một bộ phận cán bộ trung đoàn, đại đoàn và đại bộ phận cán bộ cấp tiểu đoàn lần lượt điều về nước.

16/2

La Quý Ba báo cáo với Quân uỷ Trung ương Trung Quốc ý kiến của đoàn cố vấn về kế hoạch tác chiến và chỉnh huấn năm 1952 của quân đội nhân dân, nêu ra trước mùa mưa tiếp tục triển khai chiến tranh du kích địch hậu là chính, đại bộ phận chủ lực tiến hành chỉnh huấn, chủ yếu là chỉnh huấn chính trị, sáu tháng cuối mở chiến dịch Tây Bắc, chuẩn bị năm tới tiến vào tác chiến ở Lào. Ngày 2-3, quân uỷ phê duyệt trả lời đồng ý.

Trung tuần tháng 3

Tổng Quân uỷ Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị mở rộng, nghiên cứu nhiệm vụ của năm 1952 và vấn đề đấu tranh sau lưng địch, La Quý Ba, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm được mời dự và phát biểu, nêu lên kiến nghị cụ thể liên quan đến vấn đề đấu tranh sau lưng địch.

Đầu tháng 4 đến tháng 8

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành chỉnh huấn chính trị. Đây là cuộc vận động cải tạo tư tưởng và giáo dục chính trị quy mô lớn đầu tiên của quân đội nhân dân.

10-30 tháng 4

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị quân y toàn quốc. Tổng kết công tác quân y năm 1951 và nghiên cứu của kế hoạch công tác quân y năm 1952.

20/5

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam áp dụng kiến nghị của Đoàn cố vấn quân sự, ra “nghị quyết về chế độ đảng uỷ trong bộ đội chủ lực”.

29/5

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc điện chỉ thị : Vi Quốc Thanh vì bị bệnh không thể trở sang Việt Nam công tác, La Quý Ba kiêm nhiệm Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự, Mai Gia Sinh làm Phó đoàn trưởng thứ nhất, Đặng Dật Phàm làm phó đoàn trưởng thứ hai.

15/6

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn bộ máy Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị hợp nhất.

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc theo yêu cầu của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, quyết định điều động hơn 10 cán bộ cấp đại đoàn, trung đoàn sang Việt Nam tăng cường công tác cố vấn ở cơ quan các Tổng cục và đại đoàn quân đội nhân dân. Hạ tuần, Lưu Thiếu Kỳ tiếp 6 đồng chí mới điều động chuẩn bị sang Việt Nam tại Trung Nam Hải và cho chỉ thị quan trọng.

11/7

La Quý Ba, Mai Gia Sinh báo cáo Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bố trí chiến dịch Tây Bắc chia hai đợt tác chiến. Ngày 22, Quân uỷ trở lời đồng ý về nguyên tắc.

Để tăng cường xây dựng Quân đội nhân dân, Đoàn cố vấn quân sự nêu ra với Tổng quân uỷ ý kiến về kế hoạch xây dựng công tác quân sự, chính trị, hậu cần.

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác tổ chức toàn quân lần thứ nhất, xây dựng đề cương chủ yếu công tác chi bộ, ra nghị quyết tăng cường xây dựng công tác chi bộ.

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam triệu tập hội nghị công tác địch vận toàn quốc, tập trung thảo luận vấn đề công tác tranh thủ ngụy quân.

Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị đảng uỷ trước chiến dịch Tây Bắc, thảo luận và thông qua phương án tác chiến Tây Bắc, lãnh đạo Đoàn cố vấn quân sự được mời dự hội nghị.

Tháng 8 đến tháng 9

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam chỉnh đốn biên chế trang bị và tiến hành chỉnh huấn quân sự.

4/9

Quân uỷ Trung ương, Ban liên lạc Trung ương Trung Quốc phê chuẩn Ban chấp hành đảng uỷ Đoàn cố vấn sau khi hợp nhất gồm có La Quý Ba, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm, Lý Văn Nhất, Mã Tây Phu, Kim Chiêu Điển, Trương Anh, Lý Hàm Trân, chỉ định La Quý Ba làm Bí thư.

Đầu tháng 9

Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, thảo luận và thông qua kế hoạch tác chiến Tây Bắc. La Quý Ba được mời dự hội nghị.

9/9

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên bộ đội tham gia chiến đấu truyền đạt thảo luận kế hoạch chiến dịch Tây Bắc. Hồ Chí Minh đích thân đến huấn thị Lãnh đạo đoàn cố vấn và một số cố vấn được mời tham dự.

Để bảo đảm quán triệt chấp hành chính sách dân tộc thiểu số và chính sách liên quan khác trong thời gian chiến dịch Tây Bắc, phía Việt Nam áp dụng kiến nghị của Đoàn cố vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban bố “ tám điều mệnh lệnh của Chính phủ gửi bộ đội và nhân dân vùng mới giải phóng ”, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ban bố cho toàn quân mười kỷ luật lớn và kỷ luật chiến trường.

29/9

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi điện hỏi thăm động viên cho La Quý Ba, và toàn thể cố vấn và nhân viên công tác đoàn cố vấn

Hồ Chí Minh bí mật đến Bắc Kinh, cùng lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn bạc trao đổi vấn đề tác chiến Tây Bắc và phương châm chiến lược từ nay về sau của Việt Nam v.v...

Tháng 10 đến tháng 12

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch Tây Bắc.

Thượng tuần tháng 10

Mai Gia Sinh dẫn một bộ phận cố vấn theo Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân lên mặt trận Tây Bắc.

14-23 tháng 10

Tác chiến đợt 1 chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Nghĩa Lộ.

16/10

Vi Quốc Thanh thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sang Việt Nam giúp Quân đội nhân dân tổ chức chỉ huy chiến dịch Tây Bắc. Ngày 24, từ Ban chỉ huy Đoàn cố vấn lên đường đi đến Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân ở Nghĩa Lộ để giúp công tác.

15/11-10/12

Tác chiến đợt 2 chiến dịch Tây Bắc giải phóng Sơn La. Cuối tháng 11, quân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, Quân đội nhân dân công kích không hiệu quả, chủ động ngừng công kích, kết thúc chiến dịch Tây Bắc.

Tháng 12

Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập Đại đoàn 325.


Năm 1953


Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, triệu tập hội nghị toàn thể lần thứ 4, thông qua “ phương án cương lĩnh về chính sách ruộng đất ”. Tháng 12, Hồ Chí Minh ban bố “ Pháp lệnh về chính sách ruộng đất ”.

Tháng 1

Vi Quốc Thanh về Bắc Kinh báo cáo tình hình và xin ý kiến công tác với Quân uỷ Trung ương.

3/2

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi điện cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc : thay đổi kế hoạch đánh Nà Sản trước mùa mưa, định tổ chức chiến dịch Thượng Lào trong tháng 4. Ngày 9, Trung ương Đảng Trung Quốc trả lời tán thành.

4/3

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện chỉ thị : đồng ý ý kiến của Đoàn cố vấn quân sự dự định kiến nghị phía Việt Nam tiến hành chỉnh quân chính trị vào năm 1953, và cho chỉ thị quan trọng. Ngày 8-4 Đoàn cố vấn quân sự nêu ra kiến nghị về chỉnh quân chính trị với Tổng quân uỷ Quân đội nhân dân.

5/3

Vi Quốc Thanh từ Bắc Kinh lên đường sang Việt Nam, giúp Quân đội nhân dân tổ chức chiến dịch Thượng Lào.

8/4 đến 3/5

Giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chỉ huy chiến dịch Thượng Lào.

Pháp lại thay đổi chỉ huy xâm lược Việt Nam, Navarre thay Salan làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch quân sự Navarre ra lò.

Trung ương Đảng Lao động và Tổng quân uỷ Việt Nam chấp nhận kiến nghị của Đoàn cố vấn, lần lượt họp hội nghị thảo luận, ra quyết định triển khai chỉnh quân chính trị trong toàn quân.

29/5

Ban bố chấp hành 14 điều “Qui tắc công tác đoàn cố vấn” của Đoàn cố vấn soạn thảo được Mao Trạch Đông đích thân sửa chữa, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn.

1/6

Tổng Quân uỷ Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên, Võ Nguyên Giáp truyền đạt quyết định chỉnh quân chính trị, lãnh đạo đoàn cố vấn được mời phát biểu ý kiến.

Giúp Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân biên soạn tài liệu chiến thuật công kiên và bồi dưỡng cán bộ theo tài liệu thống nhất, và tiến hành huấn luyện quân sự với bộ đội chủ lực.

Giúp Bộ Tổng Quân đội nhân dân tổ chức lớp tập huấn chỉnh quân chính trị cho cán bộ lãnh đạo tiểu đoàn trở lên, giúp trung đoàn 102, đại đoàn 308 tiến hành thí điểm chỉnh quân chính trị.

Tháng 7-8

Giúp Quân đội nhân dân tiến hành chỉnh quân chính trị.

29/8

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi điện cho La Quý Ba, đưa ra kế hoạch chiến lược đầu tiên tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng Bắc và Trung Lào, từng bước đẩy chiến trường xuống Nam Lào và Cao Miên uy hiếp Sài Gòn để tạo điều kiện, sau đó đánh lấy đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.

2/9

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tổ chức lễ trao huân chương tại nơi ở của Đoàn cố vấn, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến dự, trao huân chương và gắn kỷ niệm chương kháng chiến cho nhân viên đoàn cố vấn.

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác hậu cần toàn quân, tổng kết kinh nghiệm công tác hậu cần toàn quân, quyết định phương châm công tác hậu cần từ nay về sau.

23/9

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra “chỉ thị đối với công tác đoàn cố vấn”. Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh chỉ đạo công tác cố vấn.

10/10

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện Trung ương Đảng Lao động Việt Nam : quyết định Vi Quốc Thanh làm Tổng cố vấn quân sự, phụ trách công tác về mặt giúp tác chiến và xây dựng quân đội, La Quý Ba làm Tổng cố vấn chính trị, phụ trách công tác về mặt xây dựng công tác đảng địa phương và chính sách. Tháng 5 năm sau, tách bộ máy Đoàn cố vấn quân sự và đoàn cố vấn chính trị.

25/10

Vi Quốc Thanh đến Việt Nam, lập tức cùng với phía Việt Nam nghiên cứu vấn đề tác chiến mùa đông, giúp Quân đội nhân dân bố trí toàn diện tác chiến mùa đông, đánh lấy Lai Châu là chính, và tiến công Thượng Lào, Hạ Lào và khu vực bắc Tây Nguyên.

13/11

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thảo luận thông qua kế hoạch tác chiến mùa đông của Quân đội nhân dân.

Bộ Tổng Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên, truyền đạt kế hoạch tác chiến Tây Bắc lần thứ hai và tấn công mùa đông, Vi Quốc Thanh được mời phát biểu ý kiến tại hội nghị. Sau hội nghị Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh dẫn một bộ phận cố vấn theo Bộ chỉ huy tiền phương quân đội lên mặt trận Tây Bắc.

Thượng tuần tháng 12

Căn cứ vào tình hình thay đổi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh cùng phía Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh bố trí tác chiến, phía Việt Nam quyết định tác chiến ở Tây Bắc, chia làm hai bước, đánh Lai Châu trước, đánh Điện Biên Phủ sau. Ngày 8-12, Vi Quốc Thanh báo cáo kế hoạch này với Quân uỷ Trung ương Trung Quốc. Ngày 10, Quân uỷ Trung ương điện trả lời đồng ý.

6/12

Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thảo luận phê chuẩn kế hoạch điều chỉnh tác chiến Tây Bắc của Tổng quân uỷ đưa ra, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, và thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy tiền phương do Võ Nguyên Giáp làm Bí thư và Tổng chỉ huy.

7/12

Quân Pháp đóng ở Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phủ, Quân đội nhân dân lập tức giải phóng Lai Châu và truy kích địch, tiêu diệt một bộ phận.

Theo bố trí tác chiến mùa đông, Quân đội nhân dân tiến vào Trung Lào mở công kích vào quân địch, giải phóng phần lớn Trung Lào.


Năm 1954


14/1

Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ, Võ Nguyên Giáp truyền đạt kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh được mời phát biểu.

20/1 đến Thượng tuần tháng 2

Theo bố trí tác chiến mùa đông, bộ đội liên khu 5 Quân đội nhân dân tiến quân lên Tây Nguyên, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Bắc Tây Nguyên.

24/1

Do tình hình thay đổi Đoàn cố vấn và Bộ chỉ huy tiền phương bàn định, việc công kích Điện Biên Phủ trước định đánh nhanh thắng nhanh thay đổi lại thành đánh chắc thắng chắc, vững bước đẩy tới, từng bước tiêu diệt địch [Chú thích của Diễn Đàn : sự thực về quyết định quan trọng này, xem chú thích của chúng tôi ở các phần (3), (6) và (8)]

Hạ tuần tháng 1 đến Trung tuần tháng 2.

Đại đoàn 308 Quân đội nhân dân tiến lên Thượng Lào, lấy lại toàn bộ vùng lưu vực sông Nậm Hu, cô lập thêm địch ở Điện Biên Phủ.

Theo bố trí tác chiến mùa đông, Quân đội nhân dân giải phóng toàn tỉnh Mường Xay và phần lớn tỉnh Saravan Hạ Lào.

18/2

Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân lại triệu tập hội nghị cán bộ về vấn đề tác chiến tấn công Điện Biên Phủ, Hoàng Văn Thái báo cáo, Mai Gia Sinh được mời phát biểu ý kiến.

20/2 đến 3/3

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác bảo vệ toàn quân lần thứ nhất tổng kết công tác bảo vệ năm 1953, bố trí nhiệm vụ công tác bảo vệ năm 1954

Chu Ân Lai đề xuất để tranh thủ chủ động về ngoại giao, có thể tổ chức đánh vài trận thắng đẹp ở Việt Nam trước hội nghị Geneve hay không.

6-20 tháng 3

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác tổ chức toàn quân lần thứ hai, tổng kết kinh nghiệm công tác chi bộ trong bộ đội và kinh nghiệm đề bạt cán bộ thu đông 1953.

13/3

Tác chiến đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Đến ngày 17/3, Quân đội nhân dân chiếm lĩnh ba cụm cứ điểm bình phong phía bắc Điện Biên Phủ.

21/3

Đoàn cố vấn quân sự đề xuất “mấy kiến nghị công tác nhằm giành toàn thắng chiến dịch Điện Biên Phủ” với Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân, đề xuất ý kiến cụ thể về các biện pháp cần áp dụng trong các mặt công tác quân sự, chính trị và hậu cần sau tác chiến đợt 1.

30/3

Tác chiến đợt 2 Điện Biên Phủ bắt đầu. Sau khi Quân đội nhân dân tấn công mấy cứ điểm của quân Pháp, quân Pháp phản kích hai bên triển khai cuộc chiến giành giật quyết liệt.

Hạ tuần tháng 3 đến thượng tuần tháng 4

Ngày 27/3 và 4/4 Navarre hai lần phát thanh yêu cầu phía Việt Nam ngừng pháo kích sân bay Điện Biên Phủ để máy bay Hồng thập tự Pháp chở thương binh. Vi Quốc Thanh kiến nghị phía Việt Nam mặc kệ yêu cầu của Navarre.

4/4

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc điện cho Vi Quốc Thanh, đưa ra kế hoạch chính tranh thủ đầu tháng 5 kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ và chuẩn bị giải phóng vùng đồng bằng sông Hồng năm 1955, và cả kế hoạch xây dựng quân đội giúp Quân đội nhân dân tổ chức trang bị bộ đội pháo binh, công binh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến nói trên.

9/4

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc hai lần điện cho Vi Quốc Thanh, ra chỉ thị cụ thể đối với vấn đề chiến thuật công kích Điện Biên Phủ.

26/4

Hội nghị Geneve thảo luận vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương khai mạc.

28-30 tháng 4

Đảng uỷ mặt trận Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị mở rộng, quán triệt tinh thần hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nhấn mạnh khắc phục tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trong cán bộ, tăng cường kỷ luật tổ chức.

1/5

Tác chiến đợt 3 Điện Biên Phủ bắt đầu.

6-7 tháng 5

Quân đội nhân dân mở tổng công kích vào Điện Biên Phủ tiêu diệt toàn bộ quân địch đóng giữ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

8/5

Hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề Đông Dương.

Thượng tuần tháng 6

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định cử ba người, trong đó có Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Văn Tiến Dũng, đại biểu đàm phán đình chiến của hội nghị Genève tại Việt Nam [ họp tại Trung Giã] , và đề nghị Trung Quốc cử cố vấn đàm phán giúp công tác.

10/6

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng cục Chính trị quân uỷ phê chuẩn Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm, Trương Anh, Vu Bộ Huyết, Đổng Nhân, Từ Thành Công, Thẩm Kiên Như, Hứa Pháp Thiện, Như Phu Nhất, Sử Nhất Lương là uỷ viên Đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự, Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm là uỷ viên thường vụ. Vi Quốc Thanh là Bí thư, Đặng Dật Phàm là Phó bí thư.

Tháng 6 – tháng 7

Tuân theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, học tập văn kiện hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 4 khoá 7 của đảng tiến hành kiểm tra tư tưởng, tăng cường đoàn kết trong ngoài. Lãnh đạo đoàn cố vấn dẫn đầu kiểm điểm tư tưởng. Giúp Bộ tham mưu quân đội tiến hành tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc cử nhóm cố vấn pháo binh, công binh, giúp Quân đội nhân dân trang bị huấn luyện bộ đội pháo binh, công binh.

3-5 tháng 7

Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh hội đàm tại Liễu Châu Quảng Tây, trao đổi vấn đề đường giới tuyến phân chia nam bắc đình chiến quân sự Việt Nam. Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, Giả Phương v.v.. tham gia hội đàm.

10/7

Giả Phương làm cố vấn đàm phán đến Đoàn cố vấn quân sự, hỗ trợ Việt Nam tiến hành đàm phán đình chiến quân sự.

20/7

Ký “Hiệp định Genève”, kết thúc chiến tranh Đông Dương. Ngày hôm sau, hội nghị công bố “Tuyên ngôn chính trị” và “Hiệp định đình chiến Đông Dương”.

22/7

Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân ra lệnh ngừng bắn trên chiến trường Việt Nam. Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

Giúp Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành công tác chỉnh đốn biên chế toàn quân.

Giúp Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành giáo dục tình hình và nhiệm vụ mới, chính sách kỷ luật và Quân đội nhân dân mãi mãi là một đội quân chiến đấu.

25/8

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định thành lập Đại sứ quan tại Việt Nam và dự định rút Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị. Mai Gia Sinh và một bộ phận cố vấn cấp đại đoàn, trung đoàn đang nghỉ ở Bắc Kinh không trở lại Việt Nam công tác nữa.

10/10

Quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Hạ tuần, Đoàn cố vấn quân sự theo Bộ Tổng Quân đội nhân dân về Hà Nội.

20/10 đến 8/11

Để làm tốt việc chuẩn bị huấn luyện quân đội có hệ thống cho bộ đội chủ lực, giúp Quân đội nhân dân tập huấn phương pháp giảng dạy cán bộ tiểu đoàn trở lên.

5-15 tháng 11

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác truyên truyền giáo dục toàn quân lần thứ hai, tổng kết công tác hai năm qua, thảo luận đề cương huấn luyện, chính trị.

20/11

Giúp Quân đội nhân dân hoàn thành công tác chỉnh đốn biên chế của 6 đại đoàn chủ lực và 4 đại đoàn pháo binh.

21/11 đến 1/12

Tổng Quân uỷ Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung cao cấp, Võ Nguyên Giáp truyền đạt tinh thần hội nghị tháng 9 của Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đọc báo cáo “nỗ lực từng bước xây dựng Quân đội nhân dân chính quy hoá, hiện đại hoá”. 22 cán bộ Đoàn cố vấn quân sự được mời tham gia.

19/12

Sau khi đi nghỉ ở Bắc Kinh, Vi Quốc Thanh trở lại Ban chỉ huy Đoàn cố vấn quân sự tại Hà Nội, giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân nghiên cứu vấn đề xây dựng quân đội và phương án tác chiến tương lai v.v..

Nhân viên nhóm hàng không dân dụng Đoàn cố vấn quân sự lần lượt đến Hà Nội giúp phía Việt Nam tiếp thu sân bay Gia Lâm, xây dựng công tác hàng không dân dụng.


Năm 1955


Để từng bước thực hiện chính quy hoá hiện đại hoá, giúp bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành huấn luyện quân chính có hệ thống thời gian 6 tháng.

Giúp Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành học tập lý luận cơ bản chủ nghĩa Mac – Lênin có hệ thống đối với cán bộ trung cao cấp.

Vi Quốc Thanh và một số cố vấn theo Võ Nguyên Giáp đi khảo sát địa hình vùng ven biển bắc vĩ tuyến 17, sau khi về cùng nghiên cứu vấn đề tác chiến tương lai.

Giúp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân tiến hành tổng kết công tác chính trị toàn quân và soạn thảo điều lệ (dự thảo) công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

25/6 đến 15/7

Cùng lúc với Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam có Vi Quốc Thanh tháp tùng bí mật đến Bắc Kinh, cùng với Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và đại biểu phía Trung Quốc trao đổi vấn đề kế hoạch xây dựng quân đội Việt Nam, phương án tác chiến tương lai.

Giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân vạch kế hoạch huấn luyện quân sự thời gian 6 tháng lần thứ 2 và một lần nữa tổ chức tập huấn phương pháp giảng dạy cho cán bộ tiểu đoàn trở lên.

Vi Quốc Thanh từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội. Ngày 29, truyền đạt chỉ thị của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình về rút dần công tác của đoàn cố vấn cho cán bộ đại đoàn trở lên trong Đoàn cố vấn quân sự.

Thượng tuần tháng 9

Đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự xác định, toàn bộ cố vấn chia làm ba đợt về nước, rút hết vào mùa xuân năm sau. Sau đó Đặng Dật Phàm và một bộ nhận nhân viên cố vấn về nước.

Trường pháo binh và trường công binh được đoàn cố vấn giúp Quân đội nhân dân thành lập kế tiếp khai giảng. Trung tuần tháng 10 đến thượng tuần tháng 12. Võ Nguyên Giáp dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam, có Vi Quốc Thanh bí mật đến Bắc Kinh lần thứ hai, cùng lãnh đạo quân uỷ Trung ương Trung Quốc Bành Đức Hoài và đại biểu phía Liên Xô trao đổi về kế hoạch xây dựng quân đội Việt Nam và phương án tác chiến tương lai.

24/12

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra “quyết định về rút Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam và chuyển sang cử chuyên gia quân sự”. Đồng thời Bành Đức Hoài gửi thư báo cho Võ Nguyên Giáp về việc rút Đoàn cố vấn quân sự tại Việt Nam.

Vi Quốc Thanh mang thư của Bành Đức Hoài gửi Võ Nguyên Giáp đến Hà Nội, giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân tiến hành một số công việc đã thảo luận ở Bắc Kinh.


Năm 1956


13/1

Lại một đợt nữa nhân viên đoàn cố vấn quân sự về nước.

Vi Quốc Thanh hoàn thành nhiệm vụ công tác tại Việt Nam cùng với nhân viên Đoàn cố vấn quân sự đợt cuối cùng về nước. Đoàn cố vấn quân sự hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bộ máy tổ chức giải thể.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Black Movie - Festival international de films indépendants Genève 17/01/2025 - 26/01/2025 — Maison des arts du Grütli | 16, rue du Général-Dufour | 1204 Genève
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us