Hồi kí cố vấn Trung Quốc (9)
Hồi kí cố vấn Trung Quốc (9)
NHÌN LẠI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Như Phụng Nhất
Đọc các phần trước :
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Sau khi ký kết
hiệp
định đàm
phán đình chiến Triều Tiên ngày
27/7/1953 tình hình chiến trường Đông
Dương trở thành vấn đề được
mọi người rất quan tâm. Trận Điện
Biên Phủ đã thực tế trở
thành tiêu điểm giải quyết vấn
đề này. Nhân dân cách mạng
toàn thế giới đều khao khát cuộc
đấu tranh của nhân dân Việt Nam
giành được thắng lợi. Nhìn
lại tác chiến Điện Biên Phủ,
quả thực có rất nhiều cảm xúc.
Lúc đó, dưới sự lãnh đạo
của Chánh phó Tổng cố vấn Đoàn
cố vấn quân sự Trung Quốc cử sang
Việt Nam người viết bài này đã
tham gia cả quá trình thai nghén, chuẩn
bị, tổ chức và thực thi tác
chiến đông xuân 1953/1954 của Quân
đội nhân dân Việt Nam. Bây giờ
vẫn còn đọng trong trí nhớ, nhìn
lại mấy vấn đề dưới đây.
I
Chiến dịch đông xuân 1953/1954 của Quân đội nhân dân Việt Nam rốt cuộc nên chọn hướng nào, vùng nào để tiến hành, tiếp tục lên vùng Tây Bắc, vùng Thượng, Trung Lào nơi phạm vi hoạt động rộng lớn, sự thống trị của địch bạc nhược, binh lực phân tán, bố phòng không kiên cố để tìm cơ hội tác chiến, hay là về đồng bằng sông Hồng nơi trọng binh địch tập kết, bố phòng kiên cố, phạm vi hoạt động chật hẹp để tìm cơ hội tác chiến, đây là chỗ bất đồng quan trọng về lựa chọn hướng tác chiến tồn tại trong thời gian khá dài giữa đồng chí lãnh đạo đoàn cố vấn và cán bộ lãnh đạo của Quân đội nhân dân lúc bấy giờ. Rất rõ ràng, cái trước là tìm điểm yếu đánh, cái sau xông vào chỗ cứng. Theo tình hình chiến trường Đông Dương và thực lực, trình độ chiến thuật, kỹ thuật, tố chất tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ thì không nên tiến hành tác chiến công kiên ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Để giải quyết vấn đề này, hạ tuần tháng 5 năm 1953, lãnh đạo Đoàn cố vấn quân sự cùng với nhà cầm quyền tối cao Quân đội nhân dân lúc bấy giờ bàn bạc quyết định, tập trung một bộ phận cán bộ cao cấp hiệp đồng với bộ phận cố vấn thành lập ban biên tập và thẩm định, thông qua nghiên cứu đặc điểm bố phòng của địch, biên soạn tài liệu quân sự, tập huấn cán bộ, để thống nhất tư tưởng tác chiến. Nhiệm vụ này trải qua thời gian hơn 5 tháng đến hội nghị tác chiến Quân đội nhân dân tháng 11/1953, mới hoàn thành, đã hình thành phương án ý tưởng chủ lực tiến quân lên Tây Bắc, đánh lấy Lai Châu tác chiến ở hướng Thượng, Trung Lào. Phát biểu của đồng chí Vi Quốc Thanh, Tổng cố vấn quân sự tại hội nghị tác chiến quân đội nhân dân ngày 24/11/1953 đã có tác dụng hết sức quan trọng đối với việc hình thành từng bước phương án tác chiến này. Lúc đó, đồng chí lấy những sự thật sinh động của Trung ương Đảng ta kiên trì biến khu Thiểm, Cam, Ninh 13 năm và cuối cùng giành được thắng lợi toàn quốc, trình bày sâu sắc ý nghĩa chiến lược sâu xa của chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên Tây Bắc và Thượng, Trung Lào tác chiến, đã thuyết phục mạnh mẽ cán bộ cao cấp trong Quân đội nhân dân có ý kiến bất đồng đối với tác chiến ở vùng Tây Bắc không ít cán bộ Quân đội nhân dân nói phát biểu của đồng chí cố vấn rất có sức thuyết phục, thực sự đã giải quyết về mặt tư tưởng vấn đề tiếp tục lên Tây Bắc tác chiến.
Kế đến là quyết sách tiến quân lên Trung Lào tác chiến đã có tác dụng thúc đẩy đối với sự hình thành phương án tác chiến nói trên. Lúc đó quân Pháp đang tập trung một bộ phận binh lực cơ động tiến hành “càn quét” ở Nam Bộ. Để phối hợp tác chiến ở miền nam, đồng chí La Quý Ba lãnh đạo đoàn cố vấn từng kiến nghị với phía Việt Nam tại ngã ba quốc lộ 8, quốc lộ 12, chạy dọc theo dãy núi Trường Sơn xuyên qua quốc lộ 9 làm một con đường chạy thẳng tới Nam Bộ (tức sau này người ta gọi là đường mòn Hồ Chí Minh), khai thông liên hệ giữa Nam Bộ và Bắc Bộ. Trong khi cùng với Cục Tác chiến Việt Nam trao đổi vấn đề này và nghiên cứu tình hình địch, phát hiện binh lực địch phân bố trên quốc lộ 8, 12 rất mỏng yếu. Hai tiểu đoàn địch bố trí trong 38 cứ điểm, mỗi cứ điểm lớn là một đại đội, nhỏ là một tiểu đội, đông tây kéo dài 150 km, nam bắc cách nhau hơn 100 km. Quân đội nhân dân Việt Nam đồng ý kiến nghị của đoàn cố vấn, quyết định tháng 12/1953 tiến quân lên Trung Lào quét sạch cứ điểm của địch phân tán trên quốc lộ 8, 12. Hai trung đoàn của đại đoàn 304 chấp hành nhiệm vụ này rất thuận lợi, trong thời gian rất ngắn đã tiêu diệt hoàn toàn hai tiểu đoàn địch trên hai quốc lộ này, trực tiếp áp sát Thakhẹt, Savanakhet. Lúc này địch điều động tám, chín tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Trung Lào. Hành động này một lần nữa phân tán binh lực cơ động của địch. Mặc dù bộ đội tiến đến Trung Lào tiến triển không lớn sau khi địch tăng viện, nhưng quần nhau với địch trong thời gian dài ở Thakhẹt, Savanakhẹt và đường 9, đã kiềm chế binh lực cơ động của địch, làm cho chúng không thể điều đi nơi khác, chi viện mạnh mẽ cho tác chiến ở chiến trường Tây Bắc. Thắng lợi của tiến quân lên Trung Lào cũng có lợi cho khai thông tư tưởng của cán bộ quân đội nhân dân lên vùng tây bắc và vùng binh lực địch mỏng yếu tác chiến.
Mục tiêu tiến quân lên Tây Bắc dự tính đấy lấy Nà Sản. Do địch ở Nà Sản tháng 8 bỏ chạy, sau chuyển sang công kích Lai Châu. Khi chủ lực quân đội Việt Nam đang chuẩn bị tiến quân lên Tây Bắc, thì bọn địch ở Lai Châu có triệu chứng rút lui, nhưng đồng thời địch cho 4 tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và không ngừng tăng thêm. Sau khi chủ lực quân đội Việt Nam tiêu diệt một bộ phận địch trong vận động lên Thượng Lào và vùng Lai Châu quay về bao vây Điện Biên Phủ. Đây chính là nguyên nhân của sự tác chiến Điện Biên Phủ.
II
Đi đôi với giải quyết vấn đề chọn hướng, vùng tác chiển trong cán bộ lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam, còn phải giải quyết vấn đề “ đánh trận gì, đánh như thế nào ” trong bộ đội.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, đến năm 1953 ở Bắc Bộ có 5 đại đoàn bộ đội chính quy. Ngoài một đại đoàn (đại đoàn 320) thường xuyên phân tán ở vùng tả, hữu ngạn đồng bằng sông Hồng để kiên trì chiến tranh du kích đồng bằng ra, có thể tập trung bốn đại đoàn chính quy tác chiến cơ động. Những bộ đội này từ đánh du kích phân tán, từng bước phát triển lên có thể đánh vận động quy mô như chiến dịch biên giới, cũng có thể đánh công kiên quy mô một lần tiêu diệt hai ba tiểu đoàn như chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc, Thượng Lào. Nhưng đánh công kiên, quy mô lớn hơn, thời gian kéo dài hơn thì chưa trải qua. Khi nghiên cứu đánh cứ điểm Nà Sản, một cán bộ phụ trách quân đội nhân dân thổ lộ với tác giả : “ Nếu binh lực bố phòng của địch trong vòng 6 tiểu đoàn thì chắc chắn tiêu diệt; nếu địch bố phòng 8 tiểu đoàn, có thể miễn cưỡng đánh được, nhưng không chắc lắm ”.
Cùng với sự phát triển của tình hình đấu tranh bố phòng cụm cứ điểm có tính tập đoàn của địch xuất hiện, làm cho phương thức đánh công kiên mang tính tập kích trước đây đã không thể thích ứng với nhu cầu của tác chiến, hơn nữa, bộ đội đã bắt đầu trang bị lựu pháo 105 và vũ khí cao xạ phòng không. Như vậy một loạt vấn đề mở thông đường, xây trận địa, sửa đường, tập kết lương thực súng đạn v.v... đều là những vấn đề thực hiện mới đối với đông đảo cán bộ chỉ huy quân đội nhân dân. Để giải quyết mâu thuẫn trên đây, khi xác định nhiệm vụ thành lập Ban biên tập thẩm định, đồng chí Vi Quốc Thanh Tổng cố vấn Đoàn cố vấn quân sự nhấn mạnh phải làm tốt cơ sở bảo đảm chiến thuật cho chiến dịch Đông xuân. Đồng chí nêu lên cụ thể : phía ta xây dựng đề cương giao cho cán bộ phía ban tổ chức nghiên cứu chiến thuật, thông qua nghiên cứu chú trọng tìm hiểu tình hình, biên soạn tài liệu quân sự, chủ yếu là chiến đấu công kiên, viết từ động tác của người lính, viết đến chiến thuật công kiên hợp thành của tiểu đội, trung đội, đại đội tiểu đoàn cho đến trung đoàn, lấy cứ điểm Nà Sản vùng Tây Bắc lúc bấy giờ làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, khảo sát và chọn tốt bài diễn tập, tổ chức diễn tập, huấn luyện một tốp giáo viên, chuẩn bị tốt cho huấn luyện quân sự bộ đội trước chiến dịch, nghiêm túc làm tốt bảo đảm chiến thuật cho chiến dịch Đông xuân.
Ngày 29/5/1953, khi triệu tập một số đồng chí cố vấn bàn về giáo dục chiến thuật công kiên cho bộ đội phía bạn, đồng chí Vi Quốc Thanh nhấn mạnh : “ Phải xoay chuyển tư tưởng của bộ đội không muốn làm công sự, phải học biết xây công sự, thao tác cuối cùng, xây dựng trận địa tấn công ; học biết đào hào, tích trữ lương thực, đạn dược, sử dụng hoả pháo, phải học biết khống chế sân bay địch, nghiên cứu đặc điểm của địch có thể tốn ít thời gian hơn, biên soạn tài liệu và huấn luyện bộ đội công kiên cần phải tốn nhiều thời gian, biên soạn tài liệu không những giải quyết vấn đề tác chiến hiện thực mà còn phải đặt cơ sở mạnh mẽ cho tác chiến công kiên sau này. Điều đó vừa phải có nội dung tương đối toàn diện, lại cần phải làm nổi bật trọng điểm. Phải coi đó là một chuyển biến về tư tưởng chiến thuật của quân đội Việt Nam ”. Đồng chí còn nhấn mạnh nói, tác chiến Đông Xuân có ý nghĩa quan trọng đối với sự chuyển biến tình hình Việt Nam từ nay về sau, vì vậy cần phải coi công tác hiện nay là nhiệm vụ tác chiến để hoàn thành. Thực tiễn chứng minh, những ý kiến này hoàn toàn phù hợp tình hình chiến trường Đông Dương lúc bấy giờ và thực tế của bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 30/5/1953, sau khi nghe Ban biên tập thẩm định báo cáo vấn đề biên soạn tài liệu giảng dạy Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ngoài việc nói thêm tầm quan trọng của biên soạn tài liệu giảng dạy còn nhấn manh : phải lấy học tập kinh nghiệm của Trung Quốc làm chính, phải giáo dục Quân đội nhân dân cần phải học thật tốt kinh nghiệm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ban biên tập và thẩm định gồm số ít cố vấn, đồng chí phụ trách ban ngành liên quan của Bộ Tổng Quân đội nhân dân và một số đồng chí phụ trách của các đại đoàn tổ thành, bắt đầu từ tháng 6 năm 1953 bắt tay nghiên cứu tình hình hai bên địch ta, áp dụng phương pháp vừa nghiên cứu, vừa biên soạn vừa thẩm tra, vừa sửa chữa bản thảo, tiến hành công việc biên soạn giáo trình. Quá trình này trên thực tế cũng là quá trình khai thông tư tưởng tác chiến của cán bộ biên soạn. Kết hợp với tiến hành công tác biên soạn, chúng ta không ngừng giới thiệu kinh nghiệm liên quan. Tháng 7 công việc biên soạn giáo trình cơ bản hoàn thành, tháng 8 bắt đầu khảo sát, lực chọn địa điểm diễn tập và chuẩn bị phương án diễn tập, tháng 9 bắt đầu tập huấn và diễn tập làm mẫu cho cán bộ trung đoàn trở lên. Những hoạt động này đã làm tương đối tốt công việc chuẩn bị huấn luyện, quân sự của Quân đội nhân dân.
Sau khi xem giáo trình biên soạn, Võ Nguyên Giáp biểu thị tán thành, đồng thời nêu ra : có thể bổ sung cụ thể một số đặc điểm tác chiến ban đêm và nội dung mấy cách đánh trong tình hình khác nhau được không, đồng thời nêu lên trong giáo trình nội dung hợp đồng giữa bộ binh, pháo binh yêu cầu đối với cán bộ của họ có cao hơn được không : đối với những vấn đề này, nhóm biên soạn đều có bổ sung và sửa đổi, điều chỉnh cần thiết trong thẩm định lại. Đoàn cố vấn quân sự và Bộ Tổng quân đội Việt Nam sau khi trao đổi cho rằng, trong tháng 9 nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ tập huấn cán bộ, đợt đầu huấn luyện cấp phó, đợt hai huấn luyện cấp trưởng. Với sự hiệp đồng giữa cố vấn Trung Quốc và Ban biên tập thẩm định đã thực hiện thuận lợi nhiệm vụ huấn luyện cán bộ theo thời gian đã định. Để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cán bộ nói trên, các đồng chí lãnh đạo Đoàn cố vấn quân sự đã nhiều lần dặn dò các đồng chí cố vấn liên quan cần phải kiên trì nguyên tắc công tác và phương pháp công tác đúng đắn. Yêu cầu các đồng chí cố vấn coi trọng cao độ về tư tưởng nghiêm túc, thành khẩn, khiêm tốn, kiên nhẫn và tỉ mỉ về thái độ, nhấn mạnh chỉ được làm tốt, không được làm xấu. Đồng thời nhiều lần vạch rõ : ở trong nước, công tác làm sai dễ sửa chữa, làm cố vấn, công tác làm sai thì không dễ sửa chữa cho nên phải làm việc hết sức tỉ mỉ thận trọng. Lãnh đạo đoàn cố vấn còn đặc biệt nhấn mạnh ; không nên lấy trình độ quân đội Trung Quốc để đánh giá trình độ của quân đội bạn, không nên chỉ thấy khuyết điểm của bộ đội bạn, mà phải thấy nhiều ưu điểm của họ, những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến phương châm chính sách càng phải thận trọng xem xét, nhiều thỉnh thị báo cáo, không nên bày tỏ thái độ một cách tuỳ tiện hời hợt. Các cố vấn đã nghiêm chỉnh quán triệt chấp hành những yêu cầu và nguyên tắc đó trong thực tiễn công tác.
III
Trên cơ sở cơ bản thống nhất tư tưởng và làm tốt bảo đảm chiến thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến quân lên vùng Tây Bắc Việt Nam, vào trung tuần tháng 11/1953. Trong quá trình tiến quân, một vấn đề hiện thực đặt ra trước mắt bộ đội chủ lực lúc bấy giờ là : có nên giữ thái độ tích cực tranh thủ tiêu diệt bọn địch ở Lai Châu hay không ? Trong tình hình binh lực địch ở Điện Biên Phủ tăng lên trên 15 tiểu đoàn còn dám đánh hay không ? Đồng thời một loạt vấn đề tuyến đường cung cấp lên Tây Bắc khá dài, tình trạng đường vận tải tương đối kém, các vũ khí nặng như lựu pháo 105, cao xạ pháo 37 v.v... đều lần đầu vận động đường xa, mở thông đường, xây dựng trận địa bộ đội cung cấp v.v... đã làm cho rất nhiều đồng chí quân đội Việt Nam cảm thấy khó khăn rất lớn, lo lắng rất nhiều. Vì vậy trên đường hành quân, bộ đội hơi lề mề, ba ngày hành quân thì nghỉ một ngày, đi một tuần nghỉ hai, ba ngày. Mỗi ngày hành quân chỉ được 25 km. Hành trình 200 km, dự tính đi 20 ngày.
Bọn địch ở Lai Châu trên thực tế chỉ có 1 tiểu đoàn bộ binh và hơn 10 đại đội vũ trang địa phương. Khi phát hiện địch rút về Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam sử dụng hai trung đoàn bộ binh truy kích tiêu diệt. Bộ đội cử đi chưa thể áp dụng phương thức bôn tập tích cực, hoặc chặn đánh mai phục giữa đường, để tiêu diệt, mà là tiến hành theo cách thông thường, làm cho phần lớn quân địch chạy thoát, chỉ bắt sống được bảy tám chục tên tản mát giữa đường. Lúc đó có người bàn tán rằng : cứ điểm Lai Châu gần biên giới Trung Quốc, đánh Lai Châu để người Trung Quốc đánh, đánh cho Trung Quốc. Thật là luận điệu kỳ lạ. Trong khi bộ đội hành quân, Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam có đồng chí hai lần thăm dò ý kiến của cố vấn : “ Binh lực của địch ở Điện Biên Phủ tăng lên trên 10 tiểu đoàn, làm thế nào ? Tăng lên trên 15 tiểu đoàn làm thế nào ? ”. Có ý là đánh hay không ? Chứng tỏ quân đội Việt Nam có cán bộ băn khoăn lo lắng rất nhiều đối với công phá cứ điểm có trên 10 tiểu đoàn binh lực đóng giữ. Sau khi quân địch ở Điện Biên Phủ bị bao vây, do ở gần chiến trường đều là rừng núi, không có đường đi, lựu pháo 105, cao xạ pháo 37 lần đầu tiên ra trận đi vào trận địa cực kỳ khó khăn. Sau khi Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp nghiên cứu quyết định động viên cán bộ chiến sĩ dùng sức người kéo pháo, bắt đầu mỗi ngày kéo 500 mét, 1000 mét về sau mỗi ngày có thể kéo ba đến năm kilômét vừa kéo pháo vừa làm đường gần một tháng mới đưa đại pháo vào trận địa dự kiến.
Đang lúc tiền phương tiến hành chuẩn bị tác chiến khẩn trương, ngày 23/11/1953 Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN Văn Tiến Dũng cử Cục trưởng Tác chiến Hà Văn Lâu gặp cố vấn Trung Quốc bàn vấn đề. Hà Văn Lâu trình bày bọn địch ở hai nơi Điện Biên Phủ, Trung Lào đều tăng trọng binh, tấn công Điện Biên Phủ có thể gặp khá nhiều khó khăn, đồng thời cảm thấy tuyến đường cung cấp cho hai hướng tác chiến tương đối dài, cung cấp có không ít khó khăn. Lúc đó tôi trả lời rằng : “ Binh lực cơ động đội dự bị chiến lược của địch đều bị ta phân tán, binh lực ta đã tập trung, đang là thời cơ tốt cho hai nơi tiêu diệt địch ”. Tôi còn nói : “ Khi hai trung đoàn của đại đoàn 304 tiến quân lên Trung Lào, vấn đề lo lắng lớn nhất là cung cấp khó khăn, nhưng sau khi bộ đội tiến lên đã đánh thắng trận, Liên khu 4 từng báo cáo nói Trung Lào có tăng thêm hai trung đoàn thì về cung cấp cũng không thành vấn đề. Bây giờ vẫn là binh lực của hai trung đoàn trước đây, đang phát triển thắng lợi, mở rộng chiến quả lại chưa tăng quân có chút khó khăn cũng có thể khắc phục được. Khi bộ đội chủ lực tiến quân lên Tây Bắc mọi người lo lắng lớn nhất cũng là vấn đề cung cấp, kết quả vẫn chẳng phải là khắc phục một cách thắng lợi đó sao ! Tôi lại nói vấn đề bây giờ là phải dám khắc phục khó khăn để giành thắng lợi, không nên sợ khó khăn quá đáng ”. Nghe những ý kiến này, hai đồng chí Văn Tiến Dũng và Hà Văn Lâu vui vẻ gật đầu tán thành. Sau đó tôi nghĩ, lần hẹn gặp này phải chăng định dùng phương thức đó để yêu cầu viện trợ mới nhưng do phía bạn trong trao đổi không đề cập đến vấn đề này, nên tôi cũng không tiện nói nhiều, chỉ phân tích cần thiết theo vấn đề tình thế. Trên thực tế, trong tác chiến Điện Biên Phủ ngoài kế hoạch năm ra Trung Quốc đã tăng thêm viện trợ rất nhiều vật tư quân sự.
IV
Tình hình địch ở Điện Biên Phủ không ngừng tăng quân và bộ đội Việt Nam từng bước hoàn thành thế bao vây địch, thời gian công tác chuẩn bị đã hơn hai tháng. Lúc này dám phát động công kích hay không, công kích vào lúc nào là vấn đề suy xét rất nhiều của những người chỉ huy tiền phương phía bạn. Vì vậy Chánh, Phó Tổng cố vấn Đoàn cố vấn quân sự đích thân ra mặt trận, cùng với các đồng chí Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất ý kiến từ khảo sát đến bố trí, từ chiến thuật đến kỹ thuật, lựa chọn điểm công kích như thế nào, xoay quanh vấn đề tập trung binh lực, hoả lực như thế nào và xây dựng trận địa công kích như thế nào v.v.., và nghiêm chỉnh thông qua các đồng chí cố vấn của đại đoàn đi vào phân đội hỗ trợ cụ thể, tổ chức thực hiện.
Bài này không có nhiều thông tin chi tiết như bài của Vu Hoa Thầm (phần 3), Vương Nghiên Tuyền (phần 6), Trương Quảng Hoa (phần 8), nhưng có phần trung thực hơn. Ít ra, Như Phụng Nhất không dám bịa đặt về công lao của Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh trong quyết định ngày 25.1.1953 đổi cách đánh Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đứng trước binh lực hơn 20 tiểu đoàn địch đóng giữ Điện Biên Phủ lúc bấy giờ và công sự phòng ngự tập đoàn cứ điểm có diện tích rộng, vấn đề then chốt là : “ trận đầu ” phải thắng, nhưng làm thế nào để thắng. Điều đó liên quan đến toàn bộ chiến dịch có thể đánh liên tục, không ngừng, tiêu diệt toàn bộ, giành toàn thắng hay không. Vì vậy, lúc đó cùng với Bộ chỉ huy tiền phương nghiên cứu quyết định, xác định “ trận đầu ” dùng hai đại đoàn chủ lực cùng một lúc tấn công tiêu diệt cứ điểm một tiểu đoàn địch. Để nắm chắc thắng lợi hơn, Bộ chỉ huy tiền phương đã tạm thời thay đổi thành lần lượt công kích, tức là đêm 13/3 đại đoàn 312 công kích trước một tiểu đoàn địch ở cứ điểm Him Lam, đêm 14 đại đoàn 308 công kích một tiểu đoàn địch ở đồi Độc Lập. Như vậy hai tiểu đoàn lựu pháo 105 của phía Việt Nam có thể sử dụng tập trung hoả lực mức độ lớn hơn, càng nắm chắc chiến thắng hơn. Sau này xem lại, quyết định và thay đổi như thế là đúng đắn. Tấn công cứ điểm Him Lam rất thuận lợi lúc 20h tiêu diệt toàn bộ địch đóng giữ, chiếm lĩnh cứ điểm. Đêm 14, đại đoàn 308 mở công kích vào bọn địch ở đồi Độc Lập theo kế hoạch, pháo bộ binh đi theo chưa đến kịp giờ, sau khi bắt đầu công kích, hoả lực gián đoạn một hồi, bọn địch lập tức báo cáo lên trên “đêm nay bình yên vô sự”, không ngờ lúc tờ mờ sáng, bộ đội Việt Nam lại bắt đầu tấn công địch buộc phải đầu hàng trong hoảng loạn. Bọn địch chi viện cũng hoảng sợ rút lui trước sự pháo kích của phía Việt Nam.
Sau khi địch đóng giữ ở Him Lam và đồi Độc Lập bị tiêu diệt hoàn toàn, một tiểu đoàn quân nguỵ đóng giữ Bản Kéo hoang mang cực độ. Đêm 17, hai đại đội và hai trung đội này đầu hàng phía Việt Nam. Như vậy tác chiến Điện Biên Phủ trận đầu phải thắng chính thức mở màn, hai đêm tiêu diệt gọn nhẹ hai tiểu đoàn địch. Sau đó bộ đội Việt Nam chuyển vào tổng kết kinh nghiệm “ trận đầu ” và chuẩn bị khẩn trương cho tác chiến đợt hai. Tác chiến đợt hai qua hai tuần chuẩn bị, đêm 30/3 chính thức nổ súng, về bố trí phía Việt Nam dùng ba đại đoàn mỗi đại đoàn chọn một cứ điểm địch trước mặt để công kích. Sau khi thuận lợi phát triển vào sâu bên trong theo hướng phát triển của mỗi đại đoàn dự định cho đến khi đạt mục đích cuối cùng tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Sau khi mở công kích, bộ đội qua một đêm chiến đấu ác liệt chỉ chiếm được các cứ điểm trước mặt. Vì gặp phải cụm cứ điểm bên trong của địch phản kích dữ dội, vô kế khả thi, công kích liên tục năm đêm đều tiến triển không lớn. Thậm chí có bộ đội cơ chế hỗn loạn, mất khả năng đánh tiếp, lần lượt lợi dụng công sự địch chiếm được, cố giữ trận địa đã chiếm, chuyển vào phòng ngự, hình thành thế cầm cự với địch... Lúc này lại triệu tập hội nghị cán bộ, tổng kết bài học kinh nghiệm, cho rằng chủ yếu là nghiên cứu, nhận thức không đầy đủ đặc điểm của bố phòng tập đoàn cứ điểm của địch – vừa có thể cố thủ độc lập, vừa cấu thành hệ thống chi viện hoả lực dày đặc.
Vì vậy khi địch nắm được quy luật chuẩn bị hoả lực của ta, khi bộ binh ta bắt đầu xung kích, lợi dụng khe hở gián đoạn hoả lực của ta hoặc thời cơ kéo dài xạ kích địch phản kích lại hoả lực của ta, gây thương vong khá lớn cho bộ đội, khiến công kích bị trở ngại, cán bộ lại thiếu kinh nghiệm chỉ huy tác chiến liên tục, tỏ ra bất lực trước tình hình thay đổi ; toàn bộ việc bố trí còn thiếu đội dự bị chiến dịch, tất cả bộ đội hầu như triển khai toàn diện, vì vậy một khi công kích bị trở ngại, là không có khả năng đánh tiếp ngay. Dự định thông qua tác chiến đợt hai một cú đấm tiêu diệt toàn bộ quân đich, kết quả là dục tốc bất đạt, hình thành thế giằng co. Đúng vào lúc này đầu sỏ đế quốc Mỹ Dulles bay đến Sài Gòn loè bịp dọa dẫm, đồng thời mùa mưa sắp đến. Đứng trước hiện thực này, tiếp tục kiên trì đánh tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch, giành toàn thắng hay là bỏ dở giữa chừng, lui quân kéo về ? Điều này không thể không là một thử thách ác liệt đối với người chỉ huy tiền phương của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ. Có cán bộ phụ trách quân đội Việt Nam, luôn luôn phản ánh một số tâm tư lo ngại, từng hỏi cố vấn Vi Quốc Thanh : “ Nếu tiếp tục đánh, Dulles ném bom nguyên tử thì làm thế nào ? ”. Vi Quốc Thanh nói : “ Đừng sợ hắn doạ, khi chiến tranh Triều Tiên, Mỹ cũng doạ Trung Quốc, chúng ta nhất định phải kiên định quyết tâm tiếp tục chiến đấu, quyết không thể dao động quyết tâm ”.
Cũng đúng vào lúc này, hội nghị Genève sắp triệu tập. Các đồng chí lãnh đạo nước ta hết sức quan tâm đến thắng lợi của trận đánh lần này. Bộ trưởng Bành Đức Hòai còn căn cứ vào tình hình tác chiến lúc đó và ý kiến của Đoàn cố vấn quân sự, chỉ thị rõ ràng xác đáng, nên áp dụng phương châm đánh chắc thắng chắc, dùng cách thức gọt củ cải bóc vỏ ngô, chuẩn bị đầy đủ để tiêu diệt địch trước mắt, chuẩn bị tốt hơn tiêu diệt từng cứ điểm của địch, gọt đến một mức nhất định, đến một lúc nhất định thì mở tổng công kích tập trung tiêu diệt địch. Theo tinh thần đó, bộ đội có thể tiến hành luân phiên chuẩn bị, luân phiên tác chiến, luân phiên chấn chỉnh bổ sung, vừa đánh, vừa bổ sung, vừa chỉnh đốn có thể luôn luôn đứng ở vị thế chủ động. Sau khi tác chiến đợt hai Điện Biên Phủ đi vào cầm cự, lập tức dụng cách đánh nói trên, phía Việt Nam gọi là tác chiến đợt ba.
Tác chiến đợt ba, bộ đội Việt Nam cùng với pháo DKZ-75 không ngừng tiêu diệt cứ điểm tiểu đội, trung đội, đại đội địch ở từng nơi, từng bước áp sát sân bay địch, cho đến khống chế sân bay, cắt đứt viện trợ trên không, thả dù của địch, từ đó tăng thêm khó khăn cho địch cố thủ. Vào thời gian này bọn địch ở Điện Biên Phủ báo cáo với Hà Nội “ Xem ra Điện Biên Phủ không còn hy vọng ”. Pháo hoả tiễn nhiều nòng của Trung Quốc điều động cũng được đưa vào chiến trường. Bọn địch hoảng hốt la lên : “ Hoả lực pháo binh của Việt Nam còn mạnh hơn hoả lực chiến dịch Verdun, tương tự hoả lực của quân Liên Xô công phá Berlin ”. Mặc dù như vậy, bọn địch vẫn không cam chịu thất bại cuối tháng 4 đầu tháng 5, địch điều từ Hà Nội ba tiểu đoàn lính dù nhảy xuống Điện Biên Phủ. Những lính dù này vừa chạm đất đã bị quân đội Việt Nam tiêu diệt rất nhanh.
Lúc bấy giờ đế quốc Pháp có tất cả 8 tiểu đoàn lính dù ở chiến trường Đông Dương, trong đó có 6 tiểu đoàn bị tiêu diệt ở Điện Biên Phủ. Trong tình hình như vậy bộ đội Việt Nam trải qua hơn 20 ngày đánh chắc thắng chắc, cứ đánh nhỏ, đánh vặt, không ngừng giành được thắng lợi, củng cố mở rộng trận địa vốn có, thu hẹp địa bàn địch cố thủ ; đồng thời bộ đội Việt Nam trải qua chỉnh đốn bổ sung đã dần dần khôi phục tinh thần và cơ chế. Nhất là sau khi khống chế sân bay địch, cắt đứt đường vận tải trên không của địch, chúng chỉ còn dựa vào thả dù tiếp tế, mà trên một nửa vật tư ném xuống rơi vào vùng khống chế của phía Việt Nam. Điều đó chuẩn bị điều kiện có lợi, đặt cơ sở có lợi cho tác chiến đợt bốn tổng công kích.
Mùa mưa sắp đến, hội nghị Genève tới gần, Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp nghiên cứu quyết định chuẩn bị thật nhanh mở tổng công kích. Tổng công kích quân địch ở Điện Biên Phủ (Việt Nam gọi là tác chiến đợt bốn) bắt đầu từ đêm 6/5. Dưới sự chi viện của pháo hoả tiễn nhiều nòng, bộ đội Việt Nam trải qua một đêm chiến đấu ác liệt đã đánh chiếm ba cứ điểm quan trọng then chốt trong bố phòng của địch ở Điện Biên Phủ, tức là cứ điểm A, cứ điểm C và Châu Ôn. Đó cũng là ba cứ điểm quan trọng nhiều lần giành giật với địch từ tác chiến đợt hai trở đi. Phản kích của địch đều bị đập tan, lính nhảy dù cũng bị tiêu diệt toàn bộ ngay trong đêm đó. Đến đây, địch đã ở vào trạng thái tuyệt vọng, viên chỉ huy địch cố thủ, chuẩn tướng De Castries báo cáo với Hà Nội nói : “ Tiếp tục chống cự đã vô vọng ”. Viên chỉ huy Bắc Bộ cho phép ông ta “ tự xử lý ”.
Sáng ngày 7/5, phía địch ngừng bắn, quân đội Việt Nam trong khi áp sát cứ điểm địch, bọn địch không bắn súng, mà từ lỗ châu mai lần lượt thò ra các vật khăn trắng, mảnh vải trắng, tờ giấy trắng v.v.. để biểu thị đầu hàng. Buổi chiều, trong lô cốt bốn bề của địch lũ lượt giương cờ trắng. Bộ chỉ huy địch ở Mường Thanh cũng giương cao cờ trắng, bọn địch cố thủ cũng đầu hàng toàn bộ. Bộ đội Việt Nam chia nhau đi tiếp nhận đầu hàng. Tác chiến Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13/3, trải qua 57 ngày đêm đến đây kết thúc thắng lợi ; tác chiến Đông Xuân bắt đầu từ tháng 12/1953, trải qua hơn 5 tháng chiến đấu căng thẳng, đến đây cũng kết thúc thắng lợi. Thắng lợi của tác chiến Điện Biên Phủ đã gạt bỏ trở ngại, lót đường cho việc ký kết hiệp định Genève. Nhân dân Việt Nam từ đây có một nửa giang sơn thoát khỏi cảnh đen tối và một chính quyền dân chủ nhân dân độc lập tự chủ, đích thực. Chính phủ Trung Quốc đi đầu cử La Quý Ba nguyên Đoàn trưởng đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc tại Việt Nam làm Đại sứ tại Việt Nam, Liên Xô và những nước Đông Âu cũng kế tiếp cử Đại sứ.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu đứng sừng sững kiên cường ở phương Đông của thế giới. Ngày 8/5 hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề Đông Dương và ngày 20/7 ký hiệp định đình chiến. Pháp buộc phải thừa nhận độc lập của Việt Nam rút khỏi ba nước Đông Dương, cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam kết thúc thắng lợi. Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới mùa thu năm 1950 đã củng cố mở rộng phát triển căn cứ địa chống Pháp Việt Bắc, tạo điều kiện thuận lợi, đặt cơ sở mạnh mẽ cho giải phóng Bắc Bộ Việt Nam. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợt đặt cơ sở vững chắc cho giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Việt Nam, đánh đuổi thực dân Pháp và đánh bại xâm lược Mỹ về sau.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân thuộc địa, nửa thuộc địa còn chưa được giải phóng lúc bấy giờ. Cuộc đấu tranh giải phóng của rất nhiều dân tộc và nhân dân bị áp bức ở Châu Á, Châu Phi v.v. từ đó về sau càng phát triển sôi nổi hơn nữa. Thắng lợi của tác chiến Điện Biên Phủ đã bồi dưỡng và rèn luyện mạnh mẽ khả năng công kiên của Quân đội nhân dân vào tập đoàn cứ điểm, cũng rèn luyện năng lực chỉ huy của Quân đội nhân dân, tổ chức tác chiến tập đoàn tương đối lớn. Lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản và Tổng quân ủy Việt Nam đều thấu hiểu và nhận thức sâu sắc điều đó. Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng chỉ huy tiến quân giải phóng miền Nam Việt Nam thập kỷ 70 thế kỷ XX từng nói : “ Phải có một số trận đánh tiêu diệt có tính chiến lược lớn như Điện Biên Phủ, chỉ cần có hai ba trận lớn như thế, thì địch sẽ nhanh chóng sụp đổ ”. Đó là quan điểm của họ đối với chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng là phương châm chỉ đạo về quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam giải phóng miền nam.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trôi qua hơn 40 năm, những ấn tượng trong ký ức người ta dần dần biến mất. Nhưng những người làm công tác sử học của hai nước Trung – Việt sẽ không quên sự kiện này, Tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy chiến dịch này năm đó càng không quên, người con gái của vợ ông sinh ra sau chiến tranh được đặt tên là “ Điện Biên ” để kỷ niệm thắng lợi to lớn quyết định vận mệnh của nhân dân các dân tộc Việt Nam này.
Các thao tác trên Tài liệu