Phát triển Kinh tế Trung Quốc đụng tường?
Phát triển Kinh tế Trung Quốc đụng tường?
Trần Bình
Mức phát triển
kinh tế của Trung Quốc kể từ khởi
điểm
của
cuộc cải cách kinh tế năm
1979 đạt con số kỷ
lục -- 9.2% vào
giai
đoạn 1989-2013 (1) -, so với mức phát
triển 5.3% của thời kỳ tiền cải
cách 1960-1978 (2).
GDP tăng trưởng 32 lần giai
đoạn 1979-2012, từ 251
lên 8.227
tỷ USD
(3).
GDP 2012 của Trung Quốc tương đương với 137% nền kinh tế lớn thứ 3, Nhật Bản, và bằng 52% nền kinh tế Hoa Kỳ (4). Tính theo mức tăng trưởng GDP giả định trong những năm tới của Trung Quốc - sẽ là 7.75%, US 2.5%, như các tổ chức tài chánh thế giới dự đoán -, năm 2018 Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (2).
Trước tốc độ phát triển cao, kéo dài hơn ba thập niên, các nhà phân tích kinh tế không ngừng nêu câu hỏi - đến khi nào thì tiến trình phát triển kinh tế của Trung quốc sẽ giảm tốc? Và, cũng không ít trong số các nhà nghiên cứu kinh tế còn dự đoán đến khả năng khủng khoảng kinh tế, do sự phát triển của quốc gia này dựa trên một nền tảng thiếu bền vững.
Đến năm 2012 thì nền kinh tế Trung Quốc cũng bắt đầu hạ nhiệt, tăng trưởng giảm còn 7.8% năm 2012 (5), 7.7% và 7.5% trong hai tam cá nguyệt đầu năm 2013(6).
Phải chăng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã chạm tường, mở đầu cho thời kỳ suy thoái?
Trong tài liệu "Nền kinh tế Trung Quốc chạm điểm Lewis?" do Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) ấn hành tháng giêng năm 2013, các tác giả Mitali Das and Papa tiên đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ chạm điểm Lewis vào giai đoạn 2020-2025 (7).
Điểm Lewis, mang tên của người cha đẻ ra lý thuyết này - W. Arthur Lewis, nhà kinh tế đã từng đoạt giải Nobel kinh tế - là "Thời điểm xảy ra trong tiến trình phát triển của các nước đang phát triển, khi mà nguồn cung ứng lao động thặng dư từ nông thôn giảm đến mức khiến chi phí lao động gia tăng mạnh, và do đó, sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp qua sản xuất công nghiệp không còn làm gia tăng hiệu quả đầu tư" (8).
Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008, trong bài viết "Phát triển Kinh tế Trung Quốc đụng tường" trên New York Times, 18/7/2013, gây chấn động dư luận khi khẳng định "Giờ thì Trung Quốc đã chạm điểm Lewis - nói thẳng ra, Trung Quốc đã cạn nguồn lao động thặng dư nông thôn" (9).
Hãy thử tìm hiểu các luận điểm quan trọng trong bài viết ngắn hai trang của Paul Krugman:
-
Nền kinh tế Trung Quốc đã chạm điểm Lewis.
-
Tình trạng mất quân bình giữa chi tiêu và đầu tư.
-
Trung Quốc buộc phải đối đầu với sự tái quân bình.
Chạm Điểm Lewis?
Paul
Kruman lập luận rằng sự cạnh tranh từ chính lực lượng lao
động dư thừa đã giữ giá nhân
công thấp,
và do đó Trung Quốc có thể tiếp tục
đẩy mạnh đầu
tư trong những thập niên qua mà không hề
giảm lợi nhuận. Nhưng cuối cùng
thì lương lao động cũng đã gia tăng khiến lợi
nhuận đầu
tư giảm mạnh cho dù Trung Quốc có làm
gì
chăng nữa.
Trước Paul Krugman, Peter R Orszag đã đưa ra nhiều số liệu để minh chứng nền kinh tế Trung Quốc đang chạm điểm Lewis. Trong bài viết "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đối đầu với sự chuyển hướng kinh tế" tháng 11/2012, Peter đã trích dẫn kết quả của các nghiên cứu từ hai đại học University of Toronto và Tsinghua University (10):
-
Vào năm 1976, năng suất lao động ngoài khu vực nông nghiệp cao gấp 6 lần khu nông nghiệp, và điều này đã dẫn đến làn sóng di dân mạnh mẽ từ nông thôn đến đô thị. Khu vực nông nghiệp chiếm đến 69% lực lượng lao động năm 1978, nhưng đến năm 2007, con số này giảm xuống chỉ còn 26%.
-
Theo thời gian, chất luợng lao động của di dân cũng giảm dần, ví dụ như tuổi tác trung bình gia tăng, vì lớp người trẻ phù hợp hơn với sản xuất công nghiệp đã rời nông thôn.
-
Từ 1997, tỷ lệ gia tăng di dân giảm dần còn 5%, so với 10% của giaì đoạn 1985-1997.
-
Hệ quả của nguồn lao động có năng suất cao ngày một giảm đã dẫn đến sự gia tăng chi phí lao động. Mức lương trung bình của khu vực đô thị tăng từ $1000 USD năm 1978 tính theo thời giá của năm 2010, lên $5500 USD năm 2010. Lương tăng trải rộng trên các tầng lớp xã hội, và điểm đáng lưu ý là mức lương tăng nhiều hơn ở các công ty không sản xuất hàng xuất khẩu.
-
Kết quả điều tra của Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội Trung Quốc cho thấy quốc gia này đang thiếu nhân lực. Số lượng công việc mới tạo ra tại 117 thành phố được đưa vào cuộc điều tra lớn hơn số người đang tìm kiếm việc làm, trong khi đó, vào năm 2001, số người tìm việc cũng tại các thành phố này vượt 50% công việc cần tuyển dụng.
Số liệu từ bản tin The Telegrapth tháng 1/2012, "Lần đầu tiên dân số của đô thị Trung Quốc đã vượt nông thôn" (11) xác minh quy mô của cuộc di dân không tiền khoáng hậu của Trung Quốc - năm 1990, dân số đô thị chiếm chỉ 26%, tăng lên 36% năm 2000, và đến năm 2012 đã vượt dân số nông thôn, chiếm tỷ lệ 51.27% trên tổng số dân cư.
Mamta
Badkar trích dẫn các biểu đồ để minh
chứng cho luận điểm của Paul Kruman rằng Trung Quốc đang
chạm điểm
Lewis, qua bài viết "4
biểu đồ cho thấy vì sao Krugman nghĩ rằng tăng
trưởng kinh
tế của Trung Quốc đã đụng tường"
(8)
Biểu đồ sau đây cho thấy lương lao động gia tăng ngay cả tại các khu vực kém phát triển vào thời điểm nhàn rỗi sau vụ mùa. Điều này có thể xem là dấu hiệu của sự cạn kiệt nguồn lao động nông nghiệp thặng dư.
Chi Tiêu và Đầu Tư:
Paul Krugman nêu bật lên đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc khi so sánh với các nước phát triển - sự mất cân đối trầm trọng giữa tiêu thụ và đầu tư. Trong khi các nền kinh tế thành công thường đầu tư một phần lợi nhuận nhằm gia tăng khả năng tiêu thụ trong tương lai, thì "Trung Quốc dường như đầu tư chỉ để mở rộng khả năng đầu tư". Chi tiêu của Trung Quốc chiếm khoảng 35% GDP, chỉ bằng một nửa tỷ lệ chi tiêu của Hoa Kỳ, trong khi đầu tư chiếm đến gần 50% GDP.
Một trong những yếu tố giúp cho Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng đầu tư cho xuất khẩu trong những thập niên qua, Paul Krugman phân tích, là do "một phần thu nhập tạo ra từ tăng trưởng kinh tế chảy vào các nhóm thân hữu, phần lớn khác vào khối doanh nghiệp mà đa số là các doanh nghiệp nhà nước".
Tình trạng "đầu tư ồ ạt bằng vốn rẻ để đẩy mạnh nền kinh tế" này có thể hình dung rõ hơn qua biểu đồ được Mamta Badkar trích dẫn (8):
Song "khi vốn đầu tư ngày càng tăng, thì kết quả tăng trưởng ngày mỗi giảm", Mamta Badkar dẫn lời bình luận của Christopher Wood qua bài viết "Nguyên nhân chính vì sao kinh tế Trung Quốc có vấn đề" (12). Christopher Wood ước tính tổng số nợ (TSF) gia tăng năm 2010 khoảng 22%, cao hơn nhiều khi so sánh với mức tăng trưởng GDP.
Hiệu quả đầu tư thấp được Wei Yao, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng đầu tư Societe Generale, Hongkong cho rằng là do "phần lớn tín dụng để giải quyết nợ tồn đọng hoặc đổ vào các dự án kém hiệu quả" (13).
Các khoảng nợ tồn đọng kếch xù của chính quyền địa phương ngày càng phình ra có thể trở thành mối hiểm họa cho tiến trình phát triển của nền kinh tế trung quốc. Qua bài viết "Nợ Trung Quốc chồng chất như Núi" (14), Zhang Monan nhận định "mối đe dọa lớn nhất trung và dài hạn nằm trong chính sách của Bắc Kinh bảo lãnh nợ cho chính quyền địa phương". Đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2010 chính quyền địa phương vay đến 1725 tỷ USD nhằm thực thi gói kích thích kinh tế. Trong khi đó, khả năng thanh toán nợ của chính quyền địa phương ngày càng thấp, vì tỷ phần thu ngân sách từ việc bán đất đai giảm mạnh trong hai năm qua, từ 32% năm 2010 xuống còn 20% năm 2012, và ngân sách hỗ trợ từ trung ương bị cắt giảm, từ 78% năm 1993 xuống còn 52% năm 2011.
Tái Cân Bằng Cơ Cấu?
Theo Paul Krugman, tình trạng đầu tư kém hiệu quả và mất quân bình nghiêm trọng giữa tiêu thụ và đầu tư khiến "kinh tế Trung Quốc đột nhiên phải đối mặt với việc tái cân bằng cơ cấu quyết liệt. Và câu hỏi đặt ra với Trung Quốc là liệu điều này có thực hiện đủ nhanh để có thể tránh khủng hoảng kinh tế?"
Ông Krugman không mấy tin tưởng vào thực tâm giải quyết vấn đề nghiêm trọng này của Trung Quốc, vì rằng, từ nhiều năm qua, "nhu cầu tái cân bằng nền kinh tế là điều quá hiển nhiên, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục tránh né những thay đổi cần thiết".
Những vấn đề mới của Trung Quốc là "thứ cuối cùng mà thế giới đang cần", song không may là điều này lại xảy ra trong khi các nền kinh tế phương Tây lại "đang trải qua thời kỳ suy thoái".
Ngày nay, trong bối cảnh mà sự hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới rất cao và các nền kinh tế phát triển đang phải đối đầu với bao khó khăn, những vấn nạn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của Trung Quốc làm quan ngại không ít các nhà kinh tế.
Pete Orszag: "Việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đầu như thế nào trước các thách thức kinh tế có lẽ quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu hơn là các vấn đề ngân sách tại Washington" (10).
Paul Krugman: "Mới ngày nào chúng ta lo sợ người Trung Quốc. Giờ thì chúng ta lo lắng cho họ".
Không phải một Trung Quốc suy thoái và
khủng hoảng,
mà là một Trung Quốc phát
triển bền
vững, dựa trên cơ cấu
kinh tế quân bình, một sân chơi minh
bạch và
sòng phẳng sẽ đóng góp cho sự tăng
trưởng và thịnh
vượng của chính đất nước này và nền
kinh tế
toàn cầu - và
đây là đìều mà thế
giới đang mong
đợi.
Trần Bình
(1) China GDP Annual Growth Rate - Trading Economics - 15/7/2013
(2) China GDP: how it has changed since 1980 - The Guardian, Ami Sedghi - 23/3/2012
(3) Historical GDP of the People's Republic of China - Wikipedia
(4) List of countries by GDP (nominal) - Wikipedia
(5) China's GDP growth eases to 7.8% in 2012 - China Daily - 18/1/2013
(6) China GDP growth slows to 7.5% - CNN, Charles Riley - 15/7/2013
(7) Has China Reached the Lewis Turning Point? IMF, Mitali Das and Papa N’ Diaye - Jan 2013
(8) 4 Charts That Show Why Krugman Thinks Chinese Growth Has Hit The Wall - Business Insider, Mamta Badkar - 19/7/2013
(9) Hitting China’s Wall - NewYork Times, Paul Kruman - 18/7/2013
(10) China’s New Leaders Face an Economic Turning Point Peter Orszag, BloomBerg - 13/11/2012
(11) China's urban population exceeds rural for first time ever The Telegrapth 17/11/2012
(12) Here's The Main Reason People Think The Chinese Economy Is Screwed - Business Insider, Mamta Badkar 23/5/2013
(13) A Complete Look At China's Latest Disappointing Data In One Chart - Business Insider, Mamta Badkar 13/5/2013
(14) China's growing mountain of debt Zhang Monan, South China Morning Post - 9/7/2013
Các thao tác trên Tài liệu