Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Từ 1929 đến 2008

Từ 1929 đến 2008

- Nguyễn Quang — published 04/11/2008 09:07, cập nhật lần cuối 06/11/2008 17:27
Đối sánh hai cuộc khủng hoảng kinh tế "trăm năm mới có một lần"


Pour lire la version Française


Khủng hoảng kinh tế


TỪ 1929 ĐẾN 2008


NGUYỄN QUANG



Phải chăng, trong lịch sử, năm 2008 đối với thế kỉ XXI sẽ tựa như 1929 đối với thế kỉ XX : cuộc khủng hoảng trăm năm mới có một lần của chủ nghĩa tư bản ? Sau một tháng bão tố chứng khoán và tài chính, bây giờ tới phiên nền kinh tế thực. Đã thấy nhãn tiền những hậu quả trực tiếp, nặng nề. Chỉ trong vòng mấy tuần lễ, các thị trường chứng khoán chính yếu trên thế giới (New York, Tokyo, London, Paris, Frankfurt, Euronext) đã mất 30% giá trị, tức là 8 000 tỉ USD, ngang 4 lần GDP của nước Pháp. Thị trường chứng khoán của các nước trỗi dậy cũng sụt theo, số thất thoát trung bình lên tới 50%. Kỉ lục là thị trường Moskva với con số 70% : người ta ước tính rằng 25 « đại gia » trong số các nhà tài phiệt Nga, mỗi người đã mất toi 10 tỉ USD. Không kể những can thiệp của các Ngân hàng Trung ương từ mùa hè 2007, tính ra hàng trăm tỉ, các nước trong nhóm G8 đã phải vội vã tung ra một kế hoạch khẩn cấp nhằm xây dựng lại vốn các ngân hàng và bảo đảm các khoản tiền vay mượn liên ngân hàng : 700 tỉ USD ở Mĩ (kế hoạch Paulson), 1 800 tỉ € ở Châu Âu (kế hoạch Gordon Brown), 50 tỉ USD ở Nga. Từng ấy tiền, nhưng kết quả không có gì bảo đảm : thị trường chứng khoán vẫn trồi lên tụt xuống như con yoyo, danh sách những nước bị tác động mỗi ngày một dài thêm (mới đây nhất là Trung Quốc, Argentina, và ngay cả các tiểu vương quốc vùng Vịnh !). Còn nền kinh tế hiện thực – vốn đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm lại – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2009 chỉ còn ở mức từ 0,1 đến 0,5% cho các nước tiên tiến, từ 6,1 đến 7,7% cho các nước đang phát triển. Bất luận các con số dự liệu đó đáng tin cậy tới đâu (nhất là tới 1 số thập phân !), cũng nên nhắc lại là Trung Quốc công khai quan ngại rằng nếu tốc độ tăng trưởng tụt xuống dưới mức 6,6% sẽ gặp bất ổn về mặt xã hội. Còn ở Nhật Bản, năm 1990 bị vỡ « bong bóng » bất động sản, thì toàn bộ nền kinh tế quốc gia đã bị cuốn theo vòng xoáy giảm phát kéo dài hơn mười năm trời.


« Subprime » hay là hiệu ứng vi-rút


Các chuyên gia thuộc mọi trường phái đều đồng thanh rao giảng chính sự đột quỵ trong mùa hè 2007 của hệ thống subprime (tín dụng địa ốc có thế chấp với lãi suất khả biến) đã châm ngòi cháy chậm. Nói như vậy chẳng có nghĩa lí gì nếu không giải thích nguyên do sự đột quỵ này và cũng không cho biết nó diễn ra như thế nào, bản chất sự độc hại của nó ra sao. Trong bản  “báo cáo về sự ổn định tài chính toàn cầu” mới đây, IMF đã ước tính là 425 tỉ USD số tổn thất trực tiếp (về nhà cửa) của vụ subprime, và 980 tỉ USD tổn thất dẫn xuất (đánh giá lại tích sản của các ngân hàng, thuật ngữ tiếng Anh gọi là market-to-market), tổng cộng vị chi là 1 405 tỉ USD, nghĩa là « chỉ » bằng 5% GDP của Hoa Kì và Châu Âu cộng lại (tính cả Châu Âu vì một phần những tổn thất này đã được « xuất khẩu » sang Châu Âu). Thế thì làm sao mà sự phá sản tương đối nhỏ (so với quy mô kinh tế thế giới) lẽ ra chỉ hạn chế tác động trong phạm vi những ngân hàng Hoa Kì chuyên về địa ốc, lại có thể lây lan sang toàn bộ thế giới tài chính, làm tiêu tan hàng chục nghìn tỉ đô la tài nguyên, và giờ đây đang đe doạ nền kinh tế toàn cầu ?

* Cuôc khủng hoảng subprime trong khu vực địa ốc nổ ra khi một số lớn những người vay tiền mua nhà trả góp đồng loạt vỡ nợ, những nó không phải chỉ có vậy. Điều cần nói rõ là ở Hoa Kì, và ở Vương quốc Anh cũng vậy, cơ chế mortgage equity withdrawal chính thức gắn liền giá trị bất động sản với khả năng vay nợ : cụ thể hơn, mỗi hộ gia đình có quyền vay thêm tiền nếu giá trị ngôi nhà mà họ thế chấp tăng lên cao so với số tiền mà họ vay trước đó. Nói cách khác, người ta dẫn dụ những người muốn mua nhà – dù những người này ít có khả năng chi trả – vay tiền không những để mua nhà, mà còn để có tiền mặt chi tiêu vào việc khác, tất cả cơ chế đó dựa trên một tiền đề là giá nhà cửa chỉ có thể tiếp tục tăng cao. Cơ chế đó, có thể gọi là tín dụng thế chấp « có thể nạp điện hoài hoài ». Và như thế, từ 2000 đến 2006, món nợ bất động sản của các gia đình Hoa Kì – phần lớn là vay theo lãi suất khả biến – đã tăng lên 1 300 tỉ USD ; năm 2007, tổng số tiền vay để mua nhà ở lên tới 11 000 tỉ USD, trong đó 1 500 tỉ được cho vay trên những thế chấp đã có, theo quy trình nói trên. Tóm lại, con vi-rút subprime đã được tạo ra bằng một chính sách tín dụng xả láng, gắn liền tiêu thụ với đầu cơ nhà đất. Và cố nhiên, khi thị trường bất động sản quay chiều... Năm 2007, một triệu rưởi đơn vị nhà cửa đã bị tịch biên ở Hoa Kì, năm nay con số ấy có thể lên tới 3 triệu. Ở Anh, cũng nguyên nhân ấy đã gây ra những hậu quả y hệt : hai triệu gia đình đang bị kẹt cứng trong một cái bẫy tương tự như subprime, và năm nay, khoảng 45 000 ngôi nhà sẽ bị tịch biên.

* Một khi công nghệ tài chính đã chế tạo ra vi-rút rồi, nó được lan truyền ra sao ? Đã nói đến kinh doanh thì không thể nói không có rủi ro, song Adam Smith đã đề ra phương châm hết sức hợp tình hợp lý : « sử dụng toàn bộ số vốn có được, nhưng chỉ dùng khi nào có an toàn chấp nhận được ». Trong thế giới tài chính của nền kinh tế liberal, bảo hiểm rủi ro đã được hạn định theo những tiêu chí về thận trọng (Solvency II cho các nhà đầu tư định chế, Bâle II cho các ngân hàng) bắt buộc các tác nhân phải có đủ vốn tự có – rủi ro lớn bao nhiêu thì vốn tự có phải cao bấy nhiêu – thuật ngữ tài chính gọi đó là tỉ lệ vốn. Tại sao lại nói « đã được hạn định » ? Bởi vì các nhà điều hành đã nhắm mắt cho qua khi các « cậu thiên tài » của giới tài chính (tiếng trong nghề gọi các vị này là « quant ») đã tìm cách luồn lách luật lệ bằng cái gọi là titrisation (chứng khoán hoá) tức là biến tín dụng đi vay được (tức là có rủi ro) thành tích sản tài chính, tức là nhất cử tam tiện : bán tích sản cho một nhà đầu tư, đưa rủi ro ra khỏi bảng tổng kết tài sản, giảm thiểu đòi hỏi về vốn liếng. Thế là nhờ những « ống dẫn » không hề được liệt kê trong bảng tổng kết của các ngân hàng đầu tư, phương pháp chứng khoán hoá này đã phát tán vi-rút ra khắp các trung tâm tài chính... thậm chí các thị trường chứng khoán còn đòi cung ứng thêm, biến bảo hiểm – rủi ro thành một kĩ nghệ khổng lồ làm ra vốn – mạo hiểm : các sản phẩm high tech của nó như CDS (credit default swaps, hợp đổng tài chính song phương bảo hộ giữa người mua), ABS (asset backed securities, giá trị động sản dựa trên những tích sản đã bị chứng khoán hoá) và đủ thứ RMBS (residential mortgage-backed security, tích sản chứng khoán hoá bao gồm những tín dụng thế chấp bất động sản) trong năm 2007 đã vượt tổng số 60 000 tỉ USD, ngang với tổng số tiền kí gửi ở các ngân hàng trên toàn thế giới. Như trong câu chuyện ngụ ngôn về súc vật bị bệnh dịch hạch : « Chúng không chết hết, nhưng con nào cũng quỵ ».

* Vi-rút đã lan truyền, độc hại ra sao ? Một biên khảo của hai nhà nghiên cứu ở Princeton, công bố vào cuối năm 2007, nhấn mạnh trước hết tới hiệu ứng khuếch đại của hiện tượng « deleverage », tạm dịch là đòn bẩy âm. Muốn hiểu điều này, chỉ cần xét một ví dụ : LBO (leverage buy-out), một mưu mẹo tài chính cho phép mua lại một công ti mà chỉ cần phải trả một phần nhỏ giá trị thực của nó, phần còn lại được thanh toán bằng tiền đi vay. Mánh lới ở đây là tiền lãi không do người mua, mà do doanh nghiệp bị mua phải trả, trong khi đó thì « holding quản lí việc mua lại » được thành lập với mục tiêu cụ thể này tập trung vào việc « tổ chức lại » doanh nghiệp với mục đích là nặn ra tối đa lợi tức trước khi đem xí nghiệp ra bán lại. Lạm dụng luật xã hội ? Cho là thế đi, nhưng lợi nhuận thì lớn vô cùng. Mặt trái đối với những tác nhân then chốt của cơ chế này, tức là những trung gian tài chính (môi giới, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư...), là : bảng tổng kết tài chính càng bị « bẩy » cao bao nhiêu, thì giá trị ròng càng dễ phải chịu tác động lên xuống của tình hình thị trường. Vì vậy mà từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng subprime, người ta chứng kiến một phản ứng dây chuyền : để nhẹ bớt sổ nợ, các tác nhân đua nhau tung chứng khoán ra bán, cuộc chạy đua này sẽ chỉ chấm dứt khi thuyên giảm xong cái « đòn bẩy nợ » có khi lên gấp 10 lần thặng dư sản xuất ! Có nhà kinh tế học tiên đoán rằng cuộc khủng khoảng sắp tới sẽ là khủng hoảng LBO mà tổng số nợ (hàng trăm tỉ USD) đang mai phục trong bảng tổng kết của các tổ chức tài chính. Nhà kinh tế học Mĩ Paul Krugman 1, người vừa được giải Nobel kinh tế, đã so sánh các tác nhân (và nạn nhân) của nền tài chính điên loạn như hành khách trên một con tàu Titanic mà đoàn thuỷ thủ chỉ lo một chuyện là mua bảo hiểm... phòng hờ chìm tàu Titanic.                         


Kinh tế - bong bóng, kinh tế - thế giới


Nếu chỉ coi cuộc khủng hoảng này là sự nổ tan của một quả bong bóng tài chính thì cũng chưa nhận thức được bản chất của nó. Ta hãy nhớ lại những bong bóng đã lép bép nổ trong suốt một phần tư thế kỉ ngự trị của học thuyết kinh tế « tân tự do » : khủng hoảng cổ phần thập niên 1980, công nghệ truyền thông mới thập niên 1990, khủng hoảng subprime từ năm 2002, và cũng phải kể cuộc khủng hoảng bất động sản ở Nhật Bản năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997... Lần nào cũng lặp lại một kịch bản : đổ xô đầu cơ vào những giá trị của một số tích sản nào đó, khiến cho sinh lời rất cao, những khoản vay nợ cũng cao lên theo, cho đến lúc buộc phải điều chỉnh thì kéo theo hàng loạt phá sản cá nhân và tiêu tùng những tài nguyên tập thể. Tóm lại, mỗi bong bóng đều tạo ra hiệu ứng giàu có của nó, làm cho nó bành trướng, nhưng khi nó nổ tan thì hiệu ứng ấy biến mất (trừ đối với một thiểu số), để lại những hậu quả thất thoát nặng nề...

Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản : chính phủ đã phải tung ra 500 tỉ USD để xây dựng lại vốn các ngân hàng và mua lại những món nợ xấu (y như hệt hiện nay), thế mà vẫn gây hậu quả là nền kinh tế Nhật phải trai qua « mười năm trắng », GDP mất đi 24 điểm bách phân ! Điều đáng ngại là số lượng bong bóng nổ tan và nhịp độ nổ tan lại tăng tốc. Trong sơ đồ cổ điển của chủ nghĩa tư bản phát triển qua những cuộc khủng hoảng có tính chất cơ cấu (tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống, sản xuất thừa, nhất thiết phải liên tiếp tạo ra những sản phẩm mới, chiếm lĩnh những thị trường mới...) thì những chu kì tăng trưởng và suy thoái có những hội chứng rất dễ nhận ra, thí dụ lạm phát ở cuối mỗi chu kì tăng trưởng, tăng lãi suất mỗi khi mở đầu một chu kì suy thoái... Trong sơ đồ hiện nay, sự nổ bong bóng là phản ứng xảy ra khi quá trình tăng giá tài sản và nợ nần tới mức nào đó, vì vậy nó có thể nổ ra bất cứ lúc nào, không liên hệ gì tới tình trạng của nền kinh tế thực. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng subprime đã nổ ra tại Mĩ trong bối cảnh làm phát vừa phải và lãi suất thấp. Nhiều nhà kinh tế học đã xem xét kĩ lưỡng tình hình kinh tế những năm 2002-2006 tức là thời kì mà bong bóng nhà đất đã thay thế bong bóng kinh tế internet, họ đã nêu ra một loạt những điều bất bình thường chứng tỏ sự thiêu vắng liên hệ nói trên. Nhận định của các chuyên gia về toàn cầu hoá (xem [2] và [6]) rất đáng để chúng ta liệt kê :

* Trước hết, họ nhận xét, sau một phần tư thế kỉ kinh tế toàn cầu hoá, có lẽ chúng ta đang chứng kiến sự « giao nhau » giữa một thế giới đang đi xuống (những nước đã phát triển, đại để là khối OECD) và một thế giới đang trỗi dậy (đại để là Nga và các nước Châu Á), giành lại ngôi vị số một mà nó chiếm giữ trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp. Một số dự báo cho rằng ngay từ năm 2025, các nước đang trỗi dậy sẽ giành 65% GDP toàn cầu (đây là nói tỉ trọng kinh tế, chỉ kinh tế thôi). Đó chỉ là một phỏng đoán, còn đây là dữ kiện khách quan : một bên là một khối dân số ngày càng già đi, với 450 triệu lao động phải trả lương cao, năng suất thì tăng thấp (trung bình 1% một năm), tăng trưởng kém (trung bình 2% mỗi năm), bên kia là một khối dân số trẻ và năng động (do ý chí thoát khỏi tình trạng kém phát triển) 2,3 tỉ lao động trả lương thấp (khoảng 1/5 tiền lương trung bình của khối OECD), năng suất tăng nhanh (6%), tăng trưởng phong độ (trung bình 7 ,5%), tiết kiệm cao (trung bình 38% GDP, trong khi khối OECD là 18% và Hoa Kì hầu như 0%)... Chủ bài duy nhất mà các nước phát triển còn trong tay là đi trước về khoa học – kĩ thuật, nhưng rõ ràng điều này sẽ chẳng dài lâu, nhất là với hệ tư tưởng « tân tự do », đầu tư cho nghiên cứu – phát triển không được coi là ưu tiên (xem ở dưới). Như vậy là hầu như trong mọi lãnh vực, có thể thấy trước kết quả cuộc chạy đua giữa hai khối.

* Các tác giả nói trên nêu ra hai điều bất thường mà phân tích kinh tế cổ điển khó lí giải. Thứ nhất, từ đàu thế kỉ XXI trở đi, ít nhất từ khi chấm dứt cuộc khủng hoảng Internet cho đến mùa hè 2007, các số liệu về tăng trưởng của hai khối không phản ánh cách biệt về cơ cấu tăng trưởng của chúng : các nước lớn trong OECD đã trải qua 5 năm tăng trưởng khối lượng GDP đều đặn, nhất là Hoa Kì, Anh và Tây Ban Nha. Thứ hai, các nước đang trỗi dậy không dùng tiết kiệm của mình và không tìm kiếm vốn bên ngoài để đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho sự phát triển bền vững, mà thay vào đó, dòng tư bản lại chảy ngược từ châu Á sang châu Mĩ. Năm 2007, dự trữ hối đoái của các nước đang trỗi dậy lên tới 2 400 tỉ USD (Châu Á) và 1 000 tỉ USD (Nga và các nước OPEP) ; xuất siêu của toàn khối lên tới 600 tỉ USD trong khi tổng cộng nhập siêu của các nước phát triển vượt quá con số 1 100 tỉ USD ; thanh khoản thế giới tăng lên với nhịp độ 14% mỗi năm. Những con số ấy xác nhận cách giải thích hiệu ứng giàu có mà một số tác giả đã đưa ra ([2], [6]) : đầu thế kỉ XXI, cuộc toàn cầu hoá đã chuyển dịch trọng tâm kinh tế thế giới sang phía các nước đang trỗi dậy, lại là những nước có cơ cấu tiết kiệm cao ; các nước này đã cho Hoa Kì và Châu Âu vay số dư thừa, chủ yếu dưới dạng tích luỹ dự trữ hối đoái tại các ngân hàng trung ương, do đó tổng số thanh khoản trên toàn thế giới đã tăng nhanh và lãi suất cho vay dài hạn xuống thấp ; và cũng do đó, tín dụng tăng trưởng mạnh, kèm theo là bùng nổ giá tích sản. Nhờ sự cạnh tranh của các nước đang trỗi dậy, lạm phát được giữ ở mức thấp, nên các cơ quan tiền tệ ưa chọn những chiến lược tăng khối tiền, nhất là trong chừng mực hiệu ứng giàu có của các bong bóng che đậy hiện thực là sự tăng trưởng yếu kém có tính cơ cấu. Người ta có thể ước tính, trong suốt thời gian nó chưa nổ tan, bong bóng subprime hàng năm đã tăng tỉ lệ tăng trưởng lên 1,5 điểm ở Anh, 1 điểm ở Mĩ và 0,6 điểm ở vùng Euro. Đổi lại, các nước này đem bán ra thế giới những sản phẩm tài chính « tân kì », không biết sắp tới họ sẽ phải thay thế bằng cái gì cho có vẻ « hấp dẫn ». Bởi vì theo lô-gíc của nền kinh tế - bong bóng, lược đồ cổ điển « lạm phát – tăng lãi suất – giảm phát / suy thoái – giảm lãi suất – tái khởi động » không còn giá trị nữa : muốn tái khởi động guồng máy kinh tế sau một vụ nổ bong bóng, nhất thiết phải dựa trên một loại tích sản kiểu mới. Vì thế mà ta đã thấy hiện tượng đầu cơ về nguyên liệu (xăng dầu, kim loại...), rồi cả ngũ cốc, nghĩa là đầu cơ trên cuộc sống hàng ngày của dân chúng các nước (đầu cơ đến mức đó, thì không biết dùng từ ngữ gì để mô tả).

Chẳng cần phải là chuyên gia mới có thể hiểu rằng nền kinh tế - thế giới đi theo một con đường không thể bền lâu. Nhờ hiện tượng « bắt kịp », cán cân mậu dịch cuối cùng sẽ tự thăng bằng : bên nhập siêu sẽ giảm bớt chênh lệch nhập-xuất, bên xuất siêu giảm bớt chênh lệch xuất-nhập, từ đó thanh khoản sẽ giảm đi, tiền bỏ vào bong bóng sẽ bớt đi. Với cuộc khủng hoảng, điều cấp thiết là tăng tốc sự tái quân bình, chẳng hạn bằng một chính sách điều hợp về tiết kiệm : kích thích tiết kiệm trong các nước ít tiết kiệm (chính sách tiền tệ khắt khe hơn, giảm món nợ của các hộ gia đình, thay đổi tập quán tiêu thụ...) giảm bớt tiết kiệm trong các nước quá nhiều tiết kiệm (tăng đầu tư công cộng, cải thiện chế độ bảo hộ xã hội, tăng quý chi tiêu về y tế, giáo dục...). Nhưng đó là lãnh vực kinh tế chính trị học mà không bên nào muốn dấn thân vào vì nó đặt lại vấn đề mô hình xã hội. Khó tưởng tượng rằng Hoa Kì chịu từ bỏ cái American Way of Life gây ra siêu tiêu thụ và siêu nợ, rằng Trung Quốc chịu để cho quần chúng lao động hưởng những quyền mới, bởi vì sức mạnh của Trung Quốc chính là do quần chúng lao động không có quyền (về điểm này, có thể đọc [3]). Ngược lại, ta thấy mỗi lần có khủng hoảng lại thấy áp dụng những chính sách nhằm ưu tiên chống lại việc giảm tốc bằng cách giảm lãi suất và tiêm thêm thanh khoản. Cố nhiên, lần này phải tránh sự tái diễn cuộc khủng hoảng 1929 mà nguyên nhân là do cạn kiệt các chu trình tiền tệ, đẩy cả thế giới vào tình trạng suy thoái. Nhưng để trị liệu một hệ thống lâm bệnh vì quá thừa thanh khoản mà lại tiêm thanh khoản vào đó thì mọi người đều thấy rõ sự phi lí. Thị trường chứng khoán không tin là làm được, bây giờ nó sợ xảy ra suy thoái (nạn này đang rõ nét), kết quả là sẽ rơi vào « thập niên trắng Nhật Bản », chỉ khác là lần này nó sẽ diễn ra ở quy mô toàn thế giới, một khi thanh khoản không dùng làm được gì khác hơn là đem đầu tư vào các thanh khoản. Một mặt, như Arthus và Virard đã nhắc lại, trong những năm 1980, Ngân hàng Nhật Bản đã tạo ra những thanh khoản mà ngay lập tức, các ngân hành khác đã cho nó vay trở lại ; mặt khác, các nhà đầu tư thấp thỏm cuối cùng không chịu mua gì khác hơn là công trái Nhà nước. Hai hiện tượng làm tăng cùng một lúc sổ nợ của ngân hàng trung ương (vì nó vay của thị trường) và tích sản của nó (dự trữ của ngân hàng trung ương lên tới 40% GDP của cả nước). Chẳng phải phản ứng tương tự đang diễn ra hay sao khi ta thấy người mua đổ xô đi tìm công trái của Kho bạc Mĩ – khiến cho đồng đô la lên giá – trong lúc mà nền kinh tế Mĩ trải qua một trong những thời điểm đen tối nhất trong lịch sử ?


Chủ nghĩa liberal và tân-liberal


Ta còn nhớ trong lời tựa tác phẩm về lịch sử thế kỉ XX [4], Eric J. Hobsbawm đã than phiền rằng phần đông thanh niên ngày nay « lớn lên trong một thứ hiện tại thường trực, không hề có mối liên hệ hữu cơ nào với quá khứ công cộng của thời đại mà họ đang sống » 2. Cho nên, muốn hiểu rõ hơn cuộc khủng hoảng hôm nay, cũng không phải là điều vô ích nếu ta nhìn lại cuộc Đại Khủng hoảng hôm qua, năm 1929. Các media thường bình luận là giữa hai cuộc khủng hoảng có những tương đồng bề ngoài, thế thôi. Không ! Không « thế thôi » đâu. Nguyên uỷ cuộc khủng hoảng 1929 và những gì xảy sau đó cho ta hiểu thêm nhiều về cuộc khủng hoảng ngày nay.

* Trước hết là sự hình thành. Cuộc toàn cầu hoá hiện nay dường như kết thúc « thế kỉ Mĩ », nghĩa là thế kỉ bá quyền của Mĩ, thì trớ trêu thay, thế kỉ ấy đã mở đầu bằng cuộc toàn cầu hoá thứ nhất – ít được biết – đã đưa Hoa Kì lên ngôi vị đại cường trên thế giới. Sự song đôi giữa hai cuộc toàn cầu hoá thật ấn tượng : từ 1860 đến 1914, kinh tế thế giới trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng, mậu dịch hội nhập mạnh mẽ, kể cả mậu dịch giữa các lục địa. Những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Anh (Úc, Canada, Argentina...) bắt đầu phát triển, hàng hoá của họ có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước công nghiệp hoá. Động lực của nền kinh tế dựa trên sự ổn định tiền tệ, lạm phát được chế ngự, những công nghệ mới làm đảo lộn quá trình sản xuất, đồng thời trên sự bóc lột nhân công rẻ mạt, ở thuộc địa cũng như ở chính quốc. Nhà nước chỉ hạn chế vai trò của mình trong công việc « gác đêm », nói theo thành ngữ liberal nổi tiếng ; giá trị gia tăng được phân chia giữa tư bản, thương mại và cải tiến kĩ thuật ; các chế độ bảo hộ xã hội hầu như không có gì. Cuộc chiến tranh thế giới nổ ra năm 1914 (xem [4]), làm cho Châu Âu khánh tận và đẻ ra Liên Xô, đã « chia lại bài » của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, biến Hoa Kì thành cường quốc kinh tế thống trị. Sau đó, cuộc khủng hoảng 1929 bùng nổ trong bối cảnh của sự đầu cơ chứng khoán (như hiện nay), bong bóng phình to vì có thể mua cổ phần mà chỉ cần phòng hộ 10%. Cũng như bây giờ, sự lật ngược thị trường đã gây ra những thất bát khổng lồ, phá sản dây chuyền, người đầu tư và người tiết kiệm hoảng loạn, khủng hoảng tài chính đi đôi với khủng hoảng ngân hàng, thanh khoản cạn kiệt mà Nhà nước không can thiệp... Chuyện gì xảy tiếp theo, thì mọi người biết cả : suy thoái, chủ nghĩa phát-xít bành trướng, chiến tranh thế giới... không như bây giờ ?

* Di sản trực tiếp của cuộc khủng hoảng năm 1929 là hệ tư tưởng liberal mất đi tính chính đáng, cái « tự do » mà chủ nghĩa « tự do » ấy chủ trương, đối với mọi người, là sự « tự do của con cáo trong chuồng gà » ; tiếp đó là sự đăng quang của « chu trình Keynes » mà biểu tượng là chính sách New Deal ở Hoa Kì trước Thế chiến lần thứ nhì và « ba mươi năm huy hoàng » sau Thế chiến, cả một thời kì « khế ước xã hội » và « tư bản canh tân » mà Hobsbawm không ngần ngại gọi là Thời đại Hoàng kim (xem [4]). Các cuộc khủng hoảng tài chính và dầu khí trong thập niên 1970 đã kết thúc chu trình này và đánh dấu sự tái xuất của hệ tư tưởng liberal, tiếp đó là sự đại thắng của nó trong thập niên Thatcher-Reagan (đại để là những năm 1980-1990). Để giải mã toàn bộ quá trình toàn cầu hoá vừa qua, phải cộng thêm vào cặp bài trùng nói trên, một nhân vật thứ ba, là « người cầm lái lùn » họ Đặng, mà đường lối cải tổ đã thắng thế ở Trung Quốc từ năm 1978. Của đáng tội, những suốt những năm « đi qua sa mạc », các nhà kinh tế học « chính thống » của trường phái liberal vẫn không từ bỏ giáo điều của họ, mà họ tin tưởng như một Chân Lý Mặc Khải, theo đó mọi nỗ lực nhằm cưỡng ép « bàn tay vô hình » của thị trường chỉ có thể dẫn tới « con đường nô dịch » (von Hayek). Hobsbawm đã mô tả những người « tân tự do » trở lại nắm chính quyền là « những chính phủ phát xuất từ phái hữu tư tưởng, gắn kết với dạng thức cực đoan nhất của chủ nghĩa vị kỉ kinh tế và « mackeno », đối với họ chủ nghĩa tư bản có bảo hộ xã hội mà Nhà nước đã chủ trương trong những năm 50 và 60, và đã hết thành công từ năm 1973 (do khủng hoảng nhiên liệu) chẳng qua là một biến tướng của chủ nghĩa xã hội ». Họ cũng chẳng làm được gì hơn ai để giải quyết các cuộc khủng hoảng của thập niên 1980, nhưng họ kể công đã làm sập đổ bức tường Berlin và giải thể Liên Xô, và giành được danh nghĩa chính đáng cho « trường phái Chicago » 1 như là « tư tưởng độc nhất » của thời cuối thế kỉ XX.

Kinh tế học không phải là một khoa học chính xác, ở đây chúng tôi sẽ không bàn tới nền tảng của học thuyết tân liberal, mà chỉ xét tới những hệ quả trông thấy của nó. Vậy ta trông thấy gì ? Từ ngày « chủ nghĩa xã hội hiện tồn » sụp đổ, chủ nghĩa tư bản không còn kẻ thù bên ngoài, nó có cơ sở để thu nhận lời tiên tri của Fukuyama (một nhà lí luận thuộc xu hướng tân bảo thủ) về « sự cáo chung của Lịch sử », về « chân trời không thể vượt qua được » của chính thể dân chủ liberal mà chủ nghĩa tư bản là hiện thân về mặt kinh tế. Có thể nghĩ rằng nếu hiểu chủ nghĩa tư bản là sở hữu tư nhân về tư bản, thì tự nó chủ nghĩa tư bản cũng chẳng xấu hơn hay tốt hơn so với bất cứ chế độ nào chấp nhận rằng sự tự do kinh doanh của mình được luật lệ quy định. Nhưng trong mấy thập niên vừa qua, chính chủ nghĩa « tân tự do » đã tìm cách phá lệ cho tư bản. Làm như vậy, nó đã khiến cho sự mậu dịch xâm chiếm mọi hoạt động xã hội, khiến cho các giá trị thị trường xâm chiếm toàn bộ cuộc sống cá nhân – không phải vì lợi ích cho xã hội, cho cá nhân. Để biện minh cho khẳng định ấy, chúng ta hãy trở lại sự phân biệt mà các chuyên gia đã quan sát giữa chủ nghĩa tư bản theo kiểu anglo-saxon và chủ nghĩa tư bản vùng Rheinland – sự phân biệt mà người dân bình thường cũng nhận ra khi tách biệt kinh tế « ảo » khỏi kinh tế thực. Dưới dạng thức « Rheinland » (đại khái, là chủ nghĩa tư bản mà Max Weber đã nghiên cứu), chủ nghĩa tư bản lí tưởng có một nhãn quan bền lâu về hoạt động kinh doanh, một hoạt động đòi hỏi phải được lên kế hoạch cho hàng thập niên, do đó phải ưu tiên cho đầu tư ; về tài nguyên của doanh nghiệp, phải tham gia vào sự phát triển của môi trường cộng đồng ; về quan hệ xã hội trong doanh nghiệp, cho dù với mục đích thực dụng là nhằm tránh những cuộc xung đột... Chủ nghĩa tư bản anglo-saxon (là chủ nghĩa, cho đến mới đây, đã chiến thắng) đã đảo ngược các số hạng phương trình, coi thu nhập của tư bản là mục tiêu chủ yếu : « tạo ra giá trị » cho cổ đông, bảo đảm cho cổ đông « hiệu suất vốn đầu tư » tối ưu. Ngay cả từ « đầu tư » cũng bị đổi nghĩa, điều quan trọng là « hiệu suất ». Thí dụ tiêu biểu : năm 2005, có một con số đã làm cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Pháp phải « băn khoăn » : các doanh nghiệp trong khối G7 đã cho vay 1 300 tỉ USD cho những tác nhân kinh tế khác, trong khi vai trò truyền thống của doanh nghiệp là đầu tư, và do đó, là đi vay dài hạn. Hoá ra, ít nhất từ năm 2000 trở đi, các đại doanh nghiệp đã đầu tư lại và bỏ vốn ngắn hạn vào việc « tài trợ cho chi tiêu hằng ngày của các Quốc gia mắc nợ và cho tiêu thụ của các hộ gia đình nợ quá nhiều » ([6]). Một thí dụ khác là các doanh nghiệp mua lại cổ phần của chính mình, hoặc dùng trăm phương ngàn kế khác để tăng giá cổ phiếu, vì muốn cho lợi tức hàng năm tăng 15% trong một môi trường tăng trưởng trung bình từ 2 đến 3%, thì phải tìm đủ cách sáng tạo. Ngoài những canh tân tài chính kể trên, người ta còn khai mạc những kĩ thuật kinh doanh mới : « Bậc thang mới về giá trị và thứ tự ưu tiên sẽ được cái gọi là management (quản trị) chuyển tải, phổ biến và nâng lên thành lí luận. Ban quản trị sẽ bị đặt dưới sự phán đoán thường trực của cổ đông thông qua thị trường. Mặt khác, người quản trị cũng trở thành cổ đông, hệ thống stock options (chọn lựa mua cổ phiếu) trở thành phổ biến [...]. Chủ ý là biến các stock options thành nhân tố thù lao chủ yếu, tiền lương chỉ còn là [bổ trợ] » ([6]). Đó không còn chỉ là những kĩ thuật đơn thuần, mà là một khúc ngoặt quan trọng về chủ thuyết, nhằm tối đa hoá lợi nhuận, bằng cách tạo ra một giai cấp mới (theo nghĩa mác-xít) bao gồm những đồng minh mà người ta muốn gắn liền lợi ích với tư bản để cho họ có não trạng của nhà tư bản và từ bỏ hành xử của người làm thuê. « Nhà quản trị trở thành quan toà kiêm một bên kiện. Họ chỉ còn một nỗi ám ảnh, phù hợp với ám ảnh của các cổ đông khác và của giới kinh tài : làm sao nâng cao giá cổ phiếu » ([6]). Ngữ vựng tiếng Anh có thêm cụm từ working riches (người giàu lao động). Còn người lao động ở cấp cơ sở, trên nguyên tắc là những người tạo ra giá trị gia tăng, giải pháp tột cùng là xoá bỏ họ ra khỏi cảnh quan. Đó là cơ chế mà J.-L. Gréau đã mô tả trong cuốn Tương lai của chủ nghĩa tư bản ([5]) : đứng về mặt kế toán, cho đến nay, lao động được tính vào giá trị gia tăng, tức là nó có một giá trị có tính sản xuất ; cho nên nó phải được phân biệt với tiêu dùng trung gian (nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài...) trong quá trình sản xuất. Thế mà, theo tác giả, từ nay, thị trường đòi các doanh nghiệp phải « coi lao động là một đầu vào của sản xuất, chứ không phải là một nguồn tạo ra giá trị gia tăng » (ngôn ngữ kinh tế Anh-Mỹ còn dùng cả từ outsourcing để mô tả việc một doanh nghiệp đưa một chức năng nào đó ra ngoài và di chuyển một khâu hoạt động đi nơi khác). Lao động trở thành một khoản chi phí thuần tuý cần được giảm thiểu không ngừng, và người lao động trở thành một « biến số » mà người ta « điều chỉnh » để nâng cao giá cổ phiếu.


« Vết nứt trong chủ nghĩa tư bản »


Thành thử, đổ nguyên nhân cuộc khủng hoảng vào những « lệch lạc tài chính » rõ ràng là không đủ. Những cái gọi là « lệch lạc » ấy biểu lộ khuyết tật nội tại của một hệ thống luôn luôn khuyến khích sự đầu cơ quá độ. Chính Alan Greenspan, cựu « giáo chủ » của FED (Quỹ dự trữ liên bang) nay trở thành bung xung, đã thú nhận rằng cuộc khủng hoảng đã cho ông ta thấy « một vết rạn nứt trong chủ nghĩa tư bản » khiến ông mất ngủ. Có thể nói thêm hộ đương sự : và nó đang phá huỷ mô hình kinh tế, xã hội, và ngay cả mô hình văn hoá của những nước gọi là tiên tiến. Ta thử xét xem :

1/ Mô hình công nghiệp : ngoài những thiếu hụt, nợ nần và ngưng trệ tăng trưởng đã nói ở trên, đa số các nước thành viên của OECD còn tiếp tục bị giải công nghiệp hoá như con số giảm nhân dụng trong công nghiệp cho thấy từ 1995 trở đi (-25% ở Anh, -20% ở Hoa Kì, -8% trong khu vực đồng Euro), cũng như sự suy tàn của những ngành công nghiệp « nặng » như sắt thép, xe hơi, máy bay... Người ta có thể phản bác, nói rằng các ngành công nghiệp « cổ lỗ sĩ » ấy được thay thế bằng những công nghiệp tân tiến như điện tử, công nghệ tin học mũi nhọn, thậm chí những « doanh nghiệp không cần cơ xưởng » như có người đã mơ mộng (như Serge Tchuruk, công ti Alcatel). Có thể lắm, nhưng con đường thứ nhất đòi hỏi đầu tư lâu dài về nghiên cứu – phát triển, một khái niệm không có trong nền kinh tế tài chính mà chúng tôi mô tả ở trên. Còn con đường thứ nhì, mà mấy nước đã mở ra và đã được tán tụng là « năng động » -- là Vương quốc Anh, với City là thị trường tài chính off shore số 1 của thế giới, Ireland, thiên đường của sự giải thuế, thậm chí cả đảo quốc Iceland nhỏ bé mà doanh số của các ngân hàng bằng 10 lần GDP – con đường ấy đã đâm thẳng vào bức tường của khủng hoảng : Vương quốc Anh không còn công nghiệp nữa, vài năm tới sẽ hết cả dầu mỏ, có trời mới biết City có sẽ còn đó không ; Ireland đang lâm vào suy thoái và trở thành nước đầu tiên ở châu Âu đã đặt các ngân hàng dưới sự giám hộ của Nhà nước ; còn Iceland thì đang đứng sát bờ phá sản, tới mức IMF đã phải cấp cứu...

2/ Mô hình xã hội : Lao động không còn được coi là thành tố của giá trị gia tăng, cho nên từ hai mươi năm nay, thu nhập của lao động đã giảm đi một cách rất ư « lô-gíc », không những so với thu nhập của tư bản cổ điển, và còn so với thu nhập của giai cấp của bọn working riches mới đã mô tả ở trên. Kèm theo đó là hiện tượng xã hội này : « giai cấp trung lưu tan biến ở hai đầu. Ở đầu trên, một số nhỏ kiếm tiền ngày càng nhiều. Ở đầu dưới, số đông ngày càng nghèo đi » (Le Monde, 25.01.2008). Vì những lí do hiển nhiên, rất khó ước tính tổng số tư bản trên thế giới, còn những scandal về bổng lộc của giai cấp working riches (lương tháng, tiền thưởng, stock options, dù vàng) thì báo đài đã nói tới nhiều, chỉ cần tóm tắt như sau : trong hai thập niên, quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra khoảng vài triệu triệu phú và một nghìn tỉ phú, tài sản tổng cộng của họ vượt quá 40000 tỉ đôla. Nhưng các con số tuyệt đối này không biểu thị được sự xuống cấp xã hội bằng những chỉ số về bất bình đẳng : tại Hoa Kì, quốc gia giầu nhất thế giới, con số người nghèo nay đã lên tới 37 triệu, tỉ lệ thu nhập của 1% số dân giàu nhất đã trở lại mức trước 1929 (tức là 8%), và theo một cuộc điều tra mới đây, tỉ số chênh lệch ở những đô thị lớn ở Mĩ (như New York, Los Angeles...) cũng ngang với tỉ số ở các đô thị Phi Châu...

3/ Mô hình văn hoá : Trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, E. J. Hobsbawm, trong cuốn [4], đã bày tỏ nỗi âu lo trước sự xuất hiện của « một xã hội trong đó ngự trị những giá trị của chủ nghĩa cá nhân phi xã hội tuyệt đối (...), một xã hội gồm những cá nhân hoàn toàn cách biệt nhau, bản vị chủ nghĩa, tìm kiếm sự thoả mãn cho riêng mình (bất luận lợi nhuận, lạc thú hay gì gì chăng nữa) ». Cái xã hội ấy, chúng ta đang sống trong đó rồi ! Hệ thống ý kiến, phương châm liberal đã tiêm nhiễm mô hình văn hoá của xã hội, thúc đẩy mọi thành viên của nó khấu đầu trước con Bê Vàng của Thần Tài – một sự thúc đẩy không cần cưỡng bách, gần như tự nguyện, vì bọn Golden Boys ở Phố Wall hay các cậu Cao Bồi làng ở ngoại ô đều cùng chia sẻ một tâm nguyện, mà nhà triết học Jean-Claude Michéa đã mô tả trong cuốn Impasse Adam Smith (Ngõ cụt Adam Smith, 1998) : « Trao phó cho mọi hoạt đông nhân tính một mục tiêu duy nhất (xìn), một mô hình duy nhất (lâm áp phe, hay cướp giật) và một mẫu người duy nhất (chó rừng) ». Chẳng lẽ loài người sẽ sống như vậy sao ? Thế còn sĩ phu, còn các nhà trí thức... Trí thức ư ? Sau một phần tư thế kỉ thống trị của chủ nghĩa khủng bố tư tưởng, cuộc tranh luận chính trị và kinh tế đã khô cạn. Mọi phát ngôn phản bác lại « tư duy độc nhất » của chủ nghĩa tân liberal lập tức bị quy kết là lạc hậu và bị miệt thị, bởi vì đứng về phe chủ nghĩa tư bản mới, có đủ : tự do, tính hiện đại, thậm chí cả toán học (người ta đã vận dụng cả những công thức toán học thần bí để xức dầu thánh cho những Nhà phiêu lưu của Thế giới tài chính 3). Cũng như các cổng vào mạng internet của cơ quan « công an văn hoá » Trung Quốc đã được trang bị những chương trình tin học tự động săn lùng hai chữ « dân chủ », trong suốt mấy thập niên, bộ máy tư tưởng của chủ nghĩa « tân tự do » đã kiểm duyệt những từ ngữ Nhà nước, công quyền, điều tiết, liên đới, đạo lí... Thế mà hôm nay, cũng những phán quan, những chuyên gia, những sứ giả 4 ấy, lại đang gào thét kêu gọi Nhà nước cứu nguy, điều tiết thị trường, tái tạo chủ nghĩa tư bản, mà không một lời tự phê, trơ trơ không biết ngượng. Làm sao có thể tin vào khả năng tái tạo chủ nghĩa tư bản với chính những nhân vật ấy, nhất là những biện pháp ngoạn mục đầu tiên đều là những biện pháp theo kiểu « tráng sĩ Dooh Nibor » (đây là tên gọi do Paul Krugman 1 tạo ra, viết ngược tên Robin Hood, « Rô-banh đề boa », người anh hùng Rừng Xanh lấy của người giàu chia cho người nghèo ; còn Dooh Nibor của các tổng Bush và Sarko, thì lấy của người nghèo chia cho người giàu xài tạm) ? « Tư hữu hoá lợi nhuận, xã hội hoá thất thoát » : các khối tiền khổng lồ vừa được giải ngân cho các ngân hàng tương phản với sự trống vắng những biện pháp liên đới xã hội, nâng đỡ sức mua của người dân, tạo công ăn việc làm, tái khởi động bộ máy kinh tế...

Chỉ trong vòng hai thập niên, chúng ta có « vinh hạnh » chứng kiến sự sụp đổ của hai hệ thống đối nghịch : một mặt là nền kinh tế bao cấp của chủ nghĩa xã hội hiện thực, một mặt là nền kinh tế phá lệ của chủ nghĩa « tân tự do ». Hệ thống thứ nhất đã chết thẳng cẳng. Hệ thống thứ nhì, sau khi đột quỵ, chẳng biết có kéo dài cuộc sống của nó không.


 Nguyễn Quang


Sách tham khảo :

[1] P. Artus, M-P. Virard: Le capitalisme est en train de s'autodétruire, La Découverte, 2005

[2] P. Artus, M-P. Virard: Globalisation. Le pire est à venir, La Découverte, 2008

[3] P. Cohen, L. Richard: La Chine sera-t-elle notre cauchemar ?, Mille et une nuits, 2005

[4] E. Hobsbawm: L'Age des Extrêmes. Le Court 20ième siècle, Ed. Complexe-Le Monde Diplomatique, 1999

[5] J-L. Gréau: L'Avenir du capitalisme, Gallimard, 2005

[6] J-M. Quatrepoint: La Crise Globale, Mille et une nuits, 2008 


Chú thích   

1 Cái gọi là « giải Nobel về kinh tế » do Ngân hàng Thuỵ Điển lập ra từ năm 1968. Từ đó đến nay, hai phần ba số người được giải đều là những nhà kinh tế học thuộc trường phái « liberal », thường là người Mĩ, đến mức có người đã mỉa mai gọi giải này là « chuyến tầu tốc hành Chicago ». Việc Paul Krugman được giải vào đúng lúc khủng hoảng hệ thống tân-liberal do đó có giá trị tượng trưng đáng kể.

2 Hobsbawm sẽ còn lo lắng hơn nếu ông biết rằng ông bộ trưởng giáo dục Pháp hiện nay đang dự định bỏ môn sử địa ra khỏi chương trình trung học chung.

3 Chúng tôi muốn nói tới những người mệnh danh là những « nhà toán học tài chính » đã liều lĩnh (hay nhu nhược) làm (hay để) cho người ta tưởng rằng nhờ những « quá trình ngẫu nhiên » (processus stochastiques), kinh tế học có thể trở thành một khoa học chính xác. Bây giờ một số « nhà » đã cải chính rồi, nhưng có những « nhà » lại chuyển sang chuyện « quá trình Lévy » !!!

4 Đầu tiên phải kể tới Nicolas Sarkozy, lại hắn !, cách đây không lâu còn trách dân chúng Pháp « ít vay nợ » quá, còn chủ trương phát triển các kiểu vay thế chấp, muốn cái gì cũng làm như Mĩ, thấy cái gì bóng loáng là lao đầu vào như con chim ác là... Không biết nên cười hay nên khóc.


 

Đọc bản tiếng Việt



Crise économique

 DE  1929  A  2008


NGUYỄN QUANG



Au regard de l'Histoire, l'année 2008 sera-t-elle au 21ième siècle ce que 1929 fut au 20ième: la crise centenaire du capitalisme ? Après un mois de tempête boursière et financière, voici que l'économie réelle est frappée à son tour. On voit déjà les dégâts immédiats, et ils sont considérables. En quelques semaines, les cinq principales places boursières de la planète (New York, Tokyo, Londres, Francfort, Euronext) ont perdu plus de 30% de leur valeur, soit 8.000 milliards USD, soit encore 4 fois le PIB français. Les Bourses des pays émergents ne sont pas en reste, qui ont plongé de 50% en moyenne. La Bourse de Moscou détient le record, avec une chute de 70%, et l'on estime que les 25 premiers oligarques russes ont perdu chacun 10 milliards de dollars. Outre les interventions des Banques Centrales depuis l'été 2007, qui se chiffrent en centaines de milliards, les pays du G8 ont dû improviser un plan d'urgence pour recapitaliser les banques et garantir les prêts interbancaires: 700 milliards de dollars aux E-U (plan Paulson), 1.800 milliards d'euros en Europe (plan Gordon Brown), 50 milliards de dollars en Russie. Tout cela sans résultat garanti, puisque la Bourse continue à faire du yo-yo et que la liste des pays touchés s'allonge chaque jour (aux dernières nouvelles, la Chine, l'Argentine, et même les Emirats du Golfe !). Quant à l'économie réelle - qui était déjà en plein ralentissement -  le FMI ne prévoit plus, pour 2009, qu'une croissance de 0,1 à 0,5 % pour les pays avancés, et de 6,1 à 7,7% pour les pays en développement. Quel que soit le crédit qu'on accorde à ces prévisions données à la décimale près, on doit quand même rappeler que la Chine, tout à fait officiellement, redoute des troubles sociaux en dessous de 6,6% de croissance. Et que l'éclatement de la bulle immobilière au Japon, en 1990, a enclenché dans ce pays une spirale déflationniste de plus de dix ans.


Le virus des "subprimes"  


 Les experts de tous bords nous affirment en choeur que ce sont les subprimes, les prêts immobiliers hypothécaires américains à taux variable, qui, par leur défaillance à l'été 2007, ont allumé la mèche lente. Or en disant cela, on n'a rien dit si l'on n'explique ni le pourquoi de cette défaillance, ni le comment de sa propagation, ni la nature de sa nocivité. Dans son dernier "Global Financial Stability Report", le FMI évalue les pertes directes (patrimoniales) sur les subprimes à 425 milliards de dollars, et les pertes induites (par réévaluation des actifs des banques, market-to-market dans le jargon) à 980 milliards, en tout 1.405 milliards de dollars, c-à-d."seulement"  5% du PIB combiné des  E-U et de l'Europe (puisque ces pertes sont en partie exportées). Comment expliquer alors qu'une faillite, somme toute modeste à l'échelle mondiale, et qui normalement aurait dû se circonscrire aux établissements bancaires américains spécialisés dans l'immobilier, ait pu contaminer la planète financière entière, détruire plusieurs dizaines de milliers de milliards de dollars de richesses, et maintenant menacer l'économie mondiale ?

*Les subprimes sont une  crise immobilière déclenchée par l'insolvabilité simultanée de toute une catégorie d'emprunteurs, mais ce n'est pas que cela. Il faut savoir qu' aux E-U, mais aussi en Grande- Bretagne, le mécanisme du mortgage equity withdrawal lie formellement la valeur du patrimoine immobilier à la capacité d'endettement: plus précisément, dans ces pays, les ménages peuvent se réendetter quand la valeur de leur bien immobilier monte par rapport au niveau de leur dette hypothécaire. Autrement dit, les aspirants propriétaires, même faiblement solvables, sont poussés à s'endetter, non seulement pour se loger, mais pour acquérir du cash pour d'autres types de consommation, en partant du postulat que l'immobilier ne peut que monter. C'est ce qu'on pourrait appeler le "crédit hypothécaire rechargeable". C'est ainsi qu'entre 2000 et 2006, la dette immobilière des ménages américains, souvent à taux variable, a augmenté de 1.300 milliards de dollars; en 2007, l'encours total des mortgages atteignait 11.000 milliards, dont 1.500 milliards prêtés sur des hypothèques en cours, suivant le mécanisme précédemment décrit. Bref, le virus des subprimes a été fabriqué par une politique de crédit à outrance, indexant véritablement la consommation sur la spéculation immobilière. Evidemment, quand le marché immobilier s'est retourné...En 2007, 1,5 M de logements ont été saisis aux E-U, et il devrait y en avoir près de 3M en 2008. En Grande-Bretagne, mêmes causes, mêmes effets: 2M de ménages se retrouvent pris au piège de l'équivalent des subprimes, et 45000 devraient être saisis cette année. 

*Après la fabrication du virus par l'ingénierie financière, sa propagation. Aucune aventure entrepreneuriale ne pouvant prétendre au risque zéro, Adam Smith avait énoncé ce précepte de bon sens: "utiliser tout le capital dont on dispose, mais seulement lorsqu'il existe une sécurité acceptable". Sur la planète finance de l'économie libérale, les assurances-risques étaient encadrées par des normes prudentielles (Solvency II pour les investisseurs institutionnels, Bâle II pour les banques) qui imposaient aux opérateurs de détenir des fonds propres suffisants, d'autant plus importants que les risques étaient plus grands - ce qu'on appelle le ratio de capital. Pourquoi en parle-t-on à l'imparfait  ? Parce que le régulateur a fermé les yeux quand les "petits génies" de la finance (les quants dans le jargon) ont trouvé le moyen de contourner la réglementation par le biais de la titrisation, c-à-d. en transformant le crédit accordé par l'opérateur (donc avec risque) en un actif financier pour en faire d'une pierre trois coups: revendre l'actif à un investisseur, sortir le risque de son bilan, réduire son exigence de capital. C'est ainsi que par des "conduits" qui  n'apparaissent même pas au bilan des banques d'investissement, la titrisation a diffusé ses virus sur toutes les places financières...qui en redemandaient, transformant l'assurance-risque en une gigantesque industrie du capital-risque dont les produits high tech tels que les CDS (credit default swaps, contrats financiers bilatéraux de protection entre acheteurs), les ABS (asset backed securities, valeurs mobilières adossées à des actifs titrisés) et autres RMBS (residential mortgage-backed security, actifs titrisés composés de crédits hypothécaires immobiliers) représentaient en 2007 plus de 60.000 milliards USD, l'équivalent de tous les dépôts bancaires de la planète. Comme dans la fable des animaux malades de la peste: "Tous n'en mouraient pas, mais tous étaient frappés."

*Après la diffusion du virus, sa nocivité. Une étude de deux chercheurs de Princeton, publiée fin 2007, met principalement en avant l'effet amplificateur d'un phénomène de "levier négatif"  (deleverage dans le jargon). Pour expliquer le "levier positif", il suffit de prendre l'exemple du LBO (leverage buy-out dans le jargon), un montage financier qui permet de racheter une société en ne payant qu'une fraction modeste du prix, le solde étant assuré par le recours à l'emprunt. L'astuce est de faire payer les intérêts, non par les racheteurs, mais par l'entreprise achetée, pendant qu'une "holding de reprise" créée ad hoc s'occupe de "restructurer" la proie pour lui faire cracher le maximum de dividendes avant de la revendre. C'est à la limite de l'abus de droit social, mais cela rapporte des profits stratosphériques. Le revers pour les acteurs-clés de ce mécanisme, les intermédiaires financiers (courtiers, banques commerciales, banques d'investissement...), c'est que, plus leur bilan est fortement "leveragé", plus sa valeur nette est sensible aux aléas de la conjoncture. D'où, depuis le déclenchement de la crise des subprimes, l'enchaînement apparemment inéluctable des ventes de titres par des acteurs contraints de se désendetter, et qui perdurera tant ne sera pas achevée la réduction d'un levier d'endettement qui, exprimé en multiple de l'excédent brut d'exploitation, a pu grimper jusqu'à 10 ! Certains économistes prédisent même que la prochaine crise sera celle des LBO, dont des centaines de milliards de dettes seraient tapies dans les bilans des établissements financiers. Le récent prix Nobel d'économie, l'Américain Paul Krugman 1*, a pu comparer les acteurs - mais aussi les victimes - de la finance folle à des passagers embarqués à bord d'un Titanic dont l'équipage s'occuperait principalement à acheter des contrats d'assurance ...contre le naufrage du Titanic. 


Economie-bulle, économie-monde


Mais ce serait méconnaître la nature de cette crise que la réduire au simple éclatement d'une bulle financière. Qu'on se souvienne de toutes les bulles dont les explosions successives ont ponctué un quart de siècle d'économie néolibérale: les actions dans les années 80, puis les nouvelles technologies dans les années 90, puis les subprimes à partir de 2002, sans oublier la crise immobilière japonaise de 1990 et la crise financière asiatique de 1997... A chaque fois, c'est le même scénario qui se répète: une spéculation généralisée sur les valeurs d'un certain type d'actifs engendre un rendement élevé des capitaux, mais aussi un excès d'endettement, jusqu'au réajustement inévitable avec son cortège de faillites individuelles et de destructions de richesses collectives. Bref, chaque bulle fabrique son propre effet-richesse qui entretient son expansion, mais qui disparaît (sauf pour une minorité) quand elle éclate, non sans causer des dégâts considérables...

Par exemple, le krach japonais a nécessité un plan gouvernemental de recapitalisation bancaire et de rachat des créances douteuses (exactement comme aujourd'hui) de 500 milliards de dollars, et surtout il a inauguré une "décennie blanche" qui a coûté au pays l'équivalent de 24 points de PIB ! Mais ce qui frappe, c'est la succession des bulles, et sur un rythme de plus en plus accéléré. Dans le schéma classique d'un capitalisme qui ne progresse que par crises de type structurel (baisse tendancielle des taux de profits, surproduction, nécessité de créer sans cesse de nouveaux produits, de conquérir sans cesse de nouveaux marchés, etc...), les cycles de croissance et de récession présentaient des symptômes aisément repérables, par exemple l'inflation en fin de croissance, la hausse des taux d'intérêt en début de récession... Dans le schéma en cours, l'explosion des bulles, parce qu'il s'agit d'une réaction à un certain niveau de valorisation d'actifs et d'endettement, peut survenir à tout moment, de façon déconnectée avec l'état de l'économie réelle. Par exemple, la crise des subprimes a éclaté aux E-U dans un environnement d'inflation modérée et de faibles taux d'intérêt. Les nombreux économistes qui se sont livrés à un examen attentif des années 2002-2006, c-à-d. d'une période où la bulle immobilière a pris la relève de la bulle Internet, relèvent tous des anomalies flagrantes qui attestent cette déconnection. Le constat dressé par les spécialistes de la globalisation([2], [6]) nous semble particulièrement digne d'être détaillé:

*Ils remarquent d’abord qu'après un quart de siècle d'économie globalisée, on assiste peut-être au "grand croisement" entre un monde qui décline (les pays dits développés, en gros ceux de l'OCDE) et un monde qui émerge (les pays dits en voie de développement, en gros, l'Asie et la Russie), le second reprenant au premier la première place qu'il occupait avant la révolution industrielle. Certaines projections prévoient même qu'en 2025, les pays actuellement émergents devraient peser quelque 65% du PIB mondial (on parle ici du poids économique, et de strictement rien d'autre). Comme tout à l'heure, on accordera à ces projections le crédit qu'on voudra, mais les données objectives sont là: d'un côté, une population vieillissante, 450 millions de travailleurs à haut coût salarial, des gains de productivité faibles (1% l'an en moyenne), une croissance médiocre (2% en moyenne), de l'autre, une population plus jeune et plus dynamique (ne serait-ce que parce qu'elle veut sortir du sous-développement), 2,3 milliards de travailleurs à faible coût (de l'ordre de 1/5 du coût moyen dans l'OCDE), des gains de productivité conséquents (6%), une croissance soutenue (7,5% en moyenne), une épargne abondante (38% en moyenne contre 18% pour l'OCDE, et en particulier, pratiquement zéro pour les E-U)... Le seul atout qui reste aux pays développés, c'est leur avance technico-scientifique, mais il est clair qu'elle ne durera plus longtemps, surtout que les investissements en recherche-développement ne sont pas une priorité de l'idéologie néolibérale (voir plus loin). On a donc en compétition deux blocs dont l'écart de croissance structurel, dans pratiquement tous les domaines, devrait jouer en faveur des pays émergents. 

*Ils relèvent ensuite deux anomalies qui semblent défier l'analyse économique classique. Primo, depuis le début du siècle, en tout cas depuis la fin de la crise Internet jusqu'à l'été 2007, les chiffres de croissance des deux blocs ne reflètent pas leur écart structurel de croissance, les grands pays de l'OCDE ayant connu un quinquennat d'augmentation soutenue du PIB en volume, surtout aux E-U, en G-B et en Espagne. Secundo, alors que les pays émergents devraient utiliser leur épargne et chercher des capitaux extérieurs pour financer les investissements et les infrastructures nécessaires à un développement pérenne, c'est à un flux en sens contraire qu'on assiste, surtout de l'Asie vers l'Amérique. En 2007, les réserves de change des pays émergents se montaient à 2.400 milliards dollars pour l'Asie, 1.000 milliards pour la Russie et les pays de l'OPEP ; leur excédent commercial cumulé dépassait les 600 milliards, alors que le déficit commercial cumulé des pays développés dépassait 1.100 milliards; et les liquidités mondiales croissaient au rythme de 14% l'an.

Ces simples statistiques confortent  l'explication de l'effet-richesse des bulles avancée par certains auteurs ( [2], [6] ): au début du 21ème siècle, la globalisation a provoqué un déplacement du centre de gravité économique mondial vers les pays émergents, qui sont en plus des pays à taux d'épargne structurellement fort ; ceux-ci ont ensuite reprêté leurs excédents aux E-U et à l'Europe, essentiellement sous la forme d'accumulation de réserves de change par les banques centrales, d'où la croissance rapide de la liquidité mondiale et le bas niveau des taux d'intérêt à long terme, d'où une forte expansion du crédit, couplée à une explosion des prix d'actifs. Et comme l'inflation est restée modérée, en raison surtout de la concurrence des pays émergents, les autorités monétaires ont volontiers endossé des stratégies expansionnistes, d'autant que l'effet-richesse des bulles masquait la réalité d'une croissance structurellement faible. On peut ainsi estimer que la bulle des subprimes, tant qu'elle a duré, a procuré un supplément annuel de croissance de 1,5 point au Royaume-Uni, 1 point aux E-U, 0,6 point à la zone euro. En échange, ces pays vendaient au reste du monde des produits financiers sophistiqués, dont on se demande, maintenant que la bulle a éclaté, quel "avantage comparatif" d'un type nouveau va pouvoir les remplacer. Parce que dans la nouvelle logique de l'économie-bulle, le schéma classique (simplifié) "inflation - hausse des taux -déflation/récession -baisse des taux - redémarrage" n'a plus cours: pour redémarrer après une explosion, il est devenu nécessaire de s'appuyer sur un nouveau type d'actifs. C'est ainsi qu'on a pu voir naître une spéculation sur les matières premières (pétrole, métaux...), mais aussi sur les céréales, c'est-à-dire sur la vie même des populations (ici les mots font défaut, parce qu'on est au-delà de l'humain). 

Il n'est pas besoin d'être expert pour comprendre que l'économie-monde suit une voie qui n'est pas viable dans la durée. Le phénomène de "rattrapage" aidant, les échanges commerciaux finiront bien par se rééquilibrer: moins de déficit d'un côté, moins d'excédent de l'autre, et donc moins de liquidité pour alimenter les bulles. Le plus urgent, puisque crise il y a, ce serait d'accélérer ce rééquilibrage, par exemple en menant une politique concertée de l'épargne: stimulation de l'épargne dans les pays déficitaires (politique monétaire plus restrictive, désendettement des ménages, changement des modes de consommation...), réduction de l'épargne dans les pays excédentaires
(hausse des investissements publics, amélioration de la protection sociale, augmentation des dépenses de santé, d'éducation...) Mais il s'agit là, au sens propre, d' économie politique, une voie sur laquelle aucune des parties n'a envie de s'engager parce qu'elle remet en question des modèles de société. On ne voit pas les E-U renoncer à une american way of life engendrant surconsommation et surendettement, pas plus qu'on ne voit le régime chinois accorder des droits à une masse de travailleurs dont l'absence de droits, justement, fait sa force de frappe (voir à ce propos [3]). On voit au contraire, à chaque crise, s'appliquer des politiques de lutte prioritaire contre le ralentissement, par la baisse des taux et la réinjection de liquidités. Bien sûr, cette fois-ci, il fallait éviter un remake de la crise de 1929 où le krach avait déclenché un assèchement des circuits financiers qui avait précipité le monde dans la dépression. Mais injecter, pour le soigner, des liquidités à un système malade en réalité de l'excès de liquidité, voilà un paradoxe qui n'échappera à personne. Outre que la Bourse ne semble pas convaincue, car elle redoute maintenant une récession dont la réalité se précise, on risque de retomber, mais cette fois à l'échelle planétaire, dans le piège de la "décennie blanche japonaise", quand la liquidité ne servait plus à rien, sinon à s'investir...dans les liquidités. D'une part, comme le rappellent Artus et Virard, la Banque du Japon, dans les années 90, créait de la liquidité que les banques japonaises lui reprêtaient illico ; d'autre part les investisseurs apeurés finissaient par ne plus acheter rien d'autre que des emprunts d'Etat. Deux phénomènes qui faisaient monter à la fois le passif de la banque centrale (puisqu'elle empruntait sur le marché) et son actif (puisque ses réserves grossissaient jusqu'à atteindre 40% du PIB japonais). N'est-ce pas ce genre de comportement qui pointe quand on voit les acheteurs se ruer sur les bons du Trésor américain, et donc le dollar remonter, alors que l'économie américaine traverse l'une des pires passes de son histoire ?


Libéralisme et  néolibéralisme


On se rappelle que dans son introduction à l'histoire du 20ième siècle [4], Eric Hobsbawm déplorait que la plupart des jeunes d'aujourd'hui "grandissent dans une sorte de présent permanent, sans aucun lien organique avec le passé public des temps dans lesquels ils vivent" 2*. Il ne nous paraît donc pas superflu, pour comprendre plus avant la crise d'aujourd'hui, de nous reporter à la Grande Crise d'hier, celle de 1929. Le commentaire médiatique dominant est que les deux présentent des analogies superficielles, et puis c'est tout. Non, ce n'est pas tout. La genèse et la postérité de 1929 nous en disent long sur la crise d'aujourd'hui. 

*La genèse d'abord. Ironiquement, alors que la globalisation actuelle semble fermer le "siècle américain", c-à-d. le siècle de l'hégémonie américaine, c'est une première globalisation, peut-être moins connue, qui l'avait ouvert, en faisant émerger les E-U au rang de grande puissance mondiale. Le parallèle entre les deux globalisations est assez frappant: entre 1860 et 1914, l'économie mondiale connaissait un développement rapide et une forte intégration des échanges, y compris entre les continents. D'anciennes colonies, britanniques ou hispaniques (Australie, Canada, Argentine...), avaient accédé au développement, et leurs marchandises importées concurrençaient celles des pays industrialisés. Le dynamisme de l'économie reposait sur une monnaie stable, une inflation maîtrisée ; sur de nouvelles technologies qui avaient bouleversé les processus de production ; mais aussi sur l'exploitation d'une main-d'oeuvre à bon marché, dans les colonies comme dans les métropoles. L' Etat se contentant de jouer le rôle de "veilleur de nuit", selon la célèbre expression libérale, le partage de la valeur ajoutée se faisait en faveur du capital, du commerce, de l'innovation technique, et les systèmes de protection sociale n'existaient pratiquement pas. La guerre de 14 (voir e.g. [4]), en ruinant l'Europe, en accouchant de l'Union Soviétique, allait redistribuer les cartes de ce premier capitalisme global et faire des E-U la puissance économique dominante. Le krach de 1929 est ensuite survenu, comme aujourd'hui, dans un environnement de spéculation boursière, une bulle amplifiée par la possibilité d'acheter des actions avec une couverture de seulement 10%. Comme aujourd'hui, le retournement du marché a provoqué des pertes colossales, des faillites en chaîne, la panique des investisseurs et des épargnants, une crise financière se doublant d'une crise bancaire, l'assèchement des liquidités sans que l'Etat intervienne... On connaît la suite: récession, dépression, montée du fascisme, guerre mondiale ... à la différence d'aujourd'hui ?

*Le legs immédiat de 1929 fut la déligitimation de l'idéologie libérale, assimilée par la sagesse populaire à la "liberté du renard dans le poulailler", et l'avènement d'un "cycle keynesien" symbolisé par le New Deal avant la 2nde Guerre, puis par les "Trente Glorieuses" de l'après-guerre, une période de "contrat social" et de "capitalisme rénové" que Hobsbawm qualifie sans ambages d'Age d'Or (voir [4]). Les crises financières et pétrolières des années 70 devaient clore ce cycle et marquer le retour de l'idéologie libérale, puis son triomphe pendant la décennie Thatcher-Reagan (en gros, 1980-1990), un duo auquel il convient d'ajouter, pour quiconque veut décrypter la globalisation, le "Petit Timonier" Deng Xiaoping, dont la ligne réformiste l'emporte en 1978 à Pékin. A vrai dire, les libéraux orthodoxes, pendant leur traversée du désert, n'avaient jamais abdiqué leur dogme, quasiment une Vérité révélée, selon lequel toute tentative de forcer la "main invisible" du marché ne pouvait que conduire sur "le chemin de la servitude" (von Hayek). Les néolibéraux qui reviennent aux commandes, Hobsbawm les décrit comme « des gouvernements issus de la droite idéologique, attachés à une forme extrême d'égoïsme économique et de laisser faire [et pour qui] le capitalisme de la protection sociale chapeauté par l'Etat des années 50 et 60, privé depuis 1973 [la crise pétrolière] du support de la réussite économique, avait toujours ressemblé à une variété de socialisme. » Ils ne réussissent pas plus que quiconque à résoudre les crises des années 80, mais la chute du Mur de Berlin, puis de l'Union Soviétique, dont ils s'attribuent le mérite, leur donne une légitimité qui va consacrer leur doctrine, dite "école de Chicago"(1), comme pensée unique de la fin du 20ième siècle.  

L'économie n'étant pas une science exacte, on ne discutera pas ici des fondements de la doctrine néolibérale, seulement de ses effets visibles. Or que voit-on ? Depuis l'effondrement du "socialisme réel", débarrassé de ses ennemis extérieurs, le capitalisme est fondé à prendre à son compte la prophétie de Fukayama (un néocon) sur la "fin de l'Histoire" et l'horizon indépassable d'une démocratie libérale dont il serait l'incarnation économique. Il est permis de penser que si, par capitalisme, on entend seulement la propriété privée du capital, alors le capitalisme n'est en lui-même ni pire ni meilleur que n'importe quel système qui admet que sa liberté d'entreprendre soit fixée par des réglementations et des lois. Or ce sont justement ces règles et ces lois dont le néolibéralisme a cherché à affranchir le capital au cours des dernières décennies. Ce faisant, il a réussi à ce que l'échange marchand envahisse toute l'activité sociale et les valeurs marchandes toute la vie individuelle - et pas pour le bien de la société, ni de l'individu. Pour justifier cette dernière affirmation, revenons sur la distinction que maintenant les experts font communément entre le capitalisme anglo-saxon et le capitalisme rhénan, et que même l'homme de la rue perçoit quand il sépare l'économie "virtuelle" de l'économie "réelle". Dans sa forme rhénane (grosso modo, et en acceptant l'approximation, celle qu'étudiait Max Weber), le capitalisme idéal avait une vision pérenne de l'activité entrepreneuriale, qui devait se planifier en décennies, et donc privilégier l'investissement ; de la richesse de l'entreprise, qui devait participer au développement de la collectivité dans laquelle elle évoluait ; des relations sociales dans l'entreprise, ne serait-ce que dans le but utilitaire d'éviter les conflits... Le capitalisme anglo-saxon (celui qui triomphait jusqu'à récemment) a renversé les termes de l'équation pour faire de la rémunération du capital son principal objectif :"créer de la valeur" pour l'actionnaire, lui assurer le meilleur "retour sur investissement". Le mot même d'"investissement" est détourné de son sens, ce qui compte ici, c'est le "retour". Exemple frappant: en 2005, un chiffre a été jugé "déconcertant" par le FMI et la Banque de France, qui ont constaté que les entreprises du G7 ont prêté globalement 1.300 milliards de dollars aux autres acteurs économiques, alors que leur rôle traditionnel, ce serait d'investir et donc d'emprunter à long terme. L'explication, c'est que depuis au moins l'an 2000, les grandes entreprises ont sous-investi et placé l'argent à court terme pour "financer les dépenses courantes des Etats endettés et la consommation des ménages surendettés"([6]). On pourrait aussi citer le rachat par les entreprises de leurs propres actions, ou cent autres ruses pour faire monter les cours, car pour atteindre un retour de 15% dans un environnement de croissance à 2 ou 3%, il faut faire preuve d'inventivité. Outre les innovations financières décrites plus haut, on inaugure de nouvelles techniques entrepreneuriales : « La nouvelle hiérarchie des valeurs et des priorités va être portée, popularisée, théorisée par les managements des entreprises. Ces derniers sont soumis au jugement permanent de leurs actionnaires à travers le marché. En outre, ils deviennent eux aussi des actionnaires, le système des stock options se généralisant [...] L'idée est de faire des stock options l'élément principal de la rémunération, le salaire n'étant plus [qu'un complément] » ([6]). Plus que de simples techniques, il s'agit d'un virage doctrinal majeur, qui consiste, pour maximiser le profit, à trouver une nouvelle classe (au sens marxiste) d'alliés qu'il faut intéresser au capital pour qu'ils acquièrent la mentalité du capitaliste et gomment leur comportement normal de salarié. « Les managers deviennent de la sorte juge et partie. Ils n'ont plus qu'une obsession, qui rejoint celle des autres actionnaires et de la sphère financière: faire monter les cours »([6]). Le lexique anglo-saxon s'est ainsi enrichi du mot working riches. Quant aux workers de base, ceux dont le travail est quand même censé créer de la valeur ajoutée, la solution extrême consiste à les effacer du paysage. C'est le mécanisme que décrit J-L. Gréau dans L'Avenir du capitalisme [5]: jusqu'alors le travail, d'un point de vue comptable, était incorporé à la valeur ajoutée, ce qui signifiait qu'il avait une valeur productive ; il devait donc être distingué de la consommation de biens intermédiaires (matières premières, produits semi-finis, services achetés à l'extérieur...) dans un processus productif. Or, désormais, constate l'auteur, les marchés demandent aux entreprises "de considérer le travail comme un intrant de la production, et non comme une source de la valeur ajoutée" (la littérature économique anglo-saxonne utilise d'ailleurs le même terme d' outsourcing pour décrire l'externalisation par une entreprise d'une fonction et la délocalisation d'une activité). Le travail devient ainsi un coût à l'état pur, qu'il s'agit de réduire sans cesse - et les travailleurs une "variable" qu'on "ajuste" pour faire monter le cours de l'action...


Une « faille dans le capitalisme »


Alors, attribuer le présent krach à de simples dérives financières, c'est plus que court. Les prétendues "dérives" manifestent le vice interne d'un système qui crée une incitation permanente aux excès spéculatifs. C'est Alan Greenspan lui-même, l’ex-gourou de la Fed devenu bouc émissaire universel, qui confesse que la crise lui a révélé "une faille dans le capitalisme" qui l'empêche de dormir. On pourrait ajouter pour lui: et qui est en train de détruire le tissu économique et social, et même le tissu culturel des pays dits avancés. Qu’on en juge:

1) Le tissu industriel : Outre les déficits, l'endettement et la panne de croissance déjà signalés plus haut, la majorité des pays de l'OCDE sont en voie de désindustrialisation comme l'attestent les destructions continues d'emplois industriels depuis 1995 (-25% en G-B, -20% aux E-U, -8% en zone euro), mais aussi la disparition ou le déclin d'industries naguère "lourdes"  (dans tous les sens du terme) comme l'acier, l'automobile, l'aviation...On pourrait arguer que ces "vieilleries"  sont remplacées par des industries innovantes comme l'électronique ou l'informatique de pointe, ou même par des "entreprises sans usine", comme certains en ont rêvé à voix haute (Serge Tchuruck, d'Alcatel). Peut-être, mais la première voie nécessite, en développement-recherche, des investissements à long terme, une notion absente de l'économie financière telle qu'on l'a décrite.

Quant à la seconde voie, celle montrée par un groupe de pays dont on vantait le "dynamisme" - la G-B, qui possède en la City la première place off shore du monde, l'Irlande, paradis de la défiscalisation, ou même la petite Islande, dont le chiffre d'affaires des banques est égal à 10 fois le PIB -, elle a mené droit dans le mur de la crise: la G-B n'a plus d'industrie, dans quelques années elle n'aura plus de pétrole, et qui sait si elle aura encore la City ; l'Irlande est en récession, et c'est le premier pays d'Europe à avoir mis ses banques sous tutelle ; quant à l'Etat islandais, il est au bord de la banqueroute, au point que le FMI a dû voler à son secours...

2) Le tissu social :  Le travail n'étant plus considéré comme une composante de la valeur ajoutée, il est "logique" que depuis vingt ans, les revenus du travail aient baissé, non seulement par rapport à ceux du capital classique, mais par rapport à cette nouvelle classe de working riches dont on a décrit l'émergence. Le phénomène de société induit, c'est que "la classe moyenne est en train de fondre par les deux bouts. Par le haut, où un petit nombre gagne de plus en plus, et par le bas, où un grand nombre s'appauvrit" (Le Monde, 25/01/08). Comme le capital lui-même est difficile à évaluer (pour des raisons évidentes) et comme les médias ont donné suffisamment de détails scandaleux sur les rémunérations, bonus, stock options et  parachutes dorés des working riches , on se contentera de dire que la globalisation a fabriqué, en vingt ans, quelques millions de millionnaires et un millier de milliardaires, dont la fortune cumulée dépasse 40.000 milliards de dollars. Mais mieux que les chiffres absolus, c'est le curseur de l'inégalité qui indique le délitement social: au pays le plus riche du monde, les E-U, on compte désormais 37 millions de pauvres, la part du revenu national détenue par le 1% le plus aisé de la population est remonté à son niveau de 1929 (soit 8%), et selon une enquête récente, le taux d'inégalité dans certaines grandes villes américaines (New York, Los Angeles...) est comparable à celui des villes africaines...

3) Le tissu culturel : Dans son livre [4], E. Hobsbawm s'inquiétait, à la veille du 21ième siècle, de l'avènement « d'une société où prédominent les valeurs d'un individualisme asocial absolu (...), constituée d'un assemblage d'individus déconnectés, égocentriques, à la recherche de leur propre satisfaction (qu'on l'appelle profit, plaisir ou quelque autre nom). » Eh bien, nous y sommes, car la doxa libérale a pénétré au coeur même du tissu culturel, invitant tout le corps social à se prosterner devant le Veau d'Or - ce qu'il fait sans contrainte, car golden boys de Wall Sreet et loubards des banlieues en sont venus à partager le même imaginaire, que le philosophe Jean-Claude Michéa décrit avec violence dans "Impasse Adam Smith" (1998): « Assigner à toute activité humaine un objectif unique (la thune), un modèle unique (la transaction violente ou bizness) et un modèle anthropologique unique (être un vrai chacal). »  Est-ce ainsi que les hommes vivent ? Pendant ce temps, les intellectuels...Les intellectuels ? Un quart de siècle de terrorisme idéologique a asséché le débat politique et économique. Tout discours à l'encontre de la pensée unique était immédiatement taxé de ringardise et frappé d'ostracisme, car il était entendu que du côté du néocapitalisme se tenaient la liberté, la modernité, et même les mathématiques, qu'on avait  convoquées pour oindre de leurs formules magiques les Aventuriers de la Finance 3*. De même que les programmes informatiques de censure sur l'Internet chinois pourchassent le mot "démocratie », un filtre automatique se mettait en place contre les mots "Etat, puissance publique, régulation, solidarité, éthique..." Or ce sont aujourd'hui pratiquement les mêmes censeurs, les mêmes experts, les mêmes hérauts 4* qui, sans mea culpa, sans vergogna, réclament à cors et à cris le secours de l'Etat, la régulation des marchés, la refondation du capitalisme ! Comment croire à la possibilité d'une telle refondation par de tels acteurs alors que les premières initiatives - spectaculaires - sont prises sont dans la droite ligne de la politique de Dooh Nibor (Robin Hood à l'envers, c-à-d. prendre aux pauvres pour donner aux riches ; la formule est due à P. Krugman (1)) ?

« Privatiser les profits, socialiser les pertes »: les sommes astronomiques débloquées pour les banques contrastent avec le vide sidéral des mesures de solidarité sociale, de soutien du pouvoir d’achat, d’aide à l’emploi, de relance de l’économie… Nous avons eu le "privilège", en deux décennies, d'assister à la chute de deux systèmes opposés: d'un côté, l'économie administrée du socialisme réel, de l'autre l'économie dérégulée du néolibéralisme. L'un des deux systèmes est carrément mort. On ne sait pas encore si l'autre survivra à sa chute.


NGUYỄN QUANG


1* Depuis sa création en 1968 par la Banque de Suède, le pseudo "prix Nobel d'économie" a été attribué 2 fois sur 3 à des économistes libéraux, le plus souvent américains, au point qu'il a été surnommé par dérision "le Chicago express". L'élection de Paul Krugman, en pleine crise du système néolibéral, prend valeur de symbole.

2* Hobsbawm aurait encore plus de souci à se faire s'il savait que le ministre français de l'Education projette de retirer l'enseignement de l'histoire-géographie du tronc commun des lycées.

3* On vise ici les soi-disant "mathématiciens financiers", qui avaient la prétention (ou la faiblesse) de faire (ou laisser) croire que leurs "processus stochastiques" pouvaient faire de l'économie une science exacte. Certains se rétractent maintenant, mais d'autres parlent déjà de passer aux "processus de Lévy"!

4* A commencer par l'inévitable Sarkozy, lui qui reprochait naguère aux Français de pas être assez endettés, qui souhaitait développer les prêts hypothécaires, qui voulait tout faire comme les Américains, qui se jetait comme une pie bling bling sur tout ce qui brille...On ne sait pas s'il faut en rire ou en pleurer.


BIBLIOGRAPHIE


[1] P. Artus, M-P. Virard: Le capitalisme est en train de s'autodétruire, La Découverte, 2005

[2] P. Artus, M-P. Virard: Globalisation. Le pire est à venir, La Découverte, 2008

[3] P. Cohen, L. Richard: La Chine sera-t-elle notre cauchemar ?, Mille et une nuits, 2005

[4] E. Hobsbawm: L'Age des Extrêmes. Le Court 20ième siècle, Ed. Complexe-Le Monde Diplomatique, 1999

[5] J-L. Gréau: L'Avenir du capitalisme, Gallimard, 2005

[6] J-M. Quatrepoint: La Crise Globale, Mille et une nuits, 2008  

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
MCFV: Lettre d’information – Newsletter Rentrée 2024 08/09/2024 - 29/11/2024
Yda: Un court-métrage Hanoi - Warszawa 29/11/2024 19:00 - 21:00 — Médiathèque Jean-Pierre Melville, 79 rue Nationale, Paris 75013, M° Olympiades
Les Accords de Genève, espoirs et désillusions au cœur de la guerre froide. De l’indépendance à la division du Vietnam 11/12/2024 16:30 - 18:00 — Bibliothèque François-Mitterrand, Quai François Mauriac - 75706 Paris Cedex 13
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us