Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Bếp Cụ Hồ

Bếp Cụ Hồ

- Mathieu von Rohr — published 09/01/2012 01:09, cập nhật lần cuối 09/01/2012 01:16
Tuần báo Đức DER SPIEGEL (số ra ngày 9.1.2012) dành một trang nói về Quán Monge Paris


Tuần báo Đức DER SPIEGEL



Bếp cụ Hồ

Một đầu bếp Việt Nam sau 3 thập niên trốn chạy
đã bị cộng sản xua đuổi lần thứ nhì như thế nào



Khi Võ Văn Thận nghe tiếng loảng xoảng, ông nghĩ là xe hốt rác. Lúc đó khoảng hơn tám giờ, ông còn nằm trong  giường nơi tầng một của nhà hàng „Foyer Vietnam“ do ông điều hành.

spiegel

Nhưng khi nghe tiếng chân dậm thình thịch lên cầu thang, ông biết ngay có điều gì không ổn, nhưng đã quá trễ.  Thận vừa muốn ra cửa phòng xem sự cố gì, thì bị một gã vai u thịt bắp đẩy ngược lại. „Ở im trong đó đi“, gã bảo, „Chúng tôi là người của đại sứ quán Việt Nam“.

Mười người đã đột nhập vào quán ăn, đập vỡ kính nơi cửa ra vào rồi dán giấy bồi che kín các cửa sổ và treo bảng lên: „Quán đóng cửa để tân trang“.


Bọn họ nối máy trả lời tự động vào điện thoại. Trên tầng 1, họ đóng ngay một cửa ra vào đúng kích cỡ để ngăn Thận không xuống quán ăn được nữa.

Mọi việc đã được tính toán kỹ, tại sao có  thể đến mức như thế ?

Quán „Foyer Vietnam“ nằm trên đường Monge rìa khu Quartier Latin thuộc phường đại học cổ, sau cánh cửa gỗ đỏ trầy trụa. Thực đơn trưa giá 10 Euro, sinh viên chỉ phải trả 8 Euro, đầy đủ khai vị, món chính và tráng miệng, gần như là điều hy hữu ở thành phố đắt đỏ này.


Món ăn đơn giản nhưng ngon đến nỗi ngôi sao đầu bếp Alain Ducasse đã từng đề cập đến trong một tựa sách. Và „Foyer Vietnam“ là quán ăn Việt duy nhất ở Paris có treo hình Hồ Chí Minh trên tường.

Võ Văn Thận là người điều hành quán. Dáng vẻ cũng hao hao giống Hồ Chí Minh, với chòm râu dài nhuốm bạc, trán cao, chỉ mỗi chiếc áo trắng đứng bếp là chả hợp tí nào. Ông nay 56 tuổi, đến Pháp khi trốn chạy cộng sản năm 1979.

Chuyện khá kỳ quặc là chính ông lại là người điều hành quán „Foyer Vietnam“ mà chủ thuê lại là đại sứ quán cộng sản Việt Nam.

Thận lớn lên từ đất nước Việt Nam bị chia cắt, miền Bắc do cộng sản cai trị còn miền Nam bởi một chính quyền được Mỹ hỗ trợ. Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở miền Nam, ông nội là quan triều đình, bố là công chức cao cấp của chế độ. Được người anh cấp tướng đỡ đầu nên trong thời gian quân ngũ, Thận chỉ làm lính canh ở một trại giam tù chính trị. Khi chiến tranh kết thúc và miền Nam thất thủ năm 1975, thoạt đầu Thận cũng đã bị giam giữ. Tài sản gia đình bị trưng thu. Ông đã trốn chạy cùng vợ con trên một chiếc thuyền bé cỏn con, đã đến được Mã Lai và cuối cùng là Paris.


Từ hơn trăm năm nay, người Việt di cư kéo về thủ đô cựu thuộc địa. Vào thập niên 20, Hồ Chí Minh đã quen biết cháu của Karl Marx và rất phấn khích về chủ nghĩa cộng sản trước khi trở thành  chiến sĩ đấu tranh cho tự do.


Từ năm 1959 có hai quán ăn sinh viên tại Paris. „Quán bác Hồ“ ở quảng trường Maubert là nơi tụ tập của những người cộng sản. Cách đấy chưa đến một cây số, sứ quán miền Nam đã mở quán „Foyer Vietnam“ cho sinh viên thân chính quyền. Cả hai địa điểm vẫn tồn tại cho đến khi thống nhất năm 1976. Khi miền Bắc chiếm miền Nam, sứ quán cộng sản đã tiếp thu luôn „Foyer Vietnam“.        

Lúc Thận đến Paris, ông ta đã viết truyền đơn đả kích chế độ và cùng với những người miền Nam phản đối khắp nơi. Sự căm thù chế độ chỉ tan biến khi ông ta trở thành đầu bếp.


Thận đã học nấu ăn tại „Au Pied de Cochon“, một quán ăn nhẹ ở khu chợ Halles, rồi mở một quán Việt ở vùng ven. Nghề nấu bếp đã mang lại hạnh phúc cho ông ta.


Vào năm 2001, một doanh nhân Việt Nam có thế lực có quan hệ với sứ quán đã ngỏ ý hỏi ông có muốn sang quán „Foyer Vietnam“ không. Người anh trai ở Mỹ đã khẩn khoản ngăn ông đừng theo cộng sản. Nơi bọn họ không có tình cảm hay không bằng hữu gì đâu. Nhưng Thận bảo rằng ông muốn làm điều gì đó cho đất nước mà đến nay chưa hề được về lại. Ông chấp thuận.


Đối với ông, quản lý một quán ăn của cộng sản là một hình thức hòa giải. Ông ta treo cả tấm hình Hồ Chí Minh trong quán. Cụ ấy là người yêu nước, nên ông ta trân trọng cụ.

Quán „Foyer Vietnam“ đã trở thành sự nghiệp của cuộc đời, chỉ có điều, không hề có giao kèo, không giấy chứng nhận lương bổng nào. Thận đã điều hành quán trên mười năm, mọi thực khách đều biết mặt nhưng họ tên thì chả nằm trên chứng từ nào cả.

Cộng đồng tỵ nạn người Việt đúng là một thế giới phức tạp. Rất nhiều chuyện xưa cũ, nhiều chuyện đấu đá và nhiều ràng buộc.

Rồi cũng tới ngày Thận gặp xích mích với những người bất hảo. Sứ quán và hội đoàn chủ trì muốn tống khứ, nhưng ông ta thì muốn ở lại. Thế là bỗng chốc trở thành kẻ chiếm dụng, chiếm dụng một quán ăn do chính đất nước xuất thân của ông ta dựng nên. Ông không muốn bị xua đuổi lần thứ nhì.


Trong bọn người tìm cách đuổi Thận có cả viên quản lý quán sẽ thay thế ông ta. Tay này đã buộc lòng phải rút lui và Thận được phép tạm ở lại. 2.000 thực khách đã ký vào thỉnh nguyện thư ủng hộ ông.


Thận hy vọng rằng câu chuyện việc hòa giải này sẽ không biến thành sự vụ của những vết thương không bao giờ hàn gắn được. Thế nhưng ông ta cũng cảm thấy khó thể trụ lại được.


Thứ năm vừa qua, cảnh sát đã tạm thời đóng cửa quán.


Mathieu von Rohr



NGUỒN : Tuần báo Der Spiegel số ra ngày 9.1.2012
bản dịch của Minh Trần
nguyên tác tiếng Đức : xem ở dưới

Attachments

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Black Movie - Festival international de films indépendants Genève 17/01/2025 - 26/01/2025 — Maison des arts du Grütli | 16, rue du Général-Dufour | 1204 Genève
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us