Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Chữ " TÌNH " của người Việt

Chữ " TÌNH " của người Việt

- Thanh Thảo — published 17/10/2013 17:54, cập nhật lần cuối 17/10/2013 17:55


CHỮ “ TÌNH ” CỦA NGƯỜI VIỆT



thanh thảo



Nửa tháng nay, từ khi nghe tin đau buồn : Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, người dân Hà Nội và người dân trong cả nước bỗng khác hẳn ngày thường. Đúng ra, cả dân tộc đã sống khác hẳn trong những ngày ấy. Nếu niềm vui chung tập hợp nhiều con người lại với nhau, thì nỗi đau chung, một nỗi đau đầy thiêng liêng đã tập hợp cả dân tộc lại cùng nhau. Không ai hướng dẫn, không ai chỉ đạo hay kêu gọi, hàng triệu người dân đã xuống đường, hướng về ngôi nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu - Hà Nội. Một cuộc hành hương vĩ đại, kéo dài nhiều ngày, chính xác hơn là suốt cả đêm và ngày, đã khiến người Việt Nam gần nhau hơn, chia sẻ với nhau những gì tốt đẹp nhất từ chính bản thân mình, trong một nỗi đau chung.


Có lẽ chưa bao giờ tôi chứng kiến được cảnh người Hà Nội tự nguyện đẩy xe bánh mì, nước uống đóng chai phục vụ miễn phí, như đã thấy trong những ngày qua, cho dòng người xếp hàng chờ được thắp hương trên bàn thờ Bác Giáp. Một tình cảm ấm áp lạ kỳ mà mỗi người Việt mong được thấy ở ngay Thủ đô mình, nay đã được thấy. Người ta cứ nói, văn hóa bây giờ xuống cấp lắm, đạo đức cũng xuống cấp lắm. Ở đâu đó, vào những lúc nào đó, điều ấy là có thật. Nhưng, rất ít người dám nghĩ rằng : văn hóa của nhân dân ta vẫn còn nguyên đó, đạo đức của nhân dân ta vẫn còn nguyên đó, nó chỉ chờ đúng cơ hội để thể hiện. Một cái tang lớn, một nỗi đau lớn không phải là cơ hội, nhưng đó là sự kiểm nghiệm linh thiêng đến mỗi tâm hồn con người, nó là tiền đề cho con người tự thể hiện mình.


Bây giờ không còn là thời kỳ của vô thức tập thể, nói như nhà thơ - nhạc sĩ Văn Cao, bây giờ “ mỗi người là một người ”. Con người bây giờ đã trưởng thành, đủ khả năng chịu trách nhiệm cá nhân về bản thân mình. Những quyết định về tình cảm của nhân dân đối với Đại tướng là quyết định của từng con người cộng lại. Điều đó mới thật cao cả, đáng yêu đáng quí, mới thật lẫm liệt ! Vâng, cả thế giới trong những ngày qua đã chú mục nhìn vào Việt Nam, nhất là nhìn những dòng người, những biển người khóc thương đi viếng Võ Đại tướng. Và họ đã hiểu. Đây không hề là “ vô thức tập thể ”, không hề giống với những cảnh họ nhìn thấy ở một quốc gia nào đó. Đây là Việt Nam. Đây là lòng yêu nước Việt Nam, tình cảm yêu thương Việt Nam, là tình nghĩa thủy chung đặc trưng Việt Nam.


Nhiều người nói, người Việt chúng ta sống duy tình. Đúng như vậy ! Nhưng đó cũng thuộc về bản sắc văn hóa của người Việt, là tính cách người Việt được hình thành và đặt định từ hàng nghìn năm nay, qua bao cuộc chiến tranh Vệ quốc chống xâm lược, qua bao thẳng trầm của lịch sử. Người Việt bây giờ còn giữ vững được bờ cõi non sông đất nước mình chính cũng vì một chữ “ Tình ” ấy ! Tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đồng bào. Tình yêu và lòng biết ơn với những vĩ nhân có công dựng nước và giữ nước. Những ngôi đền thờ nho nhỏ mọc lên khắp đất nước này để thờ những vị nhân thần có công lập làng, lập nước, có công chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai chướng họa bảo vệ cộng đồng, những ngôi đền mang đậm tín ngưỡng Việt ấy đều thể hiện sâu sắc chữ “ Tình ” của người Việt. Nó xuất đi từ máu huyết của người Việt, và lưu truyền trong cơ thể người Việt qua hàng nghìn năm. Bây giờ, trong tâm tưởng người dân Việt, Võ Đại tướng đã hiển thánh. Tâm tưởng, mong ước thiêng liêng ấy cũng thuộc về chữ “ Tình ”, nó là tình yêu nước và quyết tâm bảo vệ đất nước của người Việt.


THANH THẢO

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
Nguyễn Hồng Anh: Saigon Kiss 24/01/2025 - 25/04/2025 — Arte
LES LARMES D'ASTYANAX - Olivier Dhénin Hữu 31/01/2025 - 02/02/2025 — Théâtre du lycée Jacques Decour | 12 Avenue Trudaine | 75009 Paris
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Inalco : L'économie vietnamienne en 2024 et ses perspectives 06/02/2025 18:00 - 20:00 — 65 Rue des Grands Moulins, 75013 Paris | Amphi 2
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us