Nghiên cứu của Trung Quốc về địa danh các đảo Nam Hải
Tìm
hiểu vài công trình nghiên cứu
địa danh các đảo Nam Hải
của học giới Trung Quốc
PHẠM HOÀNG QUÂN
Tham luận HỘI THẢO BĐ L.2
[ Học viện
Ngoại giao, Hà Nội, 26/4/2011]
Mục đích nghiên cứuTrung Quốc gọi biển Đông Việt Nam hay biển Đông Nam Á là Nam Hải, và các quần đảo, đảo trong vùng biển này là “Nam Hải chư đảo” [Các đảo Nam Hải], cụm từ “Nam Hải chư đảo” được sử dụng thống nhất trong văn bản hành chính và mọi ngành học thuật. Trong công trình “Khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải” tôi đang thực hiện, mục đích chính là chứng minh hệ thống địa danh này không dựa trên các yếu tố lịch sử, bài viết dưới đây là một trong các chương thuộc phần lịch sử vấn đề. Đây là trích đoạn được chỉnh sửa sơ bộ để trình bày tại hội thảo này, với các mục tiêu được mở rộng hơn, như sau:
Tóm tắtTrong khoảng 30 năm từ 1950s đến 1980s, giới nghiên cứu khoa học Trung Quốc thuộc nhiều lĩnh vực đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vùng biển Nam Hải, riêng trong lĩnh vực lịch sử- địa lý lượng ấn phẩm chiếm ưu thế. Các chuyên đề lịch sử-địa lý được chú trọng bởi nó là vấn đề căn bản trong lập luận xác lập chủ quyền của chính phủ Trung Quốc đối với vùng biển Nam Hải. Tên gọi [địa danh] cho các đảo Nam Hải vốn là phương tiện ký sự không nhất quán trong thư tịch cổ, tuy nhiên yếu tố địa danh đã được học giới Trung Quốc điều tra và nghiên cứu cẩn thận, giúp ích rất nhiều cho chính phủ, với kết quả là việc Quốc vụ viện đã ủy nhiệm cho Hội địa danh Trung Quốc công bố “Bảng địa danh tiêu chuẩn bộ phận các đảo Nam Hải” trên Nhân Dân nhật báo ngày 25 tháng 4 năm 1983. Bên cạnh bảng Địa danh tiêu chuẩn cũng công bố bảng Địa danh theo tập quán ngư dân Quỳnh Châu [Hải Nam], như một hệ thống tục danh được sử dụng với ý nghĩa truyền thống. Việc nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải cả trên phông thư tịch cổ và phông địa danh ngư dân không chỉ ở tầm mức điều tra thu thập, lý giải ở góc độ từ nguyên, góc độ tập quán mà còn được tổng hợp thành hệ thống theo phương pháp địa danh học hiện đại… Bài viết này trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu, về sự liên đới của chủ đề địa danh với các lĩnh vực nghiên cứu / hoạt động khác theo cách mô tả trung thực, với mục tiêu xem chúng là tư liệu tham khảo.. Hai phụ lục được đính kèm, 1/ “bảng đối chiếu Địa danh tiêu chuẩn [1983]- Địa danh ngư dân-” ; 2/ bảng “ Danh mục sơ bộ các ấn phẩm nghiên cứu chuyên đề lịch sử, địa lý, địa danh các đảo Nam Hải xuất bản từ 1955 đến 2005”. Những nhận xét và kết luận đi sau phần mô tả là quan điểm cá nhân, các nhận xét và kết luận này căn cứ trên thực tế tư liệu, hoặc trên cách áp dụng và diễn giải tư liệu vào các công trình nghiên cứu đã mô tả. Vài kiến nghị cuối bài liên quan đến vấn đề định hướng nghiên cứu và việc phổ biến các loại địa danh vùng biển Đông. Mục lụcI / Khái lược vài công trình nghiên cứu có liên quan đến địa danh các đảo Nam Hải |
I. Khái lược vài công trình nghiên cứu có liên quan đến địa danh các đảo Nam Hải
Trên cơ sở những bài báo ngắn và những ghi chép hoặc dịch thuật trong giai đoạn sơ thám (1909 – 1949), vấn đề địa danh các đảo Nam Hải được nâng cấp dần, thành những bài biên khảo ngắn. Việc công bố thường xuyên các bài báo hoặc các nghiên cứu ngắn cho thấy tình hình tiếp cận vấn đề khá sôi động và đa dạng của học giới Trung Quốc. Cùng với các chuyên đề về địa lý, về lịch sử, về niên điểm xác lập chủ quyền …việc mở rộng, đào sâu để làm thành một hệ thống địa danh hoàn chỉnh cho các đảo Nam Hải cũng được tiến hành đồng bộ.
Nhìn thấy tầm quan trọng của yếu tố “chủ quyền lịch sử”, sau khi Trung Quốc thống nhất (1949)- bên cạnh các toan tính về chiến lược quân sự nhằm từng bước lấn dần vùng biển Đông Nam Á - chính phủ Trung Quốc cũng thiết lập các cơ quan nghiên cứu chuyên trách về biển Nam Hải và các quần đảo. Hầu hết các công trình nghiên cứu chung về không gian Nam Hải qua các chuyên đề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc khoa học nhân văn đều được thực hiện bởi chủ trương của chính phủ, chúng được thực hiện gần như đồng bộ thông qua các đơn vị trực thuộc chính quyền trung ương, các chính quyền cấp tỉnh và các trường đại học. Để dễ hình dung, dưới đây là vài nét tổng quan về niên điểm mà các cơ quan nghiên cứu cho xuất bản các công trình tiêu biểu,
-
Cấp trung ương: Viện nghiên cứu Nam Hải, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, năm 2004 xuất bản 2 quyển, “Nghiên cứu vấn đề quần đảo / 群島問題研究” và “Nghiên cứu về lịch sử quyền lợi và lịch sử thủy vực / 歷史性權利與歷史性水域硏究” ; Sở nghiên cứu biển Nam Hải thuộc Viện khoa học Trung Quốc, năm 1975 xuất bản “Báo cáo sơ bộ về việc điều tra tổng hợp khu vực quần đảo Tây Sa / 西沙群島海區綜合調查初步报告”, năm 1982 xuất bản “Báo cáo về việc nghiên cứu và điều tra tổng hợp khu vực Nam Hải / 南海海區綜合調查研究报告” - tập 1, đến năm 1985 xuất bản tiếp tập 2 ; Bộ tư lệnh hải quân phối hợp với Cục bảo chứng hàng hải tổ chức hội thảo về vấn đề địa danh vào năm 1975 và in tập kỷ yếu “Tư liệu tham khảo địa danh các đảo Nam Hải nước ta / 我國南海諸島地名參考資料”; Sở thông tin- nghiên cứu khoa học kỹ thuật hải dương trực thuộc Cục hải dương quốc gia năm 1976 xuất bản “Sơ lược về hoàn cảnh tự nhiên quần đảo Nam Sa / 南沙群島自然環境簡介”, v.v….các tài liệu này phần lớn thuộc dạng “ lưu hành nội bộ”. Bên cạnh đó, một số nhà xuất bản trung ương cũng xuất bản nhiều công trình thuộc dạng sưu tập, hệ thống tư liệu hoặc chuyên khảo khá quy mô, nhà xuất bản Nhân Dân Bắc Kinh năm 1981 xuất bản “Quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đến nay là thuộc lãnh thổ Trung Quốc / 西沙群島和南沙群島自古以来來就是中國的領土”; nhà xuất bản Trung Hoa Thư cục Bắc Kinh năm 1981 xuất bản “ Khảo luận về lịch sử địa lý các đảo Nam Hải / 南海諸島史地考證論集” của Hàn Chấn Hoa, năm 1986 xuất bản “ Sưu tập chú giải địa danh Nam Hải / 南海地名滙釋 ”….
-
Cấp tỉnh: mỗi tỉnh ven biển Trung Quốc đều có cơ quan nghiên cứu chung về hải dương, trong chủ đề riêng về vùng biển và các đảo Nam hải, hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến chuyên sâu hơn các nơi khác. Năm 1974, Sở hàng hải Quảng Châu xuất bản “Kỷ yếu lịch sử địa lý các quần đảo Tây Sa, Nam Sa / 西沙南沙等群島的歷史地理紀要”; tháng 9 năm 1974 Bảo tàng lịch sử tỉnh Quảng Đông xuất bản “Hiện vật khảo cổ Tây Sa / 西沙文物- 中國南海諸島之一”; năm 1976, Sở ngoại vụ Quảng Đông xuất bản một loạt các sách “Khái thuật về địa lý các đảo Nam Hải nước ta / 我國南海諸島- 地理概述 ”, “Vấn đề đối ngoại về các đảo Nam Hải nước ta / 我國南海諸島- 涉外問題”, “Khái luận về chủ quyền đối với các đảo Nam Hải nước ta / 我國南海諸島- 主權概論”; năm 1987, Hội đồng Địa danh tỉnh Quảng Đông xuất bản “ Tập họp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải / 南海諸島地名資料滙編” [tài liệu nội bộ]; năm 1989, nhà xuất bản Nhân Dân Hải Nam xuất bản “ Sơ lược địa chí các đảo Nam Hải / 南海諸島志略” của Trần Sử Kiên 陳史堅; năm 1999, nhà xuất bản Nhân Dân Phúc Kiến xuất bản “ Nghiên cứu cương vực Nam Hải Trung Quốc / 中國南海諸島研究” của Lý Kim Minh 李金明 ; năm 2003 nhà xuất bản Giáo dục Hắc Long Giang xuất bản “ Lịch sử và hiện trạng biển nam Trung Quốc / 南中國海歷史與現狀” của Lý Quốc Cường 李國强….
-
Các trường đại học: Khoa nghiên cứu Nam dương thuộc Đại học Hạ Môn trong 2 năm 1975, 1976 đã xuất bản trọn bộ 6 cuốn “ Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta /我國南海諸島史料滙編” ; Khoa địa lý Đại học sư phạm Hoa Nam vào năm 1983 xuất bản “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải / 南海諸島地名研究” [của tác giả Lưu Nam Uy劉南威, lưu hành nội bộ] ; Khoa nghiên cứu Nam Hải Đại học Trung Sơn năm 1991 xuất bản “ Nghiên cứu chuyên đề lịch sử địa lý quần đảo Nam sa / 南沙群島歷史地理研究專集” ; Trung tâm nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học Hương Cảng năm 2003 xuất bản “Luận chứng về lịch sử địa lý các đảo Nam Hải / 南海諸島史地論證” [ tuyển các bài viết của Hàn Chấn Hoa].
Tình hình nghiên cứu về lịch sử địa lý Nam Hải cho thấy phần lớn đều có liên đới đến chủ đề địa danh các đảo Nam Hải, cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, một danh mục sơ bộ cho thấy đã có gần 50 công trình được xuất bản [xem Phụ lục 2]. Các công trình này nhằm chứng minh rằng, đối với các đảo Nam Hải, trên lý thuyết, người Trung Quốc đã nắm được bốn điều sớm nhất là: phát hiện sớm nhất, đặt tên sớm nhất, khai thác sớm nhất và thực thi chủ quyền sớm nhất.
II. Các nghiên cứu chuyên đề địa danh các đảo Nam Hải
Vấn đề nghiên cứu địa danh Nam Hải để phục vụ cho việc định danh các đảo Nam Hải và từng cá thể trong các quần đảo kể cả tên các hải đạo là việc rất quan trọng, vì hệ thống địa danh này sẽ được sử dụng thống nhất trong mọi công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. Không khó hiểu khi thấy rằng công việc này được học giới và chính giới Trung Quốc tỏ ra quan tâm đặc biệt. Nghiên cứu các địa danh đã từng xuất hiện trong lịch sử nhằm thiết lập một hệ thống địa danh mới mang bóng dáng lịch sử là việc cấp thiết và cần có những lý luận trôi chảy để cho ra những công trình có thể thuyết phục dư luận. Trong phạm vi nghiên cứu lịch sử địa danh Nam Hải, mục tiêu cốt lõi là phải làm sao kết nối các địa danh từ những tư liệu rời rạc của/qua nhiều thời kỳ và không ít mâu thuẫn thành một chuỗi tiếp biến hợp lý và hoàn chỉnh, điều này thực sự là một công việc đầy khó khăn. Ấn phẩm chuyên đề về địa danh Nam Hải xuất hiện sớm có thể biết được là công trình cá nhân của học giả Nhiêu Tông Di 饒宗頣 “Nhận định mới về địa danh Nam Hải - Lập luận theo những tư liệu mới trong ‘Vĩnh Lạc đại điển’ / 南海地名新商榷 - 据永樂大典新資料立論”, công trình này do Đại học Hương Cảng xuất bản năm 1961. Tên sách này nhắc đến bộ tùng thư Vĩnh Lạc đại điển 1, đây là bộ tùng thư được thực hiện trong triều Vĩnh Lạc [Minh], tập hợp các trứ tác lớn nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực, được xem như một kho sách cực lớn, tỉ như Tứ Khố toàn thư đời Thanh. Vĩnh Lạc đại điển tản lạc mất mát gần hết, các học giả sau này thỉnh thoảng tìm lại được một ít sách nhỏ trong tùng thư đó, liên quan đến lịch sử địa lý Nam Hải có thể thấy các sách được viết thời Tống như Lĩnh Ngoại Đại Đáp 嶺外代答(1178) của Chu Khứ Phi 周去非 2, Chư Phiên Chí 諸蕃志(1225) của Triệu Nhữ Quát趙汝适 3 v.v.. Dựa vào các tư liệu trong những ấn bản còn sót lại của tùng thư này, Nhiêu Tông Di tiến hành khảo chứng một số địa danh cổ ở vùng biển Nam Hải. [ Dần về sau này, mấy sách có nội dung riêng biệt như trên được xuất bản thành sách độc lập, và người ta cũng ít khi nhắc đến bộ tùng thư chứa nó nữa. ]
Công trình nghiên cứu có hệ thống, tổng quát và toàn diện tất cả các tên gọi cho các đảo toàn vùng biển Nam Hải được biết đến vào hơn hai mươi năm sau, năm 1983, trường Đại học sư phạm Hoa Nam xuất bản công trình “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải / 南海諸島地名研究” của giáo sư Lưu Nam Uy, tuy nhiên, công trình này chỉ giới hạn tham khảo nội bộ. Trải qua hơn mười năm thảo luận chỉnh lý, năm 1996, công trình của Lưu Nam Uy được nhà xuất bản Khoa học [Bắc Kinh] xuất bản lại với tên “ Bản thảo khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải Trung Quốc / 中國南海諸島地名論稿”, bản in lần 2 cảo luận địa danh này được thẩm định và góp ý của hai chuyên gia là giáo sư Đại học sư phạm Bắc Kinh, Phó tổng thư ký Hội nghiên cứu địa danh Trung Quốc Trử Á Bình 褚亞平4 và giáo sư Đại học sư phạm Hoa Nam, Cố vấn Hội nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Đông Tăng Chiêu Toàn 曾昭璇, công trình được xem là khá hoàn chỉnh này phải trải qua một thời gian nghiên cứu lâu dài, được các chuyên gia đầu ngành bình duyệt cẩn thận như vậy đủ cho thấy sự rắc rối phức tạp và mức độ hệ trọng cần thiết của đề tài này.
Tư liệu 1
Mục lục sách Bản thảo khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải Trung Quốc
Lời Tựa 1. Trử Á Bình
序一 褚亞平
Lời Tựa 2. Tăng Chiêu Toàn
序二 曾昭璇
Lời Nói đầu. Lưu Nam Uy
前言 劉南威
* Các đảo Nam Hải của Trung Quốc
中國的南海諸島
* Địa danh cổ các đảo Nam Hải
南海諸島古地名
* Tên gọi thông tục các đảo Nam Hải của người Quỳnh Châu
南海諸島瓊人俗名
* Cách gọi tên các đảo Nam Hải thời cổ đại Trung Quốc
中國古代對南海諸島的命名
* The nomenclature of the South China Sea islands in ancient China
(bản dịch Anh ngữ do Tiêu Linh, đăng trên Chinese Geographical
Science, kỳ 1, năm 1995)
* Phân tích địa danh hiện hành các đảo Nam Hải
現行南海諸島地名分析
* Thẩm định địa danh các đảo Nam Hải
南海諸島地名審定
* Địa danh thường dùng theo tập quán của ngư dân trong “Địa
danh tiêu chuẩn bộ phận các đảo Nam Hải nước ta” – Thành
quả chủ yếu của việc thẩm định địa danh các đảo Nam Hải.
“我國南海諸島部分標凖地名” 中的漁民習用地名 - 南海諸島
地名審定的主要成果
* Phụ lục: “Địa danh tiêu chuẩn bộ phận các đảo Nam Hải nước ta”
附錄: “我國南海諸島部分標凖地名”
Công trình của Lưu Nam Uy nhìn chung có chiều hướng phối hợp địa danh học lý luận với địa danh học thực tiễn. Các loại địa danh được đưa vào hệ thống và phát triển lý luận theo tiến trình tổng hợp – phân loại - phân tích. Thí dụ như trong chương “Tên gọi thông tục các đảo Nam Hải của người Quỳnh Châu”, sau khi tổng hợp và thống kê 275 tên gọi, giáo sư Lưu tiến hành phân loại các tên gọi, kết quả cho thấy có 11 đặc trưng, gồm các tên được đặt dựa vào: Địa mạo, Khí hậu, Thuỷ văn, Sinh vật, Hải sản, Vị trí, Chữ số, Mạch cốt, Lớn nhỏ, Màu sắc, Truyền thuyết. Và tiếp đến là từng tên gọi được giải thích lý do, như “đảo Ngũ Bá Nhị [địa danh tiêu chuẩn là Hoàng Lộ tiêu] vốn là nơi trước đây ngư dân nhặt được tại đây 520 thỏi bạc, vì vậy mà có tên” 5 Qua các nguồn tư liệu được thu thập muộn màng và nhiều nghi vấn, với các tên gọi có vẻ bất chợt và mơ hồ, chúng được nâng lên tầm mức gần như được đặt gọi có hệ thống với ý thức khoa học hẳn hoi, thoát ra khỏi quan niệm bình dân như bản chất có thể của nó.
Trong khoảng thời gian Lưu Nam Uy chỉnh sửa bản in lần thứ nhất, một sưu tập chú giải của nhiều tác giả được Trung Hoa Thư cục xuất bản năm 1986 với tên “Tập hợp và chú thích địa danh Nam Hải / 南海地名滙釋”. Về tính chất, sưu tập này cũng thuộc dạng tư liệu tập hợp những địa danh cơ bản đã được ghi nhận trong thư tịch cổ, công trình này như là sự mở rộng hơn so với sách của Nhiêu Tông Di, phạm vi thu thập từ nhiều nguồn tư liệu khác, ngoài Vĩnh Lạc đại điển. Đây là bước tập hợp tư liệu cơ bản nhằm phục vụ công tác soạn thảo địa danh của chính phủ, mặt khác nó cũng là tư liệu nền tảng dùng để tham khảo chung cho việc nghiên cứu lịch sử địa lý Đông Nam Á và các công trình nghiên cứu chuyên biệt về các đảo Nam Hải.
Nhiều nghiên cứu ngắn chỉ lấy những cụm / nhóm địa danh thuộc các quần đảo trong vùng Nam Hải làm đối tượng cũng cần phải nhắc đến như bài viết “ Khảo thích một vài địa danh trong các đảo Nam Hải / 南海諸島几个地名考釋” của phó giáo sư Khoa nghiên cứu Nam Dương Đại học Hạ Môn Ngô Phượng Bân吳鳳斌 6; “ Khảo về địa danh cổ ở quần đảo Nam Sa / 南沙群島古地名考” của Hàn Chấn Hoa 7 ; “Cách gọi tên các đảo Nam Sa thời cổ đại Trung Quốc / 中國古代對南沙群島的命名” của Lưu Nam Uy 8. Ở một góc độ khác, việc dùng nguồn tài liệu ngoài Trung Quốc cũng có vài nghiên cứu đáng kể, dùng tư liệu của các nước phương Tây để nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải có thể thấy qua bài “ Khảo đính một số điều mục liên quan trong tư liệu Bồ Đào Nha trước thế kỷ XVI ghi chép đến quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc / 十六世紀前期葡萄牙記載上有關西沙群島歸屬中國的幾條資料考訂” của Hàn Chấn Hoa 9, và một bài khác cũng của Hàn Chấn Hoa “ Phạ Lạp Tắc Nhĩ [Paracel] trong sử tịch Tây phương không phải là quần đảo Tây Sa nước ta / 西方史籍上的帕拉塞爾不是我國西沙群島”10; dựa trên sử liệu Việt Nam để khảo biện về cách gọi tên Hoàng Sa và Trường Sa cũng đáng lưu ý qua các bài viết “ Khảo về nơi nay là Bãi Cát Vàng, Bãi Trường Sa / 𡌣𡑪鐄,𡌣長沙今地考”của Hàn Chấn Hoa11 và “Sách Phủ biên tạp lục và vấn đề cái gọi là ‘Hoàng Sa’, ‘Trường Sa’ / ‘撫邊雜錄’ 與所謂 ‘黄沙’, ‘長沙’ 問題” của hai giáo sư Khoa lịch sử Đại học Trịnh Châu là Đới Khả Lai 戴可來và Vu Hướng Đông于向東 12. Ở một góc độ khác nữa, vài nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết về địa đồ cổ - lĩnh vực vốn có quan hệ khắng khít với địa danh – cũng đáng phải biết đến, tiêu biểu như “Nghiên cứu vấn đề chủ quyền các đảo Nam Hải qua ghi nhận trong địa đồ cổ / 古地圖記載南海諸島主權問題研究” của Ngô Phượng Bân13, đây là bài viết gợi một cái nhìn tổng thể về nguồn tư liệu địa đồ của hai thời Minh, Thanh và cách lập luận về sự diễn biến địa danh trên các địa đồ được trưng dẫn, tuy nhiên, việc liệt kê các địa đồ cổ không mang tính toàn diện và việc phân tích/giải thích các địa danh trên ấy chỉ giới hạn theo chủ ý của tác giả.
Cũng trong thời gian giáo sư Lưu Nam Uy tu chỉnh công trình riêng, một tập hợp tư liệu địa danh và nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải được nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Quảng Đông xuất bản vào năm 1987, công trình này do Trần Sử Kiên 陳史堅chủ biên, mang tên “ Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải / 南海諸島地名資料汇編”. Ấn phẩm lưu hành nội bộ này chứa đựng nhiều tư liệu quan trọng, thậm chí có thể nói rằng nó là công trình chuyên đề tiêu biểu của khoảng 30 năm gần đây. Công trình này được thực hiện từ năm 1980 dưới sự phối hợp của nhiều cơ quan quốc gia và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông, cụ thể gồm: Bộ Ngoại giao, Hội Địa danh Trung Quốc, Phòng Nghiên cứu biển Nam Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, Khoa nghiên cứu Nam Dương Đại học Hạ Môn, Hạm đội Hải quân Nam Hải, Phân cục hải dương Nam Hải thuộc Cục Hải dương Quốc gia, Quân khu Quảng Châu, Cục Đo đạc Quảng Đông, Sở ngoại vụ Quảng Đông, Thư viện Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, Bảo tàng tỉnh Quảng Đông, Khoa Địa lý Đại học sư phạm Hoa Nam, Khoa Lịch sử Đại học Trung Sơn, Khu Hành chính Hải Nam 14. Ban biên tập gồm 6 người 15 và Hội đồng thẩm định gồm 14 người 16, thành phần liên hợp của ban soạn thảo/ thẩm định này cho thấy mức độ quan yếu của vấn đề và yêu cầu khắt khe trong nội dung ấn phẩm. Cũng cần lưu ý thêm về quá trình thực hiện sưu tập này, với các niên điểm: 1980 khởi thảo – 1983 là năm Quốc vụ viện Trung Quốc công bố bảng Địa danh tiêu chuẩn các đảo Nam Hải - 1986 công trình hoàn thành và xuất bản, diễn biến này cho thấy quá trình điều tra, nghiên cứu vội vã và mặt khác cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc thiết lập hệ thống địa danh tiêu chuẩn các đảo Nam Hải.
Tư liệu 2
Mục lục [giản lược] sách Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải,
phần I: Địa danh tiêu chuẩn và địa danh ngư dân
標凖地名和漁民地名
1/ Điều tra diện rộng địa danh các đảo Nam Hải
南海諸島地名普查
2/ Địa danh đáy biển Nam Hải
南海海底地名
3/ Tình hình đặt tên các đảo Nam Hải của chính phủ
nước ta trong lịch sử
歷史上我國政府為南海諸島命名的情况
4/ Tập hợp tư liệu điều tra ngư dân.
漁民調查資料汇編
phần II: Tổng thuật về địa lý, ghi chép và tìm hiểu nguồn gốc địa danh.
地理綜述地名志和地名探源
1/ Tổng thuật địa lý các đảo Nam Hải.
南海諸島地理綜述
2/ Ghi chép địa danh các đảo Nam Hải.
南海諸島地名志
3/ Ghi chép địa danh đáy biển Nam Hải.
南海海底資源
4/ Bảng biểu địa danh các đảo Nam Hải.
南海諸島地名表
5/ Tìm hiểu nguồn gốc địa danh các đảo Nam Hải.
南海諸島地名探源
6/ Nguồn gốc một số địa danh tiếng nước ngoài của
các đảo Nam Hải trong lịch sử.
歷史上一些南海諸島外文地名的來源
7/ Tư liệu lịch sử liên quan đến địa danh các đảo Nam Hải.
與南海諸島地名有關的地名
8/ Tư liệu tham khảo khác.
其他参考資料
phần III: Tuyển các bài viết về địa danh các đảo Nam Hải.
南海諸島地名論文選
1/ Quá trình tranh chấp quần đảo Tây Sa và quần đảo
Nam Sa. Tân Hoa Xã
西沙群島和南沙群島爭端的由來. 新華社
2/ Khảo về Trường Sa Thạch Đường. Văn Hoán Nhiên -
Nữu Trọng Huân
石塘長沙考. 文煥然 - 鈕仲勛
3/ “Hoàng Sa”, “Trường Sa” ghi chép trong sử tịch
Việt Nam không phải là quần đảo Tây Sa- Nam Sa
của nước ta. Quách Vĩnh Phương
越南史籍記載的 ‘黃沙’, ‘長沙’ 決非我西沙, 南沙群島.
郭永芳
4/ Khảo chứng địa danh ngư dân.
Trần Sử Kiên- Tăng Khánh Cương
漁民地名考証二篇. 陳史堅 - 曾慶剛
5/ Thử phân chia tầng lớp và loại mục địa danh các đảo
Nam Hải. Tăng Khánh Cương
試分南海諸島地名的層次和類別. 曾慶剛
6/ Khảo về Thất Châu Dương. Đàm Kỳ Tương
phụ, Thư của Hạ Nãi gởi Đàm Kỳ Tương.
七洲洋考. 譚其驤 ; 附: 夏鼐致譚其驤函
7/ Khảo về Thất Châu Dương, nơi Tống Đoan Tông ghé qua.
Đàm Kỳ Tương phụ, Bốn bức thư thảo luận giữa Hạ Nãi và Đàm Kỳ Tương.
宋端宗到過的 ‘七洲洋’ 考. 譚其驤
附: 夏鼐與譚其驤通信四函
8/ Lai lịch địa danh các đảo Nam Hải và sự thực lịch sử
việc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc. Quách Chấn Càn
phụ, Chủ nhân của các đảo Nam Hải
南海諸島地名的由來與中國捍衛領土史實. 郭振乾
附: 南海諸島的主人
9/ Vấn đề liên quan giữa địa danh và chủ quyền lãnh thổ
các đảo Nam Hải. Hàn Chấn Hoa- Lâm Kim Chi
關于南海諸島的領土主權和地名問題. 韓振華-林金枝
10/ Quần đảo Nam Sa và các quần đảo Đông, Tây, Trung Sa
đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chu Khiết
南沙群島和東,西,中沙群島一向是中國的領土. 朱偰
11/ Sơ khảo về lịch sử quần đảo Đông Sa. Lâm Kim Chi.
東沙群島地理志略. 林金枝
12/ Nghiên cứu sơ bộ địa danh các đảo Nam Hải. Cúc Kế Võ
南海諸島地名的初步研究. 鞠繼武
13/ Phê bình sách Sơ lược địa lý các đảo Nam Hải. Chấn Minh
評 “南海諸島地理志略”. 震明
14/ Phạ Lạp Tắc Nhĩ [Paracel] trong sử tịch Tây phương
không phải là quần đảo Tây Sa nước ta. Hàn Chấn Hoa
西方史籍上的帕拉塞爾不是我國西沙群島. 韓振華
15/ Hoàn cảnh tự nhiên các quần đảo Tây, Nam, Trung Sa.
Phối hợp điều tra của Cục Thuỷ sản Khu hành chính
Hải Nam, Công ty quốc doanh Thuỷ sản Nam Hải
và Sở nghiên cứu thuỷ sản Hải Nam.
西,南,中沙群島的自然環境. 海南行政區水產局,
國營南海水產公司, 海南水產研究 聯合調查組
16/ Tên gọi của ngư dân nước ta đối với các đảo, đá ở
quần đảo Nam Sa. Trần Sử Kiên
我國漁民對南沙群島各島礁的命名. 陳史堅
17/ Tổng thuật địa danh ngư dân quần đảo Nam Sa.
Quách Chấn Càn.
南海諸島漁民地名綜述. 郭振乾
18/ Khảo về tục danh các đảo Nam Hải của người Quỳnh Châu
Lưu Nam Uy.
南海諸島瓊人俗名考. 劉南威
19/ Tìm hiểu sơ bộ về “Thuỷ lộ bạc”. Hà Kỷ Sanh
“水路簿” 初探. 何紀生
20/ Việt Nam ngang nhiên đặt tên các bộ phận đảo, đá các
quần đảo Tây Sa, Nam Sa của nước ta. Trần Sử Kiên.
越南擅自對我西沙南沙群島部分島礁定名. 陳史堅
21/ Đặc trưng địa chất, địa mạo các đảo Nam Hải nước ta.
Tạ Dĩ Huyên
我國南海諸島的地質地貌特徵, 謝以萱
22/ Đặc trưng địa mạo các đảo, đá quần đảo Tây Sa.
Hoàng Kim Sâm- Chu Viên Trí- Tạ Dĩ Huyên-
Trần Thiệu Mưu.
西沙群島島礁地貌特征.
黄金森- 朱袁智- 謝以萱- 陳紹謀
23/ Báo cáo sơ bộ việc khảo sát địa mạo các nhóm đá
Vĩnh Lạc, Tuyên Đức quần đảo Tây Sa.
Tăng Chiêu Toàn- Hoàng Thiếu Mẫn- Đàm Đức Long-
Khâu Thế Quân- Tăng Địch Minh.
西沙群島永樂環礁, 宣德環礁地貌考察初步报告.
曾昭璇- 黄少敏- 譚德隆- 丘世均- 曾廸鳴
24/ Hoàn cảnh địa lý tự nhiên nhóm đá Vĩnh Lạc.
Khâu Thế Quân.
永樂環礁自然地理環境. 丘世均
25/ Khái quát tình trạng dưới nước quần đảo Trung Sa.
Tạ Dĩ Huyên.
中沙群島水下地形概况. 謝以萱
26/ Đặc trưng địa mạo đảo Hoàng Nham.
Hứa Tông Phiên- Chung Tấn Lương
黄岩島的地貌特征. 許宗藩- 鐘晋梁
27/ Địa mạo học về nhóm đá Trịnh Hoà quần đảo Nam Sa.
Quách Lệnh Trí.
中國南沙群島鄭和群礁的地貌學. 郭令智
28/ Khái quát địa chất đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa.
Lý Dục Anh
南沙群島太平島地質概况. 李毓英
29/ Ghi chép thực địa cuộc khảo sát bãi Vạn An, bãi Hải Mã
và đá Bán Nguyệt. Chung Tấn Lương
萬安灘, 海馬灘, 半月礁考察記實. 鐘晋梁
30/ Bãi cát ngầm Tăng Mẫu. Chung Tấn Lương
曾母暗沙. 鐘晋梁
Các vấn đề nổi bật thuộc lĩnh vực tư liệu - trong ấn phẩm có nội dung khá rộng này- là các tư liệu cổ có liên quan đến địa danh hai quần đảo mà nay Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa cũng như về tên vùng biển quanh hai quần đảo này, chúng nằm rải trong thư tịch các loại từ thời Đông Hán đến Thanh. Một nguồn tư liệu dân gian không mấy chắc chắn chiếm phần đáng kể trong ấn phẩm là phần tư liệu và nghiên cứu tư liệu các bản sao “Canh lộ bạc”, tức các ghi chép có liên quan đến tên đảo theo tập quán ngư dân. Hầu hết các ghi chép theo dạng “Canh lộ bạc” được giới thiệu là thành quả sưu tập điền dã của đợt điều tra rộng về địa danh các đảo Nam Hải trong khoảng những năm 1980 - 1982, các đoàn công tác gom về được 10 tập ghi chép lịch hành trình hoặc kinh nghiệm đi biển lưu truyền trong các gia đình làm nghề đánh cá cư trú quanh các huyện Văn Xương, Quỳnh Hải, Tam Á, Lâm Cao 17, 1 tập ghi chép qua lời kể lại của ngư dân Mông Toàn Châu蒙全洲, và 1 bức hải đồ của Phù Hoằng Quang符宏光. Bộ sưu tập 12 loại này tổng cộng có 275 tên gọi cho các đảo thuộc phạm vi hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, có nhiều tên gọi giống và khác nhau giữa các “Canh lộ bạc” và cũng nhiều sai biệt giữa chúng so với tư liệu thư tịch cổ. Theo nhận định của nhóm sưu tập, “Canh lộ bạc” các loại xuất hiện trong khoảng 100 năm từ cuối Thanh đến năm 1949 18. Bản sao “Canh lộ bạc” trước đây được giới thiệu sơ bộ trên Nhân Dân nhật báo [số ra ngày 25 tháng 4 năm 1983, cùng ngày với việc Quốc vụ viện công bố bảng Địa danh tiêu chuẩn các đảo Nam Hải, (xem PL.1)], trong ấn phẩm này, nó được tổng hợp đối chiếu với hệ thống địa danh tiêu chuẩn, tuy nhiên, việc xuất hiện đột ngột và khá muộn của loại tài liệu này đã/sẽ gây không ít khó khăn cho giới nghiên cứu, nhất là trong việc tiếp cận và thẩm định tính chân thực của nó.
Việc thám sát, nghiên cứu và thảo luận về địa danh cũng như các vấn đề liên quan đến địa danh các đảo Nam Hải cũng chiếm một dung lượng lớn trong ấn phẩm Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải. Về tính chất, phần nghiên cứu này chia hai mảng rõ rệt, một là nghiên cứu về nguồn tư liệu cổ Trung Quốc và hai là khảo biện về nguồn tư liệu ngoài Trung Quốc.
Hộp Tư liệu 2 cho thấy có nhiều báo cáo về địa lý tự nhiên, mặc dù chúng liên quan rất ít đến chủ đề địa danh nhưng vẫn được tập hợp, việc này, một mặt nó nói lên sự truy tìm khai thác các mối liên hệ với đối tượng đến mức rất cặn kẽ, và mặt khác, có lẽ nhằm thể hiện tính khoa học hay ít ra là hướng chủ đề đến với mục tiêu khoa học.
Bản thảo khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải Trung Quốc của Lưu Nam Uy và Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải do Trần Sử Kiên chủ biên bổ túc cho nhau và cho một cái nhìn toàn diện về tình hình địa danh các đảo Nam Hải cũng như diễn biến của quá trình dựng đặt các địa danh này. Nội dung hai sách này có nhiều bộ phận tương đồng, sách của giáo sư Lưu phối hợp lý luận và thực tiễn, còn sách của chuyên gia Trần 19 phong phú về tư liệu các loại, cả hai sách này ra đời trong bối cảnh chung khá thuận lợi. Ngành học tiếp thu từ phương Tây với tên gọi / thuật ngữ Địa danh học [toponymy] được biết đến ở Trung Quốc vào năm 1928 20, trải qua mấy mươi năm xây dựng kiện toàn, đã thành thục từ khâu vận dụng phương pháp mới cho thích hợp với phương pháp truyền thống [địa danh học lý luận] cho đến công tác điều tra địa danh hiện tại và đối chiếu so sánh địa danh cổ kim [địa danh học thực tiễn]. Trong khoảng thời gian 20 năm cuối thế kỷ XX, theo Hoa Lâm Phủ 華林甫trong Khảo luận về lịch sử địa danh học Trung Quốc (2002), toàn Trung Quốc xuất bản hơn 50 tựa sách chuyên về lĩnh vực địa danh 21, căn cứ theo danh mục các sách Hoa Lâm Phủ liệt kê và dẫn dụng, có thể phân thành 3 nhóm, gồm: giáo trình địa danh học, sách nghiên cứu địa danh và từ điển địa danh. Nhóm sách nghiên cứu về địa danh phân làm 2 loại: loại nghiên cứu địa danh phạm vi tổng quát cả nước và loại nghiên cứu địa danh từng vùng hoặc từng tỉnh. Hình như có sự ưu tiên đặc biệt nào đó cho việc nghiên cứu địa danh các nơi chưa định giới, nên loại sách nghiên cứu địa danh theo vùng/tỉnh có 4 sách, trong đó 2 sách về nơi biên cương xung yếu là “ Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Vân Nam /雲南地名探源” (Ngô Quang Phạm/ 吳光范) và “ Khái thuyết địa danh Tân Cương / 新疆地名概說” (Ngưu Nhữ Thần/ 牛汝辰) và nghiên cứu theo vùng là 2 sách đã điểm qua, tức Bản thảo khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải Trung Quốc của Lưu Nam Uy và Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải.
III. Vài lời kết
Với mốc thời gian giới hạn trong bài viết này là từ năm 1950 đến 2005. Qua một số bài viết tiêu biểu, một số ấn phẩm có liên quan đến vấn đề địa danh và đặc biệt là 2 công trình quan trọng lấy địa danh các đảo Nam Hải làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu, có thể đi đến vài kết luận chủ quan.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy là, việc chuyên nghiệp hoá cho đề tài nghiên cứu tổng quan các đảo Nam Hải thực sự chỉ bắt đầu khoảng năm 1975 và việc chuyên sâu về địa danh Nam Hải thì phải đến sau năm 1980. Những mốc thời gian đó không hẳn là biểu đồ phản ánh xu thế tiến triển tự nhiên trong học thuật, người ta có thể liên tưởng hoặc gắn kết chúng với những thời điểm mà nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành việc chiếm cứ Tây Sa và một phần Nam Sa ở vùng biển Nam Hải.
Ưu điểm nổi bật về học thuật - khác với thời điểm 1930s với những bài viết nông cạn - giai đoạn này có được nét bài bản cần thiết trong nghiên cứu, hầu hết các tư liệu lịch sử được làm thành hệ thống, phần nào tạo thuận lợi chung cho giới nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc trong việc tìm tư liệu nguồn22, các luận văn hoặc các công trình nghiên cứu thường trích dẫn rất nhiều tư liệu, và hầu hết được ghi nguồn cẩn thận.
Nhược điểm tiềm ẩn có chủ ý đáng phải ghi nhận 2 điểm: một là, đối với các công trình sưu tập tư liệu cổ [ kể cả Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải] đều không kèm văn bản gốc qua các hình thức chụp, việc gõ lại bằng font chữ hiện đại nội dung văn bản cổ tuy cần thiết, nhưng do đặc thù thư tịch cổ và mức độ quan trọng của đề tài, học giới khó thể trích dẫn các nội dung này để thực hiện các nghiên cứu khác ; hai là, đối với các công trình nghiên cứu dựa trên tư liệu cổ [ kể cả Bản thảo khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải Trung Quốc của Lưu Nam Uy], các tác giả đều trích dẫn nội dung văn bản ngắt đoạn, kể cả các đoạn văn có ý nghĩa then chốt trong mạch lý luận, nhiều tư liệu tuy có ghi đúng nguồn nhưng lại sai nội dung, đồng thời cũng không minh hoạ văn bản gốc. Hai nhược điểm này vừa gây tác động xấu trong không khí học thuật vừa làm mất giá trị pháp lý mà các tác giả hướng đến.
Cuối cùng, cho dù còn rất nhiều điểm chưa hợp lý, thành tựu của các nghiên cứu về địa danh các đảo Nam Hải dưới nhiều hình thức nói chung vẫn góp phần đáng kể vào việc thiết lập hệ thống Địa danh tiêu chuẩn. [ Ngày 25 tháng 4 năm 1983, trên Nhân Dân nhật báo, Hội Địa danh Trung Quốc thừa lệnh Quốc vụ viện công bố bảng “ Địa danh tiêu chuẩn bộ phận các đảo Nam Hải nước ta / 我國南海諸島部分標凖地名” với 287 tên các loại gồm tên biển, tên quần đảo, tên nhóm đảo, tên đảo, đá, bãi, bãi ngầm…( xem phụ lục 1)]. Kể từ ngày công bố Địa danh tiêu chuẩn về sau, các công trình nghiên cứu nói chung nhằm vào mục đích thuyết minh cho sự hợp lý của hệ thống địa danh đã được chuẩn hoá ấy.
IV. Vài ý kiến thảo luận.
Từ những kinh nghiệm trong khi thực hiện công trình Khảo luận về địa danh các đảo Nam Hải nói chung và bài viết này nói nói riêng, tôi có vài ý góp như sau:
* Về tổng quan, ngành địa danh học nước ta chưa được chú ý, cả về lý luận và thực tiễn.
* Trong mảng liên quan đến vấn đề địa danh thực tiễn, các khảo cứu chung thuộc lĩnh vực lịch sử-địa lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ mới dừng lại ở phạm vi “bảng tên gọi”, chưa có chuyên đề tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử v.v. Cũng cần thiết có các lý giải đối với cá biệt vài địa danh đã quen gọi mà không thuần Việt, cụ thể như tên bãi ngầm Bremen bank [thuộc q.đ. Hoàng Sa], không rõ từ khi nào nó được gọi là bãi Châu Nhai 23, đây là tên gọi không phù hợp, cần được xem lại. Hoặc như bãi Jubilee bank [thuộc q.đ. Trường Sa], trong bảng tên gọi viết là “ bãi Ngọc Điền (bãi Chu Ứng)” 24, về hình thức, cách ghi này xem tên gọi bãi Chu Ứng như một phụ danh hoặc đồng danh, cách ghi tên gọi này cũng không phù hợp, nên xem lại.
* Cần có sự công bố của chính phủ về bảng tên gọi các đảo thuộc hai quần đảo HS-TS, ngoài việc phổ biến, cũng cần nhắc lại thời điểm công bố, hoặc các lần điều chỉnh địa danh từ trước đến nay.v.v,
* Cần có một công trình riêng lấy địa danh các quần đảo, đảo trên vùng biển Đông, địa danh các vùng biên giới làm đối tượng nghiên cứu, việc này nhất thiết phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan như Hội địa lý, Cục đo đạc bản đồ, Ban biên giới, Viện Sử học v.v. Một sổ tay tiêu chuẩn, gọn và tiện dụng, ít nhất là cho các cơ quan truyền thông.
PHẠM HOÀNG QUÂN
Chú thích:
-
Vĩnh Lạc đại điển, nguyên có tên là Văn hiến đại thành, thuộc nhóm sách loại thư [ bách khoa thư xếp theo loại], 22.877 quyển, mục lục 16 quyển, đóng thành 11.095 cuốn. Giải Tấn 解晋 - Diêu Quảng Hiếu 姚廣孝đồng giám tu, theo sắc chỉ của Minh Thành tổ (Vĩnh Lạc). Thực hiện từ năm 1403 hoàn thành năm 1407, sưu tập thành hệ thống và chú giải các trứ tác thuộc nhiều lãnh vực. Bị mất một số trong thời Gia Khánh, Đạo Quang [Thanh], năm 1900, phần lớn bị cháy lúc liên quân tám nước vào Trung Hoa. Năm 1935, Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán góp nhặt in chụp được 15 quyển [ từ q. 11.127 đến q.11.141]; năm 1959, Trung Hoa thư cục sưu tầm in chụp được 730 quyển, đóng thành 202 cuốn, năm 1986 tìm thêm được 67 quyển, gộp chung tái bản ảnh ấn thành 16 hộp, mỗi hộp 10 cuốn. Tóm lại, bộ sách Vĩnh Lạc đại điển ban đầu gồm 22.877 quyển, nay chỉ còn 797 quyển. Công trình của Nhiêu Tông Di Nhận định mới về địa danh Nam Hải - Lập luận theo những tư liệu mới trong ‘Vĩnh Lạc đại điển xuất bản năm 1961, tức dựa trên sưu tập Vĩnh Lạc đại điển do Trung Hoa thư cục in chụp năm 1959.
-
Lĩnh ngoại đại đáp (1178), sách của Chu Khứ Phi thời Tống, có nhiều ghi chép liên quan đến lịch sử, địa lý Việt Nam, thường được học giới Trung Quốc dẫn dụng để chứng minh chủ quyền lịch sử Nam Hải. Lĩnh Ngoại đại đáp đã được Tiến sĩ M. Yu. Ulyanov dịch sang tiếng Nga với tên Lingvai daida.
-
Chư Phiên chí (1225), sách của Triệu Nhữ Quát thời Tống. Ghi chép về nhiều nước Đông Nam Á, đầu thế kỷ XX đã được dịch sang tiếng Đức và tiếng Anh.
-
Trử Á Bình được biết đến như một nhà địa danh học uy tín, chuyên sâu về phương pháp luận, chủ biên “ Cảo luận Địa danh học / 地名學稿論”, Cao đẳng giáo dục xuất bản xã, 1986 ; đồng tác giả “Giáo trình cơ sở địa danh học / 地名學基础教程”, Trung Quốc Địa đồ xuất bản xã, 1994.
-
Sđd, trang 49, nguyên văn: “五百二 (皇路礁): 漁民曾在此拾得 520块銀錠, 因而得名”
-
in trong Địa lý- Lịch sử- Chủ quyền các đảo Nam Hải/ 南海諸島歷史地理主權, Lữ Nhất Nhiên 呂一然chủ biên, Hắc Long Giang Giáo dục xuất bản xã, 1992. (trang 159- 169). [xem thêm PL.2]
-
in trong Hàn Chấn Hoa, Nam Hải chư đảo sử địa luận chứng, Hương Cảng đại học Á châu nghiên cứu trung tâm, 2003. trang 196-204. ( bài này viết năm 1990, cũng đã in trong Nam Hải chư đảo sử địa nghiên cứu, Xã hội khoa học văn hiến xuất bản xã, Bắc Kinh, 1996). [xem thêm PL.2]
-
in trong Nam Sa quần đảo lịch sử địa lý nghiên cứu chuyên tập, Trung Quốc khoa học viện Nam Sa tổng hợp khoa học khảo sát đội biên tập, Trung Sơn Đại học xuất bản xã, Quảng Châu, 1991. trang (166- 181). [xem thêm PL.2]
-
in trong Nam Hải chư đảo sử địa luận chứng, Hương Cảng đại học Á châu nghiên cứu trung tâm, 2003. (trang 354- 368). Bài này viết năm 1979, đăng trên chuyên san Nam Dương vấn đề, kỳ 5, năm 1979; cũng in lại trong Nam Hải chư đảo sử địa khảo chứng luận tập, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1981. [xem thêm PL.2]
-
in trong Nam Hải chư đảo sử địa luận chứng, Hương Cảng đại học - Á châu nghiên cứu trung tâm, 2003. (trang 368- 438)
-
in trong Địa lý- Lịch sử- Chủ quyền các đảo Nam Hải, Lữ Nhất Nhiên chủ biên, Hắc Long Giang Giáo dục xuất bản xã, 1992. (trang 170- 193)
-
in trong Địa lý- Lịch sử- Chủ quyền các đảo Nam Hải, Lữ Nhất Nhiên chủ biên, Hắc Long Giang Giáo dục xuất bản xã, 1992. (trang 208- 217)
-
in trong Địa lý- Lịch sử- Chủ quyền các đảo Nam Hải, Lữ Nhất Nhiên chủ biên, Hắc Long Giang Giáo dục xuất bản xã, 1992. (trang 58- 81)
-
Thời gian thực hiện công trình này khu Hải Nam chưa tách thành tỉnh.
-
Trần Sử Kiên [chủ biên], Trần Đống Khang 陳棟康, Tăng Khánh Cương 曾慶剛, Quách Chấn Càn 郭振乾, Trình Khánh Hiền程慶賢, Phùng Vĩ Huân馮偉勛.
-
Lưu Nam Uy, Trang Tấn Nam莊晋南, Lý Thanh Nguyên李清源, Trương Thành Thu張成秋, Trần Sâm Cường陳森强, Trịnh Mậu鄭茂, Lâm Kim Chi林金枝, Hoàng Tuần Anh黄循英, Tăng Chiêu Toàn曾昭璇, Tăng Thành Khai 曾成開, Trình Phước Tân程福新, Tạ Vịnh Thường謝咏常, Đới Khả Lai戴可來, Cúc Kế Võ鞠繼武
-
Mười bản sao “Canh lộ bạc” được giới thiệu, so sánh và nghiên cứu đề tên các tác giả ngư dân gồm: 1/ Tô Đức Liễu蘇德柳, 2/ Bành Chính Giai彭正楷, 3/ Úc Ngọc Thanh郁玉清, 4/ Trần Vĩnh Cần陳永芹, 5/ Lâm Hồng Cẩm林鴻錦, 6/ Vương Quốc Xương王國昌, 7/ Mạch Hưng Tiển 麦興銑, 8/ Lý Căn Thâm李根深, 9/ Lư Hồng Lan盧洪蘭, 10/ Lý Khôi Mậu李魁茂.
-
tham khảo Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải, sdd [tư liệu 2], phần I, mục 4 “Tập hợp tư liệu điều tra ngư dân”, (trang 62- 67).
-
lúc thực hiện công trình Tập hợp tư liệu về địa danh các đảo Nam Hải, Trần Sử Kiên là chuyên gia thẩm định các công trình nghiên cứu của Sở nghiên cứu biển Nam Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
-
Những ghi chép theo hệ thống và khảo chứng về sự biến đổi địa danh trong thư tịch Trung Quốc có từ rất sớm, có thể thấy qua các sách địa lý, phương chí và những chú giải /đối chiếu địa danh trong các bộ sử, tuy nhiên lịch sử học thuật Trung Hoa trước Thanh không có khái niệm “địa danh học”, tức chưa tạo cho ngành học này một phương pháp có hệ thống mà chỉ [vô tình] giới hạn nó trong phạm vi kê cứu địa danh thực tiễn. Cuối Thanh đầu Dân Quốc, trong quá trình phiên dịch các sách địa lý phương Tây sang Trung văn, các học giả Trung Hoa dần nhận ra và tiếp thu các ngành học / phân môn như địa đồ học, địa danh học … Thuật ngữ toponymy lần đầu tiên được chuyển sang tiếng Trung với nghĩa địa danh học qua sách Tổng hợp Anh- Hán đại từ điển 總合英 漢大辭典do Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1928. (trang 2.747).
-
Tình hình các ấn phẩm chuyên đề Địa danh học này dựa theo bài “Tự luận” của Hoa Lâm Phủ “Đặc trưng và phân kỳ lịch sử Địa danh học Trung Quốc / 中國地名學史分期及其特征” và thư mục tham khảo trong sách Khảo luận về lịch sử địa danh học Trung Quốc /中 國地名學史考論. 2002
-
Một điểm đáng lưu ý là, chỉ nên tham khảo nguồn trích dẫn từ các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này của học giới Trung Quốc, không nên lấy đoạn văn trích từ bài viết của họ làm cơ sở. Phần nhiều tư liệu cổ nhất thiết phải tìm đến các sách xuất bản khoảng những năm 1930 trở về trước.
-
Tên bãi Châu Nhai thấy trong Luận án “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, phụ lục 3.26- bảng 1.1 “Tên các bãi, đảo, đá ở quần đảo Hoàng Sa”. Bản in năm 2002, tr.366. Châu Nhai tức Nhai Châu, vốn là tên một địa phương thuộc phủ Quỳnh Châu, nay là thị trấn Nhai Thành, thuộc thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Địa điểm này [Bremen bank], Trung Quốc gọi Bồ Lợi Mạch than (1935), gọi Tân Mi than (1947), gọi Tây Môn ám sa (1983), gọi Tam Khuông Đại Lang (ngư dân).
-
cùng nguồn chú thích 23, trang 369. Chu Ứng là tên nhân vật thời Tam Quốc, được chúa Đông Ngô sai đi sứ phía nam. Đối với Jubilee bank [bãi Ngọc Điền], Trung Quốc gọi Chu Ứng than (1983), bảng tên năm 1935 và 1947 không ghi nhận.
PHỤ LỤC 1
Địa danh tiêu chuẩn bộ phận các đảo Nam Hải
(Nhân Dân nhật báo 25 tháng 4 năm 1983)
STT |
地名標準 Địa danh tiêu chuẩn |
漢語音 Âm Hán ngữ Pinjin |
Âm Hán –Việt |
漁民地名習用 Địa danh theo tập quán ngư dân |
Âm Hán- Việt |
1. |
南海諸島 |
Nanhai zhudao |
Nam Hải chư đảo |
||
2. |
東沙群島 |
Dongsha qundao |
Đông Sa q. đảo |
|
|
3. |
東沙礁 |
Dongsha jiao |
Đông Sa tiêu |
|
|
4. |
東沙島 |
Dongsha dao |
Đông Sa đảo |
月牙島 |
Nguyệt Nha đảo |
5. |
北衞灘 |
Beiwei tan |
Bắc Vệ than |
|
|
6. |
南衞灘 |
Nanwei tan |
Nam Vệ than |
|
|
7. |
北水道 |
Bei shuidao |
Bắc thuỷ đạo |
|
|
8. |
南水道 |
Nan shuidao |
Nam thuỷ đạo |
|
|
9. |
西沙群島 |
Xisha qundao |
Tây Sa quần đảo |
|
|
10. |
永樂群島 |
Yangle qundao |
Vĩnh Lạc q.đảo |
西八島, 下八島,下峙 |
Tây Bát đảo, Hạ bát đảo, Hạ trĩ |
11. |
北礁 |
Bei jiao |
Bắc tiêu |
干豆 |
Can Đậu |
12. |
金銀島羚羊礁 |
Jinyin dao |
Kim Ngân đảo |
尾峙, 尾島 |
Vĩ trĩ, Vĩ đảo |
13. |
羚羊礁 |
Lingyang jiao |
Linh Dương tiêu |
筐仔, 筐仔峙 |
Khuông tử, Khuông tử trĩ |
14. |
筐仔沙洲 |
Kuangzai shazhou |
Khuông Tử sa châu |
筐仔峙 |
Khuông tử trĩ |
15. |
甘泉島 |
Ganquan dao |
Cam Tuyền đảo |
圓峙, 圓島 |
Viên trĩ, Viên đảo |
16. |
珊瑚島 |
Shanhu dao |
San Hô đảo |
老粗島, 老粗峙 |
Lão Thô đảo, Lão Thô trĩ |
17. |
全富島 |
Quanfu dao |
Toàn Phú đảo |
全富島, 全富,曲手 |
Toàn Phú đảo, Toàn Phú, Khúc Thủ |
18. |
鴨公島 |
Yagong dao |
Áp Công đảo |
鴨公嶼, 鴨公島 |
Áp Công dư, Áp Công đảo |
19. |
銀嶼 |
Yin yu |
Ngân dự |
銀峙 |
Ngân trĩ |
20. |
銀嶼仔 |
Yinyuzai |
Ngân dự tử |
銀峙仔 |
Ngân trĩ tử |
21. |
咸舍嶼 |
Xianshe yu |
Hàm Xá dự |
咸舍, 咸且島 |
Hàm Xá, Hàm Thả đảo |
22. |
石嶼 |
Shi yu |
Thạch dự |
石嶼 |
Thạch dư |
23. |
晋卿島 |
Jinqing dao |
Tấn Khanh đảo |
四江門, 四江島, 世江峙 |
Tứ Giang Môn, Tứ Giang đảo, Thế Giang trĩ |
24. |
琛航島 |
Chenhang dao |
Thám Hàng đảo |
三脚, 大三脚,島, 三脚島 |
Tam Cước, Đại Tam Cước, Đại Tam đảo |
25. |
廣金島 |
Guangjin dao |
Quảng Kim đảo |
三脚嶼, 小三脚嶼 |
Tam Cước dư, Tiểu Tam Cước dư |
26. |
玉琢礁 |
Yuzhuo jiao |
Ngọc Trác đảo |
二筐, 二塘, 二圏 |
Nhị Khuông, Nhị Đường, Nhị Quyển |
27. |
華光礁 |
Huaguang jiao |
Hoa Quang tiêu |
大筐, 大塘, 大圏 |
Đại Khuông, Đại Đường, Đại Quyển |
28. |
盘石嶼
|
Panshi yu |
Bàn Thach dự |
白樹仔, 白峙仔, 白礁 |
Bạch Thụ tử, Bạch trĩ tử, Bạch tiêu |
29. |
中建島 |
Zhongjian dao |
Trung Kiến đảo |
半路, 半路峙,螺島 |
Bán Lộ, Bán Lộ trĩ, Loa đảo |
30. |
宣德群島 |
Xuande qundao |
Tuyên Đức q.đ. |
上七島, 東七島, 上峙 |
Thượng Thất đảo, Đông Thất đảo, Thượng trĩ |
31. |
永興島 |
Yangxing dao |
Vĩnh Hưng đảo |
貓注, 吧注, |
Miêu Chú, Ba Chú, Miêu đảo |
32. |
石島 |
Shi dao |
Thạch đảo |
小巴島 |
Tiểu Ba đảo |
33. |
七連嶼 |
Qilian yu |
Thất Liên dự |
|
|
34. |
東新沙洲 |
Dongxin shazhou |
Đông Tân Sa châu |
|
|
35. |
西新沙洲 |
Xinxin shazhou |
Tây Tân Sa châu |
|
|
36. |
. 南沙洲 |
Nan shazhou |
Nam Sa châu |
紅草一, 紅草島 |
Hồng Thảo Nhất, Hồng Thảo đảo |
37. |
中沙洲 |
Zhong shazhou |
Trung Sa châu |
紅草二 |
Hồng Thảo Nhị |
38. |
北沙洲 |
Bei shazhou |
Bắc Sa châu |
紅草三 |
Hồng Thảo Tam |
39. |
南島 |
Nan dao |
Nam đảo |
三峙, 三島 |
Tam trĩ, Tam đảo |
40. |
中島 |
Zhong dao |
Trung đảo |
石峙, 石島 |
Thạch trĩ, Thạch đảo |
41. |
北島 |
Bei dao |
Bắc đảo |
長峙, 長島 |
Trường trĩ, Trường đảo |
42. |
趙述島 |
Zhaoshu dao |
Triệu Thuật đảo |
船暗島, 船晚島 |
Thuyền ám đảo, Thuyền vãn đảo |
43. |
西沙洲 |
Xi shazhou |
Tây Sa châu |
船暗尾, 船晚尾 |
Thuyền ám vĩ, Thuyền vãn vĩ |
44. |
銀鑠滩 |
Yinli tan |
NgânThước than |
|
|
45. |
. 東島 |
Dong dao |
Đông đảo |
貓興島, 巴興, 巴興島 |
Miêu Hưng đảo, Ba Hưng, Ba Hưng đảo |
46. |
西渡灘 |
Xidu tan |
Tây Độ than |
|
|
47. |
. 高尖石 |
Gaojianshi |
Cao Tiêm thạch |
尖石, 雙帆 |
Tiêm Thạch, Song Phàm |
48. |
北邊廊 |
Beibianlang |
Bắc Biên lang |
北邊廊, 北邊郎 |
Bắc Biên Lang, Bắc Biên Lang(*) |
49. |
濱湄灘 |
Binmei tan |
Tân Mi than |
三筐大榔, 三筐大郎 |
Tam Khuông Đại Lang, Tam Khuông Đại Lang (*) |
50. |
湛涵灘 |
Zhanhan tan |
Trạm Hàm than |
仙桌, 八辛郎 |
Tiên Trác, Bát Tân Lang |
51. |
浪花礁 |
Langhua jiao |
Lãng Hoa tiêu |
三匡, 三筐 |
Tam Khuông, Tam Khuông (*) |
52. |
嵩燾灘 |
Songtao tan |
Tung Đảo than |
|
|
53. |
老粗門 |
Laocumen |
Lão Thô môn |
老粗門 |
Lão Thô Môn |
54. |
全富門 |
Quanfumen |
Toàn Phú môn |
|
|
55. |
銀嶼門 |
Yinyumen |
Ngân Dự môn |
|
|
56. |
石嶼門 |
Shiyumen |
Thạch Dự môn |
|
|
57. |
晋卿門 |
Jinqingmen |
Tấn Khanh môn |
四江門水道 |
Tứ Giang Môn thủy đạo |
58. |
紅草門 |
Hongcaomen |
Hồng Thảo môn |
紅草門 |
Hồng Thảo Môn |
59. |
趙述門 |
Zhaoshumen |
Triệu Thuật môn |
|
|
60. |
甘泉門 |
Ganquanmen |
Cam Tuyền môn |
|
|
61. |
中沙群島 |
Zhongsha qundao |
Trung Sa quần đảo |
|
|
62. |
西門暗沙 |
Ximen ansha |
Tây Môn ám sa |
|
|
63. |
本固暗沙 |
Begu ansha |
Bản Cố ám sa |
|
|
64. |
美濱暗沙 |
Meibin ansha |
Mỹ Tân ám sa |
|
|
65. |
魯班暗沙 |
Luban ansha |
Lỗ Ban ám sa |
|
|
66. |
. 中北暗沙 |
Zhongbei ansha |
Trung Bắc ám sa |
|
|
67. |
北微暗沙 |
Biwei ansha |
Trung Bắc ám sa |
|
|
68. |
. 隱磯灘 |
Yinji tan |
Ẩn Cơ than |
|
|
69. |
武勇暗沙 |
Wuyong ansha |
Vũ Dũng ám sa |
|
|
70. |
濟猛暗沙 |
Jimeng ansha |
Tế Mãnh ám sa |
|
|
71. |
海鳩暗沙 |
Haijiu ansha |
Hải Cưu ám sa |
|
|
72. |
安定連礁 |
Anding lianjiao |
An Định liên tiêu |
|
|
73. |
美溪暗沙 |
Mexi ansha |
Mỹ Khê ám sa |
|
|
74. |
布德暗沙 |
Bude ansha |
Bố Đức ám sa |
|
|
75. |
波洑暗沙 |
Bofu ansha |
Ba Phục ám sa |
|
|
76. |
排波暗沙 |
Paibo ansha |
Bài Ba ám sa |
|
|
77. |
果淀暗沙 |
Guodian ansha |
Quả Điến ám sa |
|
|
78. |
排洪灘 |
Paihong tan |
Bài Hồng than |
|
|
79. |
濤静暗沙 |
Taojing ansha |
Đào Tĩnh ám sa |
|
|
80. |
控湃暗沙 |
Kongpai ansha |
Khống Bái ám sa |
|
|
81. |
華夏暗沙 |
Huaxia ansha |
Hoa Hạ ám sa |
|
|
82. |
石塘連礁 |
Shitang lianjiao |
Thạch Đường liên tiêu |
|
|
83. |
. 指掌暗沙 |
Zhizhang ansha |
Chỉ Chưởng ám sa |
|
|
84. |
南扉暗沙 |
Nanfei ansha |
Nam Phi ám sa |
|
|
85. |
. 漫步暗沙 |
Manbu ansha |
Mạn Bộ ám sa |
|
|
86. |
樂西暗沙 |
Lexi ansha |
Lạc Tây ám sa |
|
|
87. |
扉南暗沙 |
Pingnan ansha |
Phi Nam ám sa |
|
|
88. |
. 黄岩島 (民主礁) |
Huangyaa dao (Minzhi jiao) |
Hoàng Nham dảo ( Dân Chủ tiêu) |
|
|
89. |
南岩 |
Nanyan |
Nam Nham |
|
|
90. |
北岩 |
Beiyan |
Bắc Nham |
|
|
91. |
憲法暗沙 |
Xianfa ansha |
Hiến Pháp ám sa |
|
|
92. |
一統暗沙 |
Yitong ansha |
Nhất Thống ám sa |
|
|
93. |
神狐暗沙 |
Shenhu ansha |
Thần Hồ ám sa |
|
|
94. |
中南暗沙 |
Zhongnan ansha |
Trung Nam ám sa |
|
|
95. |
南沙群島 |
Nansha qundao |
Nam Sa quần đảo |
|
|
96. |
雙子群島 |
Shuangzi qunjiao |
Song Tử quần tiêu |
雙峙 |
Song trĩ |
97. |
貢土礁 |
Gongshi jiao |
Cống Thổ tiêu |
貢士沙, 貢士綫 |
Cống Sĩ sa, Cống Sĩ tuyến |
98. |
北子島 |
Beizi dao |
Bắc Tử đảo |
奈羅上峙, 奈羅綫仔 |
Nại La Thượng trĩ, Nại La Tuyến tử |
99. |
北外沙洲 |
Beiwai shazhou |
Bắc Ngoại Sa châu |
|
|
100. |
南子島 |
Nanzi dao |
Nam Tử đảo |
奈羅下峙, 奈羅峙仔 |
Nại La Hạ trĩ, Nại La trĩ tử |
101. |
奈羅礁 |
Nailuo jiao |
Nại La tiêu |
奈羅綫仔 |
Nại La Tuyến tử |
102. |
東南暗沙 |
Dongnan ansha |
Đông Nam ám sa |
|
|
103. |
東北暗沙 |
Dongbei ansha |
Đông Bắc ám sa |
|
|
104. |
北子暗沙 |
Beizi ansha |
Bắc Tử ám sa |
|
|
105. |
永登暗沙 |
Yongdeng ansha |
Vĩnh Đăng ám sa |
奈羅角, 奈羅谷 |
Nại La giác, Nại La cốc |
106. |
樂斯暗沙 |
Lesi ansha |
Lạc Tư ám sa |
紅草綫, 南奈羅角 |
Hồng Thảo tuyến, Nam Nại La giác |
107. |
中業群島 |
Zhongye qunjiao |
Trung Nghiệp quần đảo |
鐵峙群礁 |
Thiết Trĩ quần tiêu |
108. |
鐵峙礁 |
Tiezhi jiao |
Thiết Trĩ tiêu |
鐵峙綫排, 鐵峙鑪排 |
Thiết Trĩ tuyến bài, Thiết Trĩ lô bài |
109. |
鐵峙水道 |
Tiezhi shuidao |
Thiết Trĩ thuỷ đạo |
|
|
110. |
梅九礁 |
Meijiu jiao |
Mai Cửu tiêu |
梅九 |
Mai Cửu |
111. |
中業島 |
Zhongye dao |
Trung Nghiệp đảo |
鐵峙 |
Thiết Trĩ |
112. |
鐵綫礁 |
Tiexian jiao |
Thiết Tuyến tiêu |
鐵綫 |
Thiết Tuyến |
113. |
渚碧礁 |
Zhubi jiao |
Chử Bích tiêu |
丑未 |
Sửu Mùi |
114. |
道明群礁 |
Daoming qunjiao |
Đạo Minh quần tiêu |
|
|
115. |
雙黄沙洲 |
Shuanghuang |
Song Hoàng sa châu |
雙黄 |
Song Hoàng |
116. |
南鑰島 |
Nanyue dao |
Nam Thược đảo |
第三峙 |
Đệ Tam trĩ |
117. |
楊信沙洲 |
Yangxin shazhou |
Dương Tín sa châu |
銅鍋, 銅金 |
Đồng Oa, Đồng Kim |
118. |
庫歸礁 |
Kugui jiao |
Khố Quy tiêu |
褲歸 |
Khố Quy |
119. |
長灘 |
Chang tan |
Trường than |
|
|
120. |
蒙自礁 |
Mengzi jiao |
Mông Tự tiêu |
|
|
121. |
鄭和群礁 |
Zhenghe qunjiao |
Trịnh Hoà quần tiêu |
|
|
122. |
太平島 |
Taiping dao |
Thái Bình đảo |
黄山馬, |
Hoàng Sơn Mã, Hoàng Sơn Mã trĩ |
123. |
敦謙沙洲 |
Dunqian shazhou |
Đôn Khiêm sa châu |
馬東, 黄山馬東 |
Mã Đông, Hoàng Sơn Mã Đông |
124. |
舶蘭礁 |
Bolan jiao |
Bạc Lan tiêu |
高佛 |
Cao Phật |
125. |
安達礁 |
Anda jiao |
An Đạt tiêu |
銀餅, 銀鍋 |
Ngân Bính, Ngân Oa |
126. |
鴻庥島 |
Hongxiu dao |
Hồng Hưu đảo |
南乙, 南密 |
Nam Ât, Nam Mật |
127. |
南薰礁 |
Nanxun jiao |
Nam Huân tiêu |
南乙峙仔, 沙仔 |
Nam Ất Trĩ tử, Sa tử |
128. |
小現礁 |
Xiaoxian jiao |
Tiểu Hiện tiêu |
東南角 |
Đông Nam giác |
129. |
大現礁 |
Daxian jiao |
Đại Hiện tiêu |
勞牛勞 |
Lao Ngưu Lao |
130. |
福祿寺礁 |
Futusi jiao |
Phúc Lộc Tự tiêu |
西北角 |
Tây Băcs giác |
131. |
康樂礁 |
Kangie jiao |
Khang Lạc tiêu |
|
|
132. |
九章群礁 |
Jiuzhong qunjiao |
Cửu Chương quần tiêu |
九章 |
Cửu Chương |
133. |
景宏島 |
Jiuzhong dao |
Cảnh Hoằng đảo |
秤鈎 |
Xứng Câu |
134. |
南門礁 |
Nanmen jiao |
Nam Môn tiêu |
南門 |
Nam Môn |
135. |
西門礁 |
Ximen jiao |
Tây Môn tiêu |
西門 |
Tây môn |
136. |
東門礁 |
Dongmen jiao |
Đông Môn tiêu |
東門 |
Đông Môn |
137. |
安樂礁 |
Anle jiao |
An Lạc tiêu |
|
|
138. |
長綫礁 |
Ghangxian jiao |
Trường tuyến tiêu |
長綫 |
Trường tuyến |
139. |
主權礁 |
Zhuquan jiao |
Chủ Quyền tiêu |
|
|
140. |
牛軛礁 |
Niu’e jiao |
Ngưu Ách tiêu |
牛軛 |
Ngưu Ách |
141. |
染青東礁 |
Ranqing dongjiao |
Nhiễm Thanh Đông tiêu |
|
|
142. |
染青沙洲 |
Ranqing shazhou |
Nhiễm Thanh sa châu |
染青峙 |
Nhiễm Thanh trĩ |
143. |
龍蝦礁 |
Longxia jiao |
Long Hà tiêu |
|
|
144. |
扁參礁 |
Bianshen jiao |
Biên Sâm tiêu |
|
|
145. |
漳溪礁 |
Zhangxi jiao |
Chương Khê tiêu |
|
|
146. |
屈原礁 |
Quyuan jiao |
Khuất Nguyên tiêu |
|
|
147. |
瓊礁 |
Qiong jiao |
Quỳnh tiêu |
|
|
148. |
赤瓜礁 |
Chigua jiao |
Xích Qua tiêu |
赤瓜綫 |
Xích Qua tuyến |
149. |
鬼喊礁 |
Guihan jiao |
Quỷ Hàm tiêu |
鬼喊綫 |
Qủy Hàm tuyến |
150. |
華礁 |
Hua jiao |
Hoa tiêu |
秤鈎綫 |
Xứng Câu tuyến |
151. |
吉陽礁 |
Jiyang jiao |
Cát Dương tiêu |
|
|
152. |
泛愛暗沙 |
Fan’ai ansha |
Phiếm Ái ám sa |
|
|
153. |
伏波礁 |
Fubo jiao |
Phục Ba tiêu |
|
|
154. |
永署礁 |
Yongshu jiao |
Vĩnh Thự tiêu |
上坡 |
Thượng Pha |
155. |
逍遥暗沙 |
Xiaoyao ansha |
Tiêu Dao ám sa |
|
|
156. |
火艾礁 |
Huoai jiao |
Hoả Ngải tiêu |
火哀 |
Hỏa Ai |
157. |
西月島 |
Xiyue dao |
Tây Nguyệt đảo |
紅草峙 |
Hồng Thảo trĩ |
158. |
馬歡島 |
Mahuan dao |
Mã Hoan đảo |
大羅孔, 羅孔 |
Đại La Khổng |
159. |
159. 費信島
|
Feixin dao |
Phí Tín đảo |
羅孔仔 |
La Khổng tử |
160. |
和平暗沙 |
Heping ansha |
Hoà Bình ám sa |
|
|
161. |
火星礁 |
Huoxing jiao |
Hoả Tinh tiêu |
|
|
162. |
大淵灘 |
Dayuan tan |
Đại Uyên tiêu |
|
|
163. |
五方礁 |
Wufang jiao |
Ngũ Phương tiêu |
五孔, 五風 |
Ngũ Khổng, Ngũ Phong |
164. |
五方尾 |
Wufangwei |
Ngũ Phương vĩ |
|
|
165. |
五方南 |
Wufangnan |
Ngũ Phương nam |
|
|
166. |
五方西 |
Wufangxi |
Ngũ Phương tây |
|
|
167. |
五方北 |
Wufangbei |
Ngũ Phương bắc |
|
|
168. |
五方頭 |
Wufangtou |
Ngũ Phương đầu |
|
|
169. |
潯江暗沙 |
Xunjiang ansha |
Tầm Giang ám sa |
|
|
170. |
半路礁 |
Banlu jiao |
Bán Lộ tiêu |
半路, 半路綫 |
Bán Lộ, Bán Lộ tuyến |
171. |
南方淺灘 |
Nanfang qiantan |
Nam Phương thiển than |
|
|
172. |
東坡礁 |
Dongpo jiao |
Đông Pha tiêu |
|
|
173. |
棕灘 |
Zong tan |
Tông than |
|
|
174. |
寶灘 |
Bao tan |
Bảo than |
|
|
175. |
東華礁 |
Donghua jiao |
Đông Hoa tiêu |
|
|
176. |
彬礁 |
Bin jiao |
Bân tiêu |
|
|
177. |
安塘灘 |
Antang tan |
An Đường than |
|
|
178. |
安塘礁 |
Antang jiao |
An Đường tiêu |
|
|
179. |
鱟藤礁 |
Houteng jiao |
Hấu Đằng tiêu |
鱟藤 |
Hấu Đằng |
180. |
龔珍礁 |
Gongzhen jiao |
Củng Trân tiêu |
|
|
181. |
禮樂灘 |
Liyue tan |
Lễ Nhạc than |
|
|
182. |
雄南灘 |
Xiongnan jiao |
Hùng Nam than |
|
|
183. |
陽明礁 |
Yangming jiao |
Dương Minh tiêu |
|
|
184. |
禮樂南灘 |
Liyue nanjiao |
Lễ Nhạc Nam than |
|
|
185. |
紫灘 |
Zi tan |
Tử than |
|
|
186. |
莪蘭暗沙 |
Élan ansha |
Nga Lan ám sa |
|
|
187. |
紅石暗沙 |
Hongshi ansha |
Hồng Thạch ám sa |
|
|
188. |
仙后灘 |
Xianhou tan |
Tiên Hậu than |
|
|
189. |
忠孝灘 |
Zhongxiao tan |
Trung Hiếu than |
|
|
190. |
勇士灘 |
Yongshi tan |
Miếu than |
|
|
191. |
神仙暗沙 |
Shenxian ansha |
Thần Tiên ám sa |
|
|
192. |
海馬灘 |
Haima tan |
Hải Mã than |
|
|
193. |
北恒礁 |
Beiheng jiao |
Bắc Hằng tiêu |
|
|
194. |
恒礁 |
Heng jiao |
Hằng tiêu |
|
|
195. |
孔明礁 |
Kongming jiao |
Khổng Minh tiêu |
|
|
196. |
三角礁 |
Sanjiao jiao |
Tam Giác tiêu |
. 三角, 三角礁 |
Tam giác, Tam giác tiêu |
197. |
祿沙礁 |
Lusha jiao |
Lộc Sa tiêu |
祿沙, 一綫 |
Lộc sa, Nhất Tuyến |
198. |
美濟礁 |
Meiji jiao |
Mỹ Tế tiêu |
雙門, 雙沙 |
Song môn, Song sa |
199. |
仙娥礁 |
Xiane jiao |
Tiên Nga tiêu |
|
|
200. |
信義礁 |
Xinyi jiao |
Tín Nghĩa tiêu |
雙桃, 雙担 |
Song Đào, Song Đảm |
201. |
海口礁 |
Haikou jiao |
Hải Khẩu tiêu |
脚跋 |
Cước Bạt |
202. |
半月礁 |
Banyue jiao |
Bán Nguyệt tiêu |
海公 |
Hải Công |
203. |
艦長礁 |
Jianzhang jiao |
Hạm Trưởng tiêu |
石龍 |
Thạch Long |
204. |
仁愛礁 |
Renai jiao |
Nhân Ái tiêu |
斷节 |
Đoạn Tiết |
205. |
仙賓礁 |
Xianbin jiao |
Tiên Tân tiêu |
魚鱗 |
Ngư Lân |
206. |
鍾山礁 |
Zhongshan jiao |
Chung Sơn tiêu |
|
|
207. |
立新礁 |
Lixin jiao |
Lập Tân tiêu |
|
|
208. |
牛車輪礁 |
Niuchelun jiao |
Ngưu Xa Luân tiêu |
牛車英 |
Ngưu Xa Anh |
209. |
片礁 |
Pian jiao |
Phiến tiêu |
|
|
210. |
蓬勃暗沙 |
Pengbo ansha |
Bồng Bột ám sa |
東頭乙辛 |
Đông Đầu Ất Tân |
211. |
指向礁 |
Zhixiang jiao |
Chỉ Hướng tiêu |
|
|
212. |
南樂暗沙 |
Nanle ansha |
Nam Lạc ám sa |
|
|
213. |
校尉暗沙 |
Xiaowei ansha |
Hiệu Uý ám sa |
|
|
214. |
都護暗沙 |
Duhu ansha |
Đô Hộ ám sa |
|
|
215. |
保衛暗沙 |
Baowei ansha |
Bảo Vệ ám sa |
|
|
216. |
司令礁 |
Siling jiao |
Tư Lệnh tiêu |
眼鏡 |
Nhãn Kính |
217. |
雙礁 |
Shuang jiao |
Song tiêu |
|
|
218. |
石龍岩 |
Shilongyan |
Thạch Long Nham |
|
|
219. |
乙辛石 |
Yixinshi |
Ất Tân Thạch |
|
|
220. |
無瞥礁 |
Wumie jiao |
Vô Miết tiêu |
無瞥綫 |
Vô Miết tuyến |
221. |
玉諾礁 |
Yunuo jiao |
Ngọc Nặc tiêu |
|
|
222. |
南華礁 |
Nanhua jiao |
Nam Hoa tiêu |
惡落門 |
Ác Lạc môn |
223. |
六門礁 |
Liumen jiao |
Lục Môn tiêu |
六門, 六門沙 |
Lục Môn, Lục Môn sa |
224. |
石盤仔 |
Shipanzai |
Thạch Bàn Tử |
|
|
225. |
畢生礁 |
Bisheng jiao |
Tất Sanh tiêu |
石盤 |
Thạch Bàn |
226. |
榆亞暗沙 |
Yuya ansha |
Du Á ám sa |
深匡 |
Thâm Khuông |
227. |
二角礁 |
Enjiao jiao |
Nhị Giác tiêu |
二角 |
Nhị Gi ác |
228. |
浪口礁 |
Langkou jiao |
Lãng Khẩu tiêu |
浪口 |
Lãng Khẩu |
229. |
綫頭礁 |
Xiantou jiao |
Tuyến Đầu tiêu |
綫排頭 |
Tuyến bài đầu |
230. |
金吾暗沙 |
Jinwu anshs |
Kim Ngô ám sa |
|
|
231. |
晉寧暗沙 |
Puning ansha |
Tấn Ninh ám sa |
|
|
232. |
簸箕礁 |
Boji jiao |
Bá Ky tiêu |
簸箕 |
Bá Ky |
233. |
安渡灘 |
Andu tan |
An Độ than |
|
|
234. |
破浪礁 |
Polang jiao |
Phá Lãng tiêu |
|
|
235. |
光星礁 |
Guangxing jiao |
Quang Tinh tiêu |
大光星 |
Đại Quang tinh |
236. |
光星仔礁 |
Guangxingzai jiao |
Quang Tinh Tử tiêu |
光星仔 |
Quang Tinh tử |
237. |
息波礁 |
Xibo jiao |
Tức Ba tiêu |
|
|
238. |
南海礁 |
Nanhai jiao |
Nam Hải tiêu |
銅鍾 |
Đồng Chung |
239. |
柏礁 |
Bai jiao |
Bá tiêu |
海口綫 |
Hải Khẩu tuyến |
240. |
單柱石 |
Danzhushi |
Đơn Trụ Thạch |
單柱 |
Đơn Trụ |
241. |
鳥魚錠石 |
Niaoyudingshi |
Điểu Ngư Đĩnh Thạch |
鳥魚錠 |
Điểu Ngư Đĩnh |
242. |
安波沙洲 |
Anbo shazhou |
An Ba sa châu |
鍋盖峙 |
Oa Cái trĩ |
243. |
隱遁暗沙 |
Yindun ansha |
Ẩn Độn ám sa |
|
|
244. |
尹慶群礁 |
Yinqing qunjiao |
Doãn Khánh quần tiêu |
|
|
245. |
華陽礁 |
Huayang jiao |
Hoa Dương tiêu |
銅銃仔 |
Đồng Súng tử |
246. |
東礁 |
Dong jiao |
Đông tiêu |
大銅銃 |
Đại Đồng Súng |
247. |
中礁 |
Zhong jiao |
Trung tiêu |
弄鼻仔 |
Lộng Tị tử |
248. |
西礁 |
Xi jiao |
Tây tiêu |
大弄鼻 |
Đại Lộng Tị |
249. |
南威島 |
Nanwei dao |
Nam Uy đảo |
鳥仔峙 |
Điểu Tử trĩ |
250. |
日積礁 |
Riji jiao |
Nhật Tích tiêu |
西頭乙辛 |
Tây Đầu Ất Tân |
251. |
康泰灘 |
Kangtai tan |
Khang Thái than |
|
|
252. |
朱應灘 |
Zhuying tan |
Chu Ứng than |
|
|
253. |
奧援暗沙 |
Aoyuan ansha |
Áo Viện ám sa |
|
|
254. |
碎浪暗沙 |
Suilang ansha |
Toái Lãng ám sa |
|
|
255. |
南薇灘 |
Nanwei tan |
Nam Vi than |
|
|
256. |
蓬勃堡 |
Pengbobao |
Bồng Bột bảo |
|
|
257. |
常駿暗沙 |
Changjun ansha |
Thường Tuấn ám sa |
|
|
258. |
金貭暗沙 |
Jindun ansha |
Kim Chất ám sa |
|
|
259. |
奧南暗沙 |
Aonan ansha |
Áo Nam ám sa |
|
|
260. |
廣雅灘 |
Guangya tan |
Quảng Nhã than |
|
|
261. |
人駿灘 |
Renjun tan |
Nhân Tuấn than |
|
|
262. |
李準灘 |
Lizhun tan |
Lý Chuẩn than |
|
|
263. |
西衛灘 |
Xiwei tan |
Tây Vệ than |
|
|
264. |
萬安灘 |
Wanan tan |
Vạn An than |
|
|
265. |
彈丸礁 |
Danwan jiao |
Đạn Hoàn than |
石公厘 |
Thạch Công ly |
266. |
皇路礁 |
Huanglu jiao |
Hoàng Lộ tiêu |
五百二 |
Ngũ Bách Nhị |
267. |
南通礁 |
Nantong jiao |
Nam Thông tiêu |
丹積, 丹节 |
Đan Tích, Đan Tiết |
268. |
北康暗沙 |
Beikang ansha |
Bắc Khang ám sa |
|
|
269. |
盟誼暗沙 |
Mengyi ansha |
Minh Nghị ám sa |
|
|
270. |
義浄礁 |
Yijing jiao |
Nghĩa Tịnh tiêu |
|
|
271. |
海康暗沙 |
Haikang ansha |
Hải Khang ám sa |
|
|
272. |
法顯暗沙 |
Faxian ansha |
Pháp Hiển ám sa |
|
|
273. |
康西暗沙 |
Kangxi ansha |
Khang Tây ám sa |
|
|
274. |
北安灘 |
Beian jiao |
Bắc An tiêu |
|
|
275. |
南安礁 |
Nanan jiao |
Nam An tiêu |
|
|
276. |
南屏礁 |
Nanping jiao |
Nam Bình tiêu |
黑瓜綫 |
Hắc Qua tuyến |
277. |
南康暗沙 |
Nankang ansha |
Nam Khang ám sa |
|
|
278. |
隱波暗沙 |
Yinbo ansha |
Ẩn Ba ám sa |
|
|
279. |
海安礁 |
Hai an jiao |
Hải An tiêu |
|
|
280. |
瓊臺礁 |
Qiongtai jiao |
Quỳnh Đài tiêu |
|
|
281. |
潭門礁 |
Tanmen jiao |
Đàm Môn tiêu |
|
|
282. |
海寧礁 |
Haining jiao |
Hải Ninh tiêu |
|
|
283. |
澄平礁 |
Chengping jiao |
Trừng Bình tiêu |
|
|
284. |
歡樂暗沙 |
Huanle ansha |
Hoan Lạc ám sa |
|
|
285. |
曾母暗沙 |
Zengmu ansha |
Tăng Mẫu ám sa |
沙排 |
Sa bài |
286. |
中水道 |
Zhong shuidao |
Trung thuỷ đạo |
|
|
287. |
南華水道 |
Nanhua shuidao |
Nam Hoa thuỷ đạo |
|
|
*Nguồn, Nam Hải chư đảo địa danh tư liệu hối biên (1987),
nguyên văn không có phần âm Hán Việt, phần này do PHQ điền thêm.
PHỤ LỤC 2
Danh mục sơ bộ [Trung văn] một số công trình nghiên cứu về các đảo Nam Hải hoặc có liên quan đến các đảo Nam Hải (1955-2005).
-
Cúc Kế Võ, Tổ Quốc đích Nam Hải chư đảo, Tân tri thức xuất bản xã, 1955.
鞠繼武,祖國的南海諸島,新知識出版社,1955
-
Nhiêu Tông Di, Nam Hải địa danh tân thương xác – cứ “Vĩnh Lạc đại điển” tân tư liệu lập luận, Hương Cảng Đại Học, 1961
饒宗頤,南海地名新商榷据永樂大典新資料立論,香港大學,1961
-
Chu Côn Điền, Biên cương luận văn tập, Quốc phòng nghiên cứu viện, 1964
周昆田 等, 邊疆論文集, 國防研究院,1964
-
Bao Tuân Bành, Trung Quốc Hải quân sử, Trung hoa Tùng thư - Hải quân xuất bản xã, [Cao Hùng 1959], Đài Bắc 1970.
包遵彭,中國海軍史,中華叢書-高雄市左營海軍出版社,1959
-
Nam Sa quần đảo tham khảo tư liệu, Hải Nam hành chính khu - Thủy sản nghiên cứu sở, 1973 (tài liệu nội bộ)
南沙群島參考資料, 海南行政區-水產研究所,1973(資料內部)
-
Từ Tuấn Minh (chủ biên), Tây Sa, Nam Sa đẳng quần đảo đích lịch sử địa lý kỷ yếu, Quảng Châu Hàng hải xuất bản, 1974
徐俊鳴(主編)西沙,南沙等群島的歷史地理紀要,廣州航海出版.
-
Tây Sa văn vật. Trung Quốc Nam Hải chư đảo chi nhất, Tây Sa quần đảo văn vật điều tra đội - Quảng Đông tỉnh Bác vật quán biên, Bắc Kinh Nhân Dân xuất bản xã, Tháng 9/1974.
西 沙 文 物 - 中 國 南 海 諸 島 之 一,
西 沙 群島文物 調查會-廣東省博物館編,北京人民出版社,1974
-
Tây Sa quần đảo hải khu tổng hợp điều tra sơ bộ báo cáo, Trung Quốc khoa học viện - Nam Hải hải dương nghiên cứu sở, 1975. (tài liệu nội bộ)
西沙群島海區總合調查初部報告,中國科學院-
南海海洋研究所,1975(資料內部)
-
Ngã quốc Nam Hải chư đảo địa danh tham khảo tư liệu, Trung Quốc Nhân dân giải phóng quân- Hải quân tư lệnh bộ- Hàng hải bảo chứng bộ, tháng 6/1975 (Tài liệu hội thảo, mật)
我國南海諸島地名參考資料,
中國人民解放軍-海軍司令部-航海保証部,1975.(討論稿,秘密)
-
Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên (3 tập), Hạ Môn Đại Học Nam Dương nghiên cứu sở biên, Tháng 5/1975
我國南海諸島史料匯編 三冊,廈門大學南洋研究所編,1975
-
Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên, Tục biên (3 tập), Hạ Môn Đại Học Nam Dương nghiên cứu sở biên, 10-12/ 1976
我國南海諸島史料匯編 續編三冊, 廈門大學南洋研究所編,1976
-
Ngã quốc Nam Hải chư đảo. Địa lý khái thuật, Quảng Đông tỉnh Cách mạng ủy viên hội - Ngoại sự biện công thất, 1976
我國南海諸島地理概述, 廣東省革命委員會-外事辦公室, 1976
-
Ngã quốc Nam Hải chư đảo. Thiệp ngoại vấn đề, Quảng Đông tỉnh Cách mạng ủy viên hội - Ngoại sự biện công thất, 1976
我國南海諸島涉外問題, 廣東省革命委員會-外事辦公室, 1976
-
Ngã quốc Nam Hải chư đảo. Chủ quyền khái luận, Quảng Đông tỉnh Cách mạng ủy viên hội - Ngoại sự biện công thất, 1976
我國南海諸島主權概論, 廣東省革命委員會-外事辦公室, 1976
-
Nam Sa quần đảo tự nhiên hoàn cảnh giản giới, Quốc gia Hải Dương cục- Hải dương khoa kỹ tình báo nghiên cứu sở, 1976 ( tài liệu mật).
南沙群島自然環境簡介,國家海洋局-海洋科技情報研究所(机密)
-
Nam Sa quần đảo khái huống, Trung Quốc khoa học viện -Nam Hải hải dương nghiên cứu sở, 1977. (tài liệu nội bộ)
南沙群島概況, 中國科學院-南海海洋研究所, 1977(資料內部)
-
Tổ Quốc đích nam cương, Nam Sa quần đảo, Trung Quốc khoa học viện - Nam Hải hải dương nghiên cứu sở, Bắc Kinh, 1979
祖國的南疆 南沙群島, 中國科學院-南海海洋研究所, 1979
-
Trần Đống Khang, Ngã quốc đích Nam Hải chư đảo, Trung Quốc Thanh niên xuất bản xã, Bắc Kinh, 1980
陳棟康, 我國的南海諸島, 中國青年出版社,北京,1980
-
Trần Sử Kiên, Nam Sa quần đảo, Nam Hải hải dương khoa kỹ tham khảo tư liệu, Trung Quốc khoa học viện - Nam Hải hải dương nghiên cứu sở, 1980
陳史堅, 南沙群島南海海洋科技參考資料,
中國科學院-南海海洋研究所, 1980
-
Tây Sa quần đảo hòa Nam Sa quần đảo tự cổ dĩ lai tựu thị Trung Quốc đích lãnh thổ, Nhân Dân xuất bản xã, Bắc Kinh, 1981
西 沙 群 島 和 南 沙 群 島 自古以 来 就 是 中 國 的 領 土, 人民出 版社,1981
-
Hàn Chấn Hoa, Nam Hải chư đảo sử địa khảo chứng luân tập, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1981
韓振華,南海諸島史地考證論集, 中華書局,北京, 1981
-
Nam Hải hải khu khoa học tổng hợp điều tra nghiên cứu báo cáo, Trung Quốc khoa học viện - Nam Hải hải dương nghiên cứu sở, Khoa học xuất bản xã, 1982
南海海區科學總合調查研究報告,中國科學院-南海海洋研究所,
科學出版社, 1982
-
Lưu Nam Uy, Nam Hải chư đảo địa danh nghiên cứu, Hoa Nam Sư phạm đại học Địa lý tùng thư, 1983. (nội bộ)
劉南威,南海諸島地名研究, 華南師範大學地理叢書, 1983(內部)
-
Hải quân tuần dặc Nam Sa hải cương kinh qua, Trung Quốc Nam Hải chư quần đảo văn hiến vựng biên [tập 9], Đài Loan Học sinh thư cục, Đài Bắc, 1984
海軍巡戈南沙海疆經過, 中國南海諸群島文獻彙編之九,
臺灣學生書局, 臺北, 1984
-
Nam Hải hải khu tổng hợp điều tra nghiên cứu báo cáo-Tập 2, Trung Quốc khoa học viện- Nam Hải hải dương nghiên cứu sở, Khoa học xuất bản xã, 1985.
南海海區科學總合調查研究報告第二集,
中國科學院-南海海洋研究所,科學出版社,1985
-
Trần Sử Kiên và ntg, Hạo hãn đích Nam Hải, Khoa học xuất bản xã, Bắc Kinh, 1985.
陳史堅 等,浩瀚的南海, 科學出版社,北京,1985
-
Nam Hải địa danh hối thích, ntg, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1986.
南海地名匯釋, 中華書局,北京, 1986
-
Trần Sử Kiên (chủ biên), Nam Hải chư đảo địa danh tư liệu hối biên, Quảng Đông tỉnh Địa danh ủy viên hội biên, Quảng Đông tỉnh địa đồ xuất bản xã xuất bản, 1987. (tài liệu nội bộ)
陳史堅(主編),南海諸島地名資料匯編,廣東省地名委員會編,
廣東省地圖出版社,1987 (資料內部)
-
Hàn Chấn Hoa – Lâm Kim Chi - Ngô Phượng Bân (chủ biên), Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên, Đông Phương xuất bản xã, Bắc Kinh, 1988. (phát hành quốc nội).
韓振華-林金枝-吳鳳斌, 我國南海諸島史料匯編東方出版社,
北京1988,(國內發行)
-
Chu Giám Thu - Lý Vạn Quyền (chủ biên), Tân biên Trịnh Hòa hàng hải đồ tập, Hải quân Hải dương trắc hội nghiên cứu sở và Đại Liên Hải vận học viện- Hàng hải sở nghiên cứu thất, Nhân Dân giao thông xuất bản xã, Bắc Kinh, 1988
朱監秋-李萬權(主編),新編鄭和航海圖集,海軍海洋測繪研究所-
大連海運學院航海所研究室, 人民交通出版社, 北京, 1988.
-
Trần Sử Kiên, Nam Hải chư đảo chí lược, Hải Nam Nhân Dân xuất bản xã, 1989.
陳史堅,南海諸島志略, 海南人民出版社, 1989.
-
Lý Đông Hoa, Trung Quốc hải dương phát triển quan kiện thời địa cố án nghiên cứu, Đại An xuất bản xã, Đài Bắc, 1990.
李東華,中國海洋發展關鍵時地個案研究,大安出版社,臺北,1990
-
Nam Sa quần đảo Lịch sử địa lý nghiên cứu chuyên tập, Trung Quốc khoa học viện - Nam Sa Tổng hợp khảo sát đội, Trung Sơn Đại học xuất bản xã, 1991. (phát hành quốc nội)
南沙群島歷史地理研究專集,中國科學院-南沙總合考察隊,
中山大學出版社, 1991. (國內發行)
-
Lữ Nhất Nhiên (chủ biên), Nam Hải chư đảo, Lịch sử - Địa lý - Chủ quyền, Biên cương sử địa tùng thư, Hắc Long Giang Giáo dục xuất bản xã, 1992.
呂一然 (主編),南海諸島 歷史-地理-主權, 邊疆史地叢書,
黑龍江教育出版社, 1992
-
Hàn Chấn Hoa, Trung Quốc dữ Đông Nam Á quan hệ sử nghiên cứu, Quảng Tây Nhân Dân xuất bản xã, 1992.
韩振華,中國與東南亞關系史研究,廣西人民出版社,昆明, 1992
-
Lưu Nam Uy, Trung Quốc Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo, Khoa học xuất bản xã, Bắc Kinh, 1996.
劉南威, 中國南海諸島地名論稿, 科學出版社,北京,1996
-
Hàn Chấn Hoa, Nam Hải chư đảo sử địa nghiên cứu, Xã hội khoa học văn hiến xuất bản xã, Bắc Kinh, 1996
韓振華,南海諸島史地研究,社會科學文獻出版社,北京,1996
-
Nam Hải tư liệu sách dẫn, Hải Nam xuất bản xã, 1998
南海資料索引, 海南出版社, 1998
-
Lý Kim Minh, Trung Quốc Nam Hải cương vực nghiên cứu, Phúc Kiến Nhân Dân xuất bản xã, 1999.
李金明, 中國南海疆域研究, 福建人民出版社,1999
-
Phó Côn Thành, Nam Sa tranh đoan đích do lai dữ phát triển, Hải Dương xuất bản xã, 1999.
傅崑成, 南沙争端的由來與發展, 海洋出版社,1999
-
Nam Hải vấn đề văn hiến hối biên, Hải Nam xuất bản xã, 2001
南海問題文獻滙編, 海南出版社,2001
-
Lý Kim Minh, Nam Sa tranh đoan dữ Quốc tế hải dương pháp, Hải Dương xuất bản xã, 2003.
李金明, 南沙争端與國際海洋法, 海洋出版社, 2001
-
Lý Quốc Cường, Nam Trung Quốc hải lịch sử dữ hiện trạng, Hắc Long Giang giáo dục xuất bản xã, 2003.
李國强, 南中國海歷史與現狀, 黑龍江教育出版社, 2003
-
Hàn Chấn Hoa, Nam Hải chư đảo sử địa luận chứng, Hương Cảng Đại Học Á Châu nghiên cứu trung tâm xuất bản, 2003.
韓振華,南海諸島史地論證, 香港大學亞洲研究中心出版, 2003
-
Quần đảo vấn đề nghiên cứu, Trung Quốc Nam Hải nghiên cứu viện xuất bản, 2004.
群島問題研究, 中國南海研究院出版,2004
-
Lịch sử tính quyền lợi dữ lịch sử tính thủy vực nghiên cứu, Trung Quốc Nam Hải nghiên cứu viện, 2004.
歷史性權利與歷史性水域研究, 中國南海研究院出版,2004
-
Phó Côn Thành, Tùng luận Nam Sa tranh đoan, Hải Nam xuất bản xã, 2005.
傅崑成, 從論南沙争端, 海南出版社,2005
Phạm Hoàng Quân tổng hợp từ nhiều nguồn
Các thao tác trên Tài liệu