Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Giấu đầu hở đuôi

Giấu đầu hở đuôi

- B.L. — published 11/10/2009 00:29, cập nhật lần cuối 11/10/2009 11:04
Khi công an nguỵ tạo bằng chứng và nhân chứng để bắt giam nhà văn tự do Trần Khải Thanh Thuỷ


Nguỵ tạo bị bắt quả tang

Giấu đầu hở đuôi



Báo mạng DÂN TRÍ (trên danh nghĩa là của Hội khuyến học) ngày 9.10.2009 đưa tin "Bà Trần Khải Thanh Thủy bị bắt về tội Cố ý gây thương tích". Toàn bộ bản tin dựa vào lời của Đại tá Vũ Công Long, trưởng công an Quận Đống Đa (Hà Nội), và  "theo hồ sơ Công an quận Đống Đa".

Như thế là bà Trần Khải Thanh Thuỷ, nhà văn tự do (năm 2007 đã bị bắt và kết án 9 tháng tù về tôi "gây rối trật tự công cộng", thực ra đây là một vụ án chính trị), bị đổ tội là : 20g30 tối 8.10 đã tiếp tay chồng (ông Đỗ Bá Tân) đả thương ông Nguyễn Mạnh Điệp : "Ông Tân đã dùng mũ bảo hiểm đập vào mặt ông Điệp." rồi "Bà Trần Khải Thanh Thủy thấy chồng va chạm với ông Điệp trước cửa nhà đã cầm gạch ném trúng gáy ông Điệp gây thương tích. Ông Nguyễn Văn Thịnh đi qua thấy xô xát vào can ngăn cũng bị Thủy dùng gạch ném trúng cánh tay. Tiếp đó, Thủy vào nhà lấy một cây gậy gỗ dài 102cm quay ra vụt vào tay và người ông Điệp, ông Thịnh. "

Báo Dân Trí đã đưa ảnh "ông Nguyễn Mạnh Điệp bị đánh vỡ đầu", góc dưới (bên phải, chữ đỏ) có ghi ngày 9 10 1009 :

danhnguoi

kèm đó là hình các tang vật (mũ bảo hiểm, gạch, gậy gỗ dài 102 cm) :

tangvat

Trong lúc bà Trần Khải Thanh Thuỷ còn bị giữ ở công an quận Đống Đa (tối 8.10), đài RFA đã phỏng vấn qua điện thoại di động và đưa tin "Vợ chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị hành hung". Bà Thuỷ cho biết chính vợ chồng bà đã bị công an (mặc thường phục và đồng phục) hành hung ở trước cửa nhà trước khi đưa về đồn công an.

Hai lời kể trái ngược nhau, một bên là "công an của ta", một bên là "đài địch", khó biết đúng sai mà chỉ có thể phán đoán dựa trên sự tín nhiệm của người đọc đối với người kể. Khách quan mà nói, bên công an lại có "chứng nhân" (đồng thời là "nạn nhân") và tang vật, mặc dầu kinh nghiệm cho thấy cũng nên dè dặt đối với những chứng từ kiểu này. Đơn cử một việc :  ông Nguyễn Mạnh Điệp bị đánh từ tối 8.10 (mặt, gáy, chảy máu hơi nhiều), tại sao không được cấp cứu và băng bó ngay, đến ngày 9.10 vẫn còn thấy vết thương toang hoác, chưa được chùi rửa ? Nhưng đó chưa thể là bằng chứng để nghi ngờ lời công an.

Mọi sự có thể ngừng ở đây, nếu không có sự nhạy bén của các bloggers trên thế giới sau khi bản tin Dân Trí được đưa lên mạng. Họ đã truy nguyên hai tấm hình trên và thấy rằng đó là những tấm hình chụp từ hơn 4 năm trước, chính xác là ngày 28.2.2005, lúc 11g22

nguongoc

và máy chụp hình là máy SONY, kiểu DSC-W5 :

maychup

Làm sao tìm ra nguồn gốc như vậy ? Đơn giản là các hình ảnh chụp bằng máy số không những chỉ ghi hình ảnh mà còn ghi cả những thông tin gọi chung là EXIF (thí dụ : ngày giờ chụp, máy chụp, độ nhạy, ánh sáng, tiêu cự...). Không cần phải dùng những chương trình tinh xảo, chúng tôi đã tìm ra ngày giờ và máy chụp bằng một phương pháp mà bạn đọc có thể thực hiện trong vòng vài phút : ghi lại tấm hình "ông Nguyễn Mạnh Điệp bi đánh vỡ đầu" chằng hạn vào máy tinh, bấm "chuột" (nút bên phải) và tấm hình, và chọn khung "propriétés", sẽ tìm ra ngay những thông tin nói trên.


Một thao tác đơn giản như vậy, hình như công an Quận Đống Đa không biết, hay quên mất, nên đã dùng tạm những tấm hình của ông Điệp nào đó bị ai đả thương từ năm 2005 !!! Nói như ông Đào Duy Quát, tổng biên tập báo mạng của Đảng cộng sản, đó lại là một "lỗi kĩ thuật". 

Đại tá Vũ Công Long và thủ trưởng của ông, đại tướng Lê Hồng Anh, nói sao đây ?

B. L.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us