Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm?
Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm?
Vũ Quang Việt
Thật là mừng vì chỉ trong một thời gian ngắn nợ xấu ngân hàng giảm từ 8,6% xuống còn 6%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố. Nợ xấu như vậy giảm tương đương đến ba tỉ USD. Doanh nghiệp lấy đâu ra ba tỉ USD để giảm nợ xấu như thế. NHNN không đưa ra lời giải thích. Ở đây xin thử giải thích và hy vọng giới ngân hàng và nhất là các nhà làm chính sách xem xét vấn đề trên thật giả như thế nào.
Nợ xấu xuất phát từ việc doanh nghiệp không có khả năng chi trả khi nợ đến hạn. Nợ xấu giảm thì chỉ có ba lý do: (1) doanh nghiệp tự xoay xở có tiền trả nợ; (2) Nhà nước mua lại nợ của ngân hàng, (3) ngân hàng tự xoá nợ cho doanh nghiệp.
Với cách thứ nhất, để có tiền trả nợ, doanh nghiệp có thể tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán được trái phiếu thu tiền mà trả nợ. Doanh nghiệp cũng có thể làm ăn tốt lên hay bán bớt tài sản để có tiền trả nợ. Nhưng điều này chưa xảy ra trong thời gian vừa qua.
Với cách thứ hai, Nhà nước có thể lập quỹ mua lại nợ xấu của ngân hàng, tức là giao tiền cho ngân hàng bằng hoặc ít hơn số nợ xấu và tự biến mình thành chủ nợ của doanh nghiệp. Để làm được việc này, Nhà nước phải có tiền. Nhà nước sau đó sẽ kiếm cách đòi nợ từ doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của Trung Quốc năm 2000 cho thấy nhà nước Trung Quốc trong giai đoạn đầu đã cung cấp số tiền tương đương 100% nợ xấu mua lại, nhưng sau đó chỉ đòi lại từ doanh nghiệp 30% số nợ xấu mua lại đó. Như vậy nhà nước đã bù lỗ ngân hàng 70% số mất mát mà chính ngân hàng tạo ra.
Việt Nam đến nay chưa lập quỹ mua nợ do đó chưa có việc mua lại nợ xấu.
Với cách thứ ba, ngân hàng tự xoá nợ cho khách hàng vì không thể đòi lại được. Như vậy nợ biến mất trong bản kết toán tài sản của ngân hàng.
Đây là cách làm thường tình trong nền kinh tế thị trường, tức là lãi ăn lỗ chịu. Ngân hàng không đánh giá đúng đắn khi cho vay thì phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động cho vay của mình. Điều này có lẽ cũng chưa xảy ra.
Cả ba cách trên đây đều chưa xảy ra, vậy thì làm sao nợ xấu ngân hàng lại có thể giảm nhanh như thế?
Vậy thì có phải nợ xấu giảm là do thủ thuật ghi nợ? Phần sau sẽ giải thích rằng với các phương thức được quốc tế công nhận thì không có cách gì nợ xấu có thể giảm chỉ nhờ dùng thủ thuật kế toán.
Ví dụ: bên cấp tín dụng dài hạn là 100. Mỗi cuối kỳ tính là sẽ nhận hoàn trả nợ gốc 20. Thí dụ này đơn giản hoá cho nên không bàn việc ghi trả lãi suất.
I. Khi nợ được trả đúng
kỳ
Vào đầu kỳ, nợ dài hạn được chia làm hai phần: phần phải nhận (receivable) và phần nợ dài hạn còn lại (gọi chung là nợ). Hai phần này cộng lại bằng 100.
Tích sản (assets) |
Tiêu sản (liabilities) |
Phải nhận 20 |
|
Nợ 80 |
|
Tổng tài sản 100 |
|
Vào cuối kỳ, ngân hàng sẽ nhận được tiền, và phải phải nhận sẽ giảm xuống 0.
Tích sản (assets) |
Tiêu sản (liabilities) |
Tiền 20 |
|
Phải nhận 0 |
|
Nợ 80 |
|
Tổng tài sản 100 |
|
II. Khi nợ không trả được thì gọi là nợ xấu
Khi phần phải nhận không được trả, coi như nợ xấu, sẽ được ghi là dự phòng nợ xấu. Dự phòng này được coi là chi phí trong tài khoản thu chi (income account) của ngân hàng.
Trong kết toán tài sản, dự phòng được ghi là số âm, làm giảm tổng tài sản cuối kỳ. Điều này có nghĩa là trong tài khoản thu chi, dự phòng sẽ làm giảm thu nhập ròng (net income) và làm giảm thu nhập ròng giữ lại (retained earnings).
Cách ghi này cho thấy, ngân hàng có lợi là sẽ không bị đóng thuế lợi tức trên lợi nhuận tạo ra từ thu nhập “ma” trên giấy. Nếu không ghi dự phòng thì ngân hàng phải nộp thuế thu nhập. Nếu ghi thì thu nhập ròng được giảm bằng số nợ xấu là 20.
Tài khoản thu chi |
|||
Thu |
Chi |
||
Thu nhập |
|
Chi phí |
|
|
|
Dự phòng nợ xấu |
20 |
|
|
Thu nhập ròng (net income/retained earnings) |
-20 |
Kết toán tài sản: tổng tài sản giảm nhưng nợ xấu vẫn được ghi rõ trong khoản dự phòng.
Tích sản (assets) |
Tiêu sản (liabilities) |
Phải nhận 20 |
|
Dự phòng nợ xấu -20 |
|
Nợ 80 |
|
Tổng tài sản 80 |
|
Như ta thấy, dự phòng nợ xấu chính là nợ xấu. Cách ghi trên chỉ làm rõ nợ xấu chứ không làm nợ xấu biến mất trừ trường hợp xoá nợ, tức là xoá dự phòng đi và tổng tài sản vẫn là 80.
Nếu trước kỳ đó đã có nợ xấu thì dự phòng nợ xấu kỳ này sẽ phải cộng thêm vào tổng mức dự phòng của các kỳ trước. Vậy thì chỉ còn một trường hợp đảo nợ phải giải thích.
III. Đảo nợ
Đảo nợ là tình trạng khi ngân hàng biết khách hàng không trả được nợ, họ cho vay thêm để trả nợ. Thí dụ khách hàng phải trả 20, họ cho vay thêm 20 để khách hàng trả nợ.
Số nợ (dài hạn) như thí dụ trên sẽ là 100, nhưng dự phòng và phải nhận biến mất. Cách làm này không đúng chuẩn mực quốc tế.
Nợ xấu được IMF định nghĩa:
Nợ được coi là xấu khi (a) người vay không trả được nợ gốc và lãi từ 90 ngày trở lên, hay (b) khi lãi trong 90 ngày được biến thành nợ gốc, hoặc được hoãn trả theo hợp đồng, hoặc (c) dù thời gian không trả được thấp hơn 90 ngày nhưng có chứng cứ là người vay đã nộp đơn xin phá sản.
Như thế theo tiêu chuẩn quốc tế, dù nợ được hoãn trả hay ghi tăng nợ gốc vẫn bị coi là nợ xấu. Việc kiểm tra nguyên tắc trên tất nhiên là không dễ. Có thể tác giả chưa nắm được hết lý do giảm nợ xấu nên hy vọng các số liệu về việc giảm nợ xấu sẽ được sớm minh bạch hoá.
Vũ Quang Việt
Bài tiếp: Nguyên nhân khủng hoảng
Các thao tác trên Tài liệu