Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Phân tích số liệu của Bộ Giáo dục

Phân tích số liệu của Bộ Giáo dục

- Vũ Quang Việt — published 30/11/2007 13:28, cập nhật lần cuối 30/11/2007 13:28
...chi tiêu cho giáo dục năm 2006 lên tới 82 ngàn tỷ, bằng 8,4% GDP. Theo ý tác giả con số 9,2% dựa vào điều tra thống kê đáng tin cậy hơn. Nhưng dù chọn con số nào thì chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam đã là bậc nhất thế giới. Phần xử lý số liệu chi này cho phép tác giả tính tiềm năng lương của giáo viên vào năm 2006 có thể tới 47 triệu nếu như quản lý nền giáo dục hiện nay hữu hiệu.


Thử phân tích số liệu
công bố của Bộ Giáo dục
về Đầu tư và Cơ cấu Tài chính


Vũ Quang Việt


Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD) mới công bố tài liệu Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính (Hà Nội, tháng 10 năm 2007). Đây có lẽ là lần đầu tiên Bộ có công bố về chi tiêu và điều này thật đáng hoan nghênh. Công bố này tuy vậy vẫn không đầy đủ, nhưng giúp ta làm rõ được chi phí cho nền giáo dục hiện nay. Tất nhiên chí phí mà bài phân tích này hay BGD đưa ra cũng chỉ là ước đoán chứ không phải là số thực. Số thực mà BGD nắm được chỉ là số ngân sách nhà nước cấp cho Bộ. Theo BGD, chi cho giáo dục năm 2006 là 6,5% GDP trong đó 5,6% là từ ngân sách nhà nước và 0,9% là phần thu thêm (học phí và thu công trái, sổ xố). Bộ đã không tính các phần chi khác như các khoản mà trường thu thêm. Bài này tính lại một cách hợp lý theo hai cách. Cách thứ nhất dựa vào việc sử dụng thống kê điều tra của Tổng cục Thống kê về chi tiêu thêm của dân cho giáo dục. Cách thứ nhất cho thấy chi tiêu cho giáo dục năm 2006 lên tới 90 ngàn tỷ bằng 9,2% GDP. Cách thứ hai cũng là sử dụng con số điều tra chi tiệu của BGD trong tài liệu nói đến ở trên mà nguồn gốc không rõ ràng. Cách thứ hai cho thấy chi tiêu cho giáo dục năm 2006 lên tới 82 ngàn tỷ, bằng 8,4% GDP. Theo ý tác giả con số 9,2% dựa vào điều tra thống kê đáng tin cậy hơn. Nhưng dù chọn con số nào thì chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam đã là bậc nhất thế giới. Phần xử lý số liệu chi này cho phép tác giả tính tiềm năng lương của giáo viên vào năm 2006 có thể tới 47 triệu nếu như quản lý nền giáo dục hiện nay hữu hiệu.


*


Dưới đây là 2 bảng tập hợp lại số liệu trong bản báo cáo của BGD. Bảng 1 là số chi ngân sách từ trung ương mà nhà nước kiểm soát được. Bảng hai là nguồn tài chính cho giáo dục mà trong đó có phần thu học phí và thu công trái và sổ xố mà chỉ trường học hoặc chính quyền địa phương mới biết được. Phần thu học phí từ các trường có lẽ cũng là số liệu Bộ ước tính, chứ không nhất thiết là số thật, và do đó không nằm trong ngân sách.


Bảng 1: Chi ngân sách cho giáo dục (tỷ đồng)

 

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng chi từ ngân sách theo loại chi

19.747

22.601

28.951

34.872

42.943

54.798

Chi thường xuyên

16.082

18.754

24.162

28.712

35.717

44.798

Chi đầu tư

3.665

3.847

4.789

6.160

7.226

10.000

 

 

 

 

 

 

 

Tổng chi từ ngân sách theo cấp

19.747

22.601

28.951

34.872

42.943

54.798

Chi ở địa phương

15.452

17.471

22.535

27.412

32.063

40.458

Chi ở trung ương

4.295

5.130

6.416

7.460

10.880

14.340

Nguồn: Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính (Hà Nội, tháng 10 năm 2007)


Bảng 2: Tổng nguồn tài chính cho GĐ không kể các khoản thu thêm (tỷ đồng)

 

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng nguồn

23.121

26.548

34.392

42.53

52.113

63.568

Thu từ ngân sách

19.747

22.601

28.951

34.872

42.943

54.798

Thu học phí

1.904

2.127

2.593

3.418

3.87

4.329

Thu sổ số, công trái

1.47

1.82

2.848

4.24

5.3

4.441

Nguồn: Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính (Hà Nội, tháng 10 năm 2007)


Tuy nhiên, bản báo cáo của BGD thiếu phần phụ thu ngoài học phí như đóng vào qũi xây trường, đóng mua sách giáo khoa, đóng quĩ phụ huynh, đóng tiền học thêm. Phần phụ thu như cho xây dựng trường ở Quảng Trị còn cao hơn cả học phí (xem bảng 3). Các địa phương khác không rõ có thu hay không vì không thấy ghi trong quyết định của sở giáo dục tỉnh. Riêng tỉnh Quảng Trị và TPHCM thì vi phạm Hiến pháp vì thu học phí tiểu học (dưới danh nghĩa hoặc là học phí, phí phục vụ hay phí học ngoại ngữ tăng cường). Phần phụ thu tùy địa phương quyết định cho nên, tỉnh nghèo như Quảng Trị lại thu nhiều hơn tỉnh giầu như Đồng Nai.


Bảng 3: Tiền học phí và xây trường, phụ thu
do sở giáo dục quyết ở một số tỉnh, hàng tháng (ngàn đồng)

Học phí trường công/tháng Qui định của Bộ về trường công Đồng Nai Quảng Trị TPHCM
công Bán công công Bán công Hiện nay, công Dự kiến, công

   Mẫu giáo

15-80

38

120

50

80

40

180-230

   Tiểu học

0

0

 

0

80

0 (nhưng ít nhất phải trả 85 ngàn/tháng)

0 (thực chất không phải 0, coi chú thích)

   Trung học
   cơ sở

4-20

12

 

20

120

15

90

   Trung học
   phổ thông

8-35

22

 

35

120

30

140

 


 

 

 

 



Tiền xây trường/năm


 

 

 

 



   Mẫu giáo


Không rõ

Không rõ

100

120

Không rõ

Không rõ

   Tiểu học


Không rõ

Không rõ

100

120

Không rõ

Không rõ

   Trung học
   cơ sở


Không rõ

Không rõ

120

150

Không rõ

Không rõ

   Trung học
   phổ thông


Không rõ

Không rõ

150

180

Không rõ

Không rõ

Chú thích và nguồn: Trên website của sở giáo dục tỉnh.
Chỉ ghi số thu cho thị xã. Qui định của Bộ ra ngày 3`/8/1998.


TPHCM không thu học phí tiểu học, nhưng thu nhiều khoản khác như: (1) phí phục vụ quản lý 1 buổi 25 ngàn/tháng, 2 buổi bán trú cao hơn nhiều 80 ngàn/tháng, (2) phí vệ sinh 5 ngàn/tháng, (3) phí xây dựng trường (50 ngán/tháng), (4) tiền tổ chức học hai buổi 20 ngàn/tháng, (5) phí in đề thi và giấy kiểm tra 5 ngàn/năm (3) phí học tăng cường ngoại ngữ 40 ngàn/tháng (coi Tài liệu hội nghị xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại thành phố HCM, tháng 10/2007 và website:
http://www.dangcongsan.vn/details.asp?id=BT2060759526

Phụ phí nộp cho nhà trường, kể cả tiền đi học thêm ở trường hoặc ở nhà thày giáo và các khoản mua sách giáo khoa (được phát không ở các nước phát triển) cũng đều phải tính vào chi phí giáo dục của người dân. Nói tóm lại, tổng chi phí cho giáo dục bao gồm chi phí cho giáo dục từ ngân sách và chi phí mà người dân phải trả thêm hoặc phải trả cho trường tư.

Hiện nay có hai cách tính phần chi phí thêm này:

  1. Tính dựa trên chi cho giáo dục bình quân đầu người từ Điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2004. Theo điều tra này, bình quân một người chi 22,75 ngàn một tháng1. Tổng chi của dân sẽ bằng bình quân chi một người nhân với số dân.

  2. Tính dựa trên bảng chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng trong bảng 2.3, Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính của Bộ Giáo dục (tháng 10, 2007). Tổng số chi sẽ bằng tổng số học sinh – sinh viên nhân với bình quân chi. Tổng chi này loại trừ chi cho quần áo đồng phục.


Kết quả tính toán


Bảng 4: Tổng nguồn tài chính cho GĐT
kể các khoản thu thêm mà bộ không tính (tỷ đồng)

 

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1. Tổng nguồn thu (báo cáo của BGD)

23.121

26.548

34.392

42.530

52.113

63.568

1.1 Thu từ ngân sách

19.747

22.601

28.951

34.872

42.943

54.798

Chi thường xuyên

16.082

18.754

24.162

28.712

35.717

44.798

Chi đầu tư

3.665

3.847

4.789

6.160

7.226

10.000

1.2 Thu học phí

1.904

2.127

2.593

3.418

3.870

4.329

1.3 Thu sổ số, công trái

1.470

1.820

2.848

4.240

5.300

4.441

(a) Khoản thu thêm không kể học phí dựa vào chi phí cho giáo dục của TCTK

 

 

 

18.977

 

26.092

(b) Khoản thu thêm không kể học phí dựa vào chi phí cho giáo dục của BGD

 

 

 

13.199

 

18.521

(2) Tổng chi cho giáo dục theo TCTK (1+a)

 

 

 

61.507

 

89.660

(3) Tổng chi cho giáo dục BGD (1+b)

 

 

 

55.729

 

82.089

GDP




715.307


973.791

Tỷ lệ chi cho giáo dục/GDP theo TCTK




8.6%


9.2%

Tỷ lệ chi cho giáo dục/GDP theo BGD




7.8%


8.4%


Trong tập tài liệu về tài chính giáo dục này, những thông tin quan trọng như chi lương cho giáo viên lại không có. Và đây là vấn đề chủ yếu trong tranh luận hiện nay là tiền chi lương thực sự cho giáo viên là bao nhiêu, và nếu ngân sách được sử dụng hiệu quả thì lương có thể là bao nhiêu.

Theo Báo Tiền Phong online ngày 20/20/2007 tổng quĩ lương dự toán từ ngân sách ngân sách nhà nước cho giáo dục là 26.259 tỷ đồng (mà TP cho rằng thực chất thấp hơn thế). Như vậy quĩ lương chỉ bằng 61,6% ngân sách chi cho giáo dục. Tỷ lệ này cũng gần với tỷ lệ lương trên chi phí thường xuyên cho giáo dục (67%) mà Tổng cục Thống kê đã dùng để tính GDP cho ngành giáo dục.

Tuy nhiên, trong giải trình của Bộ Giáo dục&DT cho Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội, thì Bộ lại báo cáo là chi có tính chất lương khoảng 85-90%, tức là có ít nhất 10 ngàn tỷ trong ngân sách nhà nước dành cho giáo dục chi vào đâu Bộ không biết. Phải chăng đây là lý do chính con số trả lương chính thức vẫn chưa được công bố.

Có thể là Bộ đã nêu con số 85-90% một cách vô căn cứ. Do đó Bộ cần công bố số lương trả cho giáo chức hay ít nhất là cần điều tra để làm sáng tỏ điều này.

Hãy chỉ lấy tỷ lệ 67% ngân sách thường xuyên để chi lương thì lương một giáo viên có thể đạt tới 47 triệu đồng 1 năm. Nếu lấy cách tính của Bộ để ước phần thu thêm thì lương năm một giáo viên cũng là 42 triệu. Ngay cả chỉ lấy 67% của chi thường xuyên là 44.789 tỷ thì lương giáo viên bình quân năm phải là 26 triệu hay 2,2 triệu một tháng.


Bảng 5. Tiềm năng lương năm


Tỷ đồng

Phần trả lương theo tỷ lệ 67%

Thu thường xuyên

44.798

30.015

Thu học phí

4.329

2.900

Thu công trái, sổ xố

4.441

2.975

Thu thêm khác

26.092

17.482

Tổng thu có thể chi lương

72.089

53.372

Số giáo viên


1.133.083

Lương năm/giáo viên (triệu)


47,103


Tại sao lương mà thành phố HCM báo cáo chi cho một giáo viên kể cả phụ cấp chỉ có từ 1,4 đến 1,8 triệu một tháng2? Chỉ có thể biết khi toàn bộ chi phí được công bố một cách minh bạch. Nếu như việc tính cho cả nước phức tạp thì tại sao ta không thể lấy một sở giáo dục để kiểm toán. Đúng như Bộ Giáo dục báo cáo, Ngân sách dự toán năm 2006 mà chính phủ giao cho Bộ là 1.864 tỷ đồng, trong đó chỉ có 100 tỷ là để văn phòng Bộ chi3, còn phần còn lại đã phân bổ cho các đại học thuộc Bộ.

Không hiểu sao Bộ có thể đặt vấn đề tăng học phí khi những người điều hành bộ chỉ quản được có 100 tỷ trong tổng số 89 ngàn tỷ xã hội chi cho giáo dục. Ngay cả số tiền ngân sách cấp cho giáo dục cũng đi thẳng đến các tỉnh chứ đâu có nằm trong tay Bộ. Nếu ta đặt câu hỏi về chi phí cho giáo dục ở một tỉnh, không biết là sở giáo dục có biết không? Và tiền Bộ Tài chính chuyển về tỉnh để chi cho giáo dục không biết có được dùng đúng chỗ không?


Vũ Quang Việt

24.11.2007

 
 

1 Coi: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=417&idmid=4&ItemID=4284, bảng chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng theo 5 nhóm thu nhập và khoản chi.

2 Tài liệu hội nghị xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại thành phố HCM, tháng 10/2007

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
Dang Thai Son en concert 08/01/2025 - 17/01/2025 — Paris, Nantes, Lyon, Aix-en-Provence, Genève
Odéon Théâtre de l'Europe - En janvier à l'Odéon 09/01/2025 - 07/02/2025 — Berthier 17e, Odéon 6e
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Histoire des employés vietnamiens et indochinois de la BnF à travers les archives (1942-1965) 16/01/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
Conservatoire de musique de Vitry-sur-Seine - Haydn & Schubert, de l'Instant à l'Eternité ... 17/01/2025 20:00 - 22:00 — 71 Rue Camille Groult, 94400 Vitry-sur-Seine
Festival cinéma - Si loin si proche 2025 06/02/2025 - 09/02/2025 — La Ferme du Buisson, allée de la ferme, 77186 Noisiel - (RER A - Noisiel)
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La mémoire vietnamienne en filigrane. Étude de Paris, qu’as-tu fait de nous ? de Pham Van Ky 06/02/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Le développement d’une culture de contestation anti-coloniale publique à Saigon par le moyen d’une presse autonome (1900-1930) 13/03/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - La génération des néologismes sino-vietnamiens dans la circulation culturelle de la sphère sino-graphique sous l’influence de l’Occident au tournant du XXe siècle 03/04/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Sujets et séjournants. Une nouvelle histoire des indochinois en France 15/05/2025 16:30 - 18:00 — via ZOOM
France-Vietnam : un portail entre les cultures - Transferts du modèle français à la description de la grammaire vietnamienne 05/06/2025 16:30 - 18:00 — BnF site François-Mitterrand | Salle 70 ou via ZOOM
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us