Bôxít : Sức ép của Trung Quốc và trách nhiệm của TBT Nông Đức Mạnh
Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông
SỨC
ÉP CỦA
TRUNG QUỐC
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT
NÔNG ĐỨC MẠNH
Nguyên Phong
Mặc dầu bị kiểm duyệt và khiển trách, từ tháng 10.2008 đến nay, báo chí Việt Nam đã công bố nhiều phát biểu, kiến nghị của các nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá và cách mạng lão thành yêu cầu dừng ngay dự án khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông với Trung Quốc.
Bãi bùn đỏ Nalco Damanjodi (Ấn), sau khi khaithác bôxit
(không cỏ mọc, không một loại vi sinh, không sự sống).
Những tài liệu được công bố đưa ra những luận cứ xác đáng cho thấy tai hại và nguy cơ về nhiều mặt của dự án này : phi kinh tế, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đi ngược chủ trương phát triển bền vững, gây ra những hậu quả ghê gớm là phá hoại môi trường (làm cạn kiện nguồn nước của một khu vực đang đứng trươc nguy cơ thiếu nước ; biến Đắc Nông thành một vùng bùn đỏ), huỷ diện không gian sinh tồn, xã hội và văn hoá của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở Đắc Nông (1).
Điều mà
các tài liệu ấy không dám nói
tới hoặc chỉ nói bóng gió là
nguy cơ về an ninh, quốc phòng : sự có
mặt của nhân viên Trung Quốc (hiện
là hàng trăm, sẽ lên tới từ
10 000 đến 20 000 người, có nhiều
dấu hiệu chứng tỏ đây là
những quân nhân mặc thường phục)
tại « nóc nhà của Đông
Dương », một khu vực mà ngay
thời kì thịnh trị nhất của chế
độ Pol Pot, Trung Quốc cũng chưa thể
có mặt.
Trong cuộc họp
báo ngày 4.2, thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã biện minh cho dự án
sai lầm nguy hiểm này bằng cách nói
rằng dự án này « đã
được nêu trong nghị quyết đại
hội X của Đàng và Bộ chính
trị đã ba lần nghe, kết luận về
phát triển bôxít Tây Nguyên ».
Nhưng, như Hoà Vân đã chỉ rõ
trong bài
Bô-xít
và Tây Nguyên (đã đăng trên Diễn Đàn), nếu
trong báo cáo kinh tế được Đại
hội X thông qua có một câu « căn
cứ vào nguồn lực và hiệu quả,
Nhà nước tập trung đầu tư
hoặc hỗ trợ đầu tư để
phát triển những sản phẩm quan trọng
của nền kinh tế, như : lọc hoá
dầu, khai thác quặng và luyện thép,
phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác
bô - xít và sản xuất alumin, bột
giấy gắn với trồng rừng, một số
sản phẩm cơ khí chế tạo »,
thì chính Đại hội X ấy cũng
đã thông qua Bản báo cáo chính
trị (quan trọng hơn) trong đó không
còn chuyện bôxít nữa, mà thậm
chí còn nhấn mạnh « có
chính sách hạn chế xuất khẩu
tài nguyên thô ».
Tìm lại các
văn kiện của Đảng cộng sản
Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ
phương án bôxít Tây Nguyên
này do Trung Quốc đề ra từ năm
2001 và liên tục làm sức ép
đối với Việt Nam. Và trong việc
này, trách nhiệm của cá nhân
tổng bí thư Nông Đức Mạnh là
không thể chối cãi.
Thật vậy, trong « Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa » công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực « bảo vệ môi trường » (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).
Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong « Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » (xem toàn văn : mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6 :
« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng
Trung Quốc trở thành thành viên Tổ
chức thương mại thế giới. Trung
Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam
sớm gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới. »
Trước hết, một nhận xét về hình thức : cả đoạn này nói về khuôn khổ chung hợp tác hợp tác « kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác », nhưng bỗng nhiên lại gài một điểm cụ thể, và chỉ một điểm đó thôi « nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông ». Có lẽ đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế : tại bất cứ một trường ngoại giao nào, nếu một sinh viên viết một tuyên bố chung như vậy, chắc sẽ bị đánh trượt và đưa ra khỏi trường ngay lập tức.
Suối Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) trong xanh nay trở thành suối máu. Trung Quốc đã ngừng khai thác mỏ bô-xit ở đây và đang "khẩn trương" mở suối máu, bãi bùn đỏ ở Tây Nguyên
Vậy mà văn kiện đó đã được kí kết và công bố. Điều chắc chắn là « dự án bô-xít nhôm Đắc Nông » này không do phía Việt Nam nêu ra, và « Bộ chính trị » chưa hề « nghe », chứ chẳng nói gì là « kết luận ». Vậy thì đó là đề nghị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra : tổng bí thư Nông Đức Mạnh có đọc thấy câu văn quái gở ấy trước khi đặt bút kí không ?
Bốn năm sau, tháng 11.2005, ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam. Thông báo chung công bố ngày 2.11.2005 (xem bản tin của VietNamNet) không thấy nói gì tới việc này (2).
Tháng 11.2006, ông
Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến
nữa. Lần này thông báo viết :
« Từng bước cải
thiện cơ
cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện
phát triển cân bằng và tăng
trưởng bền vững thương mại hai
chiều. Tích cực ủng hộ và thúc
đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác
lâu dài và cùng có lợi trong
các lĩnh vực xây dựng cơ sở
hạ tầng, công nghiệp chế tạo,
khai thác nguồn nhân lực, năng lượng,
chế biến khoáng sản và các
lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn
trương
bàn bạc và thực hiện các dự
án lớn như bô-xít Đắc
Nông… ». Một lần nữa, dự
án Đắc Nông lại được
nêu ra, và chỉ có nó được
kể tên. Hai chữ « tích cực »
của năm 2001 (khi ông Mạnh đặt bút
kí lần đầu) nay được thay
bằng « khẩn trương ».
Thôi thúc như đòi nợ, hay mệnh
lệnh, uy hiếp ?
Tóm lại, do
sự nhẹ dạ năm 2001, lãnh đạo
ĐCSVN, đứng đầu là tổng bí
thư Nông Đức Mạnh đã tự
đặt mình vào một thế lưỡng
nan : chịu sức ép của Trung Quốc, thực
hiện dự án Đắc Nông, thì
sẽ phạm một sai lầm và tội ác
to lớn, và sẽ mất hết uy tín
trong dân và trong đảng, và sẽ bị cộng đồng quốc tế khinh bỉ ; huỷ bỏ
dự án này, thì sẽ bị Trung
Quốc trả đũa, thậm chí dùng
những biện pháp săng-ta với những
cá nhân lãnh đạo.
Tuy nhiên, trong
mọi cuộc săng-ta, kẻ làm săng-ta
cũng phải tính tới lợi ích xa
hơn là lợi ích trước mắt.
Nếu đủ sáng suốt, ông tổng
bí thư, hay ít nhất các đồng
chí của ông trong Bộ chính trị,
cũng có thể kiên trì giải thích
cho ông Hồ Cẩm Đào thấy bàn
tay quá lộ liễu của Trung Quốc sẽ
gây ra những phản ứng dây chuyền
có thể làm cho họ mất cả chì
lẫn chài.
Về phần công
luận Việt Nam, tất nhiên không có
cách nào khác hơn là nghiêm
chỉnh tố cáo một sai lầm, một
tội ác, ở thời điểm này,
còn tránh được.
Nguyên Phong
(1)
Ngoài những bài đã đăng hay được giới thiệu trên Diễn Đàn, độc giả có
thể đọc thêm bài của Nguyễn
Trung trên Tuần Việt Nam và của Dương
Thanh Tùng trên mạng của Cơ quan thanh tra Chính phủ.
(2) Theo những nguồn tin « nội bộ » đáng tin cậy, thì trong chuyến đi này, ông Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu gặp toàn thể Bộ chính trị ĐCS Việt Nam. Tại cuộc gặp này, họ Hồ nói một câu đại ý : Trung Quốc không can dự vào việc sắp xếp nhân sự sắp tới của Đại hội X, nhưng chỉ yêu cầu « một điều », là « không thay đổi tổng bí thư ». 5 tháng sau, ông Nông Đức Mạnh tái cử tổng bí thư ĐCSVN (tháng 4.2006).
Các thao tác trên Tài liệu