Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Việt Nam không thể đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020

Việt Nam không thể đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020

- Vũ Quang Việt — published 18/03/2014 21:20, cập nhật lần cuối 19/03/2014 00:41
Bài này cho rằng với bất cứ định nghĩa hay tiêu chí nào về một nước được gọi là “công nghiệp hóa”, Việt Nam đang trên đường thụt lùi, chứ không phải tiến tới mục đích "cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, như Nghị quyết Đại hội IX của ĐCSVN đưa ra.

Việt Nam không thể đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020


Vũ Quang Việt


Việt Nam trong văn kiện của Đại hội IX (2001) cho rằng “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Bài này cho rằng với bất cứ định nghĩa hay tiêu chí nào về một nước được gọi là “công nghiệp hóa”, Việt Nam đang trên đường thụt lùi, chứ không phải tiến tới mục đích này.

Trước khi đi vào bàn thêm về công nghiệp hóa, số liệu thống kê về cả GDP và lao động phát xuất từ công nghiệp chế biến cho thấy Việt Nam đạt được đỉnh điểm vào năm 2002-2003, chiếm trên 20% GDP và từ đó cứ tụt dốc dần. Mới đây (vào năm 2012) tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến chỉ còn 17% GDP. Nếu tính theo lao động, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào lao động đạt hơn 20% vào năm 2011 cũng tụt dốc thê thảm xuống 14% vào năm 2012, mất 6%, khoảng 3.3 triệu việc làm.

Tỷ lệ GDP theo hoạt động kinh tế, 1995-2012


1995

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2009

2010

2011

2012

Nông nghiệp

0.27

0.19

0.19

0.19

0.20

0.19

0.19

0.20

0.20

0.19

0.19

0.20

0.20

Khai khoáng

0.05

0.10

0.09

0.09

0.09

0.09

0.10

0.10

0.12

0.09

0.10

0.10

0.12

Công nghiệp chế biến

0.15

0.19

0.19

0.19

0.19

0.18

0.18

0.18

0.17

0.18

0.18

0.18

0.17

Điện nước

0.02

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

Xây dựng

0.07

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

0.06

Thương nghiệp

0.16

0.12

0.12

0.12

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

Vận tải thông tin

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

Ngân hàng, tài chính

0.02

0.05

0.05

0.05

0.05

0.06

0.06

0.05

0.05

0.06

0.06

0.05

0.05

Hành chính, giáo dục y tế, văn hóa

0.10

0.09

0.09

0.09

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

0.08

Dịch vụ khác

0.12

0.12

0.12

0.12

0.12

0.12

0.12

0.12

0.11

0.12

0.12

0.12

0.11


Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào kinh tế theo lao động và GDP Việt Nam

bia

Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013, Asian Development Bank (ADB),
đây là số liệu Tổng Cục Thống Kê Việt Nam cung cấp cho ADB.

Chúng ta cần hiểu tỷ lệ đóng góp vào GDP của công nghiệp chế biến như thế nào? Theo Vũ Thành Tự An, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) nói chung căn cứ vào ba tiêu chí, bao gồm giá trị gia tăng hàng công nghiệp chế tạo (MVA) trên đầu người, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, và tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo trong GDP để phân các nước thành 5 nhóm: công nghiệp hóa, công nghiệp hóa mới thế hệ thứ nhất (NICs), công nghiệp hóa mới thế hệ thứ hai, đang phát triển, và chậm phát triển. Theo cách phân loại này, ở châu Á, chỉ có Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, và Hồng Kông thuộc nhóm NICs.

Thiệt ra theo tôi nghĩ các tiêu chí trên của UNIDO không giúp gì cho việc đánh giá trình độ công nghiệp hóa của một nền kinh tế vì sự xuất hiện của tính gia công công nghiệp trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Tính gia công có thể định nghĩa cho trường hợp trong đó việc sản xuất một món hàng công nghiệp dựa vào phía bên đối tác nước ngoài cung cấp linh kiện hay nguyên vật liệu (có thể cả tư bản) và tự tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, khi nền kinh tế còn chưa mang tính gia công, các nhà kinh tế khi nghiên cứu quá trình phát triển để xếp hạng một nước vào loại nước công nghiệp hóa phát triển, họ chỉ dùng một tiêu chí rất đơn giản: đó là tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào GDP. Lý do cũng đơn giản vì ai cũng công nhận các nền kinh tế như Mỹ, Đức hay Nhật là các nền kinh tế tiên tiến và họ đều đạt hay vượt tỷ lệ đóng góp vào GDP của công nghiệp chế biến trên 30% vào những năm 1970 trước khi giảm dần để chuyển sang nền kinh tế dịch vụ. Như ở Mỹ, vào năm 2012, công nghiệp chế biến chỉ còn chiếm 12% GDP, trong khi đó dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, y tế, tài chính và thiết kế kỹ thuật ngày càng tăng. Ở Đức và Nhật, có thể nói vẫn còn nằm trong hệ thống công nghiệp cũ (hoặc có khả năng bảo vệ chúng), có tỷ lệ công nghiệp chế biến vẫn còn cao, ở mức 24% và 19%.

Tiêu chí dùng để đánh giá như trên không còn thích hợp bởi sự phát triển mạnh của công nghiệp gia công kể từ khoảng đầu những năm 1980. Với công nghiệp gia công, nước chủ nhà không cần có thời gian lâu dài đầu tư nhiều, nhất là về giáo dục và khoa học nhằm đạt được trình độ kỹ thuật đủ khả năng phát minh, thiết kế hoặc áp dụng công nghệ mới, họ chỉ cần mở cửa thu hút đầu tư của tư bản nước ngoài, để tư bản nước ngoài làm mọi chuyện liên quan đến đầu óc từ thiết kế tìm thị trường, còn bản thân chỉ cần cung ứng lao động cơ bắp rẻ tiền. Chính vì vậy, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp gia công này vào GDP dù có cao ở nhiều nước châu Á thì cũng không thể xếp chúng vào nhóm các nước công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, phần GDP thu được phải chia lại cho tư bản nước ngoài cũng rất là lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ chi trả ra nước ngoài này tính dựa theo số liệu của ADB vào năm 2011 ít nhất lên đến 4.3% GDP. Đây là tỷ lệ chi trả ra nước ngoài, chưa kể phần chia chưa được chuyển ra nước ngoài. Nếu trừ đi phần chuyển ra nước ngoài này đi thì công nghiệp chế biến ở Việt Nam có lẽ chỉ đóng góp khoảng 13% vào GDP vào năm 2012, và của Mã Lai chẳng hạn cũng chỉ còn 20%. Trung Quốc là trường hợp đặc biệt vì dù có trừ đi phần phải chi trả ra nước ngoài thì tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến của TQ cũng vẫn rất lớn, đạt mức trên 30% là mức tiêu chí áp dụng cho các nước khác trước đây. Số liệu của TQ cũng còn ở dạng khó tin cậy vì họ chỉ mới đưa thông tin về công nghiệp chế biến vài năm gần đây (lúc có lúc không). Liệu TQ có thể xếp vào nước đã được công nghiệp hóa không hãy còn là dấu hỏi. Chắc chắn cần nghiên cứu sâu hơn để đưa ra định nghĩa phù hợp về “công nghiệp hóa” cho tình hình kinh tế mở cửa của thế giới hiện nay. Ở đây, tiêu chí về GDP trên đầu người, hay GDP từ công nghiệp trên đầu người tính theo USD mà UNIDO nói tới có thể định vị chỗ đứng của TQ.

Tuy nhiên, ngay với tiêu chí định nghĩa dễ dãi về công nghiệp hóa, Việt Nam cũng đang tụt hậu dần so với các nước láng giềng khác như đã nói ở trên.

Tỷ lệ công nghiệp chế biến trrong GDP của một số nước Châu Á


1995

2005

2012

Mã Lai

0.264

0.275

0.243

Indonesia

0.241

0.274

0.239

Philippines

0.230

0.241

0.205

Thailand

0.265

0.299

0.297

Đài Loan

0.249

0.266

0.240

Singapore

0.235

0.256

0.194

Nam Hàn

0.241

0.247

0.280

Trung Quốc


0.330


Nhật

0.215

0.199

0.187

Cambodia

0.091

0.178

0.151

Việt Nam

0.150

0.188

0.174

Nguồn: Asian Development Bank (như trên), riêng TQ là từ UN

Không chỉ tập trung vào công nghiệp gia công, điều khó tránh khỏi trong giai đoạn thiếu vốn, Việt Nam cũng lại tập trung tiền của vào phát triển vào khai khoáng (tăng từ 5% năm 1995 lên 12% GDP năm 2012) và các hoạt động ngân hàng tài chính (từ 2% lên 5% GDP cùng thời gian trên) - xem bảng Tỷ lệ GDP theo hoạt động kinh tế. Đó là chưa kể tăng trưởng đáng kể của khu vực dịch vụ buôn bán bất động sản (không kể nhà tự có tự ở) lên tới 2% GDP. Còn việc đẩy tiền vào các hoạt động của Vinashines hay Bauxit, v.v. rõ ràng là đổ tiền vào ống cống. Rõ ràng là những khu vực phát triển không phải là khu vực nhằm nâng cao khả năng phát triển công nghệ mà chỉ nhằm thu vén lợi ích trước mắt của phe nhóm lãnh đạo. Vấn đề của phát triển là làm chủ được công nghệ của một hoạt động sản xuất nào đó (từ thiết kế sản phẩm đến thiết kế qui trình sản xuất) để cạnh tranh với nước ngoài chứ không phải là gia công.


Vũ Quang Việt

3/18/2014

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us